Hà Nội

Top 12 cây cầu vượt sông Hồng ở Hà Nội

Thủ đô Hà Nội là một nơi không hề xa lạ với bất cứ người dân Việt Nam nào. Sở dĩ, thành phố này có tên là Hà Nội là bởi nó nằm gọn trong sự bao bọc của con sông Hồng hùng vĩ. Chính vì lẽ đó, một trong những điểm nổi bật của quy hoạch Hà Nội chính là những cây cầu hoành tráng vượt sông Hồng. Đây đều là các công trình hết sức quan trọng, mang tính huyết mạch trong mạng lưới giao thông đô thị của thành phố. Vậy ở Hà Nội hiện nay đã đang và sẽ có những cây cầu nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé

Cầu Long Biên

cầu, sông, hồng, dự án, quy hoạch, bản đồ, top 12 cây cầu vượt sông hồng ở hà nội

Khám phá cầu Long Biên.

Cầu Long Biên là cây cầu bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội.

Cầu do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ ghi thời gian thi công và nhà thầu xây dựng: ‘1899 -1902 – Daydé & Pillé – Paris.

Cầu Long Biên là cầu bắc qua sông Hồng. Đây là cây cầu thép đầu tiên xây dựng bắc qua Sông Hồng.

Cầu Long Biên có trong câu vè sau:

Hà Nội có cầu Long Biên

Vừa dài vừa rộng bắc qua sông Hồng

Tầu xe đi lại thong dong

Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi…

Cầu Chương Dương

cầu, sông, hồng, dự án, quy hoạch, bản đồ, top 12 cây cầu vượt sông hồng ở hà nội

Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200, địa phận Hà Nội, nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Tại cây cầu này các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thử sức mình để có thể tự thiết kế và thi công các cây cầu lớn khác.

Cầu chính là các nhịp bằng kết cấu thép gồm 21 nhịp: 11 nhịp thép; 10 nhịp bê tông trong đó 7 nhịp ở phía Hà Nội và phía Gia Lâm có 3 nhịp. Các nhịp dầm thép được cấu tạo bằng những thanh dầm gắn với nhau theo liên kết hình học tam giác thuộc loại dầm 89,28 m rất đặc biêt chỉ có ở cây cầu này. Các kỹ sư Việt Nam đã vận dung sáng tạo, “chế sửa” 2 loại dầm là dầm 105,28m và dầm 73,28m thành loại dầm 89,28m, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có ở trong nước.

  • Chiều dài: 1.230m.
  • Tải trọng: H30.
  • Phân tải: cầu chia làm bốn làn xe chạy hai chiều, ở giữa có phần cánh gà mỗi bên rộng 5 m. Phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5 m.
  • Đơn vị thiết kế: Viện thiết kế giao thông (nay là Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải TEDI).
  • Đơn vị xây dựng: Liên hiệp các xí nghiệp giao thông khu vực 1 và xí nghiệp liên hợp xây dựng cầu Thăng Long.

Cầu Vĩnh Tuy

cầu, sông, hồng, dự án, quy hoạch, bản đồ, top 12 cây cầu vượt sông hồng ở hà nội

Cận cảnh cầu Vĩnh Tuy.

Cầu Vĩnh Tuy là một cây cầu bắc qua sông Hồng, phía đầu cầu bên trung tâm Hà Nội nằm ở địa phận phường Vĩnh Tuy, thành phố Hà Nội, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên.

  • Đây là cầu kết cấu dầm hộp bêtông cốt thép dự ứng lực, sơ đồ cầu liên tục nhiều nhịp.
  • Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỉ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam (135m so với cầu Thanh Trì là 130m)
  • Cầu được thiết kế có 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe hỗn hợp. (giai đoạn I)
  • Bảo đảm lưu lượng vận tải khoảng 35.000 lượt xe/ngày đêm vào năm 2010.
  • Tổng chiều dài gần 5 km. Phần cầu qua sông dài 3.690 m. Phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990 m, rộng 38 m. Đây được cho là cây cầu rộng nhất Việt Nam hiện nay.
  • (Hiện tại là cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống rộng 55m)

Cầu Vĩnh Tuy cùng với cầu Thanh Trì là 2 cây cầu mới được xây dựng tại Hà Nội, có ý nghĩa giao thông quan trọng nhưng đều chậm tiến độ không dưới 2 năm.

Cầu Thanh Trì

cầu, sông, hồng, dự án, quy hoạch, bản đồ, top 12 cây cầu vượt sông hồng ở hà nội

Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Hoàng Mai), cắt đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại Thạch Bàn, Long Biên, điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Long Biên). Cầu Thanh Trì có trọng tải H30 – XB80 tức là: xe tải bánh lốp có tải trọng dưới 30 tấn, cũng như xe bánh xích có tải trọng dưới là 80 tấn thì đạt điều kiện về tải trọng để qua cầu. Cầu chính dài 5.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100 km/h; giá đấu thầu là 1.395,46 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, cầu Thanh Trì sẽ góp phần cơ bản giải quyết ách tắc giao thông tại thủ đô Hà Nội. Cầu Thanh Trì được coi là dự án cầu lớn nhất Đông Dương hiện nay.

  • Ngày 18 tháng 8 năm 2006, hợp long cầu Thanh Trì [1].
  • Ngày 2 tháng 2 năm 2007, cầu được thông xe.
  • Đến ngày 9 tháng 10 năm 2010, khánh thành cầu vượt cạn Pháp Vân kết nối cầu Thanh trì.

Cầu Nhật Tân

cầu, sông, hồng, dự án, quy hoạch, bản đồ, top 12 cây cầu vượt sông hồng ở hà nội

Cầu Nhật Tân nhìn từ trên cao.

Cầu Nhật Tân là một cây cầu tại thủ đô Hà Nội, đây là cây cầu dây văng lớn thứ hai Việt Nam hiện tại được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng nằm trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao với quốc lộ 5 tại km 7+100, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh. Cầu được khởi công ngày 7 tháng 3 năm 2009, ngay sau khi hoàn thành cầu Thanh Trì và hoàn thành nhân kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội 1000 năm. Theo dự án, cầu được kết cấu kiểu dây văng liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực, thi công bằng phương án đúng hẫng cân bằng. Cầu Nhật Tân được khánh thành vào ngày 4/1/2015, đồng bộ với đường Nhật Tân – Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội. Cầu được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô, và cũng tượng trưng cho 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân – Hà Nội.

Mặt cầu rộng 43,2 m với 8 làn xe cho cả hai chiều, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe máy, 2 làn xe buýt phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ. Cầu dài 3,9 km và có đường dẫn 5,27 km, trong đó phần chính của cầu qua sông dài 2,5 km.

Vì cầu được xây dựng dưới sự tư vấn thiết kế và giám sát thi công của các đơn vị đến từ Nhật Bản, và cũng vì 5 trụ cầu tượng trưng cho 5 cánh hoa anh đào Nhật Bản, tượng trưng cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, nên Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam trong thời điểm đó – ông Hiroshi Fukada – cũng đã đưa ra ý kiến đổi tên cầu thành “cầu hữu nghị Việt – Nhật”.

Cầu Thăng Long

cầu, sông, hồng, dự án, quy hoạch, bản đồ, top 12 cây cầu vượt sông hồng ở hà nội

Khám phá cầu Thăng Long

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng tại vị trí km6+300, lúc đầu nằm trong Tổng thể đầu mối đường sắt khu vực Hà Nội do Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ xây dựng quy hoạch, và hiện nay thì nằm trên vành đai 3, nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm của Hà Nội, thủ đô của Việt Nam. Cây cầu này có quy mô lớn vào loại bậc nhất Đông Nam Á thời bấy giờ và là công trình thế kỷ của quan hệ Liên Xô – Việt Nam.

Cầu Thăng Long cách cầu Long Biên 11 km về phía thượng lưu sông Hồng.

– Cầu gồm 2 tầng dùng chung cho đường sắt và đường bộ.

– Tải trọng đường sắt: được tính toán cho đoàn tàu C12.

– Tải trọng đường xe ô tô: Tính cho đoàn xe H30- HK80.

– Tải trọng đường xe thô sơ: Phân bổ đều 400 kg/m2 hay 01 xe 13 tấn.

– Tải trọng đường người đi bộ: 300 kg/m2.

– Độ cao thông thuyền: Đảm bảo giao thông đường thuỷ mực nước thông thuyền +11,10m thì tàu 3000 tấn đi lại bình thường.

Cầu Tứ Liên (dự án)

cầu, sông, hồng, dự án, quy hoạch, bản đồ, top 12 cây cầu vượt sông hồng ở hà nội

Cầu Tứ Liên là cây cầu nối từ xã Đông Hội huyện Đông Anh sang đường Nghi Tàm quận Tây Hồ, cây cầu có chiều dài 3km. Sau khi hoàn thành, cầu Tứ Liên sẽ trở thành một trong số các tuyến giao thông chính cho người dân di chuyển từ khu vực huyện Đông Anh vào nội thành Hà Nội. Giảm tải trực tiếp mật độ giao thông cho cầu Chương Dương, Long Biên, Đông Trù hiện nay.

Theo quy hoạch chuẩn, phần thân cầu Tứ Liên sẽ có chiều dài 3km, phần nối từ các đường trục lên cầu có chiều dài 4km, tổng cộng là 7km. Cầu kéo thẳng qua sông Hồng, thiết lập một lộ trình mới từ Đông Anh qua hầm đường bộ Hồ Tây, giảm thời gian lưu thông của người dân từ khu vực Cổ Loa, Đông Hội sang khu vực trung tâm thủ đô từ khoảng 40 phút xuống còn 10 phút.
Cầu Tứ Liên được thiết kế theo lối kiến trúc dây văng, vừa đảm bảo chịu lực phù hợp với lưu lượng nước của sông Hồng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Một đầu của cầu nằm ở khu vực Đông Hội, Xuân Canh, Đông Anh, đầu còn lại thuộc nút giao thông bên cạnh khách sạn Thắng Lợi, Nghi Tàm, Tây Hồ.

Cầu Trần Hưng Đạo (dự án)

cầu, sông, hồng, dự án, quy hoạch, bản đồ, top 12 cây cầu vượt sông hồng ở hà nội

Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) đang nghiên cứu hai phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng, nối quận Hoàn Kiếm và Long Biên.

Theo nghiên cứu của TEDI, dự án cầu Trần Hưng Đạo có điểm đầu tại ngã 5 nút giao với đường Lê Thánh Tông – Trần Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng; điểm cuối vượt qua đường Nguyễn Văn Linh, kết nối với đường quy hoạch tại phường Việt Hưng, quận Long Biên. Toàn tuyến dài 5,5 km, trong đó phần cầu vượt sông dài 2,4 km, còn lại là đường dẫn hai đầu cầu. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 9.000 tỷ đồng.

TEDI đang nghiên cứu hai phương án kiến trúc cầu. Phương án một theo kiến trúc Đông Dương, điểm nhấn là biểu tượng trụ cổng giống các cửa ô của thủ đô tạo ra không gian cổ kính.

Phương án hai với điểm nhấn là trụ cầu mô phỏng thanh kiếm của Trần Hưng Đạo vươn lên bầu trời, gắn với trận chiến Bạch Đằng. Cầu có kết cấu dầm – cáp hỗn hợp, không phải cầu dây văng. “Chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm để đưa ra phương án khả thi nhất để trình hội đồng kiến trúc thành phố”, đại diện TEDI cho hay.

Cầu Ngọc Hồi (dự án)

cầu, sông, hồng, dự án, quy hoạch, bản đồ, top 12 cây cầu vượt sông hồng ở hà nội

Ngày 4/4/2016, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã kí ban hành Quyết định số 1572/QĐ-UBND về phê duyệt Chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 3,5 đoạn từ Quốc lộ 6 đến điểm giao với cầu Ngọc Hồi dự kiến (đoạn giao với đê sông Hồng), tỉ lệ 1/500 tại quận Hà Đông và huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Với qui hoạch cầu Ngọc Hồi và Vành đai 3,5, nhiều dự án hưởng lợi như Tecco Tứ Hiệp. Trong khoảng bán kinh 1km tính từ Vành đai 3,5 dẫn lên cầu Ngọc Hồi hiện cũng đã có nhiều dự án như Nhà ở xã hội IEC.

Dự án đường nối cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ với Vành đai 3 và Vành đai 3,5 – cầu Ngọc Hồi tạo kết nối cho các tỉnh phía Nam Thủ đô và tỉnh Hưng Yên. Bên cạnh đó, việc phê duyệt chỉ giới đỏ vành đai 3,5 từ QL6 đến cầu Ngọc Hồi sẽ tạo tiền đề cho việc giao lưu phương tiện giữa các tỉnh phía Bắc hướng về phía Nam cũng như giảm tải cho cầu Thanh Trì.

Cầu Mễ Sở (dự án)

cầu, sông, hồng, dự án, quy hoạch, bản đồ, top 12 cây cầu vượt sông hồng ở hà nội

Cầu Mễ Sở dự kiến có tổng chiều dài vào khoảng 13,8km, chiều rộng cầu là 17m. Điểm đầu của cầu là nút giao giữa đường quốc lộ 1A và vành đai 4 nằm trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội. Điểm cuối của cầu là nút giao giữa đường vành đai 4 và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nằm trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên.

Theo các phương án mà công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng Nguyên Minh và công ty CP đầu tư xây dựng giao thông Phương Thành đưa ra thì tổng chi phí xây dựng dự án cầu Mễ Sở vào khoảng 4.880 tỷ đồng, thời gian để thu lại vốn vào khoảng 23 năm.

Sau khi cầu Mễ Sở hình thành, người dân sẽ có thêm một lộ trình mới từ nội thành Hà Nội đi qua đường vành đai 4 đến cầu Mễ Sở qua sông Hồng đi đến địa bàn xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cũng như chiều ngược lại.

Theo quy hoạch, cầu Mễ Sở nằm trên trục đường vành đai 4 nối Thường Tín ( Hà Nội ) đến xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Cầu Văn Lang

cầu, sông, hồng, dự án, quy hoạch, bản đồ, top 12 cây cầu vượt sông hồng ở hà nội

Cầu Văn Lang (còn được gọi là cầu Việt Trì – Ba Vì) là một cây cầu bắc qua sông Hồng, nối liền hai tỉnh thành Hà Nội và Phú Thọ.

Cầu nằm ở phía tây bắc thành phố Hà Nội, kết nối Quốc lộ 32 và Quốc lộ 32C. Đầu cầu phía nam thuộc xã Phú Cường, huyện Ba Vì (Hà Nội), còn đầu cầu phía bắc thuộc phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Cầu có kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Chiều dài cầu là 1.557 m, chiều rộng là 12 m với hai làn xe cơ giới và hai làn xe hỗn hợp.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.460 tỷ tỷ đồng, do Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Mỹ đầu tư theo hình thức BOT. Công trình được khởi công vào ngày 1 tháng 8 năm 2016 và thông xe vào ngày 10 tháng 10 năm 2018.

Cầu Vĩnh Thịnh

cầu, sông, hồng, dự án, quy hoạch, bản đồ, top 12 cây cầu vượt sông hồng ở hà nội

Cầu Vĩnh Thịnh là cây cầu bắc qua sông Hồng, nối thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội với huyện Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, trên quốc lộ 2C thuộc tuyến đường vành đai 5 thành phố Hà Nội.

Cầu Vĩnh Thịnh được thiết kế với chiều rộng mặt cầu 16,5m bao gồm 4 làn xe. Các làn xe đều rộng 3.5m và bảo đảm tốc độ 80 km/h.

Tổng mức đầu tư của dự án là 2.323 tỷ VND, bao gồm nguồn vốn đầu tư vay từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Chủ đầu tư là Bộ giao thông Vận tải.

Hi vọng bài viết đã đem lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Xin chào và hẹn gặp lại!!!

Đăng bởi: Trần Hà Thu

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก