Phái Mạnh

Tu thân: đàn ông “tu” thế nào cho đúng?

Nếu ngay cái đầu tiên, mà anh em đàn ông thấy sao càng tu, càng khổ, càng không hạnh phúc, càng phiền những người xung quanh, thậm chí không giải quyết được nỗi khổ của chính mình mà còn làm người khác thêm khổ. Đấy là lúc anh em nên bình tâm lại, để xem mình đang tu đúng hướng hay chưa.

đàn ông, lối sống, phát triển bản thân, tôn giáo, tu thân: đàn ông “tu” thế nào cho đúng?

Làm sao để biết là đang ‘TU ĐÚNG’ ?

Dù anh em là người vô thần, hay theo bất kỳ Đạo nào (như Phật, Chúa, Hindu, Khắc kỷ stoic, Lão Tử vô vi, thờ Ông A, Bà B, v.v)… hoặc đang áp dụng phương pháp đọc/tụng kinh, thờ cúng, trì chú, thiền định, thiền tuệ, vipassana, hay bất kỳ phương pháp tu nào; thì tất cả những thứ trên đều là ‘phương tiện’.

Đã là ‘phương tiện’ thì nó hợp người này và không hợp người kia. Có người cần rất nhiều phương tiện để đi từ A sang B; nhưng lại có người không cần phương tiện nào cả, cứ ‘thuận tự nhiên’ và đúng nhân-quả mà sống.

Dù anh em đang theo phương tiện nào thì đây là những biểu hiện hay kim chỉ nam để nhận biết anh em đang đi đúng hướng:

– Càng tu, càng thấy yêu đời hơn, ít phiền não hơn, trọn vẹn với thực tại hơn, ăn/ngủ ngon hơn.

– Ít làm phiền, bớt ‘làm khổ’ những người xung quanh hơn.

– Đến một giai đoạn, sự có mặt của anh em ở bất kỳ nơi đâu, đều là nguồn năng lượng vui vẻ và hạnh phúc đến những người xung quanh.

– Cuối cùng, càng tu đúng, thì càng bớt ‘vì mình’ hơn, thay vào đó là trọn vẹn cho việc phụng sự cuộc đời hơn, cụ thể là ‘vì người’ hơn.

Nếu ngay cái đầu tiên, mà anh em thấy sao càng tu, càng khổ, càng không hạnh phúc, càng phiền những người xung quanh, thậm chí không giải quyết được nỗi khổ của chính mình mà còn làm người khác thêm khổ. Đấy là lúc anh em nên bình tâm lại, để xem mình đang tu đúng hướng hay chưa.

Khi nào ‘tu xong’?

Nếu bất kỳ ai nói với anh em, họ đã ‘tu xong’ hay đã ‘giác ngộ’ rồi thì tất cả đều là ảo giác của cái tôi hay sản phẩm của bản ngã vi tế.

Sự thật, việc tu thân không có điểm kết nên chẳng có khi nào gọi là tu xong cả. Tu thân là việc mỗi ngày, nó như đánh răng rửa mặt mỗi sáng, chỉ cần một hôm anh em quên đánh răng thì mồm anh em đã thối vô cùng.

Có tu luyện 20-30 năm, chứng tầng thiền tuệ thứ 100+ đi nữa, nhưng chỉ trong 1 khoảnh khắc anh em quên mình đi thì cũng hỏng bét. Đơn cử, nếu gặp việc trái ý rất tinh vi, người đàn ông sân lên mà không biết thì con ma sân nó dẫn anh em đi rất xa. Lúc anh em hết say thì chuyện đã xong rồi.

Tôi tiếp xúc với khá nhiều ‘Thiện tri thức’, tất nhiên cũng có tri thức ‘this’, tri thức ‘that’. Có những anh em nói giáo lý, phân tích logic, vô ngã, tánh ‘không’ cực kỳ hay và thuyết phục… nhưng với tôi, biết và hiểu tất cả những điều đó chỉ mới 10% hành trình tu thân mà thôi.

Nếu chỉ dừng ở đó thì chúng ta đang tu ở cái ‘mồm’, chứ không có tu ở chữ ‘hành’. Tiếp xúc thông thường rất khó biết người đó có thực sự ‘tu’ hay không; cách rõ nhất là quan sát sinh hoạt, hành động và thái độ của người đấy trong cuộc sống thực tế hằng ngày; cụ thể hơn là quay lại mục số 1 để kiểm tra lại.

‘Tu thân’ như thế nào, bắt đầu ra sao?

Đừng suy nghĩ cái gì quá to tát, rồi tu luyện thời gian thành như một khúc gỗ không cảm xúc, dippe. Tu là chỉnh sửa lại ‘nhận thức’ và ‘hành vi’ sao cho đúng với tự nhiên và nhân-quả thôi.

“Không làm các điều ác,

chăm làm các điều lành,

giữ tâm ý thanh tịnh!”

Tôi mượn lời của Thiền Sư Ô Sào hay Thái Tử Tất Đạt Đa, để anh em thực hành ngay bây giờ. Câu kệ trên, đứa trẻ 3 tuổi nó cũng thuộc lào nhưng ông lão 80 tuổi đôi lúc cũng làm chưa xong.

Mới bắt đầu, tâm anh em còn ác lắm, rất dễ dao động, đụng chuyện là nóng máu ngay. Khi tâm còn yếu thì cần rất nhiều ‘phương tiện’ để anh em định tâm lại, đó là tại sao các Đạo giáo và phương tiện ra đời để phục vụ nhu cầu định tâm cho từng căn cơ của mỗi anh em.

Nhưng khi anh em đã định tâm được rồi thì nên phụng sự cuộc đời ngay thôi; bắt đầu từ những người xung quanh mình, bố mẹ, anh em hay vợ con. Khi anh em đã bớt khổ, dung lượng trái tim to lên, hạnh phúc hơn thì anh em có mới có dư mà cho người khác. Chứ anh em ko có gì trong túi thì cho ai được gì.

Để phân biệt cái gì ‘nên làm’ hay ‘không nên làm’ thì anh em cứ tập từ từ, mỗi lần suy nghĩ và hành động gì thì anh em cứ tự nhắc thầm: “mình làm thế có đúng nhân-quả hay chưa”.

Khi trí tuệ chúng ta còn on/off như ngọn đèn dầu trước gió, nhiều lúc anh em làm đau khổ người khác mà anh em không hay biết đấy. Nhưng cứ yên tâm, vũ trụ sẽ điều chỉnh nhận thức của người đàn ông dựa trên cơ chế nhân-quả, sẽ có việc tưng ứng đáp lại để anh em khổ tý thì mới tỉnh táo hơn.

Dù anh em có muốn tu thân hay không thì vũ trụ vẫn sẽ bắt anh em tu, đó là tự nhiên rồi, anh em không thoát được đâu.

Tu thân đơn giản vậy thôi, quan trọng có chịu hành ngay bây giờ hay không.

Chúc anh em vui khỏe và ‘sống nghệ’ hơn nhé.

Đăng bởi: đàn đặng Huy

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก