Bạc Liêu Hoà Bình

Bật mí kinh nghiệm du lịch Đền Chúa Thác Bờ – Hòa Bình từ A – Z

Hòa Bình là địa danh du lịch gây thương nhớ cho du khách bởi những cảnh đẹp nên thơ hữu tình và nhiều công trình tâm linh mang giá trị văn hóa đặc biệt. Nếu đến với Hòa Bình, du khách nhất định không nên bỏ lỡ Đền Chúa Thác Bờ linh thiêng có tiếng. Vậy địa danh này có gì hấp dẫn? Hãy cùng chúng mình khám phá trong bài viết dưới đây.

1. Chúa Thác Bờ là ai?

Đền bà Chúa Thác Bờ được xem là ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở Hòa Bình với những câu chuyện kể về sự tích bà Chúa đã giúp nhân dân trong vùng vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân mưa thuận gió hòa, làm ăn yên ổn.

khám phá, trải nghiệm, bật mí kinh nghiệm du lịch đền chúa thác bờ – hòa bình từ a – z

Bà Chúa Thác Bờ

Chúa Thác Bờ là ai? Tương truyền rằng, bà Chúa Thác Bờ vốn là người Mường, sinh quán ở Hòa Bình dưới thời nhà Lê (có người nói là thời Trần). Chúa Thác Bờ là con gái của gia đình tộc trưởng người Mường ở Kim Bôi, Hòa Bình. Bà Chúa xưa vốn là tiên nữ, giáng sinh vào nhà họ Đinh, sau này, khi đất nước gặp cơn loạn lạc, bà đã tập hợp người dân Mường liên kết với các dân tộc khác trong vùng đất Hòa Bình đứng lên đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi đánh đuổi được giặc ngoại xâm, bà Chúa được triều đình giao cho cai quản vùng đất Mường ở Hòa Bình.

Tại đây bà đã dạy nhân dân lên rẫy làm nương, xuống sông Đà thả lưới đánh cá, giúp họ ổn định cuộc sống. Ngoài ra, tương truyền rằng Chúa Thác Bờ còn là người giúp dân trị thủy, chế ngự con sông Đà cuồn cuộn sóng dữ. Khi thanh nhàn, Chúa lại một mình trên chiếc thuyền độc mộc, chèo từ Bến Ngọc, sông Đà đi du ngoạn khắp các thắng cảnh.

2. Sự tích về Chúa Thác Bờ

Theo tương truyền, Chúa Thác Bờ tên thật là Đinh Thị Vân, là tiên nữ trên Thiên đình phụng lệnh vua cha Ngọc Hoàng giáng xuống trần làm con gái tộc trưởng họ Đinh, người Mường ở Kim Bôi, Hòa Bình để giúp dân, phò vua.

Vào năm 1430 – 1432, vua Lê Lợi đem quân dẹp loạn tại đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Sơn La. Khi nhà vua kéo quân đến Thác Bờ thì thấy giữa dòng nước xoáy phía trước có một thác nước hiểm trở xô bọt trắng xóa và muôn vàn mỏm đá lởm chởm nên không thể tiến quân lên được. Lúc này, bà Đinh Thị Vân đã vận động trai tráng và dân bản lên rừng chặt cây, xẻ gỗ đóng thuyền chở binh sĩ qua Thác Bờ, ngoài ra còn quyên góp lương thảo cho vua Lê Lợi nuôi quân.

Khi Lê Lợi chiến thắng trở về, bà còn tổ chức lễ hội khao quân và huy động người dân chặt tre làm bè dưa nghĩa quân về kinh. Trong thời gian ở đây, vua Lê Lợi đã dùng kiếm Thuận Thiên khắc lên phiến đá một bài thơ để khích lệ tinh thần quả cảm của quân lính cũng như sự anh dũng của người dân nơi đây.

khám phá, trải nghiệm, bật mí kinh nghiệm du lịch đền chúa thác bờ – hòa bình từ a – z

Đền Chúa Thác Bờ được xem là ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở Hòa Bình

Để ghi công lao, bà được triều đình giao cho cai quản vùng đất người Mường ở Hòa Bình. Tại đây, bà giúp nhân dân ổn định cuộc sống, khi thanh nhàn, bà lại một mình chèo thuyền độc mộc dọc sông Đà du ngoạn thắng cảnh. Sau khi bà qua đời, vua Lê Lợi lệnh cho nhân dân lập đền thờ bà bên cạnh Thác Bờ.

Hiện nay, ngoài thờ phụng bà Chúa Thác Bờ, đền Chúa Thác Bờ còn thờ các vị thánh, thần theo tín ngưỡng tâm linh của Việt Nam như: ngũ vị Tôn ông, bà chúa Sơn Trang, tứ phủ thánh cô, tứ phủ Thánh cậu, Đại vương Trần Quốc tuấn, tam tòa đức Thánh Mẫu…

3. Đền Chúa Thác Bờ ở đâu?

  • Địa chỉ: Xóm Bưng, xã Ngòi Hòa, huyện Tân Lạc, Hòa Bình (Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 110km)
  • Nhận chỉ đường

Chúa Thác hóa ở Thác Bờ và được Vua phong Chế thắng hoà diệu đại vương làm chúa đất Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Anh linh lừng lẫy khắp chốn sơn trang. Ngài là chúa Bản Cảnh đất Hòa Bình nói riêng và là chúa động Mường nói chung.

Ở Hòa Bình có rất nhiều đền thờ Bà Chúa Thác Bờ, nhưng nổi tiếng nhất là đền Chúa Thác Bờ ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong Hòa Bình và tại xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, Hòa Bình.

Trước đây, tại xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc có một ngôi miếu và một ngôi đền đều thờ Chúa Thác Bờ và đều có thủ nhang riêng. Sau này, khi đập thủy điện Hòa Bình được xây dựng, thủ nhang đã đưa miếu lên xã Thung Nai, huyện Cao Phong và trở thành đền Chúa Thác Bờ Thung Nai. Còn ngôi đền được thủ ngang đưa lên xã Vầy Nưa, huyện Đà bắc và trở thành đền Chúa Thác bờ Vầy Nưa. Đây được coi là đền chính bởi nơi đây thờ thân xác Chúa trôi về và là đền cổ. Hiện nay, trong đền vân còn lưu giữ quả chuông đồng đúc từ năm Thành Thái thứ 6, cùng với 2 pho tượng đồng của Chúa Thác Bờ.

Có một số tài liệu cho rằng đền thờ ở Thung Nai thờ Chúa Thác Bờ người Dao, còn đền cổ thờ Chúa Thác Bờ người Mường. Thực tế chỉ có một bà Chúa Thác Bờ. Cả hai bà người Mường và người Dao đều là hiện thân của Chúa Thác Bờ người Mường.

khám phá, trải nghiệm, bật mí kinh nghiệm du lịch đền chúa thác bờ – hòa bình từ a – z

Đến với Đền Chúa Thác bờ du khách sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh non nước hữu tình

4. Nên đi du lịch đền Chúa Thác Bờ vào thời gian nào?

Muốn tham quan, chiêm bái đền Chúa Thác bờ, du khách sẽ phải di chuyển khoảng 30 phút từ cảng Thung Nai, còn nếu đi cảng Bích Hạ sẽ tốn khoảng một tiếng. Ngoài việc đến đền Chúa Thác Bờ cầu tài lộc, bình an, may mắn, du khách còn được du thuyền ngắm cảnh sông Đà sơn thủy hữu tình với nhiều cảnh đẹp.

Lễ hội đền Chúa Thác Bờ được tổ chức từ mùng 7 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, từ những ngày tháng Chạp đã có rất đông du khách thập phương về đây làm lễ tạ.

khám phá, trải nghiệm, bật mí kinh nghiệm du lịch đền chúa thác bờ – hòa bình từ a – z

KInh nghiệm nên đi Đền Chúa Thác Bờ vào mùa nước dâng

Đặc điểm của khu du lịch Thác Bờ nằm ở thời điểm tham quan. Nếu bạn là một người yêu thích khám phá thiên nhiên và leo núi thì mùa cạn chính là thời điểm thích hợp nhất. Theo đó, du khách sẽ phải vượt 108 bậc thang để lên tới đền, còn nếu đi vào mùa nước dâng đến sát móng nền chùa, du khách có thể lên thẳng đến đền khi tàu cập bến.

Mỗi thời điểm đều có những điều thú vị riêng, nhưng theo kinh nghiệm của những người đã từng đến khu du lịch này thì nên đi vào mùa nước dâng.

5. Khám phá khu du lịch đền Chúa Thác Bờ

Thác Bờ Hòa Bình là khu du lịch tập hợp nhiều địa điểm tâm linh và danh lam thắng cảnh đẹp. Trong đó, động Thác Bờ và đền Chúa Thác Bờ là 2 điểm đến chính được nhiều du khách lựa chọn nhất.

5.1. Động Thác Bờ

Tuy không được xây dựng hoành tráng và đồ sộ như nhiều nơi khác, nhưng động Thác Bờ nổi tiếng linh thiêng với nhiều sự tích huyền bí hấp dẫn du khách thập phương. Đường vào trong hang động khá rộng rãi, dễ dàng di chuyển. Đặc biệt, càng đi sâu vào trong lòng động, không gian càng rộng lớn. Động Thác Bờ được chia thành 2 khu vực chính là khu lòng động và khu thờ Phật:

Khu lòng động

Đây là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn ở Động Thác bờ được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp nơi đây được ví như một kiệt tác mà tạo hóa ban tặng. Tại đây có những khối đá thạch nhũ được thiên nhiên mài giũa thành nhiều hình dạng độc đáo, muôn hình muôn vẻ, mọc ở nhiều vị trí khác nhau, có những khối đá nhô từ dưới lên trên và cũng có khối đá lại mọc từ trên sà xuống. Kết hợp với ánh đèn lấp lánh càng tô thêm sự huyền bí cho không gian lòng động. Chắc chắn vẻ đẹp nơi đây sẽ mang đến cho du khách nhiều cảm xúc thú vị, khó quên.

khám phá, trải nghiệm, bật mí kinh nghiệm du lịch đền chúa thác bờ – hòa bình từ a – z

Động Thác Bờ được ví như một kiệt tác mà tạo hóa ban tặng

Khu thờ Phật

Đây cũng là một địa điểm không thể bỏ qua khi tham quan khu du lịch tâm linh đền Chúa Thác Bờ. Tại đây thờ cúng nhiều bức tượng khác nhau của Phật Tổ, Quan Thế Âm Bồ Tát, các vị thần cai quản vùng đất này. Ngoài ra, trong động Thác Bờ còn lập cả bàn thờ Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Khi ghé thăm nơi đây, du khách thường dâng hương cầu mong sức khỏe, bình an, may mắn cho gia đình và người thân.

khám phá, trải nghiệm, bật mí kinh nghiệm du lịch đền chúa thác bờ – hòa bình từ a – z

Khu thờ Phật trong động Thác Bờ

5.2. Đền Chúa Thác Bờ

Đền Chúa Thác Bờ là một trong những địa điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách lựa chọn tham quan. Ngôi đền này được lập lên để tưởng nhớ công lao to lớn của bà Chúa giúp vua Lê Lợi đánh đuổi quân xâm lược.

Hàng năm cứ vào dịp tổ chức lễ hội, du khách thập phương lại nô nức đổ về đây để mong cầu một năm may mắn, thuận buồm xuôi gió.

khám phá, trải nghiệm, bật mí kinh nghiệm du lịch đền chúa thác bờ – hòa bình từ a – z

Đền Chúa Thác Bờ – Hòa Bình

6. Cách di chuyển đến đền Chúa Thác Bờ

Cách di chuyển đến động Thác Bờ:

Động Thác Bờ nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 33km về phía Tây Nam. Từ khu vực trung tâm thành phố, du khách di chuyển dọc theo chân dốc Cun, sau đó rẽ phải vào Thung Nai, tiếp tục đi thêm một đoạn đường nữa sẽ đến nơi.

Do khoảng cách không quá xa và giao thông thuận lợi nên xe máy và ô tô là 2 loại phương tiện chính được du khách lựa chọn. Tại động Thác Bờ có nơi trông giữ xe nên du khách toàn toàn có thể yên tâm khi di chuyển bằng các phương tiện này.

Cách di chuyển đến đền Chúa Thác Bờ

Từ trung tâm Thành phố Hòa Bình, di chuyển thẳng theo tuyến đường DT435. Di chuyển khoảng hơn 30 phút sẽ đến cảng Thung Nai. Tại đây, du khách gửi xe và thuê thuyền để di chuyển ra đền Chúa Thác Bờ.

khám phá, trải nghiệm, bật mí kinh nghiệm du lịch đền chúa thác bờ – hòa bình từ a – z

Du khách được du thuyền ngắm cảnh sông Đà sơn thủy hữu tình với nhiều cảnh đẹp

7. Sắm lễ đi đền Chúa Thác Bờ

Sắm lễ đi đền Chúa Thác Bờ bao gồm: một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, giấy tiền, thẻ hương, trầu cau, cút rượu, xôi thịt, cánh sớ.

Ngoài ra Chúa Thác Bờ cách thức lễ dâng chúa bà phải có màu trắng vì khi chúa về ngự thường mặc màu trắng.

8. Văn khấn đền Chúa Thác Bờ

Khi dâng lễ và cầu nguyện ở đền Chúa Thác Bờ bạn có thể đọc bài văn khấn đền chúa Thác Bờ như sau:

“Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con Lạy 9 phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật.

Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp.

Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng.

Con sám hối con lạy Phật tổ như Lai.

Con sám hối con lạy Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát ma ha tát.

Con Nam Mô A Di Đà Phật.

Con sám hối Thiên Phủ, Nhạc Phủ, Thoải Phủ, Địa Phủ, Công Đồng 4 Phủ vạn linh.

Con lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng.

Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu.

Con lạy tứ vị Chúa Tiên tứ vị Thánh Mẫu: Mẫu Cửu Trùng Thiên, Phủ Giày Quốc Mẫu, Mẫu Nghi Thiên Hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu, Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu, Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu, Thuỷ Cung Thánh Mẫu.

Con lạy tứ vị Vua Bà Cờn Môn.

Con lạy Đức Ông Trần Triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương, Đức Ông Đệ Tam Cửa Suốt, Nhị vị Vương Cô, Cô Bé Cửa Suốt, Cậu Bé Cửa Đông.

Con lạy tam vị Chúa Mường, Chúa Mường Đệ Nhất Tây Thiên. Chúa Mường Đệ Nhị Nguyệt Hồ. Chúa Mường Đệ Tam Lâm Thao. Chúa Năm Phương Bản Cảnh.

Con lạy Ngũ Vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn: Quan Lớn Đệ Nhất. Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát. Quan Lớn Đệ Tam Lảnh Giang. Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai. Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh.

Con lạy Tứ phủ Chầu Bà: Chầu Bà Đệ Nhất. Chầu Bà Đệ Nhị Đông Cuông. Chầu Đệ Tam Thoải Phủ. Chầu Thác Bờ. Chầu Đệ Tứ Khâm Sai Quyền Cai Bốn Phủ. Chầu Năm Suối Lân. Chầu Sáu Lục Cung Nương. Chầu Bảy Kim Giao. Chầu Tám Bát Nàn Đông Nhung. Chầu Cửu Đền Sòng. Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng. Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ.

Con lạy tứ phủ Ông Hoàng: Ông Hoàng Cả. Ông Đôi Triệu Tường. Ông Hoàng Bơ. Ông Hoàng Bảy Bảo Hà. Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ. Ông Chín Cờn Môn. Ông Mười Nghệ An.

Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô: Cô cả. Cô đôi Đông Cuông. Cô bơ Thác Hàn. Cô Tư Tây Hồ. Cô Năm Suối Lân. Cô Sáu Lục Cung. Cô Bảy Kim Giao. Cô Tám đồi chè. Cô 9 Sòng Sơn. Cô mười Đồng Mỏ. Cô bé Đông Cuông.

Con Lạy Tứ phủ Thánh Cậu: Cậu Cả Hoàng Thiên. Cậu Đôi. Cậu Đồi Ngang. Cậu Bé Bơ. Cậu Năm. Cậu Sáu. Cậu Bảy Tân La. Cậu Bé Bản Đền.

Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền. Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh. Hội đồng các quan,hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải. 12 cửa rừng 12 cửa bể, Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang. Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chấp lễ chấp bái. Con lạy táo quân quan thổ thần. Bà Chúa đất, bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.

Đệ tử con là:…

Ngụ tại:…

Kim niên kim nguyệt, cát nhật lương thời … niên … nguyệt … nhật thời Cung nghênh khánh tiệc … (hoặc nay nhân ngày lành tháng tốt), đệ tử con cùng toàn thể gia chung nhất một lòng tòng một dạ, lễ mỏng tâm thành, tay chắp gối quỳ, mang miệng tới tâu, mang đầu vọng bái, cúi xin Phật, Thánh, Chúa, Tiên rủ lòng thương xót chấp kỳ lễ bạc, xe loan giá ngự, giáng phúc lưu ân, chứng minh công đức. Phù hộ độ trì Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà được ấm no, hạnh phúc, tứ thời không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Đệ tử con thiết nghĩ, đệ tử phúc mỏng nghiệp dày, từ kiếp trước đến nay do hữu ý hay vô ý con gây nhiều tội lỗi, nay con cùng toàn thể gia quyến xin khấu đầu khấn nguyện phát tâm Bồ Đề, làm lành tránh dữ, tu tâm dưỡng tính, phóng sinh, bố thí, bồi đắp công đức, rèn luyện đạo hạnh, cúi xin bề trên thương xót độ cho các oan gia trái chủ do tội lỗi con gây ra được hưởng phước báu siêu sinh tịnh độ.

Kính xin bề trên soi xét cho cửu huyền thất tổ bảy đời, chín kiếp nội, ngoại được hưởng đầy đủ công đức, phước báu siêu sinh về cõi an lành.

Cúi xin Phật, Thánh, Chúa, Tiên tùy duyên ban cho con và gia đình được bình an, sức khỏe, khai mở trí huệ, tu hành tinh tấn, cho gia trung con được trong ấm ngoài êm nhân khang vật thịnh nhân sinh trường thọ.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Con xin đa tạ.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!”

khám phá, trải nghiệm, bật mí kinh nghiệm du lịch đền chúa thác bờ – hòa bình từ a – z

Hầu đồng tại Đền Chúa Thác Bờ

9. Đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến du lịch đền Chúa Thác Bờ

Vùng đất Hòa Bình nổi tiếng với nhiều món đặc sản thơm ngon, lạ miệng. Nếu bạn đang phân vân không biết thưởng thức món đặc sản gì khi đến du lịch Đền Chúa Thác Bờ Hòa Bình thì hãy tham khảo một số gợi ý sau nhé.

Cá nướng sông Đà: Những con cá tươi ngon được đánh bắt trực tiếp dưới sông Đà được làm sạch, sau đó ngâm trong nước muối rồi kẹp nướng trên vỉ tre trong nhiều giờ đồng hồ. Thịt cá thơm ngon ăn kèm với một vài loại rau rừng, chấm kèm với muối vừa làm giảm vị tanh của cá, lại giúp hương vị của món ăn càng thêm đậm đà.

khám phá, trải nghiệm, bật mí kinh nghiệm du lịch đền chúa thác bờ – hòa bình từ a – z

Đặc sản cá nướng sông Đà được kẹp vỉ tre nướng trong nhiều giờ đồng hồ

Cơm Lam: Khi đến du lịch đền Chúa Thác Bờ bạn không nên bỏ qua món cơm lam này. Gạo nếp nương thơm dẻo được ngâm với nước qua một đêm. Sau đó vớt ráo trộn với dừa nạo rồi cho vào ống tre đem nướng chín. Khi ăn cơm lam sẽ cảm nhận được vị thơm của ống tre, vị ngọt của dừa vô cùng hấp dẫn.

khám phá, trải nghiệm, bật mí kinh nghiệm du lịch đền chúa thác bờ – hòa bình từ a – z

Khi đến du lịch đền Chúa Thác Bờ bạn không nên bỏ qua món cơm lam

Chả cuốn lá bưởi: Một món ăn đặc sản khác nổi tiếng không kém đó là chả cuốn lá bưởi hấp dẫn khách du lịch bởi vị ngọt thanh của lá bưởi kết hợp với vị thơm ngon của thịt rất mới lạ.

khám phá, trải nghiệm, bật mí kinh nghiệm du lịch đền chúa thác bờ – hòa bình từ a – z

Chả cuốn lá bưởi là món ăn đáng thử khi đến du lịch Đền Chúa Thác Bờ

10. Giá thuyền đi Thác Bờ tại cảng Thung Nai

Giá thuê tàu – thuyền tham quan khu vực lễ hội Đền Chúa Thác Bờ

Số lượng người Giá tàu tham khảo
Từ dưới 10 người Từ 1.300.000 VNĐ/chuyến/khứ hồi
Nhóm 11 đến 20 khách Từ 1.600.000 VNĐ/chuyến/khứ hồi
Nhóm 21 đến 30 khách Từ 1.900.000 VNĐ/chuyến/khứ hồi
Nhóm 31 đến 40 khách Từ 2.500.000 VNĐ/chuyến/khứ hồi
Nhóm 41 đến 50 khách Từ 3.000.000 VNĐ/chuyến/khứ hồi
Nhóm 51 khách trở lên Từ 100.000 VNĐ/người/khứ hồi

Giá thuê tàu – thuyền tham quan đền Chúa Thác Bờ – Hang Miếng

Số lượng người Giá tàu tham khảo
Từ dưới 10 người Từ 3.100.000 VNĐ/chuyến/ khứ hồi
Nhóm 11 đến 20 khách Từ 3.600.000 VNĐ/chuyến/khứ hồi
Nhóm 21 đến 30 khách Từ 4.100.000 VNĐ/chuyến/ khứ hồi
Nhóm 31 đến 40 khách Từ 4.600.000 VNĐ/chuyến/khứ hồi
Nhóm 41 đến 50 khách Từ 5.100.000 VNĐ/chuyến/ khứ hồi
Từ 51 khách trở lên Từ 150.000 VNĐ/người/ khứ hồi

Giá thuê tàu – thuyền tham quan đền Chúa Thác Bờ – Bản Ngòi Hoa – Động Hoa Tiên – Tân Lạc Hòa Bình

Số lượng người Giá tàu tham khảo
Từ dưới 10 người Từ 2.500.000VNĐ/chuyến/ khứ hồi
Nhóm 11 đến 20 khách Từ 3.000.000 VNĐ/chuyến/khứ hồi
Nhóm 21 đến 30 khách Từ 3.500.000 VNĐ/chuyến/ khứ hồi
Nhóm 31 đến 40 khách Từ 4.000.000 VNĐ/chuyến/khứ hồi
Nhóm 41 đến 50 khách Từ 4.500.000 VNĐ/chuyến/ khứ hồi
Từ 50 đến 60 khách Từ 5.000.000 VNĐ/chuyến/ khứ hồi
Nhóm từ 61 khách trở lên Từ 100.000 VNĐ/khách/khứ hồi

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm đi đền Chúa Thác Bờ, văn khấn, cách sắm lễ… chúng mình muốn gửi đến bạn. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có chuyến hành trình chiêm bái và tận hưởng thiên nhiên thật ý nghĩa và trọn vẹn.

Đăng bởi: Lê Khải

YOLO! Khám phá các huyện ở Hòa Bình

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก