Chùa Huế Thừa Thiên Huế

Thăm ngôi chùa đẹp bậc nhất xứ Huế mộng mơ- Chùa Thiên Mụ

Giới thiệu chùa Thiên Mụ ở Huế là ngôi chùa cổ rất nổi tiếng, với kiến trúc đẹp bề thế, tọa lạc bên dòng sông Hương thơ mộng và có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên ở xứ Đàng Trong.

Sự tích chùa Thiên Mụ

Khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại.

Thấy thế đất đẹp, chúa Nguyễn dừng chân khảo sát, và được người dân địa phương cho biết, ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói rằng: “rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Chúa Nguyễn nghe xong cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, hướng mặt ra sông Hương, đặt tên là chùa Thiên Mụ.

chùa thiên mụ, du lịch, du lịch huế, địa điểm chùa thiên mụ, lịch sử chùa thiên mụ, sự tích chùa thiên mụ, thăm ngôi chùa đẹp bậc nhất xứ huế mộng mơ- chùa thiên mụ

Lịch sử chùa Thiên Mụ

– Năm Tân Sửu (1601), chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) chính thức khởi lập chùa.

– Từ năm 1691-1725, dưới thời chúa Quốc (Nguyễn Phúc Chu), theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn.

– Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn, nặng khoảng hai tấn, gọi là Đại hồng chung chùa Thiên Mụ, có khắc một bài minh trên đó.

– Đến năm 1714, chúa Quốc tiếp tục cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc quy mô, và tấm bia cao 2.58m đặt trên lưng con rùa bằng đá cẩm thạch.

– Năm 1788, Chùa được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn.

– Các vua Nguyễn về sau đều nối tiếp trùng tu chùa. Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của bà Thuận Thiên Cao hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị cho kiến trúc lại chùa một cách quy mô hơn: xây thêm ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi thành Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc xây tháp, đình và thơ văn của nhà vua, trong đó có bài thơ về chùa “Thiên Mụ chung thanh” nổi tiếng.

Địa điểm chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ (còn gọi là Linh Mụ) tọa lạc trên đồi Hà Khê thuộc làng An Ninh Thượng, phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Kiến trúc chùa Thiên Mụ

Đây là quần thể nhiều công trình kiến trúc đẹp mắt và bề thế, trong đó nổi bật là điện Đại Hùng và tháp Phước Duyên :

– Điện Đại Hùng chùa Thiên Mụ là ngôi chính điện có kiến trúc đồ sộ nguy nga. Trong điện, ngoài những tượng phật bằng đồng sáng chói, còn có treo một khánh đồng được đúc năm 1677 và một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng, do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng vào năm 1714.

chùa thiên mụ, du lịch, du lịch huế, địa điểm chùa thiên mụ, lịch sử chùa thiên mụ, sự tích chùa thiên mụ, thăm ngôi chùa đẹp bậc nhất xứ huế mộng mơ- chùa thiên mụ

– Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng của Chùa. Tháp cao 21m, gồm 7 tầng, sừng sững giữa sân chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong tháp có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng – nơi mà trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân – bánh xe Phật pháp, quay khi gió thổi. Hai bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc thời chúa Nguyễn Phúc Chu.

Phía trước các điện, quanh chùa là các vườn hoa cây cảnh xanh tươi. Phía sau có vườn thông tĩnh mịch, phong cảnh nên thơ, hữu tình. Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến trúc và thiên nhiên, nơi đây đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong thời đó, xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh.

Đây còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý về mặt lịch sử và nghệ thuật như các bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật… hay các hoành phi, câu đối ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son. Đặc biệt, tiếng chuông chùa Thiên Mụ như linh hồn của Huế, vang vọng mãi theo dòng nước sông Hương chảy qua Kinh Thành, xuôi về cửa biển, đọng lại trong lòng khách phương xa một nỗi niềm vương vấn.

chùa thiên mụ, du lịch, du lịch huế, địa điểm chùa thiên mụ, lịch sử chùa thiên mụ, sự tích chùa thiên mụ, thăm ngôi chùa đẹp bậc nhất xứ huế mộng mơ- chùa thiên mụ

Kinh nghiệm du lịch Huế và thăm chùa Thiên Mụ

– Thời tiết dễ chịu nhất để đến Huế là vào tháng 1 đến tháng 2. Tuy vậy, có rất nhiều người chọn tháng 5, tháng 6 để đến Huế dù trời mưa nhiều và thời tiết nóng, nhưng là mùa hoa phượng nở đỏ rực, rất hợp với phong cảnh ở Huế. Đặc biệt là khi đến thăm chùa Thiên Mụ vào mùa Hè, bạn sẽ thấy những tán phượng nở đỏ rực buông xuống trước cổng chùa, một cảnh sắc rất đẹp. – Từ Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều có nhiều chuyến bay đến Huế khởi hành hàng ngày. Nếu đã có kế hoạch du lịch Huế thì nên đặt vé sớm để có vé giá rẻ. Ngoài ra bạn cũng có thể đến Huế bằng xe khách giường nằm hoặc bằng tàu Thống Nhất. Giá vé tàu từ 400.000đ đến hơn 1 triệu tùy vào ghế ngồi cứng hay giường nằm và có máy lạnh. – Từ Huế muốn đi chùa Thiên Mụ bạn có thể đi bằng thuyền, mua vé tại bến sông Hương ngay trung tâm thành phố, hoặc đi xe ôm, hoặc thuê xe máy tự đi. Giá thuê xe máy từ 120.000 – 200.000 tùy theo thỏa thuận và tùy loại xe. Bạn hỏi thuê xe tại khách sạn. – Gần chùa Thiên Mụ là Điện Hòn Chén và Lăng Minh Mạng, bạn có thể mua vé đi luôn các điểm trên kết hợp với chùa Thiên Mụ để tiết kiệm thời gian.
Nguồn: Tổng hợp

Đăng bởi: Nhàn Nguyễn

YOLO! Khám phá các huyện ở Thừa Thiên Huế

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก