Hà Nội

Top 10 ngôi đền linh thiêng trên địa bàn Hà Nội.

Hà Nội luôn được biết đến là thủ đô ngàn năm văn hiến, là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước Việt Nam. Đây cũng được mệnh danh là vùng đất tụ khí linh thiêng bậc nhất cả nước, với rất nhiều những ngôi đền vô cùng nổi tiếng, linh thiêng gắn liền với đời sông tâm linh của rất nhiều những người dân Việt Nam. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu top 10 ngôi đền nổi tiếng linh thiêng trên địa bàn Hà Nội nhé

Đền Bạch Mã

tâm linh, đền, chùa, linh thiêng, linh khí, ngàn đời, top 10 ngôi đền linh thiêng trên địa bàn hà nội.

Phóng sự về đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã (“Bạch Mã tối linh từ”) là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành); Đền Kim Liên (trấn giữ phía Nam kinh thành); Đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành); Đền Bạch Mã (trấn giữ phía Đông kinh thành), nằm ở địa chỉ 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hiện tại ngôi đền có quy mô kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam gồm có Nghi môn, Phương đình, Đại bái, Thiêu hương, Cung cấm và nhà hội đồng ở phía sau. Các mục hạng này được bố trí theo chiều dọc, trong một không gian khép kín. Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ 19). Nổi bật trong kết cấu kiến trúc của đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, các bộ vì đỡ mái được làm kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”, đặc biệt là “hệ củng 3 phương” tại nhà phương đình vừa có tác dụng chịu lực, vừa là tác phẩm nghệ thuật và sử dụng để treo đèn trong các ngày lễ hội và kết cấu “vòm vỏ cua” đỡ mái hiên nhà thiêu hương. Trên các côn gỗ, xà lách, xà ngang, các vì chồng rường đều có nhiều mảng trang trí với các đề tài phong phú và nét trạm chắc, khỏe.

Đền Quán Thánh

tâm linh, đền, chùa, linh thiêng, linh khí, ngàn đời, top 10 ngôi đền linh thiêng trên địa bàn hà nội.

Tìm hiểu về đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010 – 1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn).

Đền Quán Thánh nằm bên cạnh Hồ Tây, cùng với chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hóa tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội. Đền tọa lạc tại số 190 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Tương truyền đền có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Nhưng theo Vũ Tam Lang trong cuốn Kiến trúc cổ Việt Nam, thì đền được khởi dựng năm 1012.

Theo Vũ Tam Lang thì đền được di dời về phía Nam hồ Tây trong đợt mở rộng Hoàng thành Thăng Long năm 1474 của vua Lê Thánh Tông[4], nhưng diện mạo được tu sửa vào năm 1836-1838 đời vua Minh Mạng. Các bộ phận kiến trúc đền sau khi trùng tu bao gồm tam quan, sân, ba lớp nhà tiền tế, trung tế, hậu cung. Các mảng chạm khắc trên gỗ có giá trị nghệ thuật cao. Bố cục không gian thoáng và hài hòa. Hồ Tây phía trước mặt tiền tạo nên bầu không khí mát mẻ quanh năm.

Ngôi chính điện (bái đường) nơi đặt tượng Trấn Vũ có 4 lớp mái (4 hàng hiên). Chính giữa là bức hoành phi đề “Trấn Vũ Quán”. Hai tường hồi có khắc các bài thơ ca ngợi ngôi đền và pho tượng Trấn Vũ của các tác giả thời nhà Nguyễn như Nguyễn Thượng Hiền, Vũ Phạm Hàm… Nhà Tiền tế có khám thờ và án thư cùng tượng thờ nghệ nhân đúc tượng Trấn Vũ, Luân Quận Công Vũ Công Chấn.

Đền Voi Phục

tâm linh, đền, chùa, linh thiêng, linh khí, ngàn đời, top 10 ngôi đền linh thiêng trên địa bàn hà nội.

Khám phá đền Voi Phục

Đền Voi Phục (“Tây trấn từ”) là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn của thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi thờ bảo lan. Đền tọa lạc tại số 362 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, cạnh công viên Thủ Lệ, gần trường Đảng Lê Duẩn và đối diện Trường Đại học Giao thông Vận tải.

Đường lên sân có ba lối, chính giữa có 12 bậc đá rộng, nơi chỉ để rước kiệu trong ngày lễ, bình thường đi hai lối bên. Trước mặt lối giữa là một giếng vuông mang ý nghĩa tụ thuỷ tụ phúc, nơi xưa kia lấy nước cúng (có lẽ giếng đã được sửa thành vuông trong thời gian gần đây). Ý nghĩa cầu nước và cầu no đủ còn được thể hiện ở đôi rồng mây “chạm tròn” bằng đá, một sản phẩm khoảng giữa thế kỷ XIX và đôi hổ phù gắn hai bên tường cửa chính được chạm nổi, mang nét chuẩn mực. Đền Voi Phục có dạng chữ Công. Tiền tế 5 gian, kết cấu vì chồng rường, mái lợp ngói mũi hài cổ.

Trung đường 1 gian chạy dọc vào phía trong nối với hậu cung. Tại tòa này được đặt ngai lớn chạm khắc hình rồng, hoa lá tỉ mỉ, các nét chạm mang nghệ thuật thế kỷ XIX. Dưới ngai thờ thần là tượng 2 vị tuỳ tướng quỳ chầu. Hậu cung cũng 5 gian, gian chính giữa ở vị trí sâu và cao nhất là pho tượng đức Linh Lang Đại vương với nét mặt thanh tú, cao sang. Phía trước pho tượng Ngài là một hòn đá lớn được đặt trong hộp kính. Hòn đá có vết lõm, tương truyền thần đã từng gối đầu trên hòn đá này. Hai bên hòn đá là tượng 2 vị phụ tá đứng chầu. Trong đền, ngoài các pho tượng còn có hoành phi, câu đối, nhang án, long ngai, cửa võng bát bửu cùng các đồ tế khí. đều được sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Đền Kim Liên

tâm linh, đền, chùa, linh thiêng, linh khí, ngàn đời, top 10 ngôi đền linh thiêng trên địa bàn hà nội.

Lễ Hội đền Kim Liên

Đình và đền Kim Liên – “Kim Liên từ” (hay còn gọi là đền Cao Sơn) là trấn phía nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh (trấn giữ phía bắc kinh thành); Đền Bạch Mã (trấn giữ phía đông kinh thành); Đền Voi Phục (trấn giữ phía tây kinh thành); Đền Kim Liên (trấn giữ phía nam kinh thành). So với ba ngôi đền kia thì đền Kim Liên được xây dựng muộn hơn (khoảng thế kỷ 16 – 17).

Đình được xây dựng trên một gò đất cao ở phía đông đầm Kim Liên. Cổng đình và cửa chính điện đều hướng về phía tây, trông ra đầm Kim Liên (đầm này nay không còn do bị lấp đi để làm đường vành đai 1). Kiến trúc của đình bao gồm hai phần tương đối rõ: phần phía trước gò có một cổng trụ biểu, hai dãy giải vũ hai bên sân gạch rộng và phần kiến trúc chính của di tích nằm trên gò đất cao. Đi hết khoảng sân trên thì qua chín bậc gạch cao được xây bằng những viên gạch vồ có kích thước lớn thời Lê Trung Hưng nối hai bộ phận kiến trúc trên.

Đình chính gồm Nghi môn, Đại bái và Cung cấm. Nghi môn là một nếp nhà ba gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. Bốn bộ vì đỡ mái được làm theo kiểu chồng rường giá chiêng, cột trốn. Trên các bộ phận kiến trúc các họa tiết trang trí được thể hiện sinh động, công phu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Nhà đại bái gồm 5 gian mới được thành phố tôn tạo trong dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long-Hà Nội, với kiểu dáng kiến trúc truyền thống. Hậu cung là một nếp nhà ba gian dọc, xây gạch trần mái lợp ngói ta. Trong nhà xây vòm cuốn, nội thất được bố trí như sau: gian ngoài cùng, bó bệ gạch cao để đặt hương án; gian thứ hai xây bệ gạch cao để đặt long ngai và các đồ tế khí. Gian cuối cùng là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương và hai nữ thần phối hưởng (Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương (công chúa con gái vua Lê) và Huệ Minh công chúa). Vào tháng 2 năm 2009, đình được sửa sang, tu bổ.

Đền Ngọc Sơn

tâm linh, đền, chùa, linh thiêng, linh khí, ngàn đời, top 10 ngôi đền linh thiêng trên địa bàn hà nội.

Giới thiệu đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn (Ngọc Sơn từ) là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, Việt Nam. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.

Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 – 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thụy Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá hủy. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Bài ký “Đền Ngọc Sơn đế quân” được soạn năm 1843 vào lúc nhân dịp sửa đền Quan đế thành chùa Ngọc Sơn có viết: “…Hồ Tả Vọng tên cũ gọi hồ Hoàn Kiếm là một danh thắng đất Kinh kỳ xưa. Phía bắc mặt hồ, một gò đất nổi lên rộng khoảng ba bốn sào, tương truyền là chỗ đài câu cá thời cuối Lê. Trước đây, ông Tín Trai làng Nhị Khê nhân có đền Quan Đế tại đấy bèn mở rộng sửa sang thêm gọi là chùa Ngọc Sơn…”.

Ít năm sau chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đặt tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn. Theo bài ký “Sửa lại miếu Văn Xương”, thì “…Hiện nay đền thờ mới đã hoàn thành, phía trước kề bờ nước, làm đình Trấn Ba, ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Bên tả, phía đông cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên. Lại về phía đông trên núi Độc Tôn, xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật…”

Đền Bà Kiệu

tâm linh, đền, chùa, linh thiêng, linh khí, ngàn đời, top 10 ngôi đền linh thiêng trên địa bàn hà nội.

Đền Bà Kiệu, tên chữ là Thiên Tiên điện, là một ngôi đền ở ven phía đông hồ Gươm, Hà Nội, xế cửa đền Ngọc Sơn. Đền thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh Công chúa, Quỳnh Hoa và Quế Nương.

Theo Thăng Long cổ tích khảo thì đền xây vào thời nhà Lê triều Vĩnh Tộ (1619-28), đến triều Cảnh Hưng thì mở rộng thêm. Vào thời Tây Sơn triều Cảnh Thịnh đền đúc quả chuông lớn. Triều vua Tự Đức ngôi đền được tu sửa lần nữa.

Khi người Pháp chiếm lấy Hà Nội và mở rộng phố xá chung quanh hồ Gươm thì vị trí đền Bà Kiệu bị trưng dụng. Năm 1891 niên hiệu Thành Thái thứ hai, một phần đất của ngôi đền phải giao cho chính phủ để đắp “Boulevard Francis Garnier” (sau năm 1954 là đường Đinh Tiên Hoàng). Con đường cắt ngang khu đền ra làm đôi: cổng tam quan phía tây nằm ở phía bờ hồ còn nhà đại bái, phương đình và hậu cung thì nằm bên phía đông đường.

Kiến trúc đền Bà Kiệu mang phong cách thời nhà Nguyễn. Cổ vật còn lưu lại đền là hương án, cửa võng, khám thờ cùng các sắc phong tiền triều.

Đền Sóc

tâm linh, đền, chùa, linh thiêng, linh khí, ngàn đời, top 10 ngôi đền linh thiêng trên địa bàn hà nội.

Kiến trúc đền Sóc

Khu di tích lịch sử đền Sóc là nơi gắn với truyền thuyết anh hùng thánh Gióng bay về trời sau khi đánh thắng giặc Ân. Khu di tích này được Vua Lê Đại Hành cho xây dựng tại khu vực núi Sóc, thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Non Nước, chùa Đại Bi, đền Thượng, hòn đá Chồng, tượng đài Thánh Gióng và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc.

Khởi nguồn từ ngôi miếu thờ nhỏ mang tên Đổng Thiên Vương và chùa Non Nước đã được xây dựng từ thời Đinh Tiên Hoàng để làm nơi tu hành của Quốc sư Khuông Việt, một lần Lê Hoàn (Lê Đại Hành) cùng các tướng sĩ trên đường hành quân chống giặc Tống xâm lược, vua tôi nhà Tiền Lê vào làm lễ cầu thánh Gióng phù hộ. Trong trận chiến, quân Tống thua to, khi quay về vua Lê Đại Hành vào lễ tạ rồi sai người tìm gốc trầm hương làm tượng thần và xây dựng thành khu đền uy nghi. Đồng thời phong thêm hai chữ “Phù” và “Thiên”, tên của ngài được thờ tại đền Sóc là “Phù Đổng Thiên Vương”.

Đền Đồng Cổ

tâm linh, đền, chùa, linh thiêng, linh khí, ngàn đời, top 10 ngôi đền linh thiêng trên địa bàn hà nội.

Di tích đền Đồng Cổ, Hà Nội.

Đền Đồng Cổ được xây dựng từ thời nhà Lý vào năm 1028. Đền ở Thôn Nam, phường Yên Thái, huyện Quảng Đức, thành Thăng Long, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, thì đó chính là dấu tích còn sót lại của 1 trong 8 cảnh đẹp quanh Hồ Tây được nhắc tới trong Thăng Long bát cảnh. Ngày nay, lễ hội đền Đồng Cổ ở Hà Nội được tổ chức vào ngày 4 tháng 4 âm lịch, đã mô phỏng lại hội thề lịch sử năm xưa…

Đền Đồng Cổ ở Bưởi hiện còn quy mô kiến trúc không lớn, bao gồm: Tam quan, Đền chính, Hậu cung. Chính giữa Hậu cung là hương án thờ, trên đặt long ngai bài vị – áo mũ thần Đồng Cổ. Đền Đồng Cổ còn bảo lưu nhiều di vật có giá trị, trong đó phải kể đến 12 đạo sắc phong qua các thời Lê – Tây Sơn – Nguyễn. Đền được trùng tu lại năm 2009 – 2010 nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Đền Đồng Cổ bên Hồ Tây có vị trí quan trọng, gắn liền với hội thề “Trung hiếu” độc đáo và đặc sắc của Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. Hiện nay, ở đất Thăng Long có hai nơi thờ thần Đồng Cổ: Đền Đồng Cổ ở phường Bưởi và miếu Đồng Cổ ở thôn Nguyên Xá, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm.

Đền Quán Đôi

tâm linh, đền, chùa, linh thiêng, linh khí, ngàn đời, top 10 ngôi đền linh thiêng trên địa bàn hà nội.

Khám phá đền Quán Đôi

Nằm bên bờ sông Tô Lịch, đền Quán Đôi thuộc địa phận làng An Phú, phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội) một thời từng được xem là “nhân chứng quan trọng” không thể thiếu trong kịch bản câu chuyện về “thánh vật” ở dòng sông Tô.

Sau khi câu chuyện “thánh vật” ở sông Tô Lịch được đăng tải lên báo, nơi đây đã trở thành một “thánh địa”, một “xứ thiêng” để từng dòng người ùn ùn kéo đến làm lễ cúng bái.

Thậm chí, khi chúng tôi đến thăm đền Quán Đôi, dù là ngày bình thường nhưng bên trong đền vẫn có nhiều người đang hành lễ, xì sụp khấn vái.

Cụ Nguyễn Thị Điển, năm nay đã hơn 80 tuổi, là người đang trông coi ngôi đền Quán Đôi hiện nay. Cụ Điểm cũng là một trong bốn cụ cao tuổi nhất của làng An Phú (gồm các cụ Đặng Thị Xe, Đặng Thị Thạch, Nguyễn Thị Điển và Nguyễn Thị Chiển) đã tự nguyện đứng ra ủng hộ tiền để trùng tu, xây dựng lại đền Quán Đôi, cho biết:

“Khi xưa đoạn sông Tô Lịch chảy qua làng An Phú không chảy thẳng mà có một khúc cua. Khúc cua đó chính là vị trí trước đền Quán Đôi. Đối diện với làng An Phú, phía bên kia bờ sông Tô Lịch kéo dài cho đến Dốc Bưởi bây giờ khi đó gọi là Trại Đoài Môn, còn có tên gọi là Đường Thành vì là một phần của thành Đông Quan xưa.

Đền Hòa Mã

tâm linh, đền, chùa, linh thiêng, linh khí, ngàn đời, top 10 ngôi đền linh thiêng trên địa bàn hà nội.

Tài liệu về đình – đền – chùa Hòa Mã

Đền Hòa Mã, còn có tên là Lưu Ly điện, và Tiên Thiên từ (đền Tiên Thiên) ở số 3 phố Phùng Khắc Khoan, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Thời Lê đền thuộc thôn Đổi Mã, phủ Phụng Thiên; đến đời Minh Mệnh triều Nguyễn đổi là thôn Hòa Mã, tổng Kim Liên, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội. Đình và đền Hòa Mã được xây dựng cùng lúc thành lập làng, theo truyền thuyết, tên Đổi Mã của làng trước kia là chỉ việc vua Lê trên đường đi tế đàn Nam Giao tới đây thay áo đổi ngựa trước khi vào tế ở điện Chiêu Sự.

Theo tấm bia ở sau chùa Hòa Mã thì đình và đền do ông Năm họ Đào xây dựng lên. Ông Năm họ Đào chính là Đào Duy Từ, một danh nhân của Hà Nội và cũng là danh nhân đất nước. Đào Duy Từ là con thứ năm của vị chủ giáo phường (Phường hát) của Thăng Long. Cha con ông đã có công chiêu dân ca xướng lập làng Hòa Mã. Là con nhà phường hát, theo quy chế triều Lê -Trịnh, không được đi thi, dù ông học giỏi nổi tiếng thời bấy giờ, nên ông đã bỏ vào Nam theo chúa Nguyễn. Như vậy, theo sự tích thì đình, đền Hòa Mã có thể được xây dựng vào đời Lê Cảnh Hưng (1740-1788). Sắc phong sớm nhất hiện còn ở đình là sắc phong của đời Cảnh Thịnh thứ nhất (1793) xác minh rõ hơn về sự ra đời của đình đền Hòa Mã.

Trên đây là danh sách 10 ngôi đền vô cùng nổi tiếng và linh thiêng của Hà Nội. Đây là những địa điểm tâm linh mà bạn nên ghé thăm khi tham quan thủ đô Hà Nội. Bạn ấn tượng với ngôi đền nào nhất? Hãy để lại ý kiến bằng cách Vote nhé! Xin chào và hẹn gặp lại

Đăng bởi: Hải Vũ Văn

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก