• Bạn làm gì nếu đến Nepal mà không chọn trekking?

    Bạn làm gì nếu đến Nepal mà không chọn trekking?
    Bạn làm gì nếu đến Nepal mà không chọn trekking?
    Bạn làm gì nếu đến Nepal mà không chọn trekking?

    Bạn làm gì nếu đến Nepal mà không chọn trekking?
    Bạn làm gì nếu đến Nepal mà không chọn trekking?
    Bạn làm gì nếu đến Nepal mà không chọn trekking?
    Bạn làm gì nếu đến Nepal mà không chọn trekking?
    Bạn làm gì nếu đến Nepal mà không chọn trekking?
    Bạn làm gì nếu đến Nepal mà không chọn trekking?
    Bạn làm gì nếu đến Nepal mà không chọn trekking?
    Bạn làm gì nếu đến Nepal mà không chọn trekking?

    Bạn làm gì nếu đến Nepal mà không chọn trekking?

    Mình phải lòng Nepal và con người nơi đây có lẽ trước cả khi đến thăm đất nước này, vì rất nhiều lý do, và khi đến thăm rồi thì thấy sự phải lòng này không có gì ngạc nhiên! Nếu biển cả và đại dương là nơi thân xác mình thuộc về, thì có lẽ vùng núi Himalayas là nơi có lẽ linh hồn đã nhiều tiền kiếp vấn vương. Ngoài những cung đường trekking huyền thoại, những đỉnh núi tuyết khiến mọi tâm hồn yêu thiên nhiên luôn xao động và hướng về, điều quyến rũ nhất ở vùng đất này chính là sự đa dạng văn hoá với chiều sâu vô tận mà càng tìm hiểu càng khiến ta mê mệt. Ẩn sâu dưới vẻ ngoài lạc hậu, bụi bặm là sự giàu có vô tận của những giá trị văn hoá nguyên bản, kinh điển, phong phú được hoà quyện trong lối sống, kiến trúc, nghệ thuật, đời sống tôn giáo…Chỉ cần chậm lại và thả mình một chút, sẽ luôn có thật nhiều điều thú vị để khám phá và trải nghiệm.

    Xin lỗi người ta bị hậu Covid còn mình bị hậu Nepal nên có lẽ trong những năm gần đây sẽ đi mỗi năm 1 lần quá, mong ad và các thành viên thông cảm . Một số trải nghiệm mình note lại vì trí nhớ kém quá nên hy vọng bỏ lên mạng thì nó sẽ còn

    1. Kathmandu Dubar Square: vé 1000NPR, thích đi nhiều lần thì bạn tới văn phòng du khách xin dấu để mấy ngày khác tới thăm không phải mua vé nữa. Chỗ văn phòng gần kế bên khu mà nữ thần sống Kumari đang ở nha. Hằng ngày nữ thần sống có xuất hiện ban phước cho người dân, bữa mình tình cờ ghé qua thấy đông đông cũng nhào vô hô Namaste và được chiêm ngưỡng dung nhan của nữ thần 1 lúc. Thấy bà con bảo là có duyên và may mắn mới được diện kiến vì có tới mấy người nghiêm khắc nhắc nhở về việc không được chụp hình quay phim. Trong khu này có 1 bảo tàng với nhiều hiện vật đẹp & quý báu, thấy ghi làm bằng vàng ngọc kim cương đồ mà phát ham hà. Các ngôi đền trong quần thể được điêu khắc chạm trổ với độ chi tiết và tinh xảo cũng chả biết sao mà tả, mình và các cụ du khách bô lão xem say mê ( hihi vì có vẻ bà con đến leo núi hơi nhiều chứ cắm mặt ở khu này nhiều như mình thì ngó quanh có vẻ đội bô lão các màu da hơi đông ). Đây cũng là nơi có tượng thần Bhaivara mà các tín đồ Hidu lần Phật giáo thành tâm cúng dường khấn nguyện và cũng là nơi các vị lãnh đạo đất nước này ra tuyên thệ trung thành với sự thật thì phải (còn đó là sự thật nào thì mình đâu có biết). Ở đây, bạn cũng sẽ gặp rất nhiều phụ nữ cầu nguyện, đọc kinh & ca hát.

    Mình nghe được hết mà không hiểu họ đang hát gì thôi và nhiều nhiều sinh hoạt thú vị khác nếu mình chịu khó dành thời gian sống chậm. Bồ câu khắp nơi khiến nguy cơ bạn bị tụi nó tặng cho 1 bãi làm kỷ niệm là hoàn toàn có thể xảy ra, nên đội nón hoặc che dù cũng không thừa

    2. Museum of Nepali Art (MONA): mình lạc đường và vô tình tìm thấy bảo tàng này thôi nhưng đã hết sức ngạc nhiên vì giữa đất nước nghèo khó này có một nơi với những hiện vật vô giá được sắp đặt trong một điều kiện trưng bày còn hơn cả bào tàng chính thống của quốc gia Nepal, và setting ánh sáng đẹp hơn các bảo tàng của Việt Nam luôn nha, hẳn là của đại gia chứ chẳng phải người thường rồi. Sau đó đi nhiều chuyện hỏi han thì đúng như rằng, gia đình chủ Gallery này không có gì ngoài điều kiện cả, sở hữu rất nhiều khách sạn, toà nhà, bất động sản… ở thủ đô và các hiện vật ở đây thì, quả thật có khi giá trị hơn cả bảo tàng nhà nước Nepal

    nên câu chuyện không chỉ là tiền mà còn là quyền lực. Chắc gia đình mang họ Shakya này là 1 trong những gia đình giàu có bậc nhất Nepal rồi. Vé niêm yết cho khách nước ngoài là 700NPR mà lúc mình vào thì họ thu có 500NPR chắc thấy mình ngơ ngáo quá và không phải là da trắng chăng

    3.Tu viện Mật Tông: Tibet bị người anh em phương Bắc của chúng ta đô hộ rồi, nên những quốc gia Himalaya lân cận sẽ là nơi nhiều từ viện lớn bên kia đi chuyển sang đây làm trụ sở. Mình có qua Shechen – Một nơi giống kiểu Cao Đẳng Phật Học ở đây. Và 1 tu viện lớn trên đồi đối diện view của Monkey Temple nổi tiếng tên là Kopan, mọi người có thể thăm viếng và tìm hiểu về các khoá tu ngắn cũng như retreat ở đây.

    4. Shivapuri National Park: Rảnh rỗi quá mình còn đi vô cả cái công viên quốc gia này vì nó gần thủ đô, tới nơi mới biết thu vé vào cổng 1000NPR/người nước ngoài để vào rừng chơi, trong vườn quốc gia này vẫn còn người bản địa sinh sống và trồng trọt. Mình nghe đồn có thác nước đẹp lắm nếu đi sâu vào rừng nhưng mang dép lê và đi mỏi chân quá nên mới nửa đường thì mình đi về cho lẹ. Lúc ngồi nghỉ trong rừng thì thấy có nhiều chim rất đẹp, không rõ có còn thú rừng gì khác không nữa mà nếu có chắc cũng trốn chứ dễ gì cho mình gặp. Chỗ này thì thấy dân local đặc biệt đi nhiều, họ camping ở đây hoặc đi chơi các trò khác và có cả các khu lưu trú kiểu homestay này nọ nữa. Mình sợ không có gì ăn nên chả dám ở lâu chứ còn mình cũng thích đi lại trong mấy khu rừng như này chơi thôi không phải nghĩ ngợi ngắm nghía gì nhiều

    5. Lalitpur – Patan: Mình đặc biệt yêu thích khu này, nơi có rất nhiều đền đài và không khí ra ngồi đền đài chơi khá là xôm tụ. Bảo tàng cũng rất đẹp và nhiều thông tin hay ho, sau lưng bảo tàng còn có đám bông dâm bụt nở hoa trắng đẹp ngất ngây, bà con dân tình ở đây còn ra đó hái bông đem cúng kiếng thì phải…Việc phục chế sau động đất vẫn chưa hoàn thiện, nhưng chất lượng phục chế thì không chê được ạ. An ủi chút là ở đây có nhiều quán cafe dễ thương, có sân vườn xinh xắn hoặc là quán cà phê toàn nội thất gỗ xịn xò để ngồi chơi ngắm trời xanh mây trắng nắng vàng và nhiều khách sạn Boutique nhìn khá ghiền. Hai quán mình từng uống là Swotha & Timila, đều có cả dịch vụ lưu trú và thực phẩm phong cách Tây Âu các kiểu nha. Đi lang thang quanh quẩn ngắm nghía bạn sẽ vô tình bắt gặp các chị gái Nepal ngồi chuyên chú dệt thảm, hoặc 1 tiệm trang sức với rất nhiều thiết kế đáng yêu và giá cả hợp lý. Mốt có điều kiện mình sẽ ở chơi xóm Patan lâu lâu hơn để chơi tiếp

    Chung quy thì mình thấy ở đâu cũng có người này người kia, riêng ở Nepal thì cảm giác là quê nhà nên có phần ưu ái, dù quê nhà thì sẽ luôn có đầy đủ cái đáng yêu và những điều chưa như ý.

    Xem thêm bài có từ khoá:

    leo núi,

    công viên quốc gia,

    vườn quốc gia,

    retreat,

    camping,

    cà phê