• Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...

    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...
    Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người...

    📍 Lô Lô Chải| Bản làng cổ tích nơi ‘’Địa Đầu Tổ Quốc’’ và ‘’Câu chuyện nhân văn của người đàn ông Nhật Bản’’

    Nằm ở xã Lũng Cú, nơi địa đầu của Tổ quốc; bản Lô Lô Chải nằm ẩn mình dưới chân Cột cờ Lũng Cú, bao năm qua vẫn cứ ung dung khoác lên mình một chiếc áo mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

    Ở Lô Lô Chải, mình như tìm thấy được hơi thở của Hà Giang, được dạo bước quanh một ‘’ngôi làng cổ tích’’, ở đó cho mình một cảm xúc quá đỗi yên bình hiếm có.

    Bà con trong bản là đại bộ phận người Lô Lô. Họ có một nền văn hoá, phong tục tập quán rất riêng biệt. Điều khiến mình ấn tượng nhất chính là những căn nhà trình tường cũ kỹ và đặc sắc. Một màu vàng đặc trưng của bản làng, người Lô Lô đã sống trong những căn nhà trình tường suốt bao năm qua vẫn ấm cúng và bền vững.

    Người Lô Lô có 2 kiểu, người Lô Lô Đen và người Lô Lô Hoa. Để phân biệt chúng ta có thể nhận diện họ qua trang phục truyền thống, điểm dễ nhận biết nhất là phần mũ của người Lô Lô Đen sẽ có phần đơn giản hơn so với người Lô Lô Hoa.

    Lần thứ 2 trở lại Lô Lô, nhỏ em không hẹn mà gặp rủ mình sang quán Cafe Cực Bắc để hàn huyên. Thế nào lại may mắn gặp bác Yasushi Ogura, một người đàn ông đến từ Nhật Bản với tình yêu vô cùng to lớn với mảnh đất Hà Giang và đặc biệt là ngôi làng Lô Lô Chải.

    Ông lần đầu đến Việt Nam vào năm 1995, có lẽ năm 2002 ông đã ‘’phải lòng’’ với mảnh đất Cực Bắc của Tổ quốc. Ông đã bỏ ra 200 triệu để hỗ trợ cho một gia đình người Lô Lô mở quán Cafe, quán đó có tên là Cafe Cực Bắc. Đây là một trong những căn nhà trình tường có lịch sử lâu đời nhất ở Lô Lô Chải, căn nhà này đến nay được gìn giữ gần như là nguyên vẹn.

    Ông chia sẻ rằng: ‘’Nếu làm du lịch theo hướng bảo tồn các giá trị văn hoá, kiến trúc của người Lô Lô sẽ thành công’’. Chính vì vậy mà sau nhiều năm, quán Cafe Cực Bắc vẫn là điểm dừng chân của du khách mỗi khi họ đến với Lô Lô Chải.

    Mình cũng có nghe thoáng qua một câu chuyện, bên cạnh quán Cafe Cực Bắc cũng là một căn nhà trình tường rất cổ và lâu đời. Tuy nhiên thì chủ của căn nhà này đang có ý định cho người dưới xuôi thuê và cải tạo để làm du lịch. Sau khi ông nghe được câu chuyện này thì ông không muốn căn nhà đó được cho thuê, ông muốn chủ quán cafe Cực Bắc thương lượng với chủ nhà bên kia, có thể ông sẽ hỗ trợ kinh phí để thuê lại luôn căn nhà đó vì không muốn căn nhà trình tường bị mất đi.

    Ông biết tiếng Việt và phát âm tương đối chuẩn, vì thế mà ông đã chia sẻ cho mình nghe rất nhiều về hành trình ông đến với Việt Nam và dành tình yêu cũng như muốn giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hoá ở Lô Lô. Ông còn bảo là mỗi tháng ông sẽ dành 15 ngày để sang Việt Nam, đến Hà Giang để tìm hiểu và khám phá nhiều hơn nữa. Mặc dù đến nay ông đã hơn 65 tuổi, tuổi cũng đã cao, chi phí đi lại tốn kém, đường đến Hà Giang còn nhiều hạn chế nhưng những điều ấy chẳng hề gây khó dễ cho ông.

    Mình không nghĩ rằng với một người nước ngoài lại tự bỏ tiền túi, yêu văn hoá Việt Nam, hỗ trợ người dân Việt Nam làm du lịch một cách nhân văn đến như vậy. Qua câu chuyện mà ông đã chia sẻ thì thật sự mình rất nể phục, ngưỡng mộ, cảm ơn và học hỏi rất nhiều từ ông. Mình hy vọng qua câu chuyện này mọi người sẽ có cái nhìn sâu hơn về cách làm du lịch, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống mà ông cha ta đã để lại. Vì mình tin rằng, du lịch văn hoá vẫn là hướng đi bền vững và phát triển lâu dài nhất trong bối cảnh này.

    #blogcuarot #rotdihagiang

    Xem thêm bài có từ khoá:

    lô lô chải,

    làng lô lô chải,

    văn hoá việt nam,

    đàn ông,

    cột cờ lũng cú,

    cực bắc