Trải nghiệm

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

maison de tau homestay – homestay ở hội an loongboong homestay hội an le bleu homestay hội an ferry homestay hội an old yellow house hội an hostel hội an homestay ở cẩm nam hội an cánh đồng homestay hội an

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam
Dãy nhà cổ Hội An dọc sông Hoài (Ảnh – Paicey)

Do có đặc điểm địa lý thuận lợi nên từ 3.000 năm trước, trên vùng đất Hội An ngày nay đã xuất hiện những lớp cư dân đầu tiên. Qua kết qủa nghiên cứu khảo cổ học đã phát hiện nhiều loại hình mộ chum cùng những công cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt, đồ trang sức tuyệt xảo bằng đá, gốm, thủy tinh, kim loại, tiền đồng, những hiện vật sắt, đồ trang sức với kỹ thuật chế tác tinh luyện cho phép khẳng định chiều dài tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh muộn, đỉnh cao của thời kỳ tiền – sơ sử (từ thế kỷ thứ II trở về trước).

Đặc biệt, tại các hố khai quật các di chỉ ở Hội An thuộc thời kỳ này đã phát hiện được hai loại tiền đồng Ngũ Thù, Vương Mãng thời Hán, gốm và những hiện vật sắt kiểu Tây Hán, hiện vật đồng mang dáng dấp văn hóa Đông Sơn (phía Bắc), những hiện vật mang dấu ấn đặc trưng của văn hóa Óc Eo (phía Nam), hoặc đồ trang sức với công nghệ chế tác tinh luyện có nguồn gốc Ấn Độ, Trung Quốc…chứng minh cư dân Hội An thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh đã có sự giao lưu rộng rãi với bên ngoài. Điều này cũng cho phép khẳng định đầu công nguyên đã có nền ngoại thương manh nha hình thành ở Hội An.

Dưới thời vương quốc Champa (thế kỷ thứ II đến thế kỷ XIV) vùng đất Hội An lúc bấy giờ có tên gọi là Lâm Ấp phố. Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại) và Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm) trở thành điểm dừng chân quan trọng trên con đường hàng hải quốc tế. Lâm Ấp phố là một thương cảng phát triển, thu hút nhiều thuyền buôn Ả rập, Ba Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu lúc bấy giờ là tơ tằm, ngọc trai, đồi mồi, vàng, trầm hương, nước ngọt…Nhiều thư tịch cổ ghi nhận đã có một thời kỳ khá dài, Chiêm cảng Lâm Ấp phố đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và trung tâm tôn giáo- tín ngưỡng Mỹ Sơn.

Với những phế tích nền móng kiến trúc Chăm, những giếng nước Chăm và những pho tượng Chăm (tượng Vũ Công Thiên Tiên Gandhara, tượng Nam thần Tài lộc Kubera, tượng Voi thần…) cùng những mảnh gốm- sứ Trung Quốc, Đại Việt, Trung Cận Đông thế kỷ II – XIV và đồ trang sức, những mảnh vật dụng bằng thủy tinh màu nổi tiếng của vùng Trung cận Đông, Nam Ấn Độ được phát hiện càng làm sáng tỏ giả thuyết từng có một Lâm Ấp phố (thời Champa) trước Hội An (thời Đại Việt), từng tồn tại một Chiêm cảng với nền mậu dịch hàng hải phát triển phồn thịnh.

Đầu thế kỷ thứ XIV, sau sự kiện vua Chiêm Thành là Chế Mân cắt hai châu Ô và Lý để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân của thượng hoàng Trần Nhân Tông, biên giới phía Nam của nước Đại Việt đã đến bờ Bắc sông Thu Bồn. Đầu thế kỷ XV, nhà Hồ (Hồ Hán Thương) tiếp tục mở rộng bờ cõi đến cả Chiêm Động, Cổ Lũy (tương ứng vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay), chia vùng đất mới thành 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa; đặt lộ Thăng Hoa thống lãnh 4 châu, cử An phủ sứ lộ trông coi việc bình định và khai khẩn. Chiến lược di dân từ các vùng phía Bắc đã được các triều đại phong kiến Đại Việt trong thời kỳ này sơ khởi đã phải gián đoạn; phần thì do sự tranh chấp, thôn tính xảy ra liên miên giữa hai nước Việt – Chiêm, phần thì do quân Minh xâm lược đặt ách đô hộ nước ta.

Cho đến giữa thế kỷ XV, năm 1471, đại binh “Nam tiến bình Chiêm” của vua Lê Thánh Tông kéo vào triệt hạ kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành, đặt ra Đạo thừa tuyên Quảng Nam, bắt đầu cho sự hiện diện chính thức của người Việt ở miền Trung. Tuy nhiên, phải đến thời các chúa Nguyễn vào trấn thủ vùng Thuận Hóa- Quảng Nam thì sự nghiệp khai phá đất Đàng Trong thật sự bước vào thời cao điểm.

Khởi phát từ năm 1558, khi Nguyễn Hoàng quyết tâm rời bỏ vùng đất bản hộ của họ Nguyễn ở Thanh Hóa để tiến về phương Nam, thoát khỏi ách kiềm tỏa của vua Lê – chúa Trịnh, thực hiện kế sách tạo dựng một khu vực quản chế độc lập, phát triển lâu dài, dựa vào ưu thế của vùng đất “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Cả vùng đất rộng lớn từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông mới trở nên ổn định và thu hút đông đảo nhân dân ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ vào khai hoang lập làng, xây dựng cuộc sống mới. Một bộ phận cư dân Việt phát tích từ các vùng Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh đã dừng bước lưu dân, an cư lạc nghiệp, dựng làng lập phố bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng.

Để thu phục nhân tâm, có đủ sức đương đầu với thế lực hùng mạnh của chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài, Nguyễn Hoàng đã ban hành và thực thi hàng loạt các chính sách tích cực, xây dựng và củng cố uy lực của một thể chế chính quyền mới như khuyến khích khai hoang, trọng dụng người tài, xây dựng lực lượng quân đội hùng hậu…Đến thời các chúa Nguyễn kế nghiệp sau đó ở Đàng Trong là thời kỳ phát triển rất mạnh của nền công nghiệp hàng hải mậu dịch quốc tế và là thời đại hoàng kim của hệ thống thương mại Đông Á. Cùng với tài thao lược của các chúa Nguyễn đương thời; cộng đồng cư dân Hội An – xứ Quảng đã biết phát huy tính cần cù, trí thông minh, óc sáng tạo để xây dựng nên phố thị, làng quê ngày càng thêm trù phú.

Từ giữa thế kỷ XVI, các “Chiêm cảng” ở miền Trung vốn có truyền thống từ thời đại Champa được tái sinh. Do có vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng của một xứ Quảng giàu tài nguyên, dồi dào đặc sản, nguồn nhân lực tràn đầy sinh khí, chính sách ngoại kiều và ngoại thương khôn khéo, thoáng mở…nên cảng thị Hội An đã tạo nên một hấp lực lớn, thu hút nhiều thuyền buôn của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm…tấp nập đến giao thương.

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Phố cổ Hội An (Ảnh – Phan Hữu Lập)

Từ một “Chiêm cảng” bị suy tàn, Hội An mau chóng phục hưng và trở thành trung tâm thương mại quốc tế phát triển thịnh đạt bậc nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Hội An giữ vai trò trung tâm điều phối cho các thương cảng miền Trung như Thanh Hà (Huế), Thị Nại (Bình Định) và cùng với các cảng Đồng Nai, Sài Gòn, Hà Tiên…trở thành những thương cảng trọng yếu ở Đàng Trong. Không những thế, với vai trò là trung tâm liên vùng, Hội An đã cùng với Goa (Ấn Độ), Ayuthaya (Siam), Malacca (Malaysia), Batavia (Indonesia), Lyzon (Philippin)…nối kết với Formosa (Đài Loan), Macao, Hạ Môn (Trung Quốc), Pusan (Hàn Quốc) tạo nên một hệ thống thương mại hoàn chỉnh của châu Á.

Từ cuối thế kỷ XIX, do nhiều yếu tố bất lợi, “cảng thị thuyền buồm” Hội An suy thoái dần, nhường vị thế trung tâm thương mại quốc tế cho “cảng thị cơ khí” Đà Nẵng. Tuy nhiên, Hội An vẫn là trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của Quảng Nam.

Dưới thời Pháp thuộc, Đà Nẵng là đất “nhượng địa”, còn Quảng Nam trở thành đất “bảo hộ”. Bên cạnh chính quyền Nam triều còn có chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp cai trị, mà đứng đầu là công sứ Pháp kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng tỉnh Quảng Nam, đóng tòa sứ tại Hội An cùng các cơ quan đầu não của bộ máy chính quyền bảo hộ. Trong các thời kỳ kháng chiến, thực dân Pháp rồi đến đế quốc Mỹ đều chọn Hội An làm tỉnh lỵ, đặt nhiều cơ quan đầu não chính trị, quân sự của Quảng Nam.

Du lịch Hội An vào thời gian nào ?

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Nên đến Hội An vào các dịp rằm âm lịch hàng tháng (Ảnh – andreiapostolphotopage)

Thời tiết Hội An mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm, thỉnh thoảng tùy vào thời tiết từng năm có thể có những đợt rét nhưng không quá lạnh và kéo dài

  • Thời điểm lý tưởng nhất đến Hội An là vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, thời tiết lúc này hầu như không mưa và khá dễ chịu
  • Đi Hội An vào ngày 14 âm lịch hàng tháng để tham dự đêm phố cổ. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được nghe các bài hát cổ truyền, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn ngon tuyệt, đặc biệt được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố
  • Nếu muốn khám phá thêm Cù Lao Chàm, các bạn có thể đi vào khoảng giữa mùa hè, thời tiết nắng nóng sẽ phù hợp với các hoạt động khám phá biển.

Hướng dẫn đi tới Hội An

Phương tiện công cộng

Ô tô giường nằm

Từ Hà Nội và Sài Gòn (cũng như các địa điểm du lịch nổi tiếng dọc 2 đầu đất nước khác) đều có rất nhiều chuyến xe open bus tới thẳng Hội An. Nếu không ngại không gian chật chội, thời gian lâu và lại muốn tiết kiệm chi phí đi lại thì các bạn có thể chọn phương án này. Không phải chuyển đi chuyển lại giữa các loại hình phương tiện khác nhau.

Máy bay

Hội An nằm giữa 2 cảng hàng không Đà Nẵng và Chu Lai. Về thực tế thì khoảng cách từ sân bay Đà Nẵng đến Hội An (30km) gần hơn so với từ sân bay Chu Lai (70km) nên chắc không nhiều người chọn bay đến Chu Lai, các chuyến bay đến Đà Nẵng lại còn nhiều lựa chọn về giờ bay hơn nữa. Tuy nhiên nếu mua được vé máy bay giá rẻ đến Chu Lai, các bạn cứ lựa chọn sân bay này, từ đây cũng có xe buýt của bên hàng không để về trung tâm.

Tàu hỏa

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Đi bằng tàu hỏa từ Sài Gòn các bạn nên dừng ở Tam Kỳ, từ Hà Nội nên dừng ở Đà Nẵng (Ảnh – SANGSOO son)

Tương tự phương án đi máy bay, nếu đi tàu hỏa các bạn cũng có 2 lựa chọn là ga Đà Nẵng (30km) và ga Tam Kỳ (50km). Các bạn từ Hà Nội và phía Bắc thì nên dừng ở ga Đà Nẵng, các bạn từ Sài Gòn và phía Nam dừng ở ga Tam Kỳ thì sẽ đỡ tốn thời gian hơn so với việc về Đà Nẵng rồi đi ngược taxi trở lại.

Từ Hà Nội hàng ngày có 6 chuyến tàu đi Đà Nẵng là SE1, SE3, SE5, SE7, SE9, SE19. Xét về khía cạnh hợp lý trong việc thời gian di chuyển, các bạn có thể quan tâm tới chuyến tàu SE1 (đi từ Hà Nội 22h20 đến Đà Nẵng 13h25) SE3 (đi từ Hà Nội 19h30 đến Đà Nẵng 11h05) hoặc SE19 (đi từ Hà Nội 20h10 đến Đà Nẵng 12h20)

Từ Sài Gòn hàng ngày có 5 chuyến tàu đi Tam Kỳ là SE2, SE4, SE8, SE10 và SE22. Tương tự, các chuyến tàu đến Tam Kỳ vào ban ngày là SE2 (đi từ Sài Gòn 21h55 đến Tam Kỳ 12h24) SE4 (đi từ Sài Gòn 19h45 và đến Tam Kỳ lúc 11h08) và SE22 (đi từ Sài Gòn 14h40 và đến Tam Kỳ lúc 8h12)

Phương tiện cá nhân

Với các bạn thích cùng gia đình hoặc bạn bè có những chuyến đi xuyên việt trên chính phương tiện của mình, các bạn có thể ghé qua Hội An sau khi qua Đà Nẵng (nếu đi từ phía Bắc) và qua Tam Kỳ (nếu đi từ phía Nam).

Đi lại ở Hội An

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Thú vị nhất là đi bộ hoặc đạp xe quanh phố cổ (Ảnh – sưu tầm)

Khu vực trung tâm phố cổ Hội An khá nhỏ và cấm các phương tiện cơ giới nên các bạn chỉ có thể đi bộ đi xe đạp hoặc thuê xích lô để dạo chơi. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ, resort ở Hội An đều có chuẩn bị sẵn xe đạp cho khách mượn. Nếu muốn đi tới các chặng xa hơn các bạn có thể gọi taxi hoặc tìm các địa điểm thuê xe máy.

Lưu trú ở Hội An

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Hội An có vô vùng nhiều các cơ sở lưu trú dạng villa và homestay (Ảnh – L’Ami Hoi An)

Hiện khoảng 90% số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đều tập trung ở Hội An, số lượng cơ sở lưu trú tăng mạnh và phát triển dồi dào luôn khiến cho số lượng phòng ở đây nằm vượt số lượng cầu. Các bạn đến Hội An, ngoài một số cơ sở lưu trú quá nổi tiếng sẽ luôn đông khách, còn lại trong bất kỳ thời điểm nào các bạn cũng có thể dễ dàng tìm cho mình một địa điểm để dừng chân.

Khách sạn

Đây là mô hình lưu trú phổ biến nhất ở Hội An với nhiều nhóm khách sạn để lựa chọn, từ những khách sạn nho nhỏ nhưng nằm sát trung tâm cho đến những khách sạn sang trọng, resort cao cấp nằm sát biển. Tùy mục đích của chuyến đi mà các bạn có thể lựa chọn khách sạn sao cho phù hợp nhất.

Homestay

Mô hình lưu trú cộng đồng, sinh hoạt và ăn ở cùng với người dân địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay mô hình homestay gần như không khác gì khách sạn, có chăng được thiết kế đẹp hơn và có những không gian sinh hoạt chung ngay trong nhà để các nhóm du khách có thể giao lưu với nhau. Đến Hội An, muốn trải nghiệm homestay thực sự, các bạn có thể đến Cù Lao Chàm nhé.

Homestay Hội An

Đặt phòng homestay rất đơn giản, bạn có thể tham khảo ứng dụng Vnhomestay: https://vnhomestay.com.vn.

VNHOMESTAY LÀ NỀN TẢNG KẾT NỐI NGƯỜI CÓ NHU CẦU THUÊ HOMESTAY VÀ CHỦ NHÀ

1, Các homestay được hiển thị và chỉ đường trên bản đồ quanh vị trí hiện tại của người dùng hoặc quanh địa điểm người dùng tìm kiếm.
2, Nền tảng không thực hiện việc đặt phòng, khách hàng không phải thanh toán trước, chỉ thực hiện kết nối thông tin cung cầu.
3, Các thông tin du lịch như địa danh, quán ăn, địa điểm vui chơi, mua sắm sẽ hiển thị và được tính khoảng cách với homestay người dùng chọn, để hỗ trợ người dùng tự lập kế hoạch du lịch.

Biệt thự Villa

Đây là hình thức lưu trú khá phát triển ở Hội An trong một vài năm gần lại đây, nhiều tới mức mà chính quyền thành phố phải dừng việc cấp phép cho triển khai những hình thức này lại. Những ngôi nhà được xây dạng biệt thự (villa) được chủ nhà thiết kế làm nhiều phòng cho khách du lịch thuê, chất lượng tương đối tốt và giá thành lại rẻ hơn khá nhiều so với các khách sạn lớn. Các villa cũng có đầy đủ bể bơi, các dịch vụ dọn dẹp và ăn uống để cung cấp cho du khách luôn.

Các địa điểm du lịch tại Hội An

Phố cổ Hội An

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Khu phố cổ Hội An có những đoạn chạy dọc theo bờ sông Hoài (Ảnh – pr4w)

Khu phố cổ nằm trọn trong phường Minh An, diện tích khoảng 2 km², với những con đường ngắn và hẹp, có đoạn uốn lượn, chạy dọc ngang theo kiểu bàn cờ. Nằm sát với bờ sông là đường Bạch Đằng, tiếp đó tới đường Nguyễn Thái Học rồi đường Trần Phú nối liền với Nguyễn Thị Minh Khai bởi Chùa Cầu. Do địa hình khu phố nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, các con đường ngang Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ và Trần Quý Cáp hơi dốc dần lên nếu đi ngược vào phía sâu trong thành phố. Đường Trần Phú xưa kia là con đường chính của thị trấn, nối từ Chùa Cầu tới Hội quán Triều Châu. Vào thời Pháp thuộc, đường này được mang tên Rue du Pont Japonnais, tức Phố cầu Nhật Bản. Ngày nay, đường Trần Phú rộng khoảng 5 mét với nhiều ngôi nhà không có phần hiên, kết quả của lần mở rộng khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Hai con đường Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng hình thành muộn hơn, đều do bùn đất bồi lấp. Đường Nguyễn Thái Học xuất hiện năm 1840, sau đó được người Pháp đặt tên là Rue Cantonnais, tức Phố người Quảng Đông. Đường Bạch Đằng ra đời năm 1878, nằm sát bờ sông nên xưa kia từng có tên gọi là Đường Bờ Sông. Nằm sâu về phía thành phố, tiếp theo đường Trần Phú là đường Phan Chu Trinh, con đường mới được xây dựng thêm vào khoảng thời gian sau này. Trong khu phố cổ còn nhiều đường hẻm khác nằm vuông góc với đường chính kéo dài ra đến tận bờ sông.

Đường Trần Phú là con đường chính, nơi tập trung nhiều nhất những công trình kiến trúc quan trọng, cũng như những ngôi nhà cổ điển hình cho kiến trúc Hội An. Nổi bật nhất trong số này là các hội quán do người Hoa xây dựng để tưởng nhớ đến quê hương của họ. Nếu bắt đầu từ Chùa Cầu, sẽ thấy năm hội quán trên đường Trần Phú, tất cả đều bên số chẵn: Hội quán Quảng Đông, Hội quán Trung Hoa, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Quỳnh Phủ và Hội quán Triều Châu. Ở góc đường Trần Phú và Nguyễn Huệ là miếu Quan Công, di tích đặc trưng cho kiến trúc đền miếu của người Minh Hương ở Việt Nam. Ngay sát miếu về phía Bắc, có thể thấy Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa Hội An, nguyên trước đây là ngôi chùa Quan Âm của dân làng Minh Hương. Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh và Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch cũng nằm trên con đường này. Theo đường Trần Phú, đi qua Chùa Cầu sẽ dẫn tới đường Nguyễn Thị Minh Khai. Những ngôi nhà truyền thống ở đây được tu bổ và bảo tồn rất tốt, phần lối đi bộ hai bên được lát gạch đỏ, phía cuối đường là vị trí của đình Cẩm Phô. Phía Tây đường Nguyễn Thái Học có một dãy phố được hình thành bởi những ngôi nhà có kiến trúc mặt tiền kiểu Pháp, còn phần phía Đông là khu phố mua bán nhộn nhịp với những ngôi nhà kiểu hai tầng, diện tích lớn. Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An nằm ở số 33 của con đường này là ngôi nhà cổ lớn nhất khu phố cổ, có chiều dài 57 mét, chiều ngang 9 mét. Trong mùa mưa bão, đường Nguyễn Thái Học và khu vực xung quanh thường bị ngập lụt, dân cư phải sử dụng thuyền để đi mua sắm và đến các quán ăn. Khu phố phía Đông phố cổ từng là khu phố của người Pháp. Trên đường Phan Bội Châu, dãy phố phía Tây được xây dựng san sát những ngôi nhà với mặt đứng kiểu châu Âu, đa số một tầng. Nơi đây từng là nhà ở của các công chức dưới thời Pháp thuộc.

Chùa Cầu

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Chùa Cầu Hội An (Ảnh – misenday)

Phố cổ Hội An trầm mặc nép mình bên dòng sông Hoài thơ mộng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng không chỉ với du khách trong nước. Hội An có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh làm say lòng người, đi vào trong thơ ca, nhạc họa. Với người dân phố Hội, chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Đến Hội An mà chưa ghé thăm chùa Cầu thì coi như chưa đến.

Chùa Ông

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Chùa Ông (Ảnh – longbachnguyen)

Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.

Toàn thể ngôi chùa gồm 4 tòa nhà, một tiền đình, 2 tả, hữu vu và một chính diện rộng. Bốn tòa cất xây theo kiểu chữ khẩu và kiến trúc, cấu trúc theo kiểu chồng tránh, ngói lợp và nóc rất độc đáo, trang trí Rồng, Giao. Chính điện đặt pho tượng Quan Vân Trường tướng quân, mặc thanh bào thêu rồng nổi kim tuyến, nét mặt oai nghiêm tươi sáng, đôi mắt sắc mà lung linh nhìn về phía trước.Chính điện còn có 2 pho tượng Châu Thương, người nô tì dũng cảm, trung thành của Quan Công và tượng Quan Bình nghĩa tử; 2 con ngựa thờ cao bằng ngựa thật, bên tả là con ngựa trắng, bên hữu ngựa xích thố – con ngựa mà Vân Trường rất quý khi được Tào Tháo ban cho. Đứng trước những pho tượng này khách thưởng lãm không thể không ngợi khen bàn tay tinh xảo tỉ mỉ của người thợ tạo hình từ xa xưa.

Hiện nay, trong miếu còn rất nhiều biển liễn, hoành phi, sắc phong, bia đá và những hiện vật cổ, đặc biệt là còn lưu lại bài thơ đề vịnh của Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm ( thân phụ của Đại thi hào Nguyễn Du) xướng và 2 bài họa của Uông Sĩ Cư và Nguyễn Lệnh Tân và bài ngụ ngôn cổ phong của Nguyễn Nghiễm. Mấy bài này làm vào năm 1775, lúc Xuân Quận Công phụng chức tả tướng quân Bình Nam vào đóng quân ở Hội An. Đó là một di tích lịch sử lưu dấu vết xa xưa trong thời phân tranh Trịnh- Nguyễn còn lại ở xứ Đàng Trong từ thế kỷ 18 còn đến ngày nay.

Giếng cổ Bá Lễ

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Giếng cổ Bá Lễ (Ảnh – eugenethegood)

Đã từ lâu, giếng Bá Lễ không chỉ là nguồn sống cho những gia đình gánh nước thuê mà còn cho hàng trăm hộ dân khác, từ những gánh hàng rong đến những nhà hàng sang trọng. Những món đặc sản của Hội An như cao lầu, mì quảng, xí mà… đều không thể ngon, đúng vị đặc trưng nếu dùng nước giếng khác để chế biến.

Nước giếng Bá Lễ còn dùng để phục vụ du khách. Nhiều người khi đến Hội An đều mong muốn uống một ngụm nước giếng này thử hương vị thế nào. Vì lẽ đó, một gia đình ở đường Nguyễn Thái Học, con đường dẫn vào giếng Bá Lễ trang bị sẵn một chum nước giếng với dòng chữ “Nước giếng dành cho du khách”. “Món đặc sản” này thu hút nhiều du khách, nhất là du khách quốc tế đến thưởng thức.

Theo nhiều người già ở Hội An thì giếng Bá Lễ có từ thời của người Chăm xưa (khoảng từ thế kỷ thứ VIII-IX). Chất liệu làm giếng cổ bằng gạch mà không dùng vôi vữa kết lại. Dưới chân là khung gỗ lim rộng bản, tồn tại cả ngàn năm nay. Không phải giếng bình thường như ở bất kỳ nơi đâu trên đất nước Việt Nam, giếng Chămpa Hội An được xem như một giá trị văn hoá vật thể phản ánh đời sống sinh hoạt của cộng đồng cư dân Chămpa tại đây từ hơn 10 thế kỷ trước. Qua nhiều nguồn tư liệu cho biết, người Chămpa xưa đào giếng, ngoài việc phục vụ nhu cầu hàng ngày, họ còn trao đổi nước ngọt với các thuyền, tàu buôn nước ngoài đến cảng thị Hội An. Điều kỳ lạ là cho đến hôm nay, người Hội An vẫn sử dụng hầu hết các giếng cổ này vì giếng rất trong, sạch và ngọt. Điều này thể hiện trình độ chọn đất hay sự am hiểu về phong thuỷ rất cao.

Nhà cổ ở Hội An

Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống. Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt hàng năm của vùng này. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiều ngang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên theo từng tuyến phố. Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau. Thực chất, nhà phố ở Hội An bao gồm nhiều nếp nhà bố trí theo chiều sâu và cấu thành không gian kiến trúc gồm 3 phần: không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng. Cách phân chia này phù hợp với mặt bằng hẹp và kết hợp nhiều công năng của ngôi nhà. Có thể nhận thấy đây là một sản phẩm kiến trúc mang tính văn hóa khu vực.

Ở không gian nhà chính, hệ thống 16 cây cột phân bố 4 x 4 tạo thành phân vị chiều ngang và chiều sâu theo cấu trúc 3 x 3 gian, trong đó 4 cột trung tâm cao hơn hẳn các cột còn lại. Đây chính là không gian dành cho buôn bán với gian đầu từ đường vào là chỗ bán hàng, gian kế tiếp là kho hàng hóa được ngăn bằng vách, gian thứ ba bố trí nhà thờ quay mặt vào bên trong. Điểm đặc biệt này là một đặc trưng rất quan trọng của nhà phố Hội An, dù đôi khi cũng có trường hợp bàn thờ quay ra phía đường. Bên cạnh các nhà chính phổ biến dạng 3 x 3 gian, một số ít ngôi nhà khác có nhà chính rộng hoặc hẹp hơn, kiểu 3 x 2 gian hoặc 3 x 5 gian. Không gian tiếp theo nhà chính là nhà phụ, thường thấy ở những ngôi nhà hai tầng có chiều cao thấp. Khoảng không gian mở này vừa được tiếp nối với mặt đường, vừa tách biệt với những hoạt động buôn bán phía ngoài, lại có thể tiếp nhận ánh sáng của sân trời, được dùng làm nơi gia chủ tiếp khách. Nhà cầu và sân trong là không gian được chia hai phần theo chiều dọc, có kết cấu độc lập với nhà trước và nhà sau, mang chức năng chuyển tiếp. Phần sân trời được lát đá, trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, giúp ngôi nhà thoáng và hòa hợp với thiên nhiên hơn. Ngược lại, phần nhà cầu có mái nối liền nhà trước với nhà sau thành một cơ cấu liên tục, rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiều mưa và nắng nóng ở đây. Dù trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, mọi sinh hoạt trong nhà vẫn có thể diễn ra bình thường. Nhà sau là không gian sinh hoạt của cả gia đình, được ngăn buồng bằng các vách gỗ. Phía sau nhà sau còn một khoảng không gian nữa, dành cho bếp, nhà vệ sinh và các chức năng phụ khác. Đối với một ngôi nhà thông thường, không gian thờ cúng chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng luôn được dành riêng một vị trí quan trọng. Để các công năng buôn bán, vận chuyển hàng hóa, sinh hoạt không bị cản trở, ban thờ thường được chuyển lên gác lửng. Ở những ngôi nhà một tầng, ban thờ được đặt ở phần mái phụ của nhà trước hoặc trung tâm nhà sau. Trong những ngôi nhà hai tầng, toàn bộ tầng hai của nhà chính thường được dùng làm kho hàng và ban thờ cũng được bố trí ở tầng này.

Những ngôi nhà ở Hội An hầu hết được làm theo dạng hai mái, đa số nhà chính và nhà phụ không chung một mái mà là hai nếp mái kế tiếp nhau. Rất ít trường hợp mái nhà chính phủ lên cả phần nhà phụ. Ngược lại, đa số nhà cầu được lợp theo kiểu bốn mái. Trên mặt bằng tổng thể thì nhà trước, nhà cầu và nhà sau được lợp bằng những mái riêng biệt. Ngói ở Hội An là loại ngói làm từ đất, mỏng, nung thô, mang hình vuông, mỗi cạnh khoảng 22 cm và có dạng hơi cong. Khi lợp, đầu tiên người ta xếp một hàng ngói ngửa lên và sau đó tiếp tới một hàng ngói úp xuống. Cách lợp này được gọi là kiểu lợp ngói âm dương. Khi lợp xong mái, các viên ngói được cố định bằng vữa, tạo thành những dải ngói nhô lên dọc xuôi theo mái, khiến toàn bộ mái toát nên một vẻ cứng cáp, mạnh mẽ. Ở trên đỉnh mái, phần nóc mái được xây cao lên hình chữ nhật như một cái hộp, cũng có một số trường hợp hai bên tường hồi cũng được xây cao hẳn làm cho toàn bộ tổng thể dường như bị mất cân đối. Hình thức và cách trang trí của tường hồi luôn gây một ấn tượng mạnh và là yếu tố tạo ra giá trị rất riêng của phố cổ Hội An.

Nhà cổ Quân Thắng

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Nhà cổ Quân Thắng (Ảnh – Gary Lee Todd, Ph.D)

Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Đây là một trong những ngôi nhà đẹp nhất ở Hội An (Ảnh – colognaby)

Đó là một điển hình của loại nhà trệt thông hai mặt đường Trần Phú và Nguyễn Thái Học. Ngôi nhà này là một trong những ngôi nhà cổ nhất trong Đô thị cổ. Bước vào nhà, có thể nhìn thấy nhiều đặc trưng kiến trúc của Hội An. Đó là kiểu vì “kẻ chuyền” trong cấu trúc hệ mái nhà chính, là một không gian nhỏ có mái che nhìn ra sân trời với vì kèo “chồng rường” được trang trí rất đẹp. Đối diện với sân trời là mái vì vỏ cua. Tường bao xung quanh sân trời được trang trí đẹp bằng gốm Trung Quốc, các đồ án trang trí hình các con vật, cảnh vật cùng với hòn non bộ đã biến nơi đây thành một bức tranh tuyệt tác.

Nhà cổ Tấn Ký

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Nhà cổ Tấn Ký (Ảnh – Andy Leong)

Nhà cổ Tấn Ký gồm nhiều nếp nối với nhau, nếp thứ nhất có 6 hàng cột tạo thành 3 gian nhà, 2 gian hai bên và gian giữa. Xuất xứ của những tảng đá tròn nằm bên dưới những cây cột kia được chở về từ Thanh Hóa, chỉ có loại đá chắc khỏe này mới giúp cho những thanh cột tránh được mục ruỗng, điều đó cũng lý giải vì sao đã mấy trăm năm nay, ngôi nhà cổ này vẫn còn như nguyên trạng.

Còn các cột hiên hình vuông này lắp ghép với các thanh gỗ đây tạo thành mảng tường mặt tiền vừa giữ chức năng che chắn mưa gió cho ngôi nhà vừa làm cho ngôi nhà kín đáo hơn. Còn mí cửa gắn 2 con mắt kia là “hình xoáy âm dương lá đề”, đôi mắt của ngôi nhà cũng giống như đôi mắt của con người vậy, nó là thần thái của ngôi nhà cổ, là niềm mong ước thương mãi phát đạt và đầm ấm đời sống gia đình”.

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Ảnh – Charlie

Nóc ngôi nhà chia làm hai phần vì nóc sát hiên nên được kiến trúc theo kiểu “cột trốn kẻ chuyền” (các cột được “trốn” bằng cách “mọc” lên từ các thanh xà ngang) gồm 3 hàng cột cộng với hàng cột hiên. Rồi kế tiếp hàng cột thứ 4 và thứ 5, kiến trúc theo kiểu “chồng rường giả thủ” (các rường cột chồng lên nhau giống như bàn tay 5 ngón) được chạm trổ tinh vi. Hàng cột thứ 5 và thứ 6 có kết cấu vì vỏ cua cong vồng lên in hệt vỏ cua vậy.

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Ảnh – Mark Turner

Có thể nói thêm rằng các hình chạm khắc này đều có ý nghĩa biểu trưng của nó như con dơi là biểu trưng về hạnh phúc; hòm thư: Học hành; quả lựu: Thật nhiều con cái. Đi hết nếp 2, nếp 3 lại xoay ngang gồm 4 hàng cột ăn thông lên mái. Mái lợp ngói âm dương rất dày nên thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.Nếp thứ hai chạy dọc theo sân trời (vì rằng những ngôi nhà hình ống ở Hội An chung tường với nhau và ít có cửa sổ, để thông thoáng cũng như tuân theo triết lí Tam Tài của người phương Đông, chủ nhân những ngôi nhà này để một gian chính giữa đón lấy bầu trời gọi là sân trời) gồm hai tầng kết cấu và cũng theo lối “chồng rường giả thủ” quen thuộc nhưng nhỏ hơn, 2 cột vuông đứng trên tảng đá vuông với các tai cột chạm khắc hình con sóc, hòm thư, quả lựu, quả phật thủ, con dơi.

Đôi câu đối trên bức hoành phi tại ngôi nhà cổ gần như vẫn giữ được nguyên vẹn.

Bích xích thùy dương thiên lý vũ
Thập phân minh nguyệt nhất lầu thư

Tạm dịch:

Một dãy dương liễu chỉ dài trăm thước đón được cơn mưa từ ngàn dặm
Một mảnh trăng chỉ rộng mười phân rọi sáng cả một căn gác đầy sách

Nhà cổ Phùng Hưng

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Ảnh – Maurice Albray

Nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng cách đây hơn 100 năm trong thời kỳ phát triển của đô thị Hội An. Chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là người Việt buôn bán phát đạt và giao lưu rộng rãi. Ông đặt tên cho ngôi nhà là Phùng Hưng có nghĩa là Hưng Thịnh với mong muốn gia đình luôn làm ăn phát đạt. Xưa kia đây là tiệm bán các mặt hàng lâm thổ sản như quế, tiêu, muối, các mặt hàng lụa tơ tằm, đồ sứ, thủy tinh…chủ nhân hiện nay là con cháu thuộc thế hệ thứ 8 vẫn còn sống và bảo quản nhà cổ. Đây là một trong những mẫu nhà đẹp nhất của kiến trúc cổ Hội An.

Đây là kiểu nhà buôn bán phổ biến thế kỷ 19 tại các đô thị ở Việt Nam: nhà hình ống, mặt tiền rộng, vật liệu chủ yếu là gỗ. Nhà cổ Phùng Hưng có kiến trúc tổng hợp của ba trường phái kiến trúc Việt Nam, Nhật Bản và Trung Hoa. Hệ thống ban công và cửa là của người Trung Quốc. Mái nhà ở gian giữa có bốn hướng gọi là mái “tứ hải” là kiến trúc Nhật. Còn lại là hệ thống sườn gỗ, xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau là của Việt Nam. Với hệ thống 80 cột gỗ lim tất cả được đặt trên chân đá để tránh việc tiếp xúc chân cột với đất.

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Hệ thống cửa dễ dàng tháo rời ra (Ảnh – David OMalley)

Hệ thống cửa trên song dưới bản dễ di chuyển trong nhà có thể mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Các cánh cửa có thể tháo rời ra. Người ta cũng lợp ngói âm dương, giữ cho ngôi nhà mát mẽ, thông thoáng quanh năm vì mái nhà có nhiều khe rãnh. Bộ phận đỡ mái hiên được chạm khắc hình cá chép vốn là biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng. Cá chép đối với người Trung Hoa là sự may mắn, đối với người Nhật là quyền lực, đối với Việt Nam là sự thịnh vượng. Trên gác gia đình đặt bàn thờ và Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Nhà cổ Đức An

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Nhà cổ Đức An (Ảnh – laimythanh)

Nhà cổ Đức An một ngôi nhà đã 180 năm tuổi mà ở đó những nét cổ kính, trầm mặc vẫn đang hiện hữu trên từng đồ vật rất đỗi giản dị của gia đình khiến người ta cảm nhận rõ hơn cái sự trôi chậm của thời gian. Từ những đồ vật rất đỗi giản dị trong ngôi nhà như chiếc đèn dầu, chiếc giá để bút… đến những bộ bàn ghế, bộ tranh tứ bình cũng đã ngót nghét hàng trăm năm.

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Ảnh – Hi Naka

Lịch sử nhà cổ Đức An với sau sự kiện chống thuế năm 1908, nhà Đức An chuyển sang bán thuốc Bắc hòa vào việc buôn bán tấp nập của cùng nhiều hiệu thuốc Bắc ở Hội An song vẫn là điểm hẹn gặp gỡ của các chí sĩ yêu nước trong khu vực. Vào những năm 1925 – 1926, khi các phong trào yêu nước và kháng Pháp đã chuyển hướng tiến bộ hơn, nhà Đức An trở thành nơi gặp gỡ của những thanh niên và trí thức yêu nước. Những tác phẩm về dân chủ tư sản thế giới, các tác phẩm của Phan Châu Trinh về phong trào Duy Tân và các sách báo tiến bộ khác như: Báo “Chuông rè”, “Đông Pháp thời báo”, ” Tân thế kỷ”, ” Nhân loại” và đặc biệt là báo “Việt Nam hồn” xuất bản tại Pháp cũng được cất giữ và lưu hành tại đây.

Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên (Ảnh – baidanbi)

Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên, nằm trên đường Nguyễn Thái Học. Nơi đây được nhiều du khách, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước coi như một bảo tàng cổ vật vô giá- luôn mở rộng cửa cho du khách đến xem. Hiện vật cổ bày la liệt mà không có vẻ được bảo vệ, nhưng cũng chưa bao giờ xảy ra chuyện mất mát.

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Ảnh – sccart

Ngôi nhà này được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 19. Tổ tiên của chủ nhà này là một thương nhân người Hoa. Đặc biệt, bên trong ngôi nhà bài trí rất nhiều cổ vật Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản có nhiều niên đại khác nhau. Nhà kết cấu có ô thông sàn lên tầng hai, kiểu ô thông sàn này là đặc trưng của các nhà cổ ở Hội An, từng được sử dụng để làm nơi vận chuyển hàng hoá, đồ vật thông qua hệ thống ròng rọc dây kéo bằng tay.

Nhà thờ cổ tộc Trần

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Nhà thờ cổ họ Trần (Ảnh – gianni filippini)

Nằm trong khu vườn rộng 1.500 m2 được bao bọc bằng bờ tường cao cùng cây cối xanh tươi và chịu ảnh hưởng bởi lối kiến trúc Á Đông mang phong cách Nhật Bản, Trung Hoa, ngôi nhà chia làm 2 phần: phần chính để thờ cúng và phần phụ bên cạnh để vị trưởng tộc cũng như khách ở. Giữa gian phòng khách và gian thờ cúng có một ngạch cửa dùng như chướng ngại vật, nhắc nhở mọi người khi vào bên trong phải cúi đầu làm lễ. Phía sau ngôi nhà là mảnh vườn với mô đất cao là nơi để ”chôn nhau cắt rốn” của dòng họ. Tất cả được xây dựng hài hòa, tuân thủ theo phép phong thủy nghiêm ngặt. Hằng năm, vào một ngày định kỳ, tất cả bà con trong dòng họ đều tụ tập lại cùng nhau hương khói để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên. Sự gặp gỡ hằng năm như thế giúp mối quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ ngày càng sâu sắc vì với thời gian, con cháu trong tộc sẽ ngày càng đông hơn cho nên sự củng cố nhà thờ càng thêm cần thiết.

Hội quán người Hoa

Vào thời kỳ trung cổ do quá trình giao thương giữa Trung Hoa và các nước lân cận phát triển mạnh mẽ và ở bất cứ nơi đâu người Hoa cũng có cách tổ chức cộng đồng chặt chẽ dựa trên cơ sở những người đồng hương. Để ổn định việc buôn bán và đảm bảo quyền lợi cho những người đồng hương của mình họ đã dựng lên hội quán để là nơi sinh hoạt văn hoá, tâm linh chung của cả cộng đồng. Có lẽ đây là một đặc trưng riêng của người hoa trên toàn thế giới

Trong quá khứ, Hội An là nơi sinh sống, làm ăn của 5 bộ phân dân cư lớn của người Hoa đó là: Phúc Kiến, Trung Hoa, Triều Châu, Quỳnh Phủ và Quảng Đông và tương xứng với đó là 5 hội quán với quy mô khá lớn để làm nơi sinh hoạt cộng đồng của họ. Về kiến trúc của các Hội Quán thường tuân thủ theo nguyên mẫu đó là: cổng lớn phía trước, tiếp đến một khoảng sân rộng có trang trí cây cảnh, non bộ và hai nhà phụ thờ Tả thần và Hữu thần, sau đó là phương đình, nơi tiến hành các nghi lễ, kết thúc bởi nhà thờ, kiến trúc lớn nhất của tổng thể. Các hội quán đều được trang trí cầu kỳ, tỷ mỷ với bộ khung gỗ được chạm trổ, sơn son thếp vàng, phần mái tô điểm các con thú bằng sành tráng men nhiều màu. Ngày nay, các hội quán tuy đã bị thay đổi sửa chữa nhiều, nhưng bộ khung gỗ vẫn bảo lưu được nhiều yếu tố gốc. Ngoài chức năng duy trì sinh hoạt cộng đồng, hội quán còn một chức năng quan trọng khác, đó là tín ngưỡng. Tùy theo tục quán tín ngưỡng của từng cộng đồng mà hội quán lấy cơ sở để thờ phụng.

Hội quán Phúc Kiến

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Hội quản Phúc Kiến (Ảnh – atsjebosma)

Sử Trung Hoa kể rằng, vào thế kỷ XVII, năm 1649, ở Trung Quốc, nhà Thanh diệt nhà Minh, lập ra triều Mãn Thanh. Các tướng lĩnh triều Minh không thuần phục, nỗi dậy phản Thanh phục Minh và đã bị thất bại. Nhiều người trong số họ đã đưa gia đình lên tàu vượt biển đến xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Hội An. Họ đã xin Chúa Nguyễn cho phép định cư ở Hội An, và thành lập ở đây làng Minh Hương, đó là những người dến từ 5 bang chính: Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Haka hay còn gọi là Hẹ. Vì người Hoa cũng như người Việt sống mang tính cộng đồng rất cao, để có thể đoàn kết cùng nhau buôn bán, tương trợ lẫn nhau khi hoạn nạn mỗi bang đã lập nên cho mình một hội quán. Hội quán Phúc Kiến nỗi tiếng bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm trong một không gian rộng lớn, kiến trúc đặc sắc kiểu Trung Hoa và sự linh thiêng của nó.

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Hội An, Quảng Nam

Ảnh – TravelPict

Hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên và là nơi họp đồng hương và giúp dỡ lẫn nhau của người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu t?

Đăng bởi: Hải Yến

YOLO! Khám phá các huyện ở Quảng Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก