Top 21+ bài viết mùa vu lan đầy đủ và chi tiết nhất

  1. Thanh tịnh mùa Vu Lan với món Phở Gà Chay cùng công thức nước dùng ngon ngọt không thua gì phiên bản mặn
  2. Phong Phú ẩm Thực Chay Mùa Vu Lan Tại Các Nhà Hàng Của Tập đoàn Wmc
  3.  Những trải nghiệm mùa Vu Lan ở Huế đón mùa hiếu hạnh đong đầy cảm xúc  
  4. Những quán chay nổi tiếng tại Tp Hồ Chí Minh trong mùa Vu Lan
  5. Những quán chay nổi tiếng tại Hà Nội trong mùa Vu Lan
  6. Măng le kho chay thập cẩm (Mùa Vu Lan)
  7. [Tư Vấn] Lắng tâm suy ngẫm về đạo hiếu trong mùa Vu Lan
  8. Mùa Vu Lan báo hiếu: Hãy dành tặng cho cha mẹ chuyến du lịch ý nghĩa
  9. Thanh tịnh mùa Vu Lan với mâm cơm chay cho 4 người ăn chỉ với 40K
  10. Ý Nghĩa Cùng Những Món Chay Ngon Cho Mâm Cỗ Mùa Vu Lan
  11. Chiêu đãi Mẹ với 1001 món chay thanh tịnh cho mùa Vu Lan báo hiếu
  12. Những trải nghiệm an toàn ý nghĩa mùa Vu Lan
  13. Du lịch Quy Nhơn viếng chùa mùa Vu Lan
  14. Những ngôi chùa tâm tịnh, nổi tiếng tại Hà Nội mùa Vu Lan (Phần 2)
  15. Du lịch Hà Nội | Những ngôi chùa tâm tịnh, nổi tiếng tại mùa Vu Lan
  16. Du lịch Đài Loan – Độc đáo mùa Vu Lan
  17. Mùa Vu lan về trên đất Huế
  18. Ấm lòng mùa Vu Lan với những NGÔI CHÙA TÂM TỊNH nổi tiếng tại Hà Nội
  19. Học ngay đầu bếp Hoshi Phan 3 món chay ngon, đơn giản cho mùa lễ Vu Lan sắp đến
  20. Cách chiên đậu hũ giòn, ngon, không bị dính chảo cho mùa lễ Vu Lan
  21. Vĩnh Phúc: Những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất không thể không đến vào mùa lễ Vu Lan năm nay

Nguồn gốc của lễ Vu Lan trong Phật giáo Khám phá những trải nghiệm mùa Vu Lan ở Huế đầy ý nghĩa Ghé thăm các ngôi chùa ở Huế  Tham gia lễ cài hoa trên áo  Thả hoa đăng  Thưởng thức đồ chay Huế  Mặc dù Vu Lan không phải là ngày lễ riêng của Huế nhưng lại là một nét rất riêng không thể nào trộn lẫn, nơi mà tâm hồn Huế được bộc lộ rõ nét. Khám phá các trải nghiệm mùa Vu Lan ở Huế du khách sẽ hiểu hơn về ngày lễ truyền thống đầy tính nhân văn này. Đại lễ Vu Lan từ lâu vẫn luôn là một trong những nét văn hoá thể hiện đức hiếu hạnh của đạo Phật và được lưu truyền từ đời này qua đời khác, không phân biệt vùng miền. Tại mảnh đất cố đô Huế nơi có bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời, Vu Lan là một trong những ngày lễ rất lớn được tổ chức với rất nhiều hoạt động ý nghĩa, đây cũng là dịp lý tưởng để du khách đến với Huế và tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của ngày lễ này. Nếu như đang có ý định ghé xứ cố đô vào dịp rằm tháng 7 thì bạn chớ bỏ lỡ những trải nghiệm mùa Vu Lan ở Huế để ngưỡng vọng và thể hiện hiếu tâm của mình đối với đấng sinh thành. Ghé Huế mùa Vu Lan du khách sẽ có cơ hội tham gia những trải nghiệm đặc biệt. Ảnh: @truongthimay Nguồn gốc của lễ Vu Lan trong Phật giáo Chữ Vu Lan vốn có phiên âm từ tiếng Sanscrit: Ullambana dịch nghĩa là giải đảo huyền tức cứu nạn treo ngược. Đại lễ Vu Lan có nguồn gốc từ sự tích Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu để cứu mẹ thoát khỏi ngạ quỷ . Theo đó để cứu mẹ của mình thoát khỏi ngạ quỷ Bồ tát Mục Kiều Liên đã nhờ đến Đức Phật và được chỉ dạy rằng hãy sắm sửa lễ cúng và nhờ hợp lực của các chư tăng ở khắp mười phương vào rằm tháng Bảy thì mới cứu được mẹ. Theo lời của Đức Phật, Bồ tát Mục Kiều Liên đã cứu được mẹ và Phật cũng dạy rằng chúng sanh nếu ai muốn báo hiếu cha mẹ cũng có thể làm theo cách này và từ đó lễ Vu Lan đã ra đời với ý nghĩa để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ trong kiếp này cả các các kiếp trước. Nguồn gốc lễ Vu Lan bắt đầu từ sự tích Bồ tát Mục Liên cứu mẹ. Ảnh: phatgiao.org Khám phá những trải nghiệm mùa Vu Lan ở Huế đầy ý nghĩa Du lịch Huế mùa Vu Lan, du khách sẽ cảm thấy một không khí trang trọng nhưng cũng vô cùng vui tươi bởi các hoạt động chào mừng đại lễ ...

Mãn Tự Vegan Chay Sen Metta Vegetarian Mãn Tự Vegan Địa chỉ: 201 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP HCM Quán ăn tọa lạc ngay trung tâm quận 1, TP.HCM với tên gọi nhà hàng chay Mãn Tự Vegan (201 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP.HCM) do chị Đỗ Thị Ngọc Phượng (39 tuổi, quận 4, TP.HCM) tự bỏ tiền túi để duy trì hoạt động. Từng lâm vào hoàn cảnh không có “một xu dính túi” nhịn đói liên tiếp 3 ngày và vất vưởng ở bến xe buýt, khi nhận được một suất cơm của người lạ, chị Ngọc Phượng hứa với lòng đến lúc khá hơn sẽ làm thiện nguyện để trả cái ơn này. Chị Phượng chia sẻ: “Mình mở bếp ăn từ năm 2017. Những ngày đầu tiên mở cửa mình phải đi vay tiền cả chục triệu, có lúc phải bán đất ở quê để có tiền duy trì hoạt động của quán. Đến năm 2019 mở được 5 chi nhánh, nhưng vì đại dịch COVID-19 bùng phát nên giờ mình chỉ có thể duy trì được một quán này. Hiện quán có gần 20 nhân viên, mỗi ngày phục vụ hơn 1.000 khách, riêng ngày lễ và thứ bảy, chủ nhật có khi đến gần 3.000 khách, các giờ trưa từ 11h -14h và chiều 17h – 21h. Chay Sen Địa chỉ: 93-95 Phó Đức Chính, quận 1, TP HCM Thực đơn món chay tại đây phong phú, đa dạng, cách trình bày đẹp mắt như cơm lá sen, nấm bào ngư chiên nước mắm, cháo củ cải, canh chua, chân nấm kho tộ, canh nấm tuyết, canh bông thiên lý… nêm nếm với khẩu vị vừa miệng. Nhà hàng có không gian rộng rãi, thoáng đãng, gần trung tâm, thuận tiện đi lại, nhưng điểm trừ là phục vụ món khá chậm. Metta Vegetarian Địa chỉ: 25C Tú Xương, quận 3, TP HCM Quán nằm ở vị trí không quá nổi bật, trên con đường nhỏ gần khu đô thị An Phú – An Khánh thuộc Quận 2. Tuy nhiên, không quá khó để tìm kiếm địa chỉ của quán vì quán khá to và nằm ở mặt tiền cũng như khách đến thường xuyên nên khá đông đúc. Không gian quán rộng rãi, các món ăn đa dạng và được trình bày khá đẹp mắt, hương vị mới lạ tạo nên nét đặc trưng cho quán. Đặc biệt, Metta là một nhà hàng chay nên sự uy nghiêm, thanh tịnh là điều bắt buộc phải có. Quán đã tinh tế trưng bày những hình ảnh, những bức tượng Phật xung quanh quán. Buddha Địa chỉ: 31 Đặng Tất, quận 1, TP HCM Nhà hàng được sáng lập bởi ca sĩ Phi Nhung, phục vụ đa dạng món chay như cơm chiên nấm chà bông, tàu hũ ky cuộn nấm, lẩu chao, sake chiên mè, hủ tíu xào khô, chè bưởi, xôi xoài… Nơi đây gây ấn tượng với ...

Cồ đàm Ưu Đàm Chay Wai Thái Món chay không thể thiếu trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Dưới đây là những quán được nhiều người gợi ý cho ngày rằm tháng 7 tại Hà Nội và TP HCM. Cồ đàm Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Nằm trên con phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội) nhộn nhịp, nhà hàng Chay Cồ Đàm như một nốt trầm trên bản nhạc phố thị. Với các vật liệu chủ đạo là gạch đỏ cùng hình ảnh mái vòm của những ngôi đền, công trình như dẫn ta vào “thiên đường” của nền văn hóa Champa huyền bí – nơi lưu giữ những bí mật hàng trăm năm trong lịch sử văn minh con người. Nhà hàng chay này có tiếng ở Hà Nội vì sự sang trọng. Menu theo set, không có thực đơn gọi món, có hai set để lựa chọn là Vietnam và Hanoi Namaste. Đồ ăn trong mỗi suất hướng đến yếu tố thẩm mỹ và thiên nhiên, phục vụ theo phong cách fine dining, nên có thể sẽ tạo cảm giác không no bụng. Mỗi suất ăn trung bình gần 1 triệu đồng. Vegito Địa chỉ: 4 Đình Ngang và 45 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội Vegito không còn xa lạ với thực khách thủ đô. Không gian được trang trí theo phong cách tối giản, ít chi tiết. Đồ ăn ở Vegito đa dạng về số lượng, vừa kết hợp những món chay phương Tây và truyền thống Việt Nam. Thực đơn buffet thay đổi theo ngày, từ các món khai vị, món chính, tráng miệng và đồ uống. Điểm trừ ở đây là chỗ để xe còn hạn chế. Ưu Đàm Chay Địa chỉ: 34 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Không gian 3 tầng của Ưu Đàm chay tượng trưng cho 3 khoảng thời gian ở hiện tại, quá khứ và tương lai. Mỗi góc nội thất của công trình đều được thiết kế tỉ mỉ qua cách lựa chọn từng cái khăn, đôi đũa, chiếc bát. Thật khó lòng từ chối một không gian say đắm lòng người để trở về với bản ngã thiền định như Ưu Đàm Chay. Những món ăn ở đây ngon lành, bổ dưỡng và tinh tế. Thực đơn món chay của Ưu Đàm vô cùng phong phú làm thỏa mãn đam mê ẩm thực của mọi người khi đến với điểm thanh tịnh này. Thực khách thưởng thức những món ăn tại Ưu Đàm Chay sẽ không khỏi trầm trồ bởi hương vị đặc sắc, đậm đà nhưng vẫn giữ được sự thanh tao. Wai Thái Địa chỉ: 14 ngõ 36 Đào Tấn, Hà Nội Wai trong tiếng Thái có ý nghĩa là sự trân trọng từ hình ảnh chắp tay của người dân Thái Lan, thể hiện sự nhiệt sự tận tâm vào món ăn của nhà hàng. Đây là nơi đồ chay mang hương vị Thái. Không gian hai tầng hơi ...

Nguyên Liệu 300 gram măng le 200 gram nấm rơm 1/2 trái thơm 3 miếng đậu hủ bìa 1/2 bắp cải sú Gia vị Dầu hào Các bước Măng le mua về cắt miếng vừa ăn, măng non rất ngon ko bỏ gì hết, sau đó đem luộc nước sôi rửa lai nước lạnh cho ra rổ Nấm rơm cắt bỏ chân, ngâm nước muối. Bắp cải rửa sạch cắt miếng to, thơm cắt lát nhỏ Cho dầu nóng chão cho tép tỏi phi vàng thơm cho nấm rơm tao qua cho dậy mùi, cho nước tương vào kho cho thấm tiếp cho thơm và bắp cải vào xào chung, nêm 2 muổng dầu hào. Cho 1muổng hạt nêm chay. 1 muổng cafê bột ngọt. Đậu hủ cắt vuông cho vào kho, cho thêm 200 mL nước sôi kho súp súp cho bắp cải được chín mềm Kho để lửa vừa, nấu trong 30 phút, là chín bắp cải. Nêm lại vừa ăn tắt bếp cho chút tiêu cho ngon. Cùng chén nước tương sắt trái ớt cay cay chấm

Lễ Vu Lan trong văn hóa người Việt. Ý nghĩa tâm linh về bông hồng cài áo.   Ý nghĩa khi cài hoa hồng đỏ Ý nghĩa khi cài hoa hồng trắng     Ý nghĩa khi cài hoa hồng vàng Vu Lan – mùa báo hiếu cha mẹ. Theo tín ngưỡng từ xưa đến, tháng 7 Âm lịch luôn được coi là “tháng cô hồn” với một loạt những điều kiêng cử tránh xui xẻo gặp nạn . Song đối với Phật giáo, đây cũng là thời điểm quan trọng và ý nghĩa  diễn ra Đại lễ Vu Lan báo hiếu – một ngày lễ mang đậm tính truyền thống  nhân văn trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Lễ Vu Lan trong văn hóa người Việt. Lễ Vu Lan bắt nguồn từ câu chuyện về lòng hiếu thảo của Bồ Tát Mục Kiền Liên đối với mẹ. Theo kinh “Vu Lan Bồn”, sau khi đã chứng kiến quả A La Hán,  Bồ Tát Mục Kiền Liên nhớ về mẫu thân của mình nên đã dùng huệ nhãn kim tinh nhìn xuống cõi khổ trần ai và thấy mẹ mình bị đầy đọa vào kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục A Tì. Mục Kiền Liên thành kính đi rước các chư tăng khắp mười phương về và làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên thân mâu của Ngài được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, sinh về cảnh giới lành tu thiện. Đức Phật cũng dạy: “Chúng sanh ai muốn báo hiều cho cha mẹ cũng theo cách này mà làm.” Từ tấm gương hiếu hạnh và trải qua bao khó khăn của Bồ Tát Mục Kiền Liên, lễ Vu Lan ra đời và trở thành ngày lễ lớn không thể thiếu của Phật giáo ở Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á. Lễ Vu Lan hằng năm diễn ra vào ngày 15/7 (Âm lịch). Qua hàng ngàn năm qua, lễ Vu Lan không chỉ  mang ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà nó còn như đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, có ảnh hưởng sâu sắc đối với văn hóa cũng như đời sống tinh thần của mỗi người dân đất Việt. Mỗi mùa Vu Lan đến lại là dịp để những người con, người cháu  tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ, tổ tiên; nhắc nhở mỗi người về bổn phận làm con phải luôn “Một lòng thờ mẹ kính cha- Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. “Bông hồng cài áo” Đây là một nghi thức, một nét đẹp mang ý nghĩa hết sức sâu sắc trong lễ Vu Lan ở Việt Nam. “Một bông Hồng cho em Một bông Hồng cho anh Và một bông Hồng cho những ai Cho những ai đang còn Mẹ “ Đạo làm con là con đường đi của bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào đi chăng nữa của cuộc sống thường nhật. Vu Lan là dịp nhắc nhớ ...

Bạn có thể tặng cho cha mẹ những loại thực phẩm bổ dưỡng, hay những món đồ trang sức quý giá… Tuy nhiên với nhịp sống hiện đại như ngày nay, việc tặng cha mẹ một chuyến đi du lịch cũng là một cách và là món quà thực tế nhất để bày tỏ lòng hiếu thảo của bạn dành cho cha mẹ. Đi du lịch không chỉ đơn thuần để mỗi người có thêm những trải nghiệm thú vị, mà đây còn là cách gắn kết các thành viên trong gia đình. Trong từng hành trình, mỗi thành viên có thêm nhiều thời gian để lắng nghe và chia sẻ, giúp đỡ và yêu thương. Để qua đó mọi khoảng cách thế hệ như được rút ngắn. Có lẽ món quà báo hiếu quý giá nhất mà đấng sinh thành mong nhận được từ các con chính là sự sum vầy hạnh phúc trong mái ấm ngập tràn yêu thương. Nếu bạn muốn cho mẹ khám phá những vùng đất mới, các chuyến du lịch nước ngoài mà Á Châu gợi ý dưới đây, có lẽ sẽ là những địa điểm tuyệt vời dành cho gia đình. 1 Du lịch Đài Loan 2 Du lịch Trung Quốc 3 Du lịch Úc 4 Du lịch Châu Âu – Mỹ Du lịch Đài Loan Với việc nới lỏng trong chính sách xin visa, vé máy bay rẻ, chi phí sinh hoạt không quá đắt đỏ khiến Đài Loan trở thành một điểm đến hấp dẫn và phù hợp nhất trong danh sách này Bên cạnh đó, hòn đảo xinh đẹp này còn đang gây sốt với du khách Việt Nam bởi môi trường không khí rất trong lành, cây xanh trải dài theo những lối đi. Những khu chợ nhộn nhịp, đông vui đến tận đêm đúng nghĩa với từ “chợ đêm” mở bán vô vàn quán hàng ăn ngon, đẹp mắt, đủ loại cửa hàng thời trang, trang sức, đồ phụ kiện, trang trí… Ngoài ra, ở vùng đất yên bình này, bạn có thể cùng cha mẹ mình nhâm nhi những tách trà ngon thuộc hàng top thế giới hay cùng nha viết những lời nguyện ước tốt lành trên chiếc đèn lồng thả lên trời cao. Đặc biệt, mùa Vu Lan cũng là lúc mà nhiều gia đình Việt tìm đến các ngôi chùa để hành hương chiêm bái Đức Phật thì với một nơi tự mệnh danh là “Kinh đô Phật Giáo” như Đài Loan thì quả là tuyệt vời. Du lịch Trung Quốc Với một chuyến đi khám phá đất nước láng giềng  mức giá hợp lý, cùng ưu điểm của những chuyến bay thẳng, tiết kiệm thời gian di chuyển so với di chuyển bằng đường bộ, gia đình bạn sẽ có thêm thời gian và sức khỏe để thưởng trọn từng khoảnh khắc trong chuyến du lịch. Đặc biệt, từ tháng 8, tháng 9 trở ra, Trung Quốc dần bước vào mùa thu, tiết ...

Ngày lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ lớn của những ai theo đạo Phật. Trong ngày này, các phật tử sẽ thể hiện lòng biết ơn, báo hiếu đến cha mẹ mình bằng những lời chúc, cử chỉ yêu thương hay tự làm một mâm cơm dâng lên cha mẹ. Thế nên, mâm cơm chay cho gia đình vào ngày này có ý nghĩa rất là to lớn, nó thể hiện tình ấm êm của gia đình, tình cảm của người con dành cho đấng sinh thành. Vì ý nghĩa lớn lao như thế mà nay mình sẽ hướng dẫn các bạn làm một mâm cơm cho gia đình 4 người. Đặc biệt hơn mâm cơm này vô cùng đơn giản, dễ làm và chỉ có 40.000đ: – Sữa đậu nành: 5.000đ – Đậu hũ: 4 miếng 10.000đ – Rau đay, rau mồng tơi, mướp: 15.000đ Xem ngay hướng dẫn chi tiết trong video

Mỗi độ mùa Vu Lan là dịp để người làm con nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của mình đến hai đấng sinh thành. Không riêng những tín đồ Phật giáo, ngày nay lễ Vu Lan (diễn ra vào tháng 7 âm lịch) đã phổ biến với nhiều thành phần và lứa tuổi như một nét đẹp văn hóa của người Việt. Theo chân Cooky.vn khám phá ý nghĩa cùng những gợi ý món chay ngon cho mâm cỗ mùa Vu Lan qua bài viết này. Nguồn: daudo.vn “Tâm hiếu là tâm Phật Hạnh hiếu là hạnh Phật” Ý nghĩa của Lễ Vu Lan Mùa lễ Vu Lan (hay Vu Lan Bồn) có nguồn gốc từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên với lòng đại hiếu cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục. Và cũng không biết tự bao giờ, Vu Lan không chỉ nằm trong câu kinh kệ răn dạy của nhà Phật mà lan tỏa thành triết lý nhân sinh, nếp sống đạo đức của người Việt mình. Nguồn: daudo.vn Trong tháng Vu Lan, mọi người thường cố gắng thực hành điều lành tránh dữ, đi chùa cầu bình an cho ông bà, cha mẹ luôn khỏe mạnh, cầu siêu cho người đã khuất để họ được yên nghỉ, ấm cúng. Bên cạnh đó, ăn chay cũng được xem như hành động báo hiếu đầy ý nghĩa, giảm sát sanh, tạo phước lành gửi đến đấng sinh thành. Cũng theo tục lệ, vào ngày này những mâm cỗ cúng được bày biện tươm tất để tưởng nhớ công ơn to lớn như trời biển của ông bà tổ tiên và là dịp con cháu ngồi lại nhắc nhở nhau về đạo hiếu nghĩa, tình yêu thương với cha mẹ ngay khi còn bên cạnh. Gợi ý 10 món chay ngon, thanh đạm cho mâm cỗ mùa Vu Lan. 1. Mít kho Mít non là nguyên liệu không còn xa lạ với chị em nội trợ qua các món gỏi, nấu canh hay xào, nay Cooky sẽ mách bạn cách kho mít thanh ngọt tạo điểm mới cho mâm cơm trong mùa Vu Lan được lòng cả người ăn chay lẫn ăn mặn. 2. Phở cuốn chay Từng lá bánh phở mỏng bọc lấy phần rau đầy màu sắc chắc chắn sẽ là món khai vị bắt mắt thích hợp dâng cúng tổ tiên mà lại đầy đủ dinh dưỡng, thanh lọc cơ thể cho cả gia đình đấy. 3. Cà ri chay Món cà ri luôn góp mặt trong các mâm cỗ mặn và chỉ cần bạn biến tấu một chút đã có ngay cà ri chay thơm, béo, bùi hài hòa để bày biện cho mâm cỗ trong dịp rằm tháng 7 rồi nhé. Chi tiết cách làm Cà ri chay 4. Đậu hũ om rau nấm chay Đừng chỉ kho đậu hũ với sả và nước tương mà hãy thử thêm các loại rau củ như: cà rốt, củ sen, bắp ...

Ram bắp chay, bún chay kiểu Huế, cà ri chay và đậu hũ sốt cà chua chay sẽ là 4 món chay mà Cooky giới thiệu cho các bạn vào mùa chay báo hiếu này. Biết cách nấu món chay ngon sẽ giúp các mẹ chế biến được thực đơn chay đồng thời chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn. Ví như ram bắp chay, bún chay kiểu Huế, cà ri chay, đậu hũ sốt cà chua chay là các món chay mà Cooky giới thiệu đến các bạn vào mùa chay báo hiếu này, không chỉ giúp thay đổi khẩu vị, thanh tịnh mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết nữa. Ram bắp chay Món đầu tiên là ram bắp chay, đây là món ăn khai tiệc chay của người Quảng. Mỗi lần mùa bắp về, mẹ mình đều làm món này. Nhân bắp sên dai dai dính dính cuộn tròn trong lớp bánh tráng, rồi mang đi chiên vàng. Cắn một miếng thì ôi thôi, lớp đầu tiên của bánh tráng giòn rụm, lớp tiếp theo là nhân bắp thơm lừng bùi bùi gì đâu. Công thức Ram bắp chay 1 trái Bắp nếp 1/2 trái Bắp mỹ 100g Tàu hũ ky 10g Nấm rơm 1 cây Hành boa rô 1 gói Bánh tráng 1 muỗng cà phê Hạt nêm chay Xem thêm công thức và cách làm chi tiết tại đây Ram bắp chay Lúc cuốn ram bạn nên dùng bánh tráng có màu vàng thì đem đi chiên bánh nhanh vàng và đẹp mà không bị cháy. Vì đây là món khai vị hoặc ăn vặt nên bạn chỉ cần đem đi chấm với tương ớt hoặc tương ngọt, không cần có rau các loại ăn kèm luôn. Bún chay kiểu Huế Tiếp theo sẽ là món bún chay kiểu Huế, mà bạn biết rồi đấy, các món ăn chay cần sử dụng đến nước dùng thì không phải ai cũng biết cách làm. Mà món bún chay này vừa thanh tịnh lại vừa lạ miệng nữa, nước dùng cũng dễ làm không kém luôn. Có bí đỏ, có đậu hũ, có củ cải trắng… đặc biệt là sốt nấm chay siêu ngon ăn kèm. Công thức Bún chay kiểu Huế 500g Bí đỏ 30g Củ cải trắng 1/2 trái Thơm 250g Cải thảo 300g Cà chua 200g Nấm rơm 2 miếng Đậu hũ chiên 4 cây Sả 1/2 muỗng cà phê Dầu điều 1 muỗng canh Đường phèn 2 muỗng canh Hạt nêm chay Xem thêm công thức và cách làm chi tiết tại đây Bún chay kiểu Huế Trụng bún rồi cho vào tô, thêm vài miếng thơm, đậu hũ, củ cải trắng lên. Sau đó chan nước dùng lên tô bún rồi mới cho sốt nấm lên trên cùng. Đậu hũ chiên sốt cà chua chay Đậu hũ chiên sốt cà chua là món ăn không còn xa lạ với nhiều người, nhất là các bạn sinh viên. Món ...

Lại một mùa Vu Lan nữa đến, là dịp để con cái thể hiện báo hiếu với cha mẹ. Hay cũng là dịp để mỗi người tìm về chốn thanh tịnh, tìm về cội nguồn yêu thương để tỏ lòng biết ơn với những đấng sinh thành. Vu lan năm nay cũng đúng vào dịp dịch bệnh Covid-19 đang diễn tiến phức tạp khiến các hoạt động tổ chức Vu Lan ở nhiều nơi có phần hạn chế, được tiến hành hình thức trực tuyến nhưng không vì lẽ đó mùa Vu Lan năm nay trở nên kém ý nghĩa. Dưới đây là những gợi ý trải nghiệm bố mẹ và con cái có thể cùng sẻ chia trong mùa Vu Lan mà vẫn an toàn. 1.  Hành hương tới chùa mùa Vu Lan: – Chùa Tam Chúc (Hà Nam): Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km về phía Nam, chùa mang kiến trúc cổ, được xem là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Chùa cũng được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn với vẻ đẹp hài hòa của hồ nước, núi đá tự nhiên tạo nên một khung cảnh hoang sơ hùng vĩ. Một số nét nổi bật của Tam Chúc phải kể đến: chùa Ngọc tượng trưng cho cái hồn của Tam Chúc, ở nơi đây du khách có thể bao quát toàn cảnh chùa. Điện Tam Thế: nổi bật với những bức tượng bằng đồng nguyên khối cao 39m, nặng 150 tấn. Điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni với bức tượng phật khổng lồ nặng đến 200 tấn. Nếu chưa vội về, du khách có thể cưỡi thuyền rồng thưởng ngoạn ở hồ Tam Chúc, thưởng thức tiệc trà chiều và ngắm hoàng hôn cũng là những trải nghiệm đáng nên thử – Chùa Bái Đính (Ninh Bình): Thuộc quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An, nằm cách Hà Nội 120km. Một số công trình trong chùa đã được ghi vào kỉ lục Việt Nam và châu Á như: chùa có hành lanh tượng La Hán dài nhất Việt Nam, Hang sáng – động tối, Giếng Ngọc, Chuông đồng lớn nhất Việt Nam có chiều cao 5.5 m, đường kính rộng 3.5 m và có khối lượng đến 36 tấn, tượng Thích Ca lớn nhất châu Á được đặt trang trọng trong Pháp Chủ chùa Bái Đính nặng 100 tấn và cao 9.5 m. Bên cạnh chùa Bái Đính còn những điểm đến nghỉ dưỡng khá thú vị khác như Tam Cốc, Bích Động, Vân Long… nếu không quá gấp gáp, du khách có thể nghỉ lại một đêm ở Ninh Bình và có thêm thời gian được nghỉ ngơi thư giãn ở vùng đất di sản này. – Chùa Kim Sơn Bảo Thắng (Sapa): Chùa tọa lạc trên đỉnh thiêng Fansipan nên mọi người ví như điểm du sơn ngoạn thủy ấn tượng nhất tại Lào Cai. Chùa được làm từ gỗ mộc kết hợp với ...

Du lịch Quy Nhơn có khá nhiều ngôi chùa đẹp và linh thiêng. Nếu có dịp đi Quy Nhơn, hãy dừng chân ghé lại những ngôi chùa dưới đây để chiêm bái cũng như cầu an cho bản thân và gia đình. Tổ Đình Long Khánh Sưu tầm Tổ đình Long Khánh tọa lạc tại số 141 đường Trần Cao Vân, phường Lê Lợi. Là trung tâm Phật giáo của tỉnh Bình Định, tổ đình Long Khánh Quy Nhơn thực sự là “nơi con tìm về” của đông đảo phật tử, du khách gần xa và những người có tâm từ bi, hướng thiện. Tổ khai sơn của tổ đình Long Khánh Quy Nhơn là thiền sư Hải Khiển, hiệu Đức Sơn, đời Pháp thứ 35 tông Lâm Tế. Về niên đại xây dựng chùa, có tài liệu cho là năm 1700, có tài liệu cho là năm 1709. Mặc dù đã qua bao lần trùng tu, tái tạo, tổ đình Long Khánh Quy Nhơn vẫn là một di tích lịch sử – văn hóa có giá trị. Đến với tổ đình, bạn sẽ có những phút giây tĩnh tâm, sâu lắng như đi vào cửa thế giới hư vô cực lạc. Dịp Vu Lan, bạn sẽ được hòa mình vào không khí trang trọng của đạo tràng trong buổi làm lễ, được nghe pháp thoại về chữ “hiếu” và ý nghĩa của lễ Vu Lan. Chùa Hiển Nam Sưu tầm Chùa Hiển Nam tọa lạc số tại 192, đường Diên Hồng, phường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn. Không rõ chùa được xây vào năm nào chỉ biết là vào khoảng giữa đời Thành Thái (1879 – 1901) do vị Tổ khai sơn là Lão sư Đặng Quang Diệu, Đạo hiệu Vận Hoằng, người huyện An Nhơn lập. Theo bia ghi công ở giữa vách bên phải chánh điện, được biết chùa ban đầu lợp tranh, sau lợp ngói. Năm Giáp Tí (1924) chùa được trùng tu, chánh điện được xây bằng đá. Chánh điện là một ngôi nhà ngang tọa Tây Bắc hướng Đông Nam, dài 8m, rộng 6m, diện tích 48m2 . Hai bên chánh điện là hai nhà thấp hơn, nối theo liền vách, mỗi nhà có kích thước 4m x 6m. Nhà Đông làm chỗ tiếp khách và hội họp, nhà Tây phía trước thờ Tổ, phía sau là Phương trượng của sư trụ trì. Chùa Minh Tịnh Sưu tầm Chùa Minh Tịnh tọa lạc tại số 35, đường Hàm Nghi, phường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tương truyền, vào năm Giáp Thìn (1902), Đại lão Hoà thượng Chơn Phước, tự Đạo thông, hiệu Huệ Pháp, đời thứ 40 dòng Lâm Tế Chúc Thánh từ Quảng Ngãi vào Bình Định cùng với Quốc sư Phước Huệ và Pháp sư Phổ Huệ mở dạy các khoá kinh, luật, luận cho chư tăng các tỉnh về học. Tại Quy Nhơn, hai Phật tử là Trừng Quế và Trừng Quy dâng cúng một thảo am thuộc khu 3 lúc bấy giờ, từ đó ngài xây ...

Du lịch Hà Nội đúng vào mùa lễ Vu Lan, du khách có thể đến những ngôi chùa tâm linh sau đây để hành hương, bái Phật. 6. Chùa Kim Liên Địa chỉ: Nghi Tàm, Quảng An, Tây Hồ. Đây là một trong những ngôi chùa có di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam. Chùa Kim Liên không chỉ nổi bật bởi kiến trúc trang nghiêm, uy phong, chùa còn nổi tiếng với bề dày lịch sử lâu đời, cách đây khoảng 500 năm từ thời nhà Lý, nhà Trần. Khuôn viên ngôi chùa vẫn còn nguyên vẹn những nét kiến trúc từ thời cha ông để lại. Mùa lễ Vu Lan, tìm đến Chùa Kim Liên, du khách như được lạc trong một không gian vô cùng tĩnh lặng và bình yên. Nằm khiêm nhường bên hồ Tây thơ mộng, mỗi độ Vu Lan báo hiếu, ngôi chùa cổ đón hàng ngàn lượt du khách ghé thăm cầu chúc bình an, hạnh phúc. Mỗi du khách khi đến đây đều thành tâm cầu chúc sức khỏe, hạnh phúc, an lành cho gia đình và người thân. Ngôi chùa cổ kính, niềm tự hào của người dân quận Tây Hồ. (Ảnh: pgvn) Dành chút thời gian tâm tịnh để ghé thăm ngôi chùa cổ, cầu an lành, bình an cho những người thân yêu. (Ảnh: Ngọc Nguyễn) 7. Chùa Quảng Bá Địa chỉ: Quảng An, Tây Hồ Là một trong số rất ít những ngôi chùa cổ nhất tại Hà Nội với hàng nghìn năm tuổi, Chùa Quảng Bá do các Thiền sư thuộc phái Tào Động trụ trì, được xây dựng từ thời nhà Lê. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, đến nay chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo. Chùa Quảng Bá được biết với vẻ trang nghiêm cổ kính, trong chùa có nhiều pho tượng với phong cách điêu khắc rất riêng biệt mà không nơi nào có được. Phía trước chùa được bao phủ bởi ngọn đồi nhỏ, trên chùa là tượng Quan Âm lộ thiên, xung quanh bao trùm bởi những cây mai cây đào. Bước vào chùa Quảng Bá, ta như bắt gặp một chốn thôn quê giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp. Đến chùa Quảng Bá dịp lễ Vu Lan, dường như du khách được tìm lại sự bình yên trong tâm hồn, thảnh thơi đón một mùa Vu Lan trọn vẹn. Hình ảnh ngôi chùa thanh tịnh nghìn năm tuổi. (Ảnh: gov.vn) Lạc vào chốn thôn quê Việt Nam những năm xưa cũ. (Ảnh: gov.vn) 8. Chùa Bằng Địa chỉ: Phương Liệt, Hoàng Mai Điểm nổi bật nhất tại chùa Bằng chính là khuôn viên chùa thanh tịnh, rộng và thoáng, ít ngôi chùa nào trong nội thành Hà Nội có được. Đây còn là nơi sở hữa tháp Báo Thiên và 18 pho tượng La Hán mô phỏng dựa theo tượng La Hán ở chùa Tây Phương. Chùa Bằng là địa ...

Du lịch Hà Nội có những ngôi chùa nổi tiếng tâm linh thu hút rất nhiều du khách đến hành hương, chiêm bái; đặc biệt là mùa lễ Vu Lan sắp tới. 1. Phủ Tây Hồ Địa chỉ: Đường Xóm Chùa, Quảng An Phủ Tây Hồ là một trong những chốn linh thiêng nổi tiếng bậc nhất Hà Nội, thường xuyên được du khách gần xa tìm đến quanh năm. Mùa lễ Vu Lan, Phủ Tây Hồ dường như được quan tâm hơn nữa. Nơi đây thờ cúng Bà chúa Liễu Hạnh, một bà mẹ chung của người dân đất Việt, là người tài sắc song toàn, đảm lược, lòng lành và đức độ, là một trong bốn bộ tứ bất tử của dân tộc ta (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh). Ngôi chùa thanh tịnh thu hút người dân đến dâng hương hằng năm. (Ảnh: Mapio) Không những thế, Phủ Tây Hồ còn tọa lạc trên một vị trí cực kỳ đẹp, hiếm có. Nằm ngay vị trí trung tâm đô thành tưng bừng, rộn ràng nhưng đến với Phủ bạn như được lạc trong bầu không khí hoàn toàn khác. Đến Phủ Tây Hồ, không những là để tỏ lòng thành kính, thực hiện những nghi thức tâm linh mà đây còn là nơi để thư giãn tinh thần, thăm một thắng cảnh đẹp. Phủ Tây Hồ có nước mây thoát tục, đắm chìm trong không gian của chốn thanh tịnh vắng lặng, lòng quên hết phiền muộn ru hồn mình vào mong ước tốt đẹp hơn. Đây quả thực là chốn linh thiêng mà mọi người nên tìm đến mỗi dịp lễ Vu Lan về. Chốn linh thiêng tìm về mỗi dịp Vu Lan. (ảnh: Thế giới Di sản) Mỗi dịp Vu Lan, nơi đây lại thu hút du khách thập phương đến hành hương. (Ảnh: Kiều Trang) 2. Chùa Quán Sứ Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo Theo phong tục hằng năm, tại chùa Quán Sứ, lễ Vu Lan diễn ra từ ngày 11/7 đến 14/7 âm lịch. Vào những ngày này, đông đảo du khách thập phương và phật tử đến để dâng hương, tỏ lòng biết ơn đến Đức Phật và báo hiếu cha mẹ hay cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ, những người có công với đất nước. Ngôi chùa cổ thiêng liêng được du khách thập phương biết đến. (Ảnh: Vngo) Chùa Quán Sứ thờ Phật, khu hậu đường thờ quốc sư triều Lý là Thiền sư Khuông Lộ. Trong khuôn viên ngôi chùa cổ này, ngoài các cơ quan của Hội Phật giáo còn một thư viện rất lớn, nơi đây lưu giữ nhiều sách Phật giáo. Đến đây, ngoài việc hành hương cửa phật bạn có thể tìm hiểu thêm về đạo Phật và kinh thánh. Điều đặc biệt nhất tại ngôi chùa này đó là pho tượng của hòa thượng Thích Thanh Tứ được làm hoàn toàn bằng sáp với dáng vẻ ...

Du lịch Đài Loan vào đúng mùa Vu Lan du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những nghi lễ, phong tục độc đáo của ngày lễ đặc biệt vào rằm tháng bảy này. Người Đài Loan vẫn luôn gìn giữ nét văn hóa truyền thống “Thả đèn hoa đăng” vào dịp rằm tháng 7 để soi sáng đường cho những oan hồn dưới nước, gọi các linh hồn dưới cõi âm lên mặt đất để hưởng đồ cúng, đồng thời cầu nguyện cho các linh hồn sớm được đầu thai sang kiếp khác. (Ảnh: Go2taiwan) Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người Đài Loan luôn giữ truyền thống lâu đời đó là thả đèn hoa đăng để soi sáng những linh hồn người đã khuất. Người Đài Loan quan niệm rằng, đèn trôi càng xa, gia chủ càng gặp nhiều tài lộc. Tại Đài Loan, theo truyền thống, mỗi hộ gia đình Đài Loan sẽ chuẩn bị thịt, hoa quả, hoa tươi và các thứ khác để cúng cho những bóng ma đói tại một ngôi miếu hoặc trên một bàn thờ tạm phía trước nhà. Ngoài ra, họ cũng mời các nhà sư để cầu nguyện cho người thân qua đời cũng như linh hồn những người không có con cháu. Mỗi gia đình còn chuẩn bị mâm cúng cho các cô hồn tại miếu thờ. Mâm cúng gồm hoa quả, thịt, hoa tươi, và nhiều loại khác. (Ảnh: People) Ngoài ra, người Đài Loan thường tổ chức những lễ hội rước ma với quy mô lớn ở nhiều nơi trên cả nước với hai phần chính: Những đám rước ma quỷ với các cỗ xe chở hình nộm và múa lân đi khắp đường phố, mang lại không khí hết sức nhộn nhịp, rộn ràng. Chiếc xe khác lại rước chở đầy hình nộm diễu hành trên phố trong lễ rước ma ở Keelung, Đài Loan. (Ảnh: ECNS) Chiếc xe chất đầy hoa quả trong đám rước ma diễu hành trên phố. (Ảnh: ECNS) Múa lân trong đám rước ma ở Đài Loan. (Ảnh: ECNS) Bên cạnh đó, ở Đài Loan cũng có một số hoạt động trong ngày Vu Lan tương tự như ở Việt Nam và rất nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như: Con cháu đi thăm và tranh thủ quét dọn lăng mộ tổ tiên, vừa để tạ ơn với những người đã khuất, vừa cầu mong linh hồn của họ sẽ phù hộ cho những người còn sống có một cuộc sống đầy đủ, ấm no và hạnh phúc tràn đầy. Lễ Vu Lan đều là dịp nhắc nhở chúng ta hai chữ “Biết Ơn” dành đến bậc cha mẹ công lao sinh thành, dưỡng dục. (Ảnh: Intertour)

 Khi những giọt mưa ngâu tháng bảy bất ngờ trở về, làm xao động cả bầu trời mệt mỏi đang chìm lặng trong lòng sông Hương, Huế bỗng rùng mình chợt tỉnh cơn mê mùa hạ. Đó cũng là thời khắc mùa Vu lan đang về trên đất trời cố đô. Ở Huế, Vu lan là lễ hội lớn thứ hai sau lễ Phật đản. Ngay trước những ngày diễn ra lễ đại lễ Vu lan, khắp các ngôi cổ tự của Huế như Linh Mụ, Tường Vân, Thuyền Tôn, Báo Quốc hay Từ Đàm đã thấy người dân đi lễ Phật tụng kinh để báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Bác Lê Xuân Ngữ (một Phật tử ở phường Xuân Phú) cho biết: Chúng tôi đi chùa lễ Phật là để học theo đức hạnh của Phật, lánh dữ làm lành và hồi hướng công đức cho người thân được siêu thoát, chúng tôi chẳng cầu mong gì cả”. Thiếu nữ Phật tử Huế duyên dáng vui tươi khi được cài trên áo hoa hồng màu đỏ Tại Huế, lễ Vu lan cũng là ngày mà nhiều người dân Huế đi thăm mộ và thắp hương cho người quá cố, dù không đông bằng ngày Tết cổ truyền. Đây cũng là một nét đẹp truyền thống mà người Huế còn giữ được, nó thật sự cần thiết đối với giới trẻ trong đời sống hiện đại này. Xuất phát từ sự tích Tôn giả Mục Kiền Liên vào địa ngục cứu mẹ thoát khỏi chốn u đồ, sau này hình thành nên quan niệm Vu lan là mùa báo hiếu, vào hai ngày mười tư và rằm tháng bảy âm lịch hằng năm, các chùa ở Huế thường tổ chức tụng kinh, cầu nguyện cho cha mẹ và thân bằng quyến thuộc nhiều đời được siêu thoát, cha mẹ hiện tại được phước lạc vô biên. Để đáp ứng tín ngưỡng báo hiếu của quần chúng, một số chùa còn lập đàn tràng chẩn tế, giải oan bạt độ, kết hợp với việc phóng sinh. Hàng vạn chúng sinh nhờ nghi lễ này mà được siêu thoát. Vu lan cũng là thời gian mà quý tăng ni trong Ban Từ thiện Phật giáo Huế không quên thể hiện lòng từ bi của mình bằng công tác từ thiện. Những phần quà cho các bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện đã được chuẩn bị từ rất sớm. Các Phật tử cũng không quên đi thăm các trẻ em nghèo neo đơn ở cô nhi viện, những người neo đơn, tàn tật ở viện dưỡng lão. Đặc biệt trong ngày lễ Vu lan ở Huế, các chùa thường tổ chức cho tín đồ gắn hoa hồng, hoa trắng vào túi áo những người còn sống để tưởng nhớ đến cha mẹ. Hễ cha mẹ còn sống thì gắn hoa hồng, nếu cha mẹ qua đời thì gắn hoa trắng. Còn cha mẹ là một điều ...

Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát. Vì vậy, tại Hà Nội có một số ngôi chùa nổi tiếng được người dân cũng như du khách vào đây hành hương, cúng lễ trong tháng Vu Lan. Hãy cùng tìm hiểu xem những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nào ở Hà Nội được nhiều người tới trong lễ Vu Lan này nhé. 1. Chùa Quán Sứ Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo Theo phong tục hằng năm, tại chùa Quán Sứ, lễ Vu Lan diễn ra từ ngày 11/7 đến 14/7 âm lịch. Vào những ngày này, đông đảo du khách thập phương và phật tử đến để dâng hương, tỏ lòng biết ơn đến Đức Phật và báo hiếu cha mẹ hay cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ, những người có công với đất nước. Chùa Quán Sứ thờ Phật, khu hậu đường thờ quốc sư triều Lý là Thiền sư Khuông Lộ. Trong khuôn viên ngôi chùa cổ này, ngoài các cơ quan của Hội Phật giáo còn một thư viện rất lớn, nơi đây lưu giữ nhiều sách Phật giáo. Đến đây, ngoài việc hành hương cửa phật bạn có thể tìm hiểu thêm về đạo Phật và kinh thánh. Điều đặc biệt nhất tại ngôi chùa này đó là pho tượng của hòa thượng Thích Thanh Tứ được làm hoàn toàn bằng sáp với dáng vẻ tương đối giống như người thật. Chùa Quán Sứ là nơi diễn ra những sự kiện Phật giáo lớn của Việt Nam, đồng thời đây cũng là nơi thường xuyên lui tới của nhiều du khách nước ngoài. Chùa Quán Sứ – điểm dừng chân lý tưởng dịp lễ Vu Lan. (Ảnh: Phạm Thị Hương) @haiyen.98 @nd17275 @diwoang 2. Chùa Trấn Quốc Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Yên Phụ Được mệnh danh là danh thắng bậc nhất kinh kỳ, tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ phía Tây Nam của Tây Hồ, chùa Trấn Quốc không chỉ là điểm đến tâm linh, nơi này còn ẩn chứa nhiều thắng cảnh đẹp say lòng. Đến chùa Trấn Quốc, thành tâm cầu nguyện bình an, hạnh phúc cho gia đình và những người thân yêu chắc chắn sẽ khiến bạn nhẹ lòng hơn rất nhiều. Ngoài ra, cũng đừng bỏ lỡ ngắm cảnh sắc non nước tuyệt đẹp tại đây. @kimberleyyly Trải qua khoảng 1.500 năm lịch sử, ngôi chùa cổ hiện còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật có giá trị quý như bộ tượng thờ ở thượng điện. Đây là một trong những pho tượng được phác họa tỉ mỉ, trau chuốt và mang nét đẹp đặc trưng riêng biệt không nơi đâu có được. Đáng chú ý nhất là pho tượng Thích Ca nhập Niết bàn được nhiều ...

1. Rau củ kho chay Nguyên liệu làm rau củ kho chay Gia vị làm rau củ kho chay Sơ chế nguyên liệu làm rau củ kho chay Chế biến món rau củ kho chay 2. Cà tím kho tiêu Nguyên liệu làm cà tím kho tiêu: Gia vị làm cà tím kho tiêu Sơ chế món cà tím kho tiêu Chế biến món cà tím kho tiêu Pha sốt: 3. Đậu hủ viên chiên sốt tương Nguyên liệu làm đậu hủ viên chiên sốt tương Gia vị ướp đậu hủ Pha sốt tương Sơ chế nguyên liệu làm đậu hủ viên chiên sốt tương Chế biến món đậu hủ viên chiên sốt tương Pha sốt tương Mùa Vu Lan sắp đến, sao không cùng BlogAnChoi học ngay 3 món chay ngon hấp dẫn từ đầu bếp tài ba Hoshi Phan. Còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp ngay và chuẩn bị thôi nào! 1. Rau củ kho chay Nguyên liệu làm rau củ kho chay Cà rốt: 1 củ Su hào: nửa củ Thơm: ¼ trái Nấm đùi gà: 1 cây Đậu ve: 50gr Đậu khuôn: 2 miếng Nấm kim chi: 1 hộp Ớt sừng: 2 trái Hành lá: 50 gr Gia vị làm rau củ kho chay Nước tương: 1 muỗng Dầu hào: 1 muỗng Hạt nêm: ½ muỗng Muối: ⅓ muỗng Sơ chế nguyên liệu làm rau củ kho chay Bước 1: Sơ chế rau củ Dứa gọt vỏ, lấy mắt và cắt thành từng miếng nhỏ Nấm đùi gà mua về rửa sạch, thái thành miếng dài vừa ăn Su hào gọt vỏ, cắt làm đôi thái miếng vừa ăn Nấm kim châm cắt gốc, tách nhỏ Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ vừa ăn Ớt hiểm thái xéo, hành lá cắt khúc, hành tím băm nhuyễn Đậu que tước bỏ chỉ xơ ở 2 bên, cắt đôi Rửa sạch tất cả rau củ đã sơ chế Đậu khuôn cắt khúc nhỏ vừa ăn Bước 2: Pha sốt 1 muỗng nước tương 1 muỗng dầu hào ½ muỗng tương ớt ½ hạt nêm Chế biến món rau củ kho chay Bước 1: Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 2 muỗng dầu ăn, thêm hành tím vào phi thơm và vàng. Bước 2: Cho cà rốt vào xào khoảng 3 phút, thêm su hào vào xào chung, đậy nắp nồi khoảng 1 phút cho nhanh chín. Bước 3: Sau đó cho lần lượt: khóm, nấm đùi gà, đậu ve, đậu khuôn, nấm kim châm vào xào. Đảo đều cho các nguyên liệu chín đều, thêm hết chén sốt đã pha vào Bước 4: Cho thêm ⅓ muỗng muối để gia tăng hương vị. Sau cùng là cho thêm ớt hiểm, hành lá cắt khúc vào đảo đều Sơ chế và chế biến món rau củ kho chay (Nguồn: Youtube) 2. Cà tím kho tiêu Nguyên liệu làm cà tím kho tiêu: Cà tím: 1 quả Ớt hiểm Hành lá Hành tím Ngò rí ...

Đậu hũ chiên luôn là món ăn được yêu thích không chỉ trong những bữa cơm gia đình mà còn là món khai vị trên bàn nhậu. Để có được những miếng đậu hũ giòn rụm, beo béo không phải ai cũng có thể chiên được mà không bị dính chảo hoặc được giòn bạn cần có một bí quyết chiên. Vậy hãy lưu lại ngay cách chiên đậu hũ giòn ngon này nha. Chọn đậu hũ ngon để chiên Khi mua đậu hũ để chiên, bạn cần chọn đậu hũ nhà làm và không nên chọn các loại đậu hũ non đã được đóng gói bao bì trong các siêu thị. Vì chúng rất mềm nên dễ bể nát, khi chiên không giòn được, thậm chí còn bị teo nhỏ lại do nước bị rút đi. Nên chọn đậu hũ không quá non, phải có độ dai vừa, mềm mịn, không được quá bở như vậy khi chiên không được ngon và rất dễ dính chảo. Dùng chảo sạch để chiên Trước khi bắt đầu tiến hành chiên đậu hũ, bạn cần làm sạch chảo. Chú ý không nên dùng miếng chà nồi bằng sắt vì chúng sẽ khiến chảo bị trầy xước, điều này còn khiến bạn chiên đậu hũ dễ dính chảo hơn. Bạn chỉ cần chế nước nóng vào chảo, sau đó dùng miếng bọt biển rửa chén là đã có thể làm sạch chảo rồi đó. Tốt nhất bạn nên chọn riêng một chiếc chảo chỉ dùng khi chiên đậu hũ, như vậy sẽ đỡ bị dính chảo hơn và đậu hũ cũng ngon hơn. Làm sạch đậu hũ Đậu hũ sau khi mua về, rửa sạch với nước, sau đó để ráo nước. Bạn nhớ là để đậu hũ thật khô nhé, vì nếu còn ướt khi chiên sẽ bị bắn dầu đấy và còn khiến chúng dễ dính chảo hơn nữa. Mẹo giúp chảo không dính trước khi chiên đậu hũ Khi đã làm sạch chảo và để chảo khô, trước khi đổ dầu vào chảo, hãy dùng một lát gừng sống rồi sát vào khắp đáy chảo, thành chảo để tạo một lớp màng trơn. Khi đó gừng với dầu kết hợp với nhau sẽ giúp chảo không bị dính. Cách chiên đậu hũ giòn ngon Khi tiến hành chiên đậu hũ, cần làm nóng chảo trước rồi mới cho dầu ăn vào. Đợi khi dầu nóng mới bắt dầu cho đậu hũ vào chiên. Nếu dầu chưa đủ nóng, khi cho đậu vào sẽ khiến chúng bị dính chảo và khó chiên hơn. Đồng thời, khi dầu nóng sẽ khiến lớp vỏ bên ngoài của đậu hũ được vàng giòn, đẹp mắt hơn. Một lưu ý nhỏ, dầu cho vào phải ngập khoảng 1/3 hoặc 1/2 miếng đậu hũ. Bạn nên cho đậu hũ vào lúc dầu vừa nóng sôi bằng cách cho một đôi đũa vào thấy dầu lăn tăn thì lập tức để đậu hũ vào. Không nên đợi ...

Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, lễ Vu Lan (ngày 15/7 âm lịch) từ lâu đã thành một ngày trọng đại, là dịp để mỗi người hướng về nguồn cội, tỏ lòng hiếu kính với đấng sinh thành và các bậc tiền nhân… Vì vậy, các bạn Vĩnh Phúc đừng quên những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất không thể không đến vào mùa Vu Lan năm nay. Vĩnh Phúc: Những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất không thể không đến vào mùa lễ Vu Lan năm nay 1. Đền Bà Theo vinhphuc.tourism.vn, đền Bà hay còn gọi là đền Vị Thanh được xây dựng trên một khu đất cao, rộng và thoáng đãng ven đầm Vạc, nay thuộc thôn Vị Thanh, xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên. Trước đền là mặt đầm rộng mênh mông, những tán cây rợp bóng trên mặt nước và mái ngói phủ đầy rêu phong ẩn hiện khiến ta dễ liên tưởng đến hình ảnh một bến nước, sân đình quen thuộc của làng Việt. Giữa bình yên của ruộng đồng và làng xóm, ngôi đền hiện lên thâm nghiêm, cổ kính. Tương truyền, có vị nữ tướng tài giỏi là Thanh Nương đã có công phò giúp Trưng Nữ Vương đánh giặc cứu nước, nhân dân cảm kích lập đền thờ và gọi là đền Bà. Ảnh: vinhphuc.tourism.vn Đền được xây dựng vào thời Nguyễn, khoảng cuối thế kỷ XIX, gồm 3 toà kiến trúc bố cục thoe kiểu chữ “công”: tiền tế 5 gian, hai mái bít đốc có cửa gỗ bức bàn, 1 gian ống và 3 gian hậu cung, có tạo gác lửng làm khám thờ thần. Kết cấu 6 bộ vì chồng rường giá chiêng, kỹ thuật mộng sàm đạt đến trình độ cao toàn đền có 32 cột gỗ chắc khỏe, chân cột kê đá chống ẩm và mối mọt. Bộ mái của tòa ống muống và hậu cung làm theo kiểu chồng diêm và được lợp ngói mũi truyền thống. Ở đền Bà, những mảng chạm khắc tuy không nhiều nhưng đường nét chạm khắc lại khá sắc nét, điêu luyện. Chẳng hạn, những đầu dư những bức cốn đã được các nghệ nhân thời xưa tạo thành hình rồng ở những tư thế khác nhau (rồng uốn, rồng chầu mặt trời) rất sinh động. Chạm trổ ở đền Bà đã góp phần tô điểm cho kiến trúc và tăng thêm vẻ uy nghiêm của chốn thần linh. Ảnh: vinhphuc.tourism.vn Đền còn có 4 bộ long ngai và các bức hoành phi, câu đối chữ Hán, là những cổ vật quý, được gia cố công phu, trang trí cầu kỳ. Tới đền Bà vào mùa lễ hội, khách tham quan không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh quan thanh bình, đẹp đẽ của di tích mà còn được tham dự một trong những lễ hội nông nghiệp mang những giá trị văn hóa tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ. 2. Thiền ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก