Khám Phá Trải Nghiệm

Tưng bừng lễ hội truyền thống Katê của người Chăm

Có dịp đến Ninh Thuận và tham quan một trong những tháp được đánh giá là đẹp nhất của người Chăm tại Khu du lịch Tháp Pô Klongirai (thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước) và nghe kể về những giai thoại của dân tộc này nhiều người cảm thấy khâm phục.

du lịch ninh thuận, khám phá ninh thuận, lễ hội kate chăm, lễ hội sự kiện, tưng bừng lễ hội truyền thống katê của người chăm

Đồng bào các làng Chăm đội lễ về tháp trong ngày lễ mở cửa

Những ngọn tháp tại Ninh Thuận cũng gắn liền với Lễ hội Katê truyền thống. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tỷ thì Katê là lễ hội truyền thống lớn nhất của dân tộc Chăm. Hàng năm cứ vào mồng 1 tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9 dương lịch), đồng bào Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận tề tựu đông đủ ở các tháp địa phương để dâng lễ theo tập tục.
Ông Lê Xuân Lợi, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa cơ sở, Sở VHTTDL Ninh Thuận cho biết, Lễ hội Katê của người Chăm diễn ra trong 3 ngày trên một không gian rộng lớn, lần lượt từ đền tháp đến làng và từng gia đình, tạo thành một chuỗi sự kiện văn hóa độc đáo, thu hút nhiều người.

du lịch ninh thuận, khám phá ninh thuận, lễ hội kate chăm, lễ hội sự kiện, tưng bừng lễ hội truyền thống katê của người chăm

Katê – dịp lễ quan trong nhất trong năm của người Chăm

Theo các tài liệu thì Lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận diễn ra ở 3 đền tháp trong cùng ngày, cùng giờ. Các nghi lễ cơ bản giống nhau về nội dung, nghi thức hành lễ. Lễ vật dâng cúng Katê tại đền tháp bao gồm: con dê, con gà, mâm cơm, canh cúng với thịt dê, mâm cơm với muối vừng…. Về Phần lễ, có Lễ đón rước y phục; Lễ mở cửa tháp; Lễ tắm tượng thần; Lễ mặc y phục cho tượng thần; Đại lễ.Về Đại lễ, theo Th.S. Đàng Năng Hòa, Khoa Đông Nam Á, Đại học Mở TP.HCM thì sau khi lễ mặc y phục đã hoàn tất, lúc này tượng thần đã khoác lên mình bộ long bào lộng lẫy, cũng là lúc vật cúng được bày ra trước bệ thờ. Lúc này bên ngoài tháp có đông đảo bà con người Chăm mang lễ vật đến dâng lễ vật và cầu nguyện cho cuộc sống được ấm no, hạnh phúc.

du lịch ninh thuận, khám phá ninh thuận, lễ hội kate chăm, lễ hội sự kiện, tưng bừng lễ hội truyền thống katê của người chăm

Trang phục truyền thống của người Chăm khi tham gia lễ hội

Theo truyền thống, kết thúc phần nghi lễ ở đền tháp là phần biểu diễn của người Raglai qua tiếng Chiêng, tiếng Raklaiy cùng với điệu múa. Tiếp đến là phần biểu diễn văn nghệ dân gian của người Chăm. Đây cũng là lúc những lời ca điệu múa của người Chăm cất lên với tiếng trống Ginang oai phong, tiếng kèn Saranai vui nhộn, tiếng trống Baranưng sôi động, nhịp nhàng. Hòa với tiếng trống, tiếng kèn các thiếu nữ Chăm nhẹ nhàng, uyển chuyển, duyên dáng với chiếc quạt trong những điệu múa Biyên, Marai…Kết thúc phần nghi lễ ở tháp, thì không khí của hội lại sôi nổi diễn ra ở các làng, thôn xóm của người Chăm. Nhân dịp này các thôn xóm Chăm nhộn nhịp với những trò chơi dân gian, thể thao, biểu diễn văn nghệ của các chàng trai, thiếu nữ Chăm. Tham dự Katê ở các làng Chăm, du khách có thể đến thăm làng Hữu Đức, nơi có các tháp cổ. Làng Mỹ Nghiệp với nghề dệt truyền thống lâu đời đến nay vẫn còn lưu truyền và phát triển. Một địa điểm nổi tiếng khác đó là làng Gốm Bàu Trúc, một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á vẫn còn bảo lưu.

du lịch ninh thuận, khám phá ninh thuận, lễ hội kate chăm, lễ hội sự kiện, tưng bừng lễ hội truyền thống katê của người chăm

Văn nghệ trong lễ hội

Khi lễ hội ở làng kết thúc sẽ đến lễ Katê ở gia đình, dòng họ mới được tổ chức. Trong thời gian này đông đảo các gia đình người Chăm tổ chức lễ. Vào ngày lễ này mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ, cầu mong tổ tiên ông bà phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Đây cũng là dịp để ông bà, cha mẹ giáo dục các thế hệ con cháu biết ơn, kính trọng tổ tiên.Năm 2000, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) đã phối hợp với các địa phương có đồng bào Chăm sinh sống tổ chức thành công “Ngày hội Văn hóa Chăm – Katê tại Ninh Thuận lần thứ I – 2000”. Ngày hội đã có ý nghĩa tích cực trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa người Chăm, đáp ứng đúng nguyện vọng, nhu cầu tinh thần của đồng bào Chăm.
Năm 2011, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Ninh Thuận dự kiến tổ chức “Ngày hội Văn hóa Chăm – Katê lần thứ II tại Ninh Thuận – 2011” với chủ đề “Văn hóa Chăm – Katê – Hội nhập và phát triển”. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau nên Ngày hội dự kiến sẽ được tổ chức vào năm 2012.

du lịch ninh thuận, khám phá ninh thuận, lễ hội kate chăm, lễ hội sự kiện, tưng bừng lễ hội truyền thống katê của người chăm

Múa hát bên tháp PôSah Inư

Người Chăm ở Việt Nam hiện nay có khoảng 150.000 người. Theo thống kê mới nhất cho biết, dân số Chăm ở Ninh Thuận là khoảng 73.000 người (chiếm khoảng gần ½ dân số Chăm cả nước) và Bình Thuận khoảng 40.000 người. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tỷ thì “đặc điểm của người Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là còn giữ gìn được bản sắc dân tộc, đặc biệt là Ninh Thuận. Họ sống tập trung ở các huyện Ninh Phước, Ninh Hải (Ninh Thuận)…”
“Hiện nay, người ta thống kê được người Chăm có tất cả 85 lễ hội, 125 vị thần linh và 76 điệu trống lễ khác nhau dùng trong các lễ hội (Katê, Rija Nưgar…) (Nguyễn Văn Tỷ).

Đăng bởi: Hùng Cường Phạm

YOLO! Khám phá các huyện ở Ninh Thuận

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก