• [REVIEW] Làng Hương Quảng Phú Cầu| Hà Nội

    [REVIEW] Làng Hương Quảng Phú Cầu| Hà Nội
    [REVIEW] Làng Hương Quảng Phú Cầu| Hà Nội
    [REVIEW] Làng Hương Quảng Phú Cầu| Hà Nội
    [REVIEW] Làng Hương Quảng Phú Cầu| Hà Nội
    [REVIEW] Làng Hương Quảng Phú Cầu| Hà Nội
    [REVIEW] Làng Hương Quảng Phú Cầu| Hà Nội
    [REVIEW] Làng Hương Quảng Phú Cầu| Hà Nội
    [REVIEW] Làng Hương Quảng Phú Cầu| Hà Nội
    [REVIEW] Làng Hương Quảng Phú Cầu| Hà Nội
    [REVIEW] Làng Hương Quảng Phú Cầu| Hà Nội

    Làng Hương Quảng Phú Cầu nằm ở thôn Cầu Bầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, Tp. Hà Nội; chỉ cách TTTP. Hà Nội tầm 35km, các bạn có thể đi xe máy hoặc ô tô để đến đây. Ngoài ra thì bạn nào muốn đi xe bus thì cũng có thể tìm hiểu các tuyến thêm nha!

    Mình đến nhà ông Nguyễn Hữu Long, một gia đình với bề dày làm hương đã hơn 100 năm; theo mình tìm hiểu thì đời của ông là đời thứ 3 gắn liền với nghề truyền thống này, chỉ tính đời của ông thôi đã hơn 40 năm gắn bó với nghề. Dạo quanh các hộ dân trong làng, đâu đâu cũng thấy những bó tre, vầu được xếp quanh khắp các ngõ xóm; không chỉ nhà ông Long mà còn rất nhiều các hộ dân khác cũng sống bằng nghề làm hương truyền thống này.

    Để vào tham quan tìm hiểu và chụp hình trong cơ sở sản xuất tăm hương thì bạn phải bỏ ra 100k, đối với mình thấy chi phí khá cao; có thể hiểu vì các cô chú cũng phải bỏ công sức mỗi ngày để sắp xếp tăm hương thành một background khá là đẹp, sáng sắp xếp rồi chiều dọn vào, mỗi ngày đều phải lặp đi lặp lại. Ngoài ra thì cơ sở này cũng đã phát triển theo hô hình du lịch, chủ cơ sở đã xây dựng thêm các bậc thang trên cao để du khách có thể vào tham quan và khai thác các góc để chụp ảnh. Hầu như 4 hướng quanh mô hình tăm hương đều có bậc thang, cho du khách nhiều lựa chọn để chụp ảnh.

    Những ngày mưa thì tăm hương sẽ không được mang ra phơi, các bạn nên chọn những ngày nắng ráo để đến tham quan. Mình khá ấn tượng với cách sắp xếp tăm hương để tạo ra một bản đồ hình chữ S, tượng trưng cho đất nước Việt Nam. Ngoài ra thì họ còn chuẩn bị các chiếc nón lá để du khách có thể mượn để chụp ảnh; sự kết hợp của những màu sắc, sản phẩm làng nghề và những chiếc nón lá góp phần tô thêm vẻ đẹp của văn hoá Việt Nam.

    Các bước để tạo ra sản phẩm:

    – Tăm hương thường được làm từ Vầu hoặc Tre. Sau khi vầu được chẻ, sẽ được làm khô từ 5-7 ngày rồi đưa vào máy chẻ thành tăm.

    – Qua quá trình mài dũa, chọn lựa kĩ lưỡng các cây tăm này được đem đi nhuộm chân và cột thành từng bó.

    – Tiếp tục đem đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời rồi vận chuyển đến nơi sản xuất hương.

    Nếu như trước kia tất cả các bước đều làm thủ công thì ngày nay đã có các máy móc giúp người dân sản xuất nhanh hơn, đỡ nhọc và sản phẩm cũng trở nên đẹp hơn.

    Nghề làm tăm hương là một nghề làm truyền thống, hy vọng các thế hệ tiếp theo ở làng sẽ tiếp nối các giá trị văn hoá của ông cha để bảo tồn, gìn giữ, phát huy hơn nữa.

    Mình nghĩ đây là một nơi rất đáng để đi, ngoài việc tham quan tìm hiểu về làng nghề truyền thống thì bạn sẽ tha hồ checkin với những góc ảnh xinh đẹp. Hơn nữa, làng hương Quảng Phú Cầu cũng khá gần với TT. Vân Đình, nơi nổi tiếng với món vịt cỏ; hôm mình đi thì cũng có ghé thưởng thức món này, quá ngon và chi phí lại hợp lý nên mọi người có thể tham khảo luôn nhen!

    Mình thấy du khách nước ngoài chú trọng vào các nơi làm du lịch văn hoá hơn; chỉ trong một ngày mà Làng hương Quảng Phú Cầu đã đón không ít một lượng khách nước ngoài. Chính vì văn hoá Việt Nam đa dạng, chính vì sự hấp dẫn bởi văn hoá và nét đẹp truyền thống nên mình luôn tin du lịch văn hoá sẽ sống mãi, sẽ là du dịch bền vững và thịnh hành.

    #hanoi #dulich #blogcuarot

    Xem thêm bài có từ khoá:

    văn hoá việt nam