Hà Nội

Top 10 hồ nước đẹp không thể bỏ lỡ khi đến tham quan Hà Nội

Hà Nội là một trong những thành phố thu hút rất nhiều khách du lịch của Việt Nam. Đến Hà Nội, du khách không chỉ được tham quan khu phố cổ đậm nét Hà Nội xưa, thưởng thức những đặc sản nơi đất Thăng Long, mà còn là những lúc đi bộ quanh những bờ hồ xanh thẳm, tận hưởng cảm giác thư thái trong bầu không khí trong lành. Ở Hà Nội có rất nhiều hồ nước đẹp nằm ngay giữa những đường phố đông đúc. Để cung cấp thông tin cho các bạn, sau đây chúng ta cùng điểm qua 10 hồ rất đẹp mà du khách nên ghé thăm khi đến Hà Nội nhé.

Hồ Hoàn Kiếm

du lịch, hà nội, hồ, hồ đẹp nhất, điểm du lịch, đáng chú ý, trên cao, ngắm nhìn, chiêm ngưỡng, thư thái, du ngoạn, top 10 hồ nước đẹp không thể bỏ lỡ khi đến tham quan hà nội

Hồ Gươm nhìn từ trên cao

Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt). Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần.

Các điểm tham quan du lịch quanh hồ Gươm

  • Tháp Rùa: nằm ở trung tâm hồ, được xây dựng trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886, trên gò Rùa chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp [6]. Tháp hình chữ nhật. Tầng một: chiều dài 6,28 mét (của 2 mặt hướng Đông và Tây), mỗi mặt có 3 cửa. Chiều rộng 4,54 mét, mỗi mặt có 2 cửa. Các cửa đều được xây cuốn, đỉnh thuôn nhọn. Tầng hai: chiều dài 4,8 mét, rộng 3,64 mét và có kiến trúc giống như tầng một. Tầng ba: chiều dài 2,97 mét, rộng 1,9 mét. Tầng này chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68 mét, phía trên cửa có 3 chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa). Tầng đỉnh có nét giống một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2 mét. Nơi đây từng là nơi chôn cất của vợ một tướng Pháp
  • Đền Ngọc Sơn: nằm ở phía Bắc hồ, xưa có tên là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng khi dời đô ra Thăng Long và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra đền Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ (bị Lê Chiêu Thống cho người đốt năm 1787 để trả thù các chúa Trịnh)[7]. Đền Ngọc Sơn thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo.
  • Cầu Thê Húc: dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”
  • Tháp Bút: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, bao gồm năm tầng. Trên đỉnh là tượng trưng cho một ngòi bút đối lên trời, phần thân có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh), thân tầng thứ ba của tháp có khắc một bài Bút Tháp Chí.
  • Đài Nghiên: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, là phkần không thể thiếu của Tháp bút. Ba chân kê nghiên là hình tượng ba con cóc. Trên thân nghiên khắc một bài Minh, gồm 64 chữ Hán.

Hồ Trúc Bạch

du lịch, hà nội, hồ, hồ đẹp nhất, điểm du lịch, đáng chú ý, trên cao, ngắm nhìn, chiêm ngưỡng, thư thái, du ngoạn, top 10 hồ nước đẹp không thể bỏ lỡ khi đến tham quan hà nội

Khám phá Hồ Trúc Bạch

Hồ Trúc Bạch là một hồ thuộc quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội, Việt Nam, nguyên là một phần hồ Tây.

Trước kia đây là hồ Tây, ở vào góc Đông Nam. Thời trước khu vực này vì sóng lặng hơn nên cá hồ Tây thường tụ về đây. Dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp một con đê nhỏ để ngăn góc này lại, đánh cá cho dễ hơn, và sau là nuôi cá. Sau đó chúa Trịnh cho đắp con đê rộng ra, và gọi là đê Cố Ngự (nghĩa là giữ vững). Sau này đường Cố Ngự bị đọc chệch thành Cổ Ngư, và là đường Thanh Niên ngày nay.

Phía Đông hồ có bán đảo, dân năm làng đúc đồng ở Bắc Ninh tụ ở đây, hình thành làng đúc đồng Ngũ Xã.

Xung quanh hồ có nhiều nơi di tích cổ như: đền Quán Thánh, chùa Châu Long, đền Cẩu Nhi.

Năm 1925, xưởng phát điện Yên Phụ được người Pháp cho xây dựng bên bờ phía Bắc của hồ Trúc Bạch và nó trở thành nguồn cung cấp điện quan trọng nhất cho Hà Nội đến tận cuối thập niên 1980. Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, không lực Hoa Kỳ đã tập trung oanh tạc nhà máy này. Để bảo vệ nhà máy điện và khu vực Ba Đình gần đó, hệ thống phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam được bố trí dày đặc ở đây. Ngày 26/10/1967, máy bay của John McCain trong khi thực hiện nhiệm vụ oanh tạc nhà máy điện Yên Phụ đã bị tên lửa bắn rơi. Ông nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch và bị dân quân ở khu vực này bắt.

Cùng với quá trình đô thị hóa, các làng cổ xung quanh hồ Trúc Bạch không còn nữa, thay vào đó là các nhà và công trình theo kiến trúc hiện đại. Bờ hồ được kè đá và làm đường lưu thông xung quanh.

Hồ Tây

du lịch, hà nội, hồ, hồ đẹp nhất, điểm du lịch, đáng chú ý, trên cao, ngắm nhìn, chiêm ngưỡng, thư thái, du ngoạn, top 10 hồ nước đẹp không thể bỏ lỡ khi đến tham quan hà nội

Ngắm nhìn hồ Tây từ trên cao

Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành thủ đô Hà Nội, nằm ở quận Tây Hồ. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là khoảng 14,8 km.

Hồ Tây từ xa xưa đã là thắng cảnh nổi tiếng. Từ thời Lý-Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thuý Hoa đời nhà Lý, tức điện Hàm Nguyên đời nhà Trần nay là khu chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa đời nhà Lý nay là khu chùa Kim Liên; điện Thuỵ Chương đời nhà Lê nay là khu Trường Chu Văn An.

Xung quanh hồ cũng có nhiều di tích văn hoá, lịch sử như:

  • Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ Bà huyện Thanh Quan với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo;
  • Làng Nhật Tân với chùa Tào Sách và nghề trồng hoa đào nổi tiếng;
  • Làng Tứ Tổng với chùa Vạn Phúc và nghề trồng dâu nuôi tằm, sau này chuyển sang trồng quất cảnh. Quất cảnh Tứ Liên (tên mới của Tứ Tổng) đẹp nhất trong tất cả các vùng trồng quất cảnh ngày nay;
  • Làng Xuân La với chùa Thiên Niên (Thiên Niên cổ tự) thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô thứ phi của vua Lê Thánh Tông;
  • Làng Kẻ Bưởi (An Thái) với nghề làm giấy (giấy dó) cổ truyền, với đền Đồng Cổ (hiện nằm trên đường Thụy Khuê) nơi bách quan hội thề đời nhà Lý;
  • Làng Thuỵ Khuê với chùa bà Đanh, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc,
  • Phủ Tây Hồ (thờ Liễu Hạnh Công chúa) nổi tiếng là một di tích và là một thắng cảnh.
  • Đường Thanh niên: Trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp đắp ngăn một góc Hồ Tây. Năm 1957 – 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, con đường được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay, sau đó con đường được đổi tên thành Đường Thanh Niên. Vào những ngày đẹp trời, rất đông người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ hoặc chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp.
  • Trường Chu Văn An

Hồ Ngọc Khánh

du lịch, hà nội, hồ, hồ đẹp nhất, điểm du lịch, đáng chú ý, trên cao, ngắm nhìn, chiêm ngưỡng, thư thái, du ngoạn, top 10 hồ nước đẹp không thể bỏ lỡ khi đến tham quan hà nội

Tìm hiểu thêm về Hồ Ngọc Khánh

Hồ Ngọc Khánh là một trong những điểm vui chơi công cộng của Hà Nội, hàng ngày hồ Ngọc Khánh thu hút khá đông người dân đến để ngắm cảnh, nghỉ ngơi. Hồ Ngọc Khánh (quận Ba Đình) là một trong những hồ rộng và thoáng của Thủ đô. Thời gian qua, được thành phố và quận đầu tư cải tạo, lòng hồ được nạo vét, phố Phạm Huy Thông bao xung quanh hồ được nâng cấp, vỉa hè được lát gạch, bó vỉa chống sụt lở rất chắc chắn. Nhiều cây xanh được trồng xung quanh hồ tạo cho cảnh quan rất thơ mộng, là nơi khá lý tưởng cho người dân, nhất là các cụ cao tuổi thả bộ thư giãn.

Đã từ lâu người dân quanh hồ Ngọc Khánh, Hà Nội không còn lạ lẫm với cảnh cứ mỗi chiều thứ bảy lại có dăm ba chiếc thuyền mô hình rẽ sóng với những tiếng nổ đanh giòn đặc trưng. Mặt nước êm ả giữa lòng thủ đô trở thành sân chơi của những người đam mê môn thể thao mô hình. Kỷ niệm về những chiếc tàu thủy sắt gò, chạy bằng dầu hỏa mỗi độ trung thu đã nuôi dưỡng niềm đam mê của anh Nguyễn Thanh Bình, người được anh em “tấn phong” là chủ tịch CLB thuyền mô hình Hà Nội. Mê đắm các loại mô hình và từng chơi qua máy bay, ôtô nhưng cuối cùng anh dừng lại với những chiếc thuyền điều khiển từ xa bởi “tình yêu sông nước” và cũng vì vị trí kế ngay bên bờ hồ Ngọc Khánh, nơi công ty tạo mẫu của anh tọa lạc. Từ những chiếc thuyền mô hình đầu tiên đặt mua ở nước ngoài, 3 năm trước đây, không hài lòng với việc chơi đồ mua sẵn, anh Bình đã đặt mục tiêu tự mình thiết kế và chế tạo lấy đồ chơi. Không có tài liệu hướng dẫn cụ thể, chỉ dựa vào kinh nghiệm cộng với một chút “liều lĩnh” anh cũng đã mày mò làm ra chiếc thuyền “nội địa hóa 80%” với những sáng tạo khá độc đáo.

Hồ Giám

du lịch, hà nội, hồ, hồ đẹp nhất, điểm du lịch, đáng chú ý, trên cao, ngắm nhìn, chiêm ngưỡng, thư thái, du ngoạn, top 10 hồ nước đẹp không thể bỏ lỡ khi đến tham quan hà nội

Các ông đồ khai bút ở Hồ Giám

Phía nam, trước mặt Văn Miếu là hồ Minh Đường hay Văn hồ, dân gian thường gọi là hồ Giám. Chính quyền thành phố Hà Nội đã cố gắng giải tỏa, nhưng hiện nay diện tích cũng chỉ còn được 12297 m², giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò dựng Phán Thủy đường. Theo ý đồ kiến trúc, đây vốn là cái “tiểu minh đường” của Văn Miếu, là một bộ phận khăng khít của toàn bộ công trình kiến trúc chung. Năm 1863, trong dịp sửa nhà bia Văn Miếu, Văn Hồ đã được một lần tu sửa. Sự việc này còn ghi lại rõ ràng trên tấm bia đá dựng ở gò giữa hồ: Trước miếu có hồ lớn, trong hồ có gò Kim Châu, vào khoảng niên hiệu Cảnh Trị (1668-1671), Tham tụng họ Phạm(Phạm Công Trứ) làm 10 bài thơ vịnh Phán thủy để ghi lại cảnh đẹp… Mùa thu năm Quý Hợi niên hiệuTự Đức (1863) tôi cùng Cao đài Đặng Lương Phủ (Đặng Tá) dựng đình bia Tiến sĩ và sửa sang khu hồ… Mùa thu năm Ất Sửu(1865), Đặng sứ quân lại xuất tiền nhà xây một đình trên gò Kim Châu. Đình làm xong gọi là Văn hồ đình…. .

Một hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát, một gò đất nổi giữa hồ trên có một kiến trúc nhỏ đẹp lẩn dưới cành lá sum suê, cảnh này mở đầu cho một khu kiến trúc sẽ trở thành một tấm gương soi, nhân đôi cảnh trí, có tác dụng gây cho khách tham quan cảm giác mát mẻ dịu dàng ngay từ khi mới đặt chân vào khu kiến trúc.

Đăng bởi: Lợi Nguyễn

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก