Phượng Hoàng Cổ Trấn Trương Gia Giới

Phượng Hoàng Cổ Trấn và Trương Gia Giới: Khi bạn vỡ mộng đến n lần! (tất tần tật từ A-> Z)

Trc khi đi  du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc,  mình từng mơ mộng rất nhiều nhưng đến 70% những cái mình trải qua đều ko như tưởng tượng. Và sau khi đi về, mình lại thấy mình yêu Ô Trấn, yêu Giang Nam hơn =))).
Đây, mình sẽ kể lại dần dần nhá.

Nội dung chính

1. Xe đi cửa khẩu và xe đi Nam Ninh chắc chỉ có 1 giờ cố định đó thôi á?

 Lúc đầu mình nghĩ chắc có vài ba hãng xe và họ sẽ đi từ Hà Nội sang cửa khẩu luôn thôi, nhưng ko ngờ, có rất nhiều option mình chưa thèm nghiên cứu :v.

  • Option 1:  đi xe 600k/ người thì bạn có thể đi xe từ hà nội- Nam Ninh. Xe dừng ở cửa khẩu 1-1.5 tiếng và tất nhiên bạn phải chờ người khách cuối cùng làm thủ tục thì mới đi tiếp được. Công ty nổi tiếng cho xe đi từ hà nội-> Nam Ninh giá rẻ là Hòn Gai Tours. Ngoài ra còn có the sinh cafe….
  • Option 2: Đặt xe limousine từ hà nội-> cửa khẩu, sang đó lại đặt xe từ cửa khẩu đi Nam Ninh. Nói chung là khá dễ dàng, từ hà nội qua thì có nhiều chuyến lắm (cứ 30 phút- 1h có 1 chuyến). Công ty nổi tiếng cho xe từ cửa khẩu về Nam Ninh là Sơn Đức. Còn công ty nổi tiếng đi từ hà nội-> cửa khẩu là Ninh Quỳnh. 

Giá đi từ hà nội=> Nam Ninh là 600k nhưng nếu đi Hà Nội- Hữu Nghị quan thì là 200k, Hữu Nghị=> Nam Ninh là 90 tệ (tầm 310k). Nói chung đi cách tách ra thì bạn giảm được 90k + tiết kiệm được 1 tiếng đi lại.

z)” src=”https://cdn.alongwalk.info/wp-content/uploads/2022/06/18011727/image-phuong-hoang-co-tran-va-truong-gia-gioi-khi-ban-vo-mong-den-n-lan-tat-tan-tat-tu-a-z-165546464717854.jpg”>

Còn muốn nhanh nữa thì bạn đi xe riêng thuê từ cửa khẩu về Nam Ninh (họ đi 200km với thời gian chỉ 2h30 phút), giá là 500-800 tệ/ xe. Nếu các bạn đi đông thì nên đi xe này luôn, ăn chia ra cũng bằng giá xe khách/ người. Xe này đi nhanh hơn. Lúc mình đi thì có định đặt xe Sơn Đức, nhưng sau đó vì muốn đi chuyến sớm hơn nên đành phải đi xe riêng, nhưng tính ra chỉ đắt hơn đi Vận Đức độ 10 tệ (35k)

2. Không có máy bay giá rẻ ở Nam Ninh đến gần Phượng Hoàng Cổ Trấn ư?

Lúc đầu mình cứ nghĩ đi tàu từ Nam Ninh đến Hoài Hóa hoặc Cát Thủ rồi sau đó đi taxi hoặc xe bus đến Phượng Hoàng là cách duy nhất, tuy nhiên thì mình phát hiện ra ở Hoài Hóa có 1 cái sân bay thế là đặt ngay vé máy bay đi từ Nam Ninh đến Hoài Hóa.

Giá vé bọn mình đặt được là 371 tệ (đắt hơn vé tàu ngồi mềm có tí xíu), và chỉ mất có 1 tiếng nên bọn mình đặt ngay. Thế nhưng tình cờ mình phát hiện ra vé này ko bao gồm 25kg hành lí như vé máy bay economy bình thường (vì nó là giá rẻ mà) nên chỉ cho phép mình được mang theo 5kg hành lí xách tay thôi :(((. Thế là mình phải thay đổi kế hoạch để ra sân bay sớm hơn mà mua hành lí (vì ko mua được hành lí online). Tuy nhiên đến nơi rồi thì… vỡ lẽ :v. hóa ra họ ko cân hành lí xách tay các mình ạ, mình chỉ cần mang vali loại 20inch (vali chuyên xách tay) là được. Bọn mình cân lên hành lí 6-7kg họ cũng cho qua luôn đó =))). Bravo hãng Guangxi airlines (hãng giá rẻ riêng ở Nam Ninh).

z)” src=”https://cdn.alongwalk.info/wp-content/uploads/2022/06/18011728/image-phuong-hoang-co-tran-va-truong-gia-gioi-khi-ban-vo-mong-den-n-lan-tat-tan-tat-tu-a-z-165546464846103.png”>

Có nhiều cách để đi Phượng Hoàng Cổ Trấn với giá rẻ như… tour

Ngoài việc đi xe ô tô sang Nam Ninh rồi đi máy bay Nam Ninh- Hoài Hóa và sau đó đi xe bus or taxi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn, các bạn có thể chọn những cách đi Phượng Hoàng Cổ Trấn khác:

  • Đi xe ô tô -> Nam Ninh => tàu từ Nam Ninh đến Cát Thủ=> xe bus đến Phượng Hoàng Cổ Trấn: đi từ sáng 9h sáng đến 7h -8h sáng hôm sau đến Phượng Hoàng Cổ Trấn : mất khoảng 1.75 triệu. Chiều về đi TGG tàu về Nam Ninh=> đi xe khách về Hà Nội thì mất 2 triệu nữa => total 2 chiều là 3.75 triệu
  • Đi tàu đến Nam Ninh=> tàu từ Nam Ninh đến Cát Thủ-> xe bus đến Phượng Hoàng Cổ Trấn: (cách đi mất time nhất nhưng ai cũng chọn): đi từ 10h đêm hôm trước đến 10h đêm hôm sau mất 2 triệu. Chiều đi về đi TGG mất 2 triệu -> total 2 chiều là 4 triệu.
  • Đi máy bay từ Hà Nội=> Quảng Châu=> đi tàu cao tốc đến Hoài Hóa -=> đi xe bus đến Phượng Hoàng Cổ Trấn : đi từ đêm 11h hôm trước đến 2h chiều hôm sau đến Phượng Hoàng Cổ Trấn.  Chi phí chung là mất: 922 tệ  (tức là 3, 2 tệ). Chiều đi về từ Vũ Lăng Nguyên đi xe bus-> Changsha và từ đó đi tàu về QC và sau đó đi máy bay bay về Hà Nội -> mất thêm 3.2 triệu nữa => mất khoảng 6 triệu cho 2 chiều
  • Đi máy bay Hà Nội=> Quảng Châu=> đi máy bay đến Tongren => đi xe bus hoặc taxi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn: đi từ đêm 11h đến 11h trưa hôm sau đến Phượng Hoàng Cổ Trấn mất khoảng 1256 tệ (tức là 4.3 củ).  Chiều đi về từ Vũ Lăng Nguyên đi xe bus-> Changsha và từ đó đi tàu về QC và sau đó đi máy bay bay về Hà Nội -> mất thêm 3.2 triệu nữa => bạn sẽ tốn khoảng 7.5-7.6 củ  cho 2 chiều.
  • Đi máy bay Hà Nội=> Trường sa đi thẳng 2 chiều=> ngồi xe khách về Phượng Hoàng Cổ Trấn từ 4h đến 10h tối.  Chiều về đi Trương Gia Giới rồi đi tàu cao tốc đến Trường Sa. 2 chiều này cũng mất  7.8 củ
  • Đi máy bay Hà Nội=> Trường sa nhưng bay transit qua Bangkok thì chỉ tốn 4-4.6 triệu nếu bạn săn được vé 0 đồng. Bạn đi TGG  và sau đó chiều về vòng về PHCT-> Changsha thì mất thêm  700k nữa=> bạn sẽ có chuyến đi rẻ hơn vì tổng cộng sẽ là 6 triệu. Tuy nhiên thì nó sẽ mất thêm thời gian vì phải chờ đợi ở bangkok khá là lâu (chiều đi tầm từ sáng 10h đến tận 6h20 tối mới đi Trường Sa) và mất 1 đêm ở Trường Sa chẳng để làm gì.

Còn đi như mình thì là đi ô tô Hà Nội- Nam Ninh xong đi máy bay Nam Ninh Hoài Hóa=> taxi về Phượng Hoàng Cổ Trấn => mất 600 tệ là khoảng 1.8 triệu. Đi trương gia giới – Nam ninh và từ Nam Ninh về Hà nội=> mất thêm 2 triệu nữa=> tổng cộng mình mất khoảng 3.8 triệu 2 chiều đi lại, cũng tiết kiệm được kha khá tiền.

a. Cách đi Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trương Gia Giới tiết kiệm thời gian nhất:

Nói chung để tiế kiệm thời gian nhất, các bạn nên đi option đi Quảng Châu rồi bay Tongren sau chiều về thì đi tàu về Nam Ninh. Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn ở Phượng Hoàng Cổ Trấn và ko phải xin nghỉ quá nhiều :).

Để đi đến Quảng Châu, các bạn cứ check vé của Jetstar nhé, Jetstar luôn luôn có vé giá rẻ vào lúc 11h (nếu bắt được vé này thì đi Quảng Châu chỉ tầm 2.7 triệu,2 chiều và tiết kiệm được kha khá là tiền đó nha).

Giá vé Quảng Châu- Tongren là 562 yuan (rẻ nhất)  nhưng bạn cần đặt trước… 2 tháng =))). Còn muốn đặt trước 2-3 tuần cho chắc thì bạn sẽ chịu mức phí tăng lên 200 tệ nữa (tức là chịu thêm 600-700k nữa). Nên bạn nào chắc chắn đi thì cứ đặt trước nhé. Hãng bay thì chỉ có Hainan Airlines nên bạn có thể đặt qua hãng hoặc vô Ctrip đặt cho an tâm.

b. Cách đi Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trương Gia Giới tiết kiệm chi phí nhất:

Để tiết kiệm tiền bạn nên chọn option đi ô tô-> đi tàu đến Cát thủ => đến Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng xe bus sáng hôm sau.

c. Cách đi Phượng Hoàng Cổ Trấn vừa nhanh nhất và vừa tiết kiệm nhất

Các bạn nên chọn option của mình : đi ô tô=> máy bay rồi chiều về đi tàu. Mình chọn cách đi nhanh hơn ở chiều đi và thoải mái và rẻ hơn ở chiều về. Tổng cộng cũng chỉ hơn cái cách tiết kiệm nhất có 100-200k nhưng thời gian đi nhanh hơn nhiều, bạn có nhiều time ở Phượng Hoàng Cổ Trấn và Trương Gia Giới.

Lưu ý nho nhỏ là giá vé máy bay từ Nam Ninh đi Hoài hóa rẻ nhất là đặt trước 2-3 tuần và giá vé vào thứ 2, 4, 6, chủ nhật bao giờ cũng rẻ hơn 3, 5, 7 và giờ bay sớm hơn 1 tiếng (7h sáng so với 8h sáng)  . Giá thì trung bình 321-371 tệ là hợp lí.

Giá vé theo mình tham khảo thì bên Ctrip ko phải rẻ nhất nhưng là bên rẻ nhất hỗ trợ tiếng anh. Nếu các bạn muốn rẻ nhất thì hãy vào website của bên hãng bay và tự đặt. Nhưng phải có thẻ ngân hàng trung quốc + điện thoại bên đó thì mới đăng kí thành viên mà mua được :(. Nếu bạn nào muốn tiết kiệm tiên thì nhờ người quen bên TQ mua hộ nhé. Còn mình đành chấp nhận chi phí đắt hơn 1 chút mà thanh toán qua Ctrip vậy.

Vé tàu thì nên đặt ở travelchinaguide.com (lí do được đưa ra ở đây là nếu bạn muốn đặt vé, bạn phải đã từng đi tàu ở Trung Quốc, Passport của bạn được ga tàu lưu lại). Mình đã thử Ctrip 2-3 lần đều ko được và khi chat với nhân viên của họ thì thông báo là ko được :v. Hài ghê. Sang bên Travelchinaguide thì tư vấn nhiệt tình, lấy giá đắt hơn xíu nhưng ok hơn.

z)” src=”https://cdn.alongwalk.info/wp-content/uploads/2022/06/18011729/image-phuong-hoang-co-tran-va-truong-gia-gioi-khi-ban-vo-mong-den-n-lan-tat-tan-tat-tu-a-z-165546464854823.jpg”>

Sân bay Nam Ninh hoành tráng phết

Thêm 1 cái lưu ý cực to là khi các bạn chọn đi xe bus từ Nam Ninh về Hà Nội, các bạn nên đặt luôn hãng Sơn Đức để tránh bị hết chỗ như mình :(. Vì chuyến 9h20 bị hết chỗ và chuyến 10h cũng hết luôn nên mình phải chờ đến tận 1h chiều mới đi được :(((.

3. Taxi từ sân bay hoài hóa về Phượng Hoàng Cổ Trấn đắt đỏ!!!

Thật ra lúc chúng mình xuống sân bay Hoài Hóa, chúng mình định đi xe taxi từ sân bay về Phượng Hoàng Cổ Trấn lí do vì đã check trên Rome2rio.com và biết giá khoảng 50 tệ/ người nhưng ko thể ngờ được, khi giơ ra hỏi đám taxi, giá đội lên 100 tệ / người. Cho 90km và có 5 người tức là 1 cái taxi là giá 500 tệ (1,7 triệu) và mình thấy cái chi phí này siêu đắt. Mình nghĩ lí do nó đắt thế là do mình là người nước ngoài nên bọn nó chém bay đầu. Chứ thực tế 90km ở Việt Nam giá cũng chỉ 900k chứ đùng nói là hơn 1 triệu (900k thì tầm  260 tệ).

Chính vì thế nên bọn mình xoay xở 1 cách khác để về thành phố Hoài Hóa hòng bắt được taxi với giá rẻ hơn.
May quá, chúng mình trèo lên chiếc xe bus ngay đó và đi về thành phố Hoài Hóa. Các ban nên xem kĩ số km và check tuyến đường nha. Thực tế 90km ở Trung Quốc là 1 con số bé nhỏ nhưng nếu đường núi, phải leo đèo + trời tối thì rất khó để giảm được giá đi taxi. Và nên check và hỏi bạn information ở sân bay để xem có xe bus đi vào thành phố ko. Ở đó bao h cũng có nhiều xe rẻ chờ sẵn đón bạn về PHCT.

Sau khi đến bến xe Hoài Hóa, thật ra theo như tìm hiểu mình biết xe bus đã hết rồi và cũng 8h tối bên ấy, mình và mọi người đi tìm taxi để hỏi giá. Mew, sau 1 hồi mặc cả hết từ 300 tệ => 200 tệ, cuối cùng chúng mình đành chấp nhận cái giá 250 tệ và phải cõng thêm 1 tay người Trung Quốc để giảm giá thành. Chúng mình phát hiện ra có nhiều xe trung quốc chạy dịch vụ mà ko đeo mào Taxi (kiểu xe như grab ấy), và nếu đi xe đó thì vừa xịn, vừa thích lại đi xa được giảm giá hơn taxi.  À Nhưng hay ho cái là xe riêng kiểu này lại có 1 cái điểm + đó là xe có gu nghe nhạc xì tin và hơn nữa có…ô trống để vươn ra ngoài vẫy, ngắm sao trời.

Kinh nghiệm bắt những chiếc xe riêng khi trời chưa quá tối và ko bị taxi nó charge tiền cao:

  • Lơ ngơ ra hỏi taxi, mặc cả taxi tầm 10-15 phút ko được thì những đám môi giới xe riêng kiểu gì cũng bán theo bạn. Lúc này bạn cần mặt dày thiệt dày, ko khoan nhượng và sẵn sàng trả giá. Bạn cần mở máy tính tính tiền trên điện thoại và 1 cái app dịch (ở đây mình dùng Papago). Và điều quan trọng nhất trong việc thương lượng này là bạn phải biết giá thật. Để check giá taxi, bạn tham khảo trên taxifarefinder.com và rome2rio.com mình thì chọn rome2rio.com và tính giá tầm 50 tệ/ người nên mức accept được là 250 tệ. Mình đã check thử trên taxifarefinder.com thì giá là 260 tệ. Với giá này bạn đi đường 70-80km khá ok nhé.  Nhưng cái cách này chỉ áp dụng được ở khu vực đông, gần bến xe, bến tàu thôi nha.
  • Dùng app Didi (giống Grab và Uber) để gọi xe. Trong trường hợp này bạn cần biết tiếng Trung hoặc trong group có 1 bạn biết tiếng Trung.

Thêm 1 cái vỡ mộng nữa ở Trung Quốc. Tay taxi này nhìn địa chỉ, cứ bảo chúng minh yên tâm đi, nó sẽ chở mình đến tận nơi, nhưng sau khi đến cổ trấn, nó vòng vèo 1 hồi và trả khách (cả thằng trung quốc kia và chúng mình ở 1 chỗ). Lúc ấy cả bọn đã quá mệt, ko để ý kĩ google map chỉ đường nên xuống xe, đưa tiền cho nó. Cho đến khi xuống và đi bộ 1 đoạn mới phát hiện ra, thật ra còn hẳn 1.5km nữa mới đến cổ trấn và chỗ bọn mình ở cơ. Thế là đành phải ngồi nửa tiếng chờ bọn khách sạn đến đón.

4. Phượng Hoàng Cổ Trấn chắc là về đêm yên tĩnh lắm=))))

Ôi meo, đây chính là cơn ác mộng bắt đầu ám ảnh chúng mình. Đường từ Hoài Hóa về Phượng Hoàng thì yên tĩnh đến mức đáng sợ, nhưng càng về cổ trấn thì… càng đông. Cơn ác mộng ấy xảy ra lúc 9h tối các bạn ạ. 9h30 tối mình về cổ trấn thì…. nghẹt người đang cố chen chân trên đường. Đường phố sáng rực, người đi đông đúc vãi ra. Hóa ra ngày thứ 7 ở cái cổ trấn này vào kì nghỉ mùa hè nó là ntn. Đông vãi đạn. Chỉ có 1 con đường 200m mà tắc lên xuống. và đến tối 1h đêm lúc mình đi về khách sạn ngủ vẫn có người và người đua nhau đổ ra đường. Mình dự là do :

  • Đây là nghỉ hè, trời tối muộn và mọi người ko buồn ngủ lắm nên vẫn đông vui
  • Đây là tối thứ 7 nên mọi người đổ xô về khu này (cuối tuần nên xõa tí chẳng sao)
  • đã tốn tiền ở đây thì phải thưởng thức hết đến đêm mới thỏa

z)” src=”https://cdn.alongwalk.info/wp-content/uploads/2022/06/18011729/image-phuong-hoang-co-tran-va-truong-gia-gioi-khi-ban-vo-mong-den-n-lan-tat-tan-tat-tu-a-z-165546464964522.jpg”>

Khu phố cổ Phượng HOàng lúc…. 12 h đêm =)))

5. Các hàng ăn, quán cafe chắc đóng cửa lúc 10h tối hử?

Mình cứ quen thói ở Hội An nó quen nên ngây thơ nghĩ vậy. Ôi zời ơi, đầy hàng mở qua đêm các bạn ạ, chính ra đến 12h mới là lúc đời sống về đêm phát triển nhất =))). Chỗ này nhiều cửa hàng lắm, các bạn có thể ăn trong phố hoặc leo lên cái cầu trên cao và ăn ở đường lớn trên đó. Trên đó vắng người hơn 1 chút đó.

1 số món ăn đêm ko thể bỏ qua:

  • Lẩu Cá cay: 88-98 tệ

z)” src=”https://cdn.alongwalk.info/wp-content/uploads/2022/06/18011730/image-phuong-hoang-co-tran-va-truong-gia-gioi-khi-ban-vo-mong-den-n-lan-tat-tan-tat-tu-a-z-165546465026789.jpg”>

  • Vịt hầm tiết: 78-88 tệ

z)” src=”https://cdn.alongwalk.info/wp-content/uploads/2022/06/18011730/image-phuong-hoang-co-tran-va-truong-gia-gioi-khi-ban-vo-mong-den-n-lan-tat-tan-tat-tu-a-z-165546465010719.jpg”>

  • Lẩu nhúng các loại xiên: ko biết giá nhưng ước chừng ăn nhiều xiên cũng 100 tệ (nên nhớ 1 xiên thitj ở đây là khoảng 5-10 tệ)

z)” src=”https://cdn.alongwalk.info/wp-content/uploads/2022/06/18011731/image-phuong-hoang-co-tran-va-truong-gia-gioi-khi-ban-vo-mong-den-n-lan-tat-tan-tat-tu-a-z-165546465198358.jpg”>

  • Thịt xào gì đó cay và đắt vãi: 78 tệ

z)” src=”https://cdn.alongwalk.info/wp-content/uploads/2022/06/18011732/image-phuong-hoang-co-tran-va-truong-gia-gioi-khi-ban-vo-mong-den-n-lan-tat-tan-tat-tu-a-z-165546465217555.jpg”>

6. Khách sạn chắc là có xí bệt hết nhỉ?

Ôi mẹ ơi ko nhé. Hầu như 80-90% bọn nó là xí…xổm. Lí do là vì nhà ở đây chật hẹp và xây từ lâu (nhà cũ) nên toàn dùng xí xổm thôi! Ngay cái khách sạn mình đặt Fenghuang White House thì cũng là nhà xí xổm chứ ko phải bệt, ko có cầu thang máy và khá là… nhếch. Được cái rẻ và nhân viên đến đón tận nơi. Tuy nhiên con bé nhân viên xấu tính, nó bảo  sẽ bớt tiền cho mình nếu mình ko đặt qua Booking mà cancel booking và mặc dù mình không đồng ý, nó vẫn cố tình cancel và báo với booking là mình No Show. Đi toi số tiền mình và các chị định refer cho nhau. Nói chung, bé này mất dạy hết nấc. Mọi người đi Phượng Hoàng nhớ cạch mặt nó ra.

Cả trong khu cổ trấn này tìm nhà nhà vệ sinh xí bệt rất…. khó :(.  Khu này còn là vùng núi và chuyên trị khách Trung Quốc nên nói chung mình nghĩ cái văn hóa bọn Tàu là thích dùng xí xổm. Lí do là tránh bị bệnh truyền nhiễm (ngồi trên xí bệt thì vừa bẩn vì nhiều cái mông 1 lúc lại khó vệ sinh do cái bẩn nó két vào thành bệ xí) lại tốn nước dội =))).

Còn muốn tìm các khách sạn có nhà vệ sinh bệt kiểu tây, đây là danh sách nhé:

  • Gushu Inn : giá tầm 150k/đêm/người
  • Rose Courtyard: giá tầm 250k/đêm/người
  • Zhenshui Renjia Inn: tầm 160-170k/đêm/người
  • Fenghuang Jianghu Inn: 220k/đêm/người
  • Flower Time Inn: 450k/đêm/người
  • Wang Jiang Reclusive Boutique Inn: gần 500k/đêm
  • Huyang Hostel: 600k/đêm
  • Mocha Guest House Fenghuang: 250k/đêm/người
  • Fenghuang Ancient City Jiaxing Inn: 250k/đêm/người
  • Yifangyan Guesthouse: 400k/đêm/người
  • FengHuang Ten People One House: 23ok/người/đêm
  • Fenghuang Weijianshan Guesthouse: giá tầm 500k/đêm/người
  • Oriental Inn Phoenix Puyuan Branch: 600k/đêm/người

Những khách sạn trên đều có điểm rating từ 8-> trên 9 nên các bạn yên tâm về chất lượng nhé :).

Khách sạn thì rẻ nhất là Agoda và nếu muốn đặt trả sau thì sử dụng Booking. com . Cả 2 trang này đều cho phép bạn xem bản đồđể chọn khách sạn đẹp và tiện ở Phượng Hoàng Cổ Trấn. Mình thì thấy giao diện Booking khá ok, còn Agoda thì nhiều khi cuối tuần giá rất rẻ. Các bạn cứ đến tầm 1-2 tuần trước khi đi đặt cho chắc nhé :).

7. Dân Trung Quốc chắc là dậy muộn lắm:

Trời ơi, sai lầm quá ư sai lầm. Dịp mình đi là cuối tuần, sáng chủ nhật ấy, cứ đinh ninh sau 1 đêm thứ 7 thức khuya, dân tình sẽ đi ngủ hết vào buổi sáng hôm sau nên chúng minh dậy lúc 6h và 6h30 ra khỏi nhà, chạy đến cổ trấn và trời đất ơi, chúng mình phát hiện ra, chúng mình quá coi thường dân Tàu rồi!.

z)” src=”https://cdn.alongwalk.info/wp-content/uploads/2022/06/18011732/image-phuong-hoang-co-tran-va-truong-gia-gioi-khi-ban-vo-mong-den-n-lan-tat-tan-tat-tu-a-z-165546465280915.jpg”>

6h30 các ngả đường ở cổ trấn đã đông đến mức ko thể đông hơn! Dòng người đông đúc toàn đổ ra bờ sông và khu vực cái cầu đá huyền thoại để pose hình.

z)” src=”https://cdn.alongwalk.info/wp-content/uploads/2022/06/18011733/image-phuong-hoang-co-tran-va-truong-gia-gioi-khi-ban-vo-mong-den-n-lan-tat-tan-tat-tu-a-z-165546465330573.jpg”>

Đây là cảnh tượng cầu gỗ lúc 6h sáng. Bên cạnh là cầu đá cũng nghẹt người

Thế nên thời điểm nào thì bọn Tàu mới ko đổ xô là đường?

Theo mình thấy thì những thời điểm sau đây là thời điểm “hành động” của chúng ta, những người muốn tránh sự đông đúc bất ngờ này:

  • 5h sáng
  • 12h trưa đến 2h chiều

Nói chung tầm đó là những thời điểm ko đông , các bạn nhớ dậy sớm thiệt sớm và chịu khó ra nắng buổi trưa nhé.

z)” src=”https://cdn.alongwalk.info/wp-content/uploads/2022/06/18011734/image-phuong-hoang-co-tran-va-truong-gia-gioi-khi-ban-vo-mong-den-n-lan-tat-tan-tat-tu-a-z-165546465414317.jpg”>
Nhưng vào mùa đông, trời chưa sáng hẳn thì giờ giấc buổi sáng sẽ đẩy lên 1 chút tầm 6h-6h30 bạn ơi.
z)” src=”https://cdn.alongwalk.info/wp-content/uploads/2022/06/18011734/image-phuong-hoang-co-tran-va-truong-gia-gioi-khi-ban-vo-mong-den-n-lan-tat-tan-tat-tu-a-z-165546465461731.jpg”>

Vậy nên tránh thời điểm nào?

  • 7h-11h sáng : đông khủng khiếp vì tất cả các tour đoàn to ở Tàu sẽ đến cổ trấn và đổ bộ chỗ này vào dịp này.
  • 5-7h tối: họ đổ ra đường đông như kiến sau khi trời mát dần và tối dần :v.

Và tốt nhất thì mình khuyên các bạn nên đi vào các mùa sau:

  • Mùa xuân sau dịp tết nguyên đán, sau dịp lễ nguyên tiêu và trước dịp 1/5 hàng năm. (tương ứng là tháng 3 đó bạn)
  • Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 1 (tránh dịp tết Dương) maybe sẽ có tuyết.
  • Mùa thu từ sau 10/10 (quốc khánh Trung Quốc) đến tháng 11 (thời tiết dễ chịu, ko mưa nhiều)

8. Du lịch phượng hoàng cổ trấn tự túc chắc rẻ hơn Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn?

Không hề nhé :(. Nói chung nếu mua tour giá rẻ – đi đường bộ hết thì rẻ hơn đi tự túc :p.

Chi phí đi Phượng hoàng cổ Trấn- Trương Gia Giới của mình như này:

  • Chi phí đi lại 2 chiều: 3.8 triệu
  • Chi phí đi lại giữa Phượng Hoàng Cổ Trấn- Trương Gia Giới- taxi các điểm vui chơi: 880k
  • Chi phí ăn uống: 1.3 triệu. (cho 5 ngày) Từ sáng cho đến chiều.
  • Chi phí tham quan, đi thuyền… xem show:1.6 triệu
  • Chi phí khách sạn ở Phượng Hoàng Cổ Trấn + Trương Gia Giới: 1.1 triệu (3 đêm nghỉ) trung bình 300-400k/đêm (khách sạn với nhà nghỉ tầm 3 sao)
  • Chi phí làm visa: 1.8 triệu
  • Thuê wifi: 200k cho 5 ngày
  • Làm thẻ sinh viên: 150k

Tổng chi phí: 10.8 triệu

GiГЎ tour hiện tбєЎi lГ

  • 7 triệu cho 6 ngày 5 đêm (đi đường bộ tất).
  • 12.5 triệu cho đi máy bay và đi 5 ngày 4 đêm đi thẳng Hà Nội/ Sài Gòn đến Trương Gia Giới/ Changsha
  • 14 triệu cho đi máy bay ko mua sắm và đi 5 ngày 4 đêm

Theo mình thấy thì chi phí khá ok vì thật ra mình mất chi phí so với tour ở nhiều khoản:

  • Visa đắt hơn
  • đi máy bay 1 chiều
  • Thuê taxi đi lại giữa sân bay đến khách sạn…. và các điểm du lịch
  • Xem show rạng rỡ trương tây
  • Tiền thuê wifi
  • Tiền chi phí đi Vũ Lăng Nguyên thay vì Thiên môn Sơn (và đi cái này tốn hơn do tốn tiền cáp + thang máy)

Tuy nhiên đi tự túc thì mình ko phải trả các chi phí như:

  • Tip cho hướng dẫn viên : 110k/ngày: 6 ngày là 66ok
  • Tiền  phụ thu : 500k/ cho ngày 26/27 tháng 12
  • Phí đi hồ Bảo Phong : (cái hồ khá đẹp và giống hồ Ba Bể và khu thắng cảnh ninh bình)
  • Tiền vé Thiên Môn Sơn (cũng bằng tiền với vé đi Vũ Lăng Nguyên)

Tiền thuê wifi với tiền xem show thì tùy tâm mọi người phải trả, tuy nhiên hầu như ai cũng cần chi :).

z)” src=”https://cdn.alongwalk.info/wp-content/uploads/2022/06/18011735/image-phuong-hoang-co-tran-va-truong-gia-gioi-khi-ban-vo-mong-den-n-lan-tat-tan-tat-tu-a-z-165546465542469.jpg”>

Khoảnh khắc gây shock khi 3 đứa trẻ nhào lộn trong bài hát của người Thổ Gia- trích đoạn trong Rạng Rỡ Trương Tây

Mua vé xem show Rạng Rỡ Trương Tây ở đây

Mình thấy chỗ này tương đối dễ đi, bạn nào đi tour thì sẽ ko mất công tìm kiếm, lên plan thôi.

Mình thấy tour thì bán siêu nhiều nên bạn nào muốn tiết kiệm chi phí thì nên consider đi tour nhé :

  • Tour 6 ngày 5 đêm đường bộ giá 6.7 triệu: đi Thiên Môn Sơn + Hồ Bảo phong+ phượng hoàng ( ko bao gồm vé show + hồ bảo phong, cáp treo lên đỉnh thiên môn…) đi thứ 6 hàng tuần
  • Tour 6 ngày 5 đêm đường bộ giá 7.1 triệu : đi thiên môn sơn + Hồ bảo phong- phù dung cổ trấn+ phượng hoàng cổ trấn ( ko bao gồm vé show + cáp treo đỉnh thiên môn) đi thứ 7 hàng tuần
  • Tour 4 ngày bay thẳng trương gia giới 12 củ đi Thiên Môn Sơn- Phượng Hường only. Xuất phát từ Hà Nội
  • Tour 4 ngày bay thẳng trương gia giới 11.3 củ đi Thiên Môn Sơn- Phượng Hường only. Xuất phát từ Sài Gòn

9. Đồ ăn ở Phượng Hoàng Cổ Trấn chắc cũng rẻ thôi phải không :v

Sự thật là… hoàn toàn ngươc lại nha.

Đây là bảng giá đồ ăn ở Phượng Hoàng Cổ Trấn:

  • kem 5 tệ/ scoup
  • Đồ uống kiểu trà sữa trà sủng: 10-15 tệ
  • Đậu phụ thối (bán đầy đường ): 5-10 tệ
  • Bánh tép: 5 tệ
  • Xúc xích, xiên thịt: 10 tệ
  • Màn thầu: 5 tệ 2 cái to
  • Bánh bao nhỏ (xiao long bao): 20-25 tệ 5-6 cái
  • Mỳ: 20 tệ trở lên, có thịt chắc 25-30 tệ
  • Món rau (độ 4-5 người ăn): 20-30 tệ
  • Món thịt (độ 4-5 người ăn): 60 tệ trở lên
  • Vịt hầm tiết : 68-78 tệ
  • Lẩu cá cay: 88-98 tệ tùy loại cá
  • Thịt bò miếng khô: 28 tệ/ 1.2 lạng
  • Bánh dứa, bánh xoài… : 20-28 tệ/ hộp khoảng 10 cái
  • 3 tệ chai nhỏ, 5 tệ chai to
  • Nước đào (ngon lắm : tầm 2-3 tệ)
  • Đào tươi: 5-6 tệ/nửa cân.

Nói chung đi cái chỗ này mình thấy đồ ăn… dở tệ vì mặn, dưa thì chua ơi là chua, thịt thì hơi hoi hoi vì toàn thịt xông khói, nhiều dầu mỡ.

Nhìn chung cũng tệ thế chứ còn chưa tệ bằng Tứ XUyên đâu . Nhưng giá cả xem ra đắt hơn cả mình ăn ở Ô Trấn và Hàng Châu (mà chỗ đó là đất buôn bán, đất của người Hán nhé). Mình đoán giá cả đắt là do chỗ này vùng núi, người ta chủ yếu nhập từ nơi khác về chứ ko có nhiều mà bán. Mà rau cỏ có vẻ đắt hơn cả thịt !

Thế nên các bạn khi plan kế hoạch thì nhớ nhé, để budget 1 bữa sáng là 20 tệ . bữa trưa 30-40 tệ và bữa tối ít nhất 50 tệ mới đủ nha. ko bị thiếu tiền đó.

Thật ra đồ ăn hơi mắc tí thì mình cũng cho qua, nhưng cái mà làm mình vỡ mộng nhất ở đây chính là trà và cafe:

– Trà : 1 ấm trà bị chém bay đầu 200 tệ cho 4-5 người

– Cafe cà pháo: 1 cốc đồ uống bất kì trong các quán ở Phượng Hoàng Cổ Trấn quả thực đắt : lấy những 50-60 tệ/cốc.

So với Phượng Hoàng Cổ Trấn, đồ ăn ở Trương Gia Giới ngay gần đó thì lại rẻ hơn nhiều.

  • Đào to hơn mà cũng chỉ 5-6 tệ/ nửa cân :)))
  • Cơm rang: 15 tệ Ăn siêu no : phải 2 người mới ăn hết. Có thêm thịt là 20 tệ
  • Mỳ bt: 20 tệ nhưng có nhiều thịt ăn no cành hông
  • Mỳ nhiều thịt hơn : 25 tệ
  • 1 bát cơm đầy đủ rau và thịt cho 1 người buổi trưa: 35-38 tệ
  • Trứng bắc thảo: 25 tệ/ đĩa nhiều lắm.
  • Cháo trứng bắc thảo: 25 tệ.
  • Màn thầu : 5 tệ 2 cái to ơi là to
  • Bánh ngàn lớp nhân khoai môn: 5 tệ
  • sủi cáo canh : 25 tệ
  • Bánh chẻo: 25 tệ 1 lồng 4-5 cái

Theo kinh nghiệm của mình thì các bạn nên ăn uống bt ở Phượng Hoàng Cổ Trấn thôi (vì chẳng có gì ngon) và nên dành tiền để an 1 bữa đã đời ở Trương Gia Giới hoặc Vũ Lăng Nguyên. 2 Chỗ này phố đẹp, nhiều quán có menu tiếng Tây (anh) và tất nhiên giá cả hợp lí hơn nhiều :))

10. Cổ trấn chắc là chán lắm, chỉ có cafe với ăn thôi nhỉ?

Oh, đừng đùa nha, ở Việt Nam thì ít cái chỗ ăn chơi thì đi cafe là ok chứ cổ trấn như Phượng Hoàng Cổ Trấn thì tha hồ mà nhiều cái để chơi. Giải trí buổi tối có những lựa chọn sau:

  • Xem show: có show 88 tệ và có show 188 tệ. Hãy đặt mua luôn ở khách sạn. Mình đã hỏi bạn khách sạn và được bạn ấy tư vấn nhưng cuối cùng ko đặt do đã dự định mua show Rạng rỡ Trương Tây ở VŨ Lăng Nguyên rồi. Mà đúng là lựa chọn sáng suốt :3. Show đó rất hay và đáng xem, giá lại tương đương.
  • Đi bar quẩy điên lên: nếu bạn có máu me với nhạc và dj thì lên Phượng Hoàng Cổ Trấn cũng có thể… quẩy được, ở đây có nguyên 1 bờ chỉ có bar sàn thôi, lắc điên đảo
  • Đi cafe sang chảnh ngắm cảnh đêm.. và mưa : ok lãng mạn chưa, vô 1 cái quán cafe ven sông nhé, rồi ngồi trên tầng ngắm mây bay trên tầng tháp cổ cũng siêu… lãng mạn, đã thế có nhạc sống nữa cơ. Mỗi tội giá chát thôi rồi!

11. Thiên Môn Sơn và Vũ Lăng Nguyên là 1 nơi ah?

Sai bé nhè bạn ơi, đấy là 2 chỗ hoàn toàn khác nhau. Trương Gia Giới là 1 huyện có 3 khu du lịch vô cùng nổi tiếng:

  • Thiên Môn Sơn ngay gần thành phố Trương Gia GIới (trung tâm) và có cáp treo đi từ ga tàu Trương Gia Giới. Thiên Môn Sơn có 99 khúc cua tử thần, 1 cổng trời, 99 bậc núi và 1 cái cầu đáy kính tầm mấy m dọc theo vách núi bé tí tẹo. Giá cả cáp là 258 tệ..
  • Vườn quốc gia Vũ Lăng Nguyên ở huyện Vũ Lăng Nguyên và cách Thành phố Trương Gia GIới 30km nhưng đường núi nên đi hết 1 tiếng rưỡi. Vũ Lăng Nguyên thì có nhiều khu trong đó nổi bật là mỏm đá Avatar, người ta lấy cái núi đá này làm nên phim bom tấn ấy ấy. NHưng thật ra mình thấy đi trên đường thì khu Dương Gia Giới đẹp hơn còn đi cáp treo ở Thiên Tử Sơn rất phê. Giá riêng chưa tính là 248 tệ. Vào được 3 ngày liên tiếp, Vé cáp treo là 72 tệ. Giá cầu thang máy ở Baiphong là 76 tệ
  • Hồ bảo Phong : 1 hồ nước trông giống ba bể với cả ninh bình của mình. Giá cả là 106 tệ :).
  • Cầu đáy kính và Grand Canyon: muốn đi cái này phải đặt trước 1 tuần bạn nhé : giá đắt phết:  256 tệ đó

z)” src=”https://cdn.alongwalk.info/wp-content/uploads/2022/06/18011735/image-phuong-hoang-co-tran-va-truong-gia-gioi-khi-ban-vo-mong-den-n-lan-tat-tan-tat-tu-a-z-165546465574526.jpg”>

Hoàng hôn ở Thiên Tử Sơn, cáp treo từ đỉnh núi xuống dưới chân núi- Vũ Lăng Nguyên

12. Nghe nói vé xe bus đi Vũ Lăng Nguyên từ Phượng Hoàng Cổ Trấn nhiều lắm !

Oh Sai nha. Xe khách đi Vũ Lăng Nguyên chỉ có 2 giờ :

  • 8h sáng
  • 2h chiều

Theo mình thấy thì nên đi chuyến 8h sáng để buổi chiều bạn đi VŨ Lăng Nguyên luôn. Công viên ở đó đẹp nhất buổi chiều và sáng sớm nha.

CÒn nếu bạn lỡ chuyến đi thẳng Vũ Lăng Nguyên thì bạn nên chọn option này:

  • Đi Trương Gia GIới siêu nhiều chuyến từ 8h30 là sớm nhất và cứ 30 phút có 1 chuyến đến tận 17h30 mới hết nha.
  • Từ Trương Gia GIới đi xe bus đến Vũ Lăng Nguyên: 20 tệ và đi trong 70 phút 🙁 vì đường núi và bị cấm tốc độ dù chỉ có…30km thôi.

Và nói chung để đảm bảo xe bus còn chỗ, các bạn hãy đặt chỗ với khách sạn từ trước á. Vì chuyến đi sớm 8h luôn luôn hết chỗ (mình đã nói rồi đấy, dân Trung Quốc đi du lịch rất manh động).

13. Vũ Lăng Nguyên đóng cửa lúc 5h30 chiều và 6h là ko có xe bus nữa:

Trời ơi sai thiệt sai nha. Lúc mình đi là mùa hè, nóng bức vô cùng và mình cứ ngỡ là oh, 3h mình đi thì làm sao mà kịp đi hết cái chỗ đẹp ở Vũ Lăng Nguyên, thế nhưng mình đã nhầm:

  • Công viên mùa hè được tăng cường nên đóng cửa muộn lúc 7h30
  • Xe bus sẽ đón khách cho đến 8-9h tối đó
  • Cửa bán vé sẽ đóng cửa lúc 5h30 chiều nên phải mua trước đó nhé.
  • Cửa bán vé cáp treo ở Thiên Tử sơn vẫn bán vé tận lúc 6h tối cơ :). nên tranh thủ mua trước 7h là ok.

14. Ở Vũ Lăng Nguyên, nếu bạn đưa thẻ sinh viên ra sẽ bị đòi passport?

Sự thật là khi mình đọc thông tin trên tripadvisor, mọi người đều hỏi 1 câu là có thể sử dụng thẻ sinh viên ko và ai cũng bảo là họ bắt kiểm tra passport. Nên lúc mình và các bạn đi cùng làm thẻ sinh viên vì bọn mình đã qua tuổi 25 lâu rồi nên ai cũng phải fake 1 cái thẻ và 1 bản copy passport và nơm nớp lo sợ rằng là mình sẽ ko được chấp nhận.

Thế nhưng thực tế là khi đưa cái thẻ sinh viên lởm (giảm số tuổi thật đến 3 tuổi) và bản copy hộ chiếu được in ra với năm sinh đã được photoshop lại thì…. thật thần kì mình được giảm giá tiền nha =))). Mà ko chỉ mình mà cả 4 chị em đi cùng. => vé được giảm còn 123 tệ (giá gốc là 248 tệ)

Tiếp theo đó, chúng mình chỉ cần đưa cái vé sinh viên đó và thẻ sinh viên rởm kia đi khắp các nơi để mua vé vé cáp treo, vé cầu tháng máy đều được auto giảm 50%.

Mọi người hãy sử dụng mánh này nhé nhưng hãy photoshop thật tế nhị thôi, chứ nếu mặt 40 mà giả vờ 20 thì ko nổi đâu

15. Buổi chiều ở Vũ Lăng Nguyên đông nhất?

Sai quá sai nè. Sự thật là… ngược lại. Ở Vũ Lăng nguyên khi các bạn đi công viên, các bạn nên đi từ 3h chiều. Các bạn sẽ thấy 1 sự thật ko thể phủ nhật:

– Tất cả mọi người đều đi về, chỉ có vài người đi lên => đường 1 bên đông ơi là đông còn mình đi 1 bên vô cùng rộng rãi thênh thang

– Mình ko phải xếp hàng làm cái gì vì tất cả mọi người đều đang lũ lượt kéo nhau đi về =)))

– Tầm 6h30-7hh đi xem núi thì sẽ thấy có … mây nha :3. Siêu đẹp luôn. Mình đã nghĩ ở đây chỉ có mây vào buổi sáng sớm mùa đông, ai ngờ do mưa nhiều mà mây bốc lên núi đẹp lắm nha.

Đi như thế nào là vừa đẹp lại nhìn được khá toàn cảnh công viên?

  • Di xe bus qua suoxi valley với dòng nước xanh ngăn ngắt đẹp lung linh
  • Đi Viên Gia Giới cầu thang máy trước
  • Đi xe bus leo núi ngắm đường lên thiên tử sơn cáp treo
  • đi cáp treo xuống ngắm núi siêu đẹp :3

16. Đi Vũ Lăng Nguyên vào buổi sáng sẽ ngắm được mây?

Câu trả lời là… không? Và có những lí do sau đây:

  • 7h khu công viên mới mở cửa, kể cả có lên được thiên tử trì thì mình vẫn ko bắt được bình minh.
  • Trời sẽ nóng và nắng rất nhanh
  • Sáng đông 1 cách ko thể nhúc chích 1 cm đó.

Ngàn lí do để ko nên đi Vũ Lăng Nguyên vào buổi sáng các bạn nhé.

Còn nếu các bạn vẫn muốn đi Vũ Lăng Nguyên vào buổi sáng, mình suggest là nên đi vào công viên lúc chiều tối, thuê 1 cái nhà nghỉ ở đấy và bạn sẽ được ngắm hoàng hôn + bình minh thoải mái..

Có 1 số nhà trọ nằm gần Thiên Tử Sơn bạn sẽ ko cần xếp hàng chờ cáp treo quá lâu:

  • Ruxin Inn: 180-190k/người/ngày
  • Zhangjiajie Xianju Inn: 150-160k/ngày
  • A’lin Country Guest House: 240k/ngày/người
  • Zhangjiajie Sky Inn: 230k/ngày/người

Nhưng nói chung thì mấy nhà nghỉ/ nhà trọ này chất lượng rất tồi nên chỉ là quá đáng mới phải ngủ trong đây thôi nhé.

Đấy, toàn bộ những giấc mộng về 1 cổ trấn, 1 chốn thiên đường như Vũ lăng Nguyên đã tan tành mây khói. Ít ra thì có vài ảnh chân dung ok để lại, còn thì mình thấy rất nhạt. Nếu mà các bạn muốn đi thì nên cân nhắc thật kĩ:

  • Đi dịp ko đông như mùa đông, mùa thu hoặc xuân (trước hoặc sau tết), tránh các dịp lễ tết và tránh mùa hè.
  • Chọn khách sạn ok để giảm giá và được ở gần cổ trấn
  • Nên dậy sớm ngắm mây trên phố cổ Phượng Hoàng và cây cầu đá (cần thì nên chọn khách sạn gần đó)
  • Nên ăn uống bên ngoài khu cổ trấn cho rẻ :(. ăn ở trên cái cầu ấy. Chứ dưới cầu và khu phố cổ đắt lắm á.
  • Đi Trương gia giới nên đi từ buổi chiều từ 3h trở đi cho đỡ đông nha các bạn, còn nếu ko phải đi cực sớm buổi sáng á.

17. Visa đi Trung Quốc sẽ đắt hơn vào dịp hè?

Mình tưởng thế nhưng thực ra thì… ngược lại. tháng 7-8 là thời điểm visa Trung Quốc vô cùng rẻ, rẻ đến mức 80 đô la :), chứ ko còn 120 đô như dịp đầu năm nữa. Tham khảo kinh nghiệm xin visa Trung Quốc của mình nhé.

18. Sử dụng VPN để không bị chặn Youtube, Google, FB ở Phượng Hoàng Cổ Trấn?

Câu trả lời là ko nên! Còn để biết vì sao ko nên mời các bạn đọc hướng dẫn sử dụng internet ở Trung Quốc  mà không bị chặn mình đã tổng hợp lại rồi nhé.

Xem ảnh album của mình cho có động lực =)))

Đăng bởi: Bác Sỹ Khương

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก