Đặc Sản Đặc Sản Tây Nguyên Tây Nguyên

[Top List] 59+ Món đặc sản Tây Nguyên tinh hoa núi rừng

I. Giới Thiệu Ẩm Thực Tây Nguyên 

Tây Nguyên – Một khu vực với địa hình là cao nguyên, với độ cao thấp nhất so với mực nước biển là 500m – 600m. Được biết đến là khu vực phù hợp với hàng tá cây công nghiệp được ưa chuộng như: cà phê, điều, cacao, cao su,… Tây Nguyên còn có hàng tá những khu rừng nguyên sinh, nhiều dân tộc thiểu số với hàng trăm đến ngàn nét văn hóa đặc trưng thú vị.

Ẩm thực Tây Nguyên vô cùng phong phú và đa dạng với phương pháp chế biến độc đáo của người dân vừa đơn giản và cầu kỳ khác nhau. Nhưng luôn mang đến những hương vị đặc trưng của quê hương vùng cao nắng gió, nét tinh túy của núi rừng vừa mang đậm chất hoang dã đầy cuốn hút vừa hấp dẫn, khó quên. 

Từ những món ăn nhẹ nhàng đến từ xứ sở thần tiên Đà Lạt như: Bánh căn, bánh xèo, canh atiso hầm giò heo; thịt nướng… đến những món ăn dân dã của đồng bào dân tộc như: Gỏi trứng kiến, cá lăng om lá khổ qua, canh trứng kiến lá giang (Đắk Lắk). Bên cạnh đó, còn có những món ăn được chế biến cầu kỳ như:  Cơm lam, gà sa lửa, lẩu lá rừng, gỏi lá Gia Lai với gần 50 loại rau, lá, cá tầm phi lê cuộn hoa kim châm với sốt dâu Đà Lạt ,… Ẩm thực vừa quen mà lạ, dễ tiếp nhận mà cũng đầy lôi cuốn để khám phá.

II. 59+ món đặc sản Tây Nguyên

Nét hoang sơ của núi rừng, đa dạng dân tộc tạo nên một nền ẩm thực đa dạng và đặc biệt mà bạn chỉ có thể tìm thấy ở Tây Nguyên.

Cùng chúng mình tìm hiểu về 59+ đặc sản Tây Nguyên không thể bỏ lỡ nhé!!

1. Phở khô Gia Lai

Phở Khô Gia Lai

Phở khô Gia Lai là món mà không thể không nhắc tới trong nền ẩm thực độc đáo của Tây Nguyên, phở khô còn được mang cái tên thú vị đó là phở ‘hai tô”, một tô đựng phở, và một tô đựng nước dùng.

Phở khô là một món khá cầu kỳ, bởi sợi phở đã được luộc qua nhưng phải giữ được độ dai, không bị dính, yêu cầu các công đoạn phải cực kỳ tỉ mỉ và những “topping” không thể thiếu như thịt gà xé nhỏ, thịt heo băm xào hành, hành phi. Thêm vào đó, bát nước dùng tạo nên sự độc đáo của cả ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực Tây Nguyên nói riêng. Đó là ninh kĩ với xương để tạo nên độ ngọt, thơm. Khi ăn thì nhớ thêm 1 ít rau sống và nước tương để cảm nhận hết hương vị đặc trưng của món phở độc đáo này nhé.

Địa chỉ để thưởng thức:

  • 24 Nguyễn Văn Trỗi, P. Hội Thương, TP. Pleiku
  • 15 Nguyễn Thái Học, TP. Pleiku.

2. Cơm Lam

Cơm Lam

Một món ăn không thể thiếu ở những vùng cao – Cơm Lam – tuy nhiên, mỗi vùng lại tạo nên một món cơm lam đặc trưng riêng cho họ. Do đó, dù bạn đã từng thưởng thức cơm lam ở nhiều nơi đi chăng nữa, thì cũng nên thử món ăn độc đáo này nhé.

Cơm lam không cầu kỳ như phở khô, nhưng cách nấu cũng tỉ mỉ không kém cạnh, đến nỗi mà dường như ngoài người trong vùng thì khó ai mà biết được cách nấu. Gạo để nấu cơm lam lúc nào cũng là những loại gạo được tuyển chọn là ngon nhất, thơm nhất. Với món này bạn chỉ cần ăn cơm với muối vừng cũng đủ để ngây ngất rồi đấy!

Địa chỉ để thưởng thức tại Gia Lai: 480 Lê Duẩn, P. Thắng Lợi, TP.  Pleiku

3. Muối kiến vàng

Muối kiến vàng

Muối kiến vàng – Nghe tên thì nhiều người có thể sẽ thấy rùng mình, bởi ai lại đi lấy ổi chấm kiến ăn bao giờ. Nhưng không như bạn nghĩ đâu, loại muối này được bình chọn là 1 trong 3 loại muối ngon nhất Việt Nam đấy. Chẳng khác gì món ăn Thái chỉ đúng vị khi ăn ở Thái, bạn chỉ có thể ăn được món này chính gốc ở Tây Nguyên mà thôi.

Để làm được món muối này, người dân phải đi sâu vào rừng để tìm những ổ kiến vàng này, chắc cũng bị cắn đau lắm 😀 Sau khi bắt về, họ đem rang sơ qua trên lửa cho chín tái, sau đó đem giã mịn cũng ớt cay, những loại lá mà chỉ có họ mới biết. Tin mình đi, món này không đáng sợ như cái tên của nó đâu, bởi vì nó nằm trong top 3 loại muối ngon nhất nước ta cơ mà.

Địa chỉ để mua: huyện Krông Pa, Gia Lai

4. Bò Một Nắng

Bò Một Nắng

Mua muối kiến vàng mà chưa biết chấm cái gì thì đây, bò một nắng – món bò ngon chắc có thể so sánh được với bò kobe của Nhật Bản luôn á. Bởi nguyên liệu để làm món bò này phải là thịt thăn, thịt bắp tươi ngon nhất.

Bò được thái thành những miếng hình chữ nhật, sau đó đem ướp rồi đem phơi nắng, phơi đến hơi ngả màu sẽ được đem bảo quản thật kỹ. Khi ăn phải nướng lại trên than, cũng vì cách phơi đó nên khi nướng lại thịt bò vẫn còn ẩm bên trong, ngày mưa gió lạnh lẽo đem ra nhâm nhi với vài ly rượu thì…

Địa chỉ để mua: huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. (Nơi chính gốc của món bò luôn)

5. Lẩu Lá Rừng

Lẩu Lá Rừng

Một món khá là đặc biệt ở vùng đất toàn cao nguyên nữa, đó là Lẩu lá rừng hay còn gọi là gỏi lá. Món ăn này thì khá bình dị bởi vì toàn cả lá không, nhưng phải biết được cách chọn lá, để khi ăn không bị chát, không bị đắng, không bị ngộ độc,…

Trời se se lạnh mà ngồi ăn lẩu thì… lẩu nào cũng ngon như nhau, nhưng có nhiều mùi vị thì không lẩu nào bằng lẩu lá rừng đâu nhé!! Với lại cũng đã đến Tây Nguyên rồi thì thử chứ chần chờ gì nữa.

Địa chỉ: 248 Cách Mạng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.

6. Cà Phê Pleiku

Thu hoạch Cà Phê 

Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai, nơi có địa thế là đất Bazan rộng lớn, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp như cà phê, tiêu,… Cũng vì thế, Pleiku là nơi cung cấp sản lượng cà phê lớn nhất nước ta.

Từng hạt cà phê khi được đơm ra đã khác biệt hoàn toàn khi mà nó luôn tròn trịa và căng mọng, nếu được thưởng thức cà phê được người dân tự chế biến thủ công thì càng ngon hơn nhiều lần nữa. Từ vị đắng khi nếm thử cho đến vị ngọt tồn trong cổ, không khi nào có thể chê được.

Địa chỉ:  Ở những gian hàng khắp Pleiku, Gia Lai.

7. Mật Ong Rừng

Mật ong rừng

Đến những vùng cao thì đặc sản không thể thiếu đó chính là mật ong rừng, một thứ mà không bao giờ bị hư hỏng. Vì Tây Nguyên còn rất nhiều rừng nguyên sinh, do đó mật ong rừng không phải là thứ khó tìm, mật ong Gia Lai đặc biệt để càng lâu màu càng đẹp, mật đặc quánh và rất là thơm.

Vì lý do công nghiệp và nhân đạo, và ở Tây Nguyên là vùng đất của cà phê và chè, nên những trại nuôi ong cũng tập trung khá nhiều, vì vậy khi mua thì nên hỏi kỹ và xem xét kỹ lưỡng để tránh mua mật ong nuôi với giá mật ong rừng nhé!

Đia chỉ mua hàng: Vì mật ong rừng được bán lẻ tẻ không quá 10 – 15 lít, không có đại lý lớn nên bạn có quen biết thân hẳn mua, tranh hàng giả.

8. Măng Chua Rừng

Măng Chua Rừng

Ở Tây Nguyên, mùa mưa măng rừng mọc rất nhiều. Măng sau khi hái về được rửa sạch, thái mỏng, sau đó dầm chua với ớt cay, tỏi, gừng, muối và một chút đường. Khoảng 1 ngày rưỡi đến 2 ngày là có thể đem ra ăn được.

Địa chỉ mua hàng: khắp các chợ và những chỗ buôn bán nhỏ.

9. Nấm Linh Chi

Nâm Linh Chi

Tây Nguyên được ưu ái cho những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, do đó nơi đây chứa biết bao nhiêu sản vật quý hiếm. Nấm linh chi là một trong số đó.

Loại nấm mà chỉ có tiếng là bổ dưỡng sức khỏe, không hề chứa một loại độc tố nào, không hề chứa một tác dụng phụ, do đó rất được ưa chuộng và có giá thành khá đắt đỏ. Tuy nhiên, Vì lí do này mà một số thành phần bất hảo trộn vào thuốc Bắc, sau đó rao bán với giá đội lên hàng chục lần với lời rao trị bách bệnh, các bạn cũng nên chú ý tránh xa.

Địa chỉ: Bạn chỉ có thể mua nấm đã được chế biến ở những trại nấm.

10. Rượu Cần

Sinh hoạt Rượu Cần

Một món đặc sản không thể không nhắc tới ở vùng núi Tây Nguyên đó chính là rượu cần. Một thức uống ngon nổi tiếng. Rượu sẽ được ủ, nấu bằng thứ gạo nếp trên nương to, tròn, mọng hạt và rất thơm. Rượu có mùi thơm, mới ngửi qua đã thấy say, rượu cần được để trong các vò sành, sứ. Khi uống không rót ra chén như các loại rượu khác mà uống bằng ống mây. Một vò rượu được bê ra sẽ có rất nhiều cần để trong đó, nhiều người sẽ uống chung một vò. Đây là loại rượu không thể thiếu trong những dịp lễ tết ở đây.

Địa chỉ mua hàng: nếu có dịp đến Tây Nguyên thì hãy ghé Đắk Lắk để mua loại rượu độc đáo này nhé

11. Bún Mắm Cua

Bún Mắm Cua

Bún mắm cua hay còn gọi là bún cua thối. Đây là một món ngon tuy nhiên nó lại không phải là một món dễ ăn với nhiều người. Cua đồng được chọn lựa kỹ lưỡng, những con to chắc thịt đem về làm sạch và nấu mắm, mắm cua để gạch cua lên men tự nhiên nên có mùi nồng đặc trưng.

Một bát bún mắm cua bao gồm: cua đồng, bún, thịt ba chỉ, đậu phộng giã nhỏ, măng chua, chả nem, bì heo chiên giòn, bánh phồng tôm… dưới lên bên trên tất cả các đó chính là mắm cua. Rau ăn kèm có thể là giá, rau thơm hoặc một số loại rau rừng khác để dậy lên mùi hương của bát bún mắm cua. Người khi mới bắt đầu ăn sẽ không chịu được mùi gây nồng của mắm cua. Nhưng khi đã ăn quen thì lại gây nghiện cho du khách tới đây.

Địa chỉ: 34 Đoàn Thị Điểm, Quang Trung, Kon Tum

12. Bún Đỏ Cao Nguyên

Bún Đỏ Cao Nguyên

Bún đỏ cao nguyên là một đặc sản trứ danh của tỉnh Kon Tum, nhưng khác với các món bún khác như bún bò, bún mắm,… bún đỏ dễ chế biến hơn nhiều. Nguyên liệu chính chỉ đơn giản là bún với 1 ít cua đồng, 1 ít chả viên, huyết, trứng cút,…. Nhưng để làm được một tô bún cho đúng màu sắc của bản địa thì cũng khá khó khăn đấy.

Bún đỏ cao nguyên ấn tượng ngay từ đầu với màu hơi đỏ của hạt điều, rồi màu đỏ au bắt mắt của từng miếng cà chua, đặt cạnh màu xanh tươi non của đĩa rau sống, hay màu nâu của chả cá, của riêu cua, màu trắng của trứng cút luộc. Tất cả hòa hợp làm nên một tô bún ngon từ ánh mắt!

Địa chỉ thường thức: Ngã 3 Phan Đình Giót – Lê Hồng Phong, TP. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk

13. Heo Rẫy

Heo Rẫy Quay

Heo rẫy còn được gọi là heo măng đen, 1 giống heo của dân tộc bản địa. Heo được nuôi bằng thức ăn tự nhiên của núi rừng nên thịt săn chắc, thơm ngọt và rất bổ dưỡng. Con to nhất lúc trưởng thành cũng chưa đầy 20kg. 

Khi chế biến heo được làm sạch lông, mổ lấy nội tạng; sau đó tẩm ướp gia vị là các loại nguyên liệu từ núi rừng Măng Đen như ủ nén, ngò gai, gốc mùi, sả, ớt. Heo quay nguyên con bằng lửa than cho đến khi căng da vàng giòn rụm, tỏa mùi thơm phưng phức.

Địa chỉ: 217 Lê Hồng Phong, Quang Trung, Tp. Kon Tum, Kon Tum.

14. Cá Chua

Canh Cá Chua

Cá chua là một món đặc sản của người dân vùng cao Kon Tum, cách chế biến khá dễ dàng và loại cá được dùng là cá niệng, loại cá đặc trưng ở sông suối Tây Nguyên.

Những con cá niệng sau khi đánh hết vảy, lấy ruột bỏ, rửa sạch mang, cắt thành từng khúc nhỏ chừng 2 đến 3cm rồi để cho ráo nước. Khi cá đã khô nước sẽ được trộn cùng muối, lá bép, ớt, thính ngô. Tiếp tục đưa cá vào từng ống lồ ô khô, sạch rồi nút hai đầu thật kín rồi để lên gác bếp, đợi vài ngày là có món cá chua độc đáo.

Địa chỉ: Đường Số 9, Đắk Long, Kon Plông, Kon Tum.

15. Cá Gỏi Kiến Vàng

Gỏi cá Kiến Vàng

Lại một món đặc sản của Kon Tum, cá gỏi kiến vàng được người Rơ Măm chế biến rất tỉ mỉ và công phu, nghe qua tên thì thấy hơi đáng sợ, nhưng món gỏi cá này nằm trong top 6 món gỏi cá ngon nhất Việt Nam đấy!!

Cá suối bắt loại vừa phải, bằng ba ngón tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn, vắt cho cạn nước để đỡ mùi tanh. Kiến vàng chọn ổ kiến non, còn cả trứng đem về giã nhỏ để riêng. Lấy muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến vào, thêm chút thính gạo bột gạo rang cháy xém, dậy lên mùi thơm. Khi ăn lấy lá sung cuốn lại vừa miếng và thưởng thức, vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của kiến non, vị cay xé của tiêu, ớt tạo nên hương vị ngon tuyệt vời.

Địa chỉ: Đường số 6, Măng Đen, Đắk Long, Kon Plông, Kon Tum.

16. Rượu Vang Ngọt Sim Măng Đen

Rượu Sim Măng Đen

Do vị trí địa lý là vùng cao và khí hậu luôn ở nhiệt độ 10 đến 15 độ C mỗi ngày nên những trái sim luôn căng mọng, đầy nước. Nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất rượu vang sim đặc sản Kon Tum là sim hoang dã, mọc tự nhiên ở các vùng cao của thôn Măng Đen thuộc tỉnh Kon Tum.

Mỗi năm cứ vào khoảng tháng 6 Dương lịch các đồng bào người dân tộc Cơ – Tu, Xê Đăng ở các vùng cao của thôn Măng Đen thuộc tỉnh Kon Tum lại rủ nhau vào rừng hái sim. Để đạt được chất lượng tốt buộc người hái sim phải hái vào thời điểm sáng sớm tinh sương. Từ nguồn nguyên liệu quý giá này kết hợp với công nghệ hiện đại sản xuất vang của Bordeaux (Pháp) đã được cải tiến và nguồn men chuyên sản xuất vang của nước Pháp, tất cả tạo nên cho rượu vang sim Măng Đen một hương vị mộc mạc tự nhiên của núi rừng nhưng không kém phần sang trọng cũng như đặc trưng của rượu vang chính hiệu

Địa chỉ mua hàng: thôn Măng Đen, tỉnh Kon Tum

17. Dế Chiên Kon Tum

Dế Chiên Kon Tum

Có dịp nếu đến Kon Tum bạn đừng quên thưởng thức món đặc sản dế chiên để cảm nhận vị thơm, bùi, đậm đà mà không ngấy. Món ăn từ dế khá xa lạ với người đồng bằng, thế nhưng, với đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum, các món ăn chế biến từ dế đã trở nên quen thuộc, rất được ưa thích. Có rất nhiều loại dế như dế cơm, dế than, dế lửa nhưng để chế biến món ăn thì chỉ có dế cơm thì mới ngon được.

Để có một đĩa dế chiên vàng thơm cần trải qua nhiều công đoạn chế biến. Đầu tiên dế bắt về được rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho vào chảo dầu đang sôi chiên lên. Bằng cách đó các bộ phận như đầu, chân… của dế trở nên giòn tan, còn phần thân dế lại không mất đi vị béo ngậy vốn có. Tiếp đó, để món dế có thêm hương vị, người ta nêm gia vị, bỏ thêm trái ớt, lá chanh, sả thái nhỏ vào rang chung. Khi cho các gia vị vào phải rang thật nhanh để lá chanh không bị mất đi màu xanh.

Địa chỉ: 87, Đào Duy Từ, Thống Nhất, Kon Tum.

18. Thịt Chuột Đồng

Thịt chuột Đồng

Người Jẻ Triêng ở huyện Đăk Glei còn có món đặc sản là thịt chuột đồng, được chế biến chủ yếu thành hai món là: Thịt chuột nướng và Chuột khô gác bếp. Mùa lúa nương chín vàng cũng là mùa chuột đồng béo ngậy, ngon nhất, người dân vào mùa săn bắt chuột. Cuộn nhanh một đống rơm khô, nổi lửa lên thui trụi lông, bằng cách này thịt chuột dậy mùi thơm và giữ nguyên vị ngọt.

Sau khi làm sạch lông, mổ bụng, lột bỏ nội tạng, nhanh chóng rửa qua nước, xát chút muối lên khắp mình chuột rồi lấy que tre xiên thẳng, đem ra nướng trên bếp than cho vàng, dậy mùi thơm lên. Ăn kèm với ít xoài rừng chua, làm chén muối tiêu rừng, cay nồng, rất thích hợp. Kiếm thêm ít rau dớn rừng, bỏ vào ống le, đổ chút nước, đem nướng trên bếp rơm, chỉ một chút là đã có món ăn ngon lành.

Địa chỉ: Đắk Man, Đắk Glei Huyện, Kon Tum.

19. Lẩu Cá Tầm

Lẩu Cá Tầm

Cá tầm là loại cá xương sụn, toàn bộ hệ thống xương của cá cũng như đầu cá đều cấu tạo từ sụn, thịt cá tầm trắng, dai, có vị béo ngậy, thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ.

Tây Nguyên, nơi tập trung nhiều hồ nhất là ở Măng Đen, Kon Tum. Dòng nước nơi đây mát lạnh quanh năm, có lẽ vì vậy nên cá hồi và cá tầm nuôi thả tại đây rất thích hợp cho sự phát triển của chúng.Cá tầm trước tiên được làm sạch, tẩm ướp cùng các loại gia vị từ các loại cây dược liệu của núi rừng Măng Đen, sau đó được hấp, um hoặc nướng, sấy… bằng than hồng, hay nấu với măng le rừng chua món nào cũng ngon tuyệt. Vậy là thực khách đã được thưởng thức món cá tầm nấu măng chua chính hiệu Kon Tum.

Đến với Tây Nguyên, bạn có thể thưởng thức được món lẩu cá tầm đắt giá với phần xương toàn là sụn giòn, phần thịt trắng muốt, dai và béo ngậy. Bạn cũng có thể bắt cá và nhờ những đầu bếp của những nhà hàng chế biến thành các món như um, hấp,…

Địa chỉ: Khu du lịch Măng Đen, QL 24, Kon Tum

20. Thịt Nhím

Thịt Nhím

Dân tộc Brâu có nhiều các món ăn được chế biến từ rau rừng, thịt thú rừng như: heo rừng, thịt dúi, chuột đồng…. trong đó phải kể đến các món từ con nhím vừa bổ, vừa ngon mà còn phong phú cách chế biến.

Thịt nhím với vị ngọt, tính lạnh có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nhím nướng than hồng, thịt nhím nhồi ống lồ ô, canh xương nhím nấu bột bắp, nhím gói lá dong, … Món nào cũng độc đáo, thơm ngon bởi thịt nhím chắc, thơm, hầu như không có mỡ, lớp bì dày nhưng giòn.

Địa chỉ:  6B Đa Phú, Phường 7, TP Đà Lạt.

21. Lá Mì

Lá Mì

Người dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) thường sử dụng lá mì vào những món ăn.

Cách chế biến đơn giản nhất và ít tốn kém nhất chính là lá mì muối chua, mà phải chọn lá mì ta, chứ không phải loại mì lai, mì nhật lá to nhưng ăn độc và không có vị ngon. Món này dùng như người Kinh ăn dưa muối, cà muối.

Địa chỉ: Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

22. Nướng Ống Lồ Ô

Nướng Lồ Ô

Với những nguyên liệu vốn có từ núi rừng, người dân tộc Ba Na ở Kon Tum chế biến thành những món ăn nướng trong ống lô ô rất độc và lạ. Sau khi rửa sạch các loại rau, cá sông, cá suối và các loại thịt gia súc, gia cầm băm nhỏ hoặc xắt thành sợi. Cà đắng, cà tím được cắt thành miếng. Cá mổ bỏ ruột, cắt thịt ra trộn rau rừng, măng rừng, sả, tiêu giã nhỏ cho vào ống lô ô. Còn thịt gia súc (trâu, bò, heo, dê) và gia cầm (gà, vịt) được thui trên bếp lửa rồi mới cạo hay vặt lông. Sau đó xẻ thịt, chặt từng khúc nhỏ, trộn gia vị cho vào ống lô ô để lên lửa than cây rừng nướng cho đến chín thơm phức hương vị độc đáo mà không có nơi nào có được.

Địa chỉ: Các nhà hàng, quán nướng ở Tây Nguyên đa số đều có 1 vài món nướng ống lồ ô.

23. Gà Nướng Bản Đôn

Đồ nướng Bản Đôn

Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng. Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Đất ở Bản Đôn rộng, vườn thưa, gà nuôi ở đây được thả rông tự do, thức ăn chính của chúng là cỏ non, côn trùng và lúa rẫy.

Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con. Sau khi làm xong, gà để nguyên con, có thể dần cho con gà bẹp lại rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng. Để ăn gà nướng ở Bản Đôn “đúng bài”, du khách phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả.

Địa chỉ: 49 Lý Tự Trọng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

24. Cá Bống Thác Kho Riềng

Cá Bống thác kho Riềng

Cá bống Tây Nguyên sống ngay trong dòng thác đổ. Loại cá này chỉ thích nghi với môi trường nước đổ từ cao xuống, mình bé và trắng, thân tròn săn chắc như ngón tay.

Cá còn tươi nhảy lao xao được xả cho sạch nhớt trên mình, và bỏ vào ít muối ướp cho cứng lại, sau đó lấy riềng rửa sạch giã nhỏ. Người ta bắt chảo cho nóng, và cho vào đó ít dầu ăn, hay mỡ đun cho sôi lên, cho cá vào chiên vàng, đổ riềng đã chuẩn bị sẵn. Mùi riềng, mùi cá bốc lên thơm ngào ngạt, đợi riềng và cá quyện vào nhau, lúc này họ mới cho mắm muối và các gia vị: hành, tiêu, ớt, đường và bột ngọt tạo độ vừa ăn.

Địa chỉ: 704 Phan Đình Phùng, Quang Trung, Kon Tum.

25. Thịt Nai

Thịt Nai

Thịt nai là món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk. Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non.

Thịt nai có thể chế biến thành nhiều món: nai nướng, nai xào lăn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô lại là những món tiêu biểu nhất.

Địa chỉ: Trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 

26. Lẩu Cá Lăng

Lẩu Cá Lăng

Dòng Sêrêpôk hoang dã, bí ẩn và mãnh liệt đã được thiên nhiên ban tặng cho một loại cá quý đó là cá lăng rắn chắc, thịt thơm và là món ngon nổi tiếng. Cá Lăng có thể chế biến thành nhiều món, tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là món lẩu cá lăng với hương vị độc đáo mang đậm chất Tây Nguyên. Đây là món ăn ngon miệng và có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong những ngày nắng.

Địa chỉ: 112 QL 14, Tân Thành, TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk

27. Cà Đắng

Cà Đắng

Cà đắng là một loại cà dại mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy, hiện nay đã được người dân khu vực Tây Nguyên trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm, trái cà dài, to hơn cà pháo của người Kinh có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt có vị đắng rất đặc trưng.

Cà đắng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trong bữa cơm của người dân tộc Ê Đê như nấu với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt rừng,… Ngoài nấu chín, người Ê Đê còn ăn cà đắng sống, bằng cách giã nát quả cà rồi cho thêm gia vị: muối, ớt, bột ngọt, lá é, lá và củ nén.

Địa chỉ: Nguyễn Viết Xuân, Tân Thành, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

28. Bánh Mì Xíu Mại

Bánh Mì Xíu mại

Bánh mì xíu mại đơn giản chỉ là 1 chén nước dùng được ninh kỹ từ xương heo, 1 ít váng mỡ, 1 ít hành lá xanh mát mắt rải ở trên để trang trí thêm bắt mắt. Xíu mại thì đa phần được làm từ thịt quết, nên độ dai vừa đủ, những miếng thịt nạc hay miếng chả viên góp phần làm ngọt thêm nước dùng

Khi dùng xíu mại với bánh mì, thường người ta sẽ cho thêm 1 chút sa tế để tạo màu và cho vị hơi cay cay. Bạn có thể cho thêm 1 ít giá, ngò hay tóp mỡ để ăn ngon hơn.

Địa chỉ: 16 Nguyễn Chí Thanh, Phường 1, TP Đà Lạt

29. Nem Nướng Đà Lạt

Nem Nướng Đà Lạt

Một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của vùng Tây Nguyên không đâu khác, đó chính là Đà Lạt. Đã đến đây rồi thì sao không thử món nem nướng đặc sản nơi đây được? Nem Đà Lạt được làm từ loại thịt heo được chọn lọc kĩ, xay nhuyễn, nêm nếm gia vị cùng hành tỏi.

Khi ăn nem nướng, người bán kèm 1 ít bánh tráng chiên giòn, củ quả ngâm chua và nước chấm, đây cũng là cái tạo nên sự khác biệt của nem nướng Đà Lạt.

Địa chỉ: 328 Phan Đình Phùng, Phường 2, TP Đà Lạt

30. Bánh Tráng Nướng

Bánh Tráng Nướng

Với cái đặc sản “lạnh” về đêm của Đà Lạt thì lựa chọn của du khách sẽ là ăn cái gì đó vừa gọn lại vừa ấm bụng thì bánh tráng nướng sẽ là quyết định tối ưu nhất lại không kén khẩu vị. Nguyên liệu của món này khá đơn giản đó là: bánh tráng, trứng, hành lá và hành phi,…

Bánh tráng nướng được những du khách đặt cho cái tên là Pizza Việt Nam, bởi từ hình dáng cho đến các nguyên liệu ở trên bánh đều giống bánh pizza của nước Ý xa xôi. Điểm khác biệt duy nhất đó là đế bánh, với nguyên liệu quen thuộc là bánh tráng tạo nên 1 chiếc bánh mỏng manh, giản dị thay vì 1 lớp bột mì dày. Để có được một chiếc bánh tráng nướng thơm ngon, đầu tiên, bánh tráng sẽ được đặt lên bếp than hồng, sau đó người ta sẽ đập trứng vào và quét đều ra hết mặt bánh. Các nguyên liệu còn lại lần lượt được đặt lên sau đó. Khi bánh chín sẽ được xịt lên một ít tương ớt và sốt mayonnaise.

Để ăn được những chiếc pizza Việt Nam này, bạn chỉ có thể tìm thấy nó ở những quán ăn vặt nhỏ bên đường, hoàn toàn không thể tìm thấy ở bất kì một nhà hàng nào.

Địa chỉ: 26 Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt

31. Canh Hoa Atiso Hầm Giò Heo

Canh Atiso hầm Giò heo

Đã đến Đà Lạt thì nhất định phải ăn món này nữa! Đó là canh hoa atiso hầm giò heo, món ăn nằm trong top 50 món ăn đặc sản của Việt Nam được Kỷ lục Châu Á công nhận năm 2012.

Trong các món nấu với atiso, atiso hầm giò heo là hút người ăn nhất. Nồi canh được ninh kỹ càng đến nỗi atiso và giò heo như đã quyện vào nhau. Vị béo ngậy, mềm ngập chân răng, mùi thơm từ atiso và vị ngọt của giò heo làm nên một món ăn chất lượng chuẩn hoàng gia!

Là đặc sản của riêng Đà Lạt, nên dù có bắt gặp ở bất kỳ đâu đi nữa cũng không thể trọn vị như ở Đà Lạt được. Hơn thế nữa, món ăn này còn được xem như là loại thuốc bổ, giúp mát gan, ngủ ngon, lợi tiểu,…. Vậy nên nếu đã đến đây thì phải thử ngay cho bằng được nhé.

Địa chỉ: Nhà hàng Atiso 199 Phù Đổng Thiên Vương, Phường 8, TP Đà Lạt

32. Rau Đà Lạt

Nhãn

Đà Lạt tuy không phải là vùng nguyên liệu rau duy nhất của Tây Nguyên, những mỗi khi nhắc đến rau Đà Lạt, người ta đều nghĩ đến những loại rau củ quả tươi rói, an toàn.

Bất kể món ăn nào đều có thể kẹp thêm 1 vài món rau vào, thử kẹp rau Đà Lạt vào và cảm nhận nhé!

Địa chỉ: Những khu chợ, khu buôn bán lớn nhỏ

33. Hồng Giòn

Hồng giòn

Hồng giòn là một món mới vào những năm gần đây, thay vì để quả chín mọng, mềm như trước thì bây giờ họ sẽ lựa kỹ những quả lành lặn, bóng mẩy, rửa sạch sau đó đem đi ủ giòn.

Hồng giòn ăn không ngấy, có người nói “cứ miếng ra miếng vào cả ngày mà không dứt được”, hồng giòn còn được xem là phương thuốc chữa bệnh trong đông y nên cũng được lòng du khách.

Địa chỉ: Đặc sản Hồng Đà Lạt, Thái Phiên, TP Đà Lạt

34. Trà Bảo Lộc

Trà Bảo Lộc

“Kinh đô trà hương” thời Pháp thuộc nay vẫn là một trong những nơi trồng trà ngon nhất cả nước. Những vườn chè xanh mướt mát trải dài 2 bên đường đi không chỉ là một khung cảnh đẹp mê hồn mà còn cho ra thứ thức uống đậm đà say lòng người.

Đến Bảo Lộc, bạn sẽ được nếm thử hàng tá những loại trà độc đáo với những hương vị khác nhau, thứ giống nhau duy nhất là đều đậm đà vị núi, vị sương.

Địa chỉ: Bảo Lộc, Bảo Lâm, Lâm Đồng

35. Dâu Tây Đà Lạt

Dâu Tây

Dâu tây là một món đặc sản của Đà Lạt mà “sản xuất ra bao nhiêu, hết bấy nhiêu”. Loại quả từ hình dáng cho đến màu sắc đều bắt mắt, chứa nhiều chất bổ hơn cà chua, kiwi nên cũng rất được ưa chuộng.

Nếu đã đến thăm Đà Lạt thì hãy thưởng cho mình một ít thời gian tự tay đi vào những vườn dâu để chính tay mình lựa và hái nhé! Trải nghiệm những cảm giác đó chắc chắn sẽ khiến bạn quên đi những mệt mỏi bấy lâu.

Địa chỉ: Vườn dâu New Zealand Trí Đức, 67 An Bình, Phường 3, TP Đà Lạt.

36. Bánh Ướt Lòng Gà

Bánh ướt lòng Gà

Bánh ướt lòng gà là một sự kết hợp hoàn hảo của bánh ướt, lòng gà và thịt gà. Sự kết hợp của chiếc bánh ướt mềm dẻo, vị giòn của lòng gà và vị ngọt của thịt gà làm cho bạn nếu đã ăn thì không thể dừng lại được.

Đến đây, nếu bạn vào những quán ăn mà để những chiếc biển hiệu bánh ướt gà, thì khó mà kiếm chỗ ngồi đấy!

Địa chỉ: 202 Phan Đình Phùng, phường 2, TP Đà Lạt.

37. Cá Lăng Nướng Muối Ớt

Cá Lăng Muối Ớt

Cá lăng nướng muối ớt là 1 món đặc sản của người dân Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cá lăng là loại cá da trơn, thường ăn những loại mồi “cao cấp” như tôm, cá nhỏ, phù du,… nên thịt rất ngọt và dai.

Cá lăng sau khi bắt lên sẽ được đem đi làm sạch, sơ chế qua nhiều bước để đảm bảo sạch sẽ, bởi cá sống ở sông thường có nhiều bùn trong ruột, gây mùi hôi và cát. Cá được nướng trên than lửa hồng 15 – 20 phút, cá khi chín có màu vàng rất đẹp mắt. Để ăn món này trọn vị nhất thì nên ăn tại địa phương luôn, bởi họ có nước chấm đặc biệt mà bạn không thể tìm thấy ở nơi khác.

Địa chỉ: 126 Thôn 7 Xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

38. Bún Chìa

Nhãn

Bún chìa là một món khá giống với bún bò Huế, điểm khác đó là họ dùng chân sau của lợn để nấu bún, phần đó được gọi là chìa. Loại bún này rất đặc biệt bởi nguyên liệu của nó khó kiếm, giò chìa mỗi con lợn chỉ có 2 giò, nên rất khó để tìm thấy những quán bún này trên địa bàn Tây Nguyên, và dĩ nhiên giá của nó cũng đắt hơn 1 chút.

Địa chỉ: 230 Nguyễn Tất Thành, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

39. Bánh Canh Cá Dầm

Bánh canh cá Dầm

Bánh canh cá dầm thu hút du khách bởi vị nước dùng khá lạ của nó, vừa có vị ngọt, nhưng cũng có vị chua cay cộng thêm những miếng cá thơm nức. Những miếng cá phải để nguyên, khách phải dầm ra để ăn với tô bánh canh. 

Nước dùng đặc biệt này được ninh từ xương cá kèm với gia vị, tạo nên vị chua, hơi cay và vị ngọt tự nhiên, ăn bát bánh canh này không dùng đũa mà dùng chiếc muỗng to, càng tạo nên sự thú vị cho món ăn này.

Địa chỉ: 57 Hai Bà Trưng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

40. Tiêu Đăk N’Rung

Tiêu Đăk N’Rung

Hạt tiêu – Dù không phải là một món ăn tại chỗ, nhưng các bạn cũng nên chú ý đến tiêu ở Tây Nguyên. Hạt tiêu là gia vị khó có thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, có tác dụng kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư, tim mạch,…

Địa chỉ: ĐT686, Đắk Rung, Đắk Song, Đăk Nông.

41. Bơ Sáp

Bơ Sáp

Tây Nguyên nổi tiếng với bơ sáp và được xem như là thương hiệu của Tây Nguyên. Trái thường dài như quả lê, quả đu đủ, vỏ trái rất là mỏng, trơn và hạt khá nhỏ.

Bơ là một trong những loại trái cây không chứa cholesterol mà lại có nhiều chất béo tốt cho cơ thể con người, mùa thu hoạch thường từ tháng 4 đến tháng 9, nếu bạn đến Tây Nguyên vào khoảng thời gian này thì nhớ mua món đặc sản này nhé!

Địa chỉ: 46A4 Phạm Ngũ Lão, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

42. Ổi Rừng

Ổi Rừng Đắc Glong

Đăk Glong – một địa phương thuộc tỉnh Đăk Nông – là địa phương có nhiều trang trại trồng cây ăn trái như cam, quýt, ổi, thanh long ruột đỏ,… 

Ổi ở Đăk Glong là giống ổi “siêu sạch” với nhiều khâu chăm sóc cây được tiến hành một cách chặt chẽ theo đúng quy trình kỹ thuật nhất và tuân thủ những quy tắc về thuốc trừ sâu nhất. Khi trái ổi vừa lớn chỉ bằng 2 ngón tay đã được bọc bao xốp và bao ni lông để tránh hoàn toàn thuốc trừ sâu, thuốc côn trùng và sâu bọ. Cùng với đó là nhờ nền đất thích hợp nên ổi rất giòn và ngọt dịu, lại còn cho trái quanh năm.

Địa chỉ: Quảng Khê – Quãng Sơn, Quảng Khê, Đắk Glong, Đăk Nông.

43. Gỏi lá (Kon Tum)

[top list] 59+ món đặc sản tây nguyên tinh hoa núi rừng

Gỏi Lá Kon Tum

Gỏi lá món ngon ăn một lần là say. Bởi món ăn này mang đậm chất núi rừng với một mâm đầy rau lá được xếp gọn trên bàn. Có tới 40-50 loại, với nhiều loại rau lá khác nhau từ các loại rau quen thuộc như: lá mơ, hành, rau húng, lá cải, tía tô, đinh lăng, … đến các loại lá dễ tìm hơn, ít xuất hiện trong bữa ăn như: lá xoài, lá ổi, lá chua, lá chùm ruột, ngũ gia bì… và rất nhiều loại lá là riêng biệt của Tây Nguyên mà nhiều người chưa biết hết tên như lá trâm, ngành ngạnh đỏ, mật gấu,… Món ăn được đi kèm với chén nước chấm được làm rất kỳ công từ gạo nếp cho lên men đem ủ với tôm khô, thịt ba chỉ rồi xay nhuyễn với mẻ, sa tế cùng các gia vị khác. Cùng với đó là đĩa thức ăn đi kèm gồm thịt ba chỉ luộc thái mỏng, vài lát cá chép, tôm luộc, bì lợn đặt giữa mâm gỏi lá liền kề với đĩa muối hột, ớt xanh. Tạo nên sự mát mẻ khi ăn.

Địa chỉ bán gỏi lá: 21 Trần Cao Vân,  Tp. Kon Tum, Kon Tum

44. Lẩu Bắp Hoa

[top list] 59+ món đặc sản tây nguyên tinh hoa núi rừng

Lẩu bắp hoa

Nếu như bạn là một người đam mê du lịch và ẩm thực, đặc biệt dành trọn một tình yêu cho Đà Lạt thì chắc có lẽ không thể không biết đến món lẩu Bắp Hoa trứ danh đang “làm mưa làm gió” tại xứ sở mộng mơ này. Nếu như bạn đã chán ngấy với lẩu gà lá é hay lẩu bò thông thường trên Đà Lạt, thì mình nghĩ hương vị nước lẩu của lẩu bò bắp hoa sẽ khiến bạn đổi khẩu vị đấy. Với nước dùng đậm đà và có hương vị rất đặc trưng kèm một chút thoảng mùi hương thịt bò. Đây chính là vị ngọt thanh hợp chuẩn vị miền Nam mà mình ưa thích. 

Địa chỉ: 6 Yersin, P. 10,  Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng

45. Lẩu Bò

Lẩu Bò

Dưới thời tiết mát mẻ của Tây Nguyên thì một nồi lẩu bò là tuyệt vời nhất rồi.

Lẩu bò ngon nhất và được ưa chuộng nhất là lẩu bò bắp bò, đuôi bò và chân bò.

Địa chỉ:

  • Lẩu bò Ba Toa: 1/29 Hoàng Diệu, Đà Lạt
  • 95 Bùi Thị Xuân, Đà Lạt

46. Kem Bơ

Kem Bơ Đà Lạt

Dù tiết trời hè hay đông thì kem vẫn luôn là 1 món được ưa chuộng nhất. Cảm giác béo ngậy của bơ, dừa, kem cùng sầu riêng hòa quyện vào nhau thì không gì tuyệt vời hơn.

Địa chỉ:

  • 76 Nguyễn Văn Trỗi, TP Đà Lạt
  • 97A Nguyễn Văn Trỗi, TP Đà Lạt

47. Bánh Căn

Bánh Căn

Bánh căn là một món khá giống với bánh khọt, nhưng khác nhau về nguyên liệu. Nhân bánh có thể là trứng cút, trứng gà, bò băm… và dùng với nước mắm hoặc mắm nêm.

Địa chỉ: 56 Tăng Bạt Hổ, Phường 1, TP Đà Lạt

48. Bún Thố

Bún Th

Bún thố là món mà nhiều du khách thấy thú vị nhất, bởi mùi vị của nó ngon ngọt từ hải sản, cùng với những cọng rau Đà Lạt tươi mát nữa.

Địa chỉ:

  • 24B Hùng Vương, TP Đà Lạt
  • 45 Phạm Ngũ Lão, TP Đà Lạt

49. Yaourt Phô Mai

Yaourt phô mai là món ăn nhẹ được giới trẻ yêu thích bật nhất của Đà Lạt, với hương vị nhẹ mà thơm ngon, béo béo, chua chua và mùi thơm lừng của sữa tươi.

Địa chỉ: 11/1B Khe Sanh, TP Đà Lạt

50. Buffet Rau Đà Lạt

Buffet Rau Đà Lạt

Buffet rau đang được xem là một trong những buffet hot nhất Đà Lạt hiện nay, nghe có vẻ lạ, ai lại đi ăn buffet toàn rau bao giờ? Tuy nhiên, với danh tiếng rau Đà Lạt thì món này không thể chê vào đâu được đâu.

Địa chỉ: Lầu 2 Khu du lịch Cáp Treo Đồi Rôbin asd, Lâm Đồng, Vietnam.

51. Lẩu Gà Lá É

Lẩu Gà Lá É

Nồi lẩu với những miếng gà chặt nhỏ, 1 đĩa bún sợi to và 1 đĩa nấm sò, 1 ít măng củ thái quân cờ và 1 dĩa rau lá é xanh mướt. Nước lẩu thường có vị cay nồng để hợp với làn không khí mát lạnh của Tây Nguyên.

Địa chỉ: 21 3 tháng 4, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Vietnam.

52. Thịt Nướng Ngói

Thịt Nướng Ngói

Nướng ngói là phong cách nướng thịt bằng một miếng ngói âm dương, nằm cong cong đẹp mắt trên bếp than hồng. Ngói sẽ được đặt nghiêng xuôi trên bếp than, bên dưới miếng ngói là một dĩa dầu, khi bạn rưới dầu lên ngói thì dầu sẽ từ từ chảy xuống lại chiếc dĩa này. Điều này làm cho miếng thịt không bị dính quá nhiều dầu, tránh cháy như nướng trên vỉ. Đặc biệt, dầu không rơi xuống bếp than nên cũng không tạo ra nhiều khói khó chịu. Cách nướng này với nhiệt tỏa đều trên miếng ngói làm cho thịt nướng thơm hơn, chín đều, giữ được độ ngọt và chất dinh dưỡng.

Ngói nướng có một số ưu điểm+ Nhiệt tỏa đều viên ngói nên thịt chín đều
+ Viên ngói kê hơi nghiêng cho mỡ chạy xuống chén hứng nên sẽ mỡ sẽ không rơi xuống than, không bị cháy khét.

Nếu bạn là một tín đồ của đồ nướng, yêu thích những món cay nồng thì đây là một lựa chọn vô cùng hoàn hảo. Không thể nói thêm gì được bởi sự hài hòa của món này với thời tiết se lạnh không gì sánh bằng.

Địa chỉ:  356 Phan Đình Phùng, TP Đà Lạt

53. Cơm Niêu

Cơm Niêu

Cơm niêu là một món khá kì công, bởi khi nấu phải thật khéo sao cho dưới niêu phải có 1 lớp cháy mỏng, cơm thì phải dẻo và thơm. Cơm niêu có thực đơn đa dạng, đáp ứng được nhu cầu, khẩu vị khác nhau của thực khách. Đi kèm với niêu cơm thì luôn là những món ăn dân dã mới đúng vị, những món ăn truyền thống quen thuộc với chuẩn mực nhà hàng như rau muống xào tỏi, vịt nướng chao, gỏi cá bóp, khổ qua kho, canh chua cá, thịt kho, cá bống kho tiêu, cả xảo, rau trộn,… giống như 1 mâm cơm gia đình.

Địa chỉ: 85/5 Ngô Quyền, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

54. Ốc Nhồi Thịt

Ốc Nhồi Thịt

Ốc nhồi thịt hẳn là một món khá quen thuộc, thịt ốc được trộn chung với thịt nạc băm nhuyễn, kết hợp với gia vị cay và sả. Tạo nên một món ốc cay nồng, thơm nực.

Địa chỉ: 33 Hai Bà Trưng, TP Đà Lạt

55. Xiên Que Đà Lạt

Xiên Que Đà lạt

Đủ các thức ăn xiên que từ thịt heo đến thịt bò, chân gà đến cánh gà hay cả xiên lẩu tự nướng. Dạo quanh cùng với 1 hộp xiên que thì còn gì tuyệt vời bằng ?

Địa chỉ:  424 Trần Phú, TP Đà Lạt

56. Chè Thái

Chè Thái

Chè Thái bao gồm nhiều nguyên liệu đặc biệt là nước cốt dừa, thành phần chính tạo nên thành công của 1 ly chè Thái và rất nhiều món chè món ăn khác… Không chỉ ở độ béo ngậy và thơm ngon trong nước cốt dừa mà còn lại rất tốt cho sức khỏe của bạn về giá trị dinh dưỡng cao. Vì Nước cốt dừa cung cấp rất nhiều chất sắt, canxi, các loại vitamin B, …ngoài ra còn có công dụng điều hoà huyết áp, tốt cho tim mạnh và hệ tiêu hóa.

Chè Thái là món không còn xa lạ gì với nhiều người nữa đúng không? Tuy nhiên mỗi người mỗi khẩu vị, mỗi nơi mỗi hương vị nên chè Thái vẫn rất được lòng thực khách.

Địa chỉ:  102A đường 3 tháng 2, TP Đà Lạt

57. Hải Sản

Chợ Hải Sản

Nổi tiếng với những món hải sản rất ngon và rẻ, ở đây vẫn có đủ những loại hải sản tươi sống dành cho những du khách thích hải sản. Hơn hết là có thể tự chọn là yêu cầu chế biến theo sở thích.

Địa chỉ: 7B Bùi Thị Xuân, TP Đà Lạt

58. Bánh Xèo Đà Lạt

Bánh Xèo Đà Lạt

Bánh xèo vẫn luôn là món ăn dân giã của người Việt, để giữ nét đó thì tất cả các quán bánh xèo đều bán giá bình dân và niêm yết giá rõ ràng, tránh những thành phần bất hảo cố tình đội giá bán cho người nước ngoài.

Địa chỉ: 43B, Đường 3 tháng 2, TP Đà Lạt

59. Chè Hé Đà Lạt

Chè Hé Đà Lạt

Chè hé là một món ăn rất bắt mắt bởi màu sắc của nó, chè ngọt vừa phải, nước cốt dừa, béo béo, đặc biệt nhất là chè hé phải ăn nóng mới ngon.Cái tên “chè hé” khiến du khách đến Đà Lạt đều cảm thấy tò mò. Tuy nhiên khi đến đây, nhiều người mới bật cười vì cái tên “chè hé” ra đời do quán phục vụ chè chỉ mở he hé cửa, đủ cho khách lách vào, bởi thời tiết lành lạnh của xứ Đà Lạt mờ sương.

Địa chỉ: 1A đường 3 tháng 2, TP Đà Lạt.

Trên đây là 59+ món đặc sản của Tây Nguyên mà mình muốn gửi đến các bạn, có một số món ăn ngon mà mình quên mất địa chỉ nên cho phép mình để trống phần địa chỉ nhé! Chúc các bạn có những chuyến đi và những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bạn!!

Đăng bởi: Huệ Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก