Reviews Top List

7 cách sơ cứu tại nhà đối với người bị ngộ độc thực phẩm

Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn trong tình trạng báo động, thực phẩm “bẩn” tràn lan khiến cho tỷ lệ người bị ngộ độc thực phẩm cũng gia tăng. Mặc dù rất đề phòng và cẩn thận trong vấn đề ăn uống nhưng chúng ta không thể đảm bảo 100% rằng chúng ta sẽ không bị ngộ độc thực thẩm. Vì vậy, việc biết được một số cách sơ cứu cơ bản ngay tại nhà khi có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm là vô cùng quan trọng. Nếu có những biểu hiện nôn hoặc buồn nôn, đau bụng, đi ngoài, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, sốt... sau khi ăn khoảng 2-4 tiếng thì nhiều khả năng bạn đã bị ngộ độc thực phẩm cấp tính. Nếu chỉ có một số biểu hiện nhẹ, bạn có thể tham khảo một số cách sau trước khi đưa người bệnh đi cấp cứu.

Táo

Giấm táo được tinh chế từ táo tươi nên táo cũng có tác dụng tương tự như giấm táo đối với người bị ngộ độc thực phẩm. Táo cũng giúp làm giảm chứng ợ chua, xoa dịu dạ dày, ngoài ra táo còn có thể sản sinh ra một số enzym ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
Táo

Nước chanh

Nước chanh cũng có thể giúp người bị ngộ độc thực phẩm dễ chịu hơn. Axit lành tính trong chanh có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Bạn có thể pha nước chanh với một chút muối cho người bệnh uống để tỉnh táo hơn.

Nước chanh

Giấm táo

Giấm táo có thể cân bằng axit trong dạ dày, giảm chứng ợ chua, chướng bụng. Axit acetic có trong giấm táo có thể hỗ trợ thải độc tố hiệu quả. Vì vậy bạn có thể pha giấm táo với nước và cho người bệnh uống để giảm nhanh triệu chứng khó chịu khi bị ngộ độc thực phẩm.

7 cách sơ cứu tại nhà đối với người bị ngộ độc thực phẩm

Giấm táo

Than hoạt tính

Than hoạt tính có tác dụng hút khí gas và những chất thừa gây tổn thương cho dạ dày, giảm bớt triệu chứng chướng bụng đầy hơi, giúp người bị ngộ độc nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu.

7 cách sơ cứu tại nhà đối với người bị ngộ độc thực phẩm

Than hoạt tính

Oresol

Đây là một loại thuốc đơn giản nhưng rất công hiệu. Nó giúp bù nước và điện giải rất tốt. Nếu có triệu chứng nôn và đi ngoài thì cần uống oresol để bổ sung nước cho cơ thể một cách nhanh nhất. Nếu chưa kịp mua oresol thì bạn có thể nấu cháo thật loãng với muối cho người bệnh uống.

7 cách sơ cứu tại nhà đối với người bị ngộ độc thực phẩm

Oresol

Nước

Sau khi người bệnh đã nôn được, hoặc ngay cả khi không nôn được thì việc bổ sung nước là rất cần thiết. Đặc biệt là với những người có triệu chứng nôn và tiêu chảy thì cơ thể sẽ bị mất nước và rối loạn chất điện giải. Vì vậy cần phải bổ sung nước như một cách bù nước, duy trì hàm lượng chất lỏng trong cơ thể, đồng thời có thể phần nào làm loãng lượng độc tố trong cơ thể, giúp bài tiết chất độc và vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
Nước

Kích thích nôn

Để hạn chế không cho độc tố ngấm vào cơ thể, việc loại bỏ thức ăn còn trong dạ dày là điều cần thiết. Vì vậy, cần kích thích để người bệnh nôn hết thức ăn còn trong dạ dày ra. Có thể lấy tay ấn vào cuống lưỡi để tạo phản xạ nôn. 

7 cách sơ cứu tại nhà đối với người bị ngộ độc thực phẩm

Kích thích nôn

Nếu có biểu hiện nhẹ của hiện tượng ngộ độc thực phẩm thì bạn có thể tham khảo và áp dụng những cách trên. Nhưng sau khi sơ cứu, vẫn nên đưa người bị ngộ độc thực phẩm đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Đăng bởi: Nguyễn Khánh Linh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก