Bình Dương

Bình Dương có gì?

Nằm cách Sài Gòn không quá xa, Bình Dương cũng đang dần trở thành một trong những tụ điểm tập trung vui chơi của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh những khu phố thị đông đúc, những khu công nghiệp nhộn nhịp, Bình Dương còn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và những khu du di tích lịch sử thú vị. Bình Dương có gì? Trong bài viết này mời bạn cùng xách balo lên và khám phá ngay những danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại Bình Dương dưới đây nhé!

Di tích địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát – Bình Dương

Di tích địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát thuộc địa bàn 3 xã An Điền, An Tây, Phú An nằm ở phía tây nam huyện Bến Cát, cách trung tâm TX.TDM 15km về phía nam. Đây là địa bàn được hình thành một tam giác do 2 con sông Sài Gòn, Thị Tính bao bọc và 2 lộ 7 và 14 đi qua. Chính vì vị trí chiến lược quan trọng này, Huyện ủy Bến Cát và Đặc khu Sài Gòn – Gia Định lúc trước đã chọn nơi đây làm căn cứ đóng quân, là vùng căn cứ địa cách mạng, được mệnh danh là “Tam giác sắt” từng làm cho kẻ thù khiếp sợ.

bình dương có gì?

Địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát – Bình Dương

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, vùng đất 3 xã Tây Nam Bến Cát sớm được nổi danh với Chiến khu An Thành. Thuở đó, An Thành đã từng là nơi dừng chân của các cơ quan đầu não kháng chiến Khu bộ miền Đông, Xứ ủy Nam bộ, Đặc khu ủy Sài Gòn – Gia Định… nhờ đó mà người dân địa phương sớm được giác ngộ cách mạng và đã từng đương đầu với biết bao thử thách ác liệt nhất trong suốt 2 cuộc kháng chiến cứu nước đầy gian khổ và hy sinh của nhân dân ta.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, kẻ thù đã nhiều lần càn đi xát lại nhưng chúng không khuất phục nổi lòng người dân ở đây. Đến khi đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh vào trực tiếp chiến đấu ở miền Nam, năm 1967 bằng đủ loại binh hùng tướng mạnh và những phương tiện giết người hiện đại nhất, chúng mở trận càn Xê-đa-phôn với quy mô lớn gồm 30.000 quân, 400 xe tăng, 80 tàu chiến, 100 đại bác và nhiều loại máy bay ném bom, kể cả máy bay B.52 hòng hủy diệt mục tiêu quan trọng này. Nhưng dựa vào hệ thống địa đạo quanh co, chằng chịt, quân và dân ta lúc ẩn, lúc hiện bí mật bất ngờ mở đợt chống càn quyết liệt. Cuối cùng, giặc Mỹ phải rút lui. Với sự thất bại thảm hại, 3.200 tên Mỹ – ngụy bị diệt, 149 xe tăng và xe bọc thép bị phá hủy, 28 máy bay bị bắn rơi hoặc bị thương, 2 tàu chiến bị bắn chìm, bắn cháy… Sau những thất bại liên tiếp, kẻ thù đành bất lực, chúng phải gọi vùng này là vùng “Tam giác sắt” (địa đạo Tây Nam Bến Cát).

bình dương có gì?

Địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát – Bình Dương

Địa đạo Tây Nam Bến Cát đã giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hai cuộc kháng chiến, nhất là trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Trong suốt 20 năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, địa đạo 3 xã Tây Nam đã phát huy tác dụng của một địa đạo chiến đấu. Dựa vào hệ thống địa đạo, quân dân ở đây đã chiến đấu chôn vùi hàng ngàn tên giặc; bắn cháy và phá hủy hàng trăm xe tăng và xe bọc thép… Đặc biệt trong chiến dịch Mậu Thân 1968 và mùa xuân năm 1975, địa đạo Tây Nam là nơi nhiều cánh quân lớn tập kết từ đây tiến đánh vào Sài Gòn, góp phần vào sự nghiệp kháng chiến thắng lợi của quân dân cả nước năm 1975…

Di tích địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 18-3-1996. Theo dự án trùng tu tôn tạo được thực hiện từ năm 2004 đến nay, khu di tích đã và đang được xây dựng khu trung tâm quần thể tượng đài diện tích 23 ha, gồm: tượng đài, phù điêu, tượng bà mẹ Việt Nam anh hùng, tượng anh du kích, tượng sinh hoạt chiến đấu của quân và dân 3 xã Tây Nam Bến Cát; các hạng mục công trình như: nhà lưu niệm, nhà điều hành, nhà văn bia, sân hành lễ, sân mô hình địa đạo, nhà trưng bày, khu cây xanh, vườn hoa…để du khách tham quan.

Núi Cậu – Lòng Hồ Dầu Tiếng – Bình Dương

Núi Cậu – Lòng Hồ Dầu Tiếng thuộc ấp Tha La, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Cách trung tâm thị trấn Dầu Tiếng 7km, Núi Cậu – Lòng Hồ Dầu Tiếng là di tích danh thắng đẹp hàng đầu của tỉnh Bình Dương, đã được công nhận di tích danh thắng cấp tỉnh, ngày 17/8/ 2007, một điểm đến hấp dẫn trong hành trình du ngoạn về nguồn, về với thiên nhiên.

bình dương có gì?

Núi Cậu – Lòng Hồ Dầu Tiếng – Bình Dương

Quần thể Núi Cậu với tổng diện tích hơn 1600 ha, gồm 21 ngọn (7 ngọn lớn và 14 ngọn nhỏ), ngọn núi có dạng hình chữ U. Ngọn núi cao nhất là Núi Cửa Ông cao 295m, Núi Ông cao 285m, Núi Tha La cao 198m và núi thấp nhất cao 63m là Núi Chúa. Bốn ngọn núi này gắn liền với nhau tạo thành một dãy núi nhấp nhô kéo dài nằm chếch về hướng Bắc – Đông Bắc và Nam – Tây Nam.

Đặc biệt, dãy núi Cậu có hình dáng như 2 yên ngựa nên người dân địa phương còn gọi là Yên ngựa 1 (Núi Cửa Ông và Núi Ông), Yên ngựa 2 là ( Núi Tha La). Vùng Núi Cậu có trữ lượng cao nên thảo mộc thiên nhiên trù phú và ở đây còn có các loại gỗ quý như: gõ, căm xe, giáng hương, bằng lăng và nhiều loại thảo mộc khác… nơi sinh sống của nhiều loài động vật như: Nai, mễn, heo rừng,….

Về hướng Nam – Tây Nam dưới chân núi, ta bắt gặp một thác nước đang ào ào tuông chảy chen qua các tản đá rồi đổ xuống một trũng nước hình tròn có độ sâu khoảng 3m, có đường kính độ mươi mét. Trũng nước lắng đọng làm chựng sức mạnh tuôn trào của dòng suối và không ngừng những âm thanh xao động rì rào… mang tên là Hồ Than Thở.

Trên đỉnh núi cũng có một ngôi miếu thờ “Cậu Bảy” và nhiều tảng đá tạo thành những hình tượng vô cùng hấp dẫn. Dưới chân núi có ngôi chùa Thái Sơn do hoà thượng Thích Đạt Phẩm (thế danh: Đinh Văn Trên) (Thầy sáu) xây dựng vào năm 1988, tổng diện tích trên 5 hecta gồm các hạng mục như: cổng Tam Quan, ngôi Đại Tháp cao 36m có 9 tầng, tượng quan Thế âm cao 12m, chánh điện, điện ngọc cũng được xây đựng theo lối kiến trúc cổ lầu, bên trong chánh điện thầy trụ trì và chư tăng phật tử thường xuyên gõ mõ tụng kinh nên khu vực này tăng thêm phần linh thiêng tín ngưỡng của du khách thập phương…

Trong kháng chiến vùng núi hiền hòa nầy đã che chở cho hòa thượng Đạt Phẩm và các đồng chí hoạt động cánh mạng. Có lẽ đây là một phần trong nhiều nguyên nhân khác về mặt tâm linh, đã làm cho Hoà Thượng quyết tâm xây đựng chùa Thái Sơn trên mảnh đất năm xưa núi cậu.

bình dương có gì?

Núi Cậu – Lòng Hồ Dầu Tiếng – Bình Dương

Lòng hồ là một công trình thủy lợi với diện tích rộng trên 27000 hecta và 1,5 tỷ m3 nước phục vụ nông nghiệp. Những nhà quản lí công trình, những kỹ sư và công nhân ngành thủy lợi đã đầu tư trí tuệ, sức lực và lòng quyết tâm đạt được mục tiêu hồ có khả năng tưới tiêu cho hơn hàng trăm ngàn hecta đất ruộng và hoa màu của một vùng rộng lớn từ Tây Ninh đến Bình Dương qua Long An về thành phố Hồ Chí Minh.

Núi Cậu – Lòng Hồ Dầu Tiếng là một danh thắng được kết hợp Sông – Nước – Núi – Đồi quả thật là phong cảnh đẹp, một địa thế tiền thủy, hậu sơn đã tạo nên nét hiền hòa, êm ả của dòng nước lòng hồ trong mát, bên cạnh một bức bình phong hùng vĩ của rừng núi thiên nhiên như một vị thần che chở bảo hộ sự bình an cho mọi người .

Đặc biệt, vùng rừng Núi này còn là rừng phòng hộ – Nước lòng hồ này còn là nước tưới tiêu xả lũ cho các vùng ven sông. Núi Cậu – Lòng Hồ Dầu Tiếng là một thắng cảnh – du lịch ngoạn mục là địa điểm nổi tiếng mà nhiều khách thập phương trong và ngoài nước đã đến đây với tấm lòng ngưỡng mộ và thích thú.

Di tích Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh – Bình Dương

Di tích Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh (còn gọi Sở chỉ huy Căm Xe) thuộc xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 76km. Di tích là một cơ quan tạm thời (từ 26/4 đến 30/4/1975) nhưng vai trò của nó rất quan trọng. Nơi đây đã đã diễn ra các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư lệnh chiến dịch. Di tích được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ngày 11/5/2010.

bình dương có gì?

Di tích Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh – Bình Dương

Di tích Sở Chỉ huy tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh là di tích tiêu biểu, phản ánh sự lãnh đạo, chỉ huy đúng đắn, trực tiếp và sáng tạo của Trung ương Cục, Quân ủy Miền và Bộ Tư lệnh chiến dịch. Di tích mặc dầu là một cơ quan tạm thời (trong khoảng thời gian từ 26/4-30/4/1975), nhưng đã thể hiện được vai trò lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt trong chiến lược chiến tranh của thời đại mới, mà trực tiếp là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Di tích nằm trong khu vực rừng cây, có rất nhiều suối nhỏ và ngắn đổ vào con suối lớn Căm Xe như suối Cây Liễu, suối Ong Lô, suối Biên Lộc, suối Bà Già, suối Bà Thành….(Căm Xe theo lịch sử địa phương là một vùng đất lâu đời, có một khu rừng nguyên sinh với nhiều loại cây gỗ quý, bên cạnh có dòng suối. Chính dòng suối này, với những đặc điểm lợi hại mang tính chất “thượng võ” của nó đã tạo nhiều thuận lợi để quân và dân ta đánh đuổi kẻ thù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ).

Di tích nằm trong khu vực rừng cây, có rất nhiều suối nhỏ và ngắn đổ vào con suối lớn Căm Xe như suối Cây Liễu, suối Ong Lô, suối Biên Lộc, suối Bà Già, suối Bà Thành….(Căm Xe theo lịch sử địa phương là một vùng đất lâu đời, có một khu rừng nguyên sinh với nhiều loại cây gỗ quý, bên cạnh có dòng suối. Chính dòng suối này, với những đặc điểm lợi hại mang tính chất “thượng võ” của nó đã tạo nhiều thuận lợi để quân và dân ta đánh đuổi kẻ thù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ).

bình dương có gì?

Di tích Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh – Bình Dương

Với tổng diện tích là 6.182,96m2 ở vị trí tọa độ 11023’32” độ vĩ Bắc, 106030’40” độ kinh Đông. Đây là khu rừng tái sinh, rừng cây cũ đã bị chặt phá, rừng tái sinh cũng bị đốt nhiều lần. Vì di tích là một cơ quan tạm thời nên các lán trại, hầm hào tại đây chủ yếu được làm bằng vật liệu là gỗ có sẵn, sau thời gian dài mưa nắng phá hủy chỉ còn lại những vết tích khá mờ nhạt, chỉ có hố bom nơi đồng chí Văn Tiến Dũng lấy nước để sinh hoạt là còn khá nguyên vẹn. Theo người dân sinh sống nơi đây thì cứ đến tháng 3 thì đốt để trồng Mì. Hiện nay thì cảnh quan khu vực này đã thay đổi rất nhiều so với trước, rừng cao su bạt ngàn bao quanh khu vực di tích. Những dấu vết còn lại như: hố bom lấy nước sinh họat, dấu vết các hầm hào cũng đã mờ, cỏ cây mọc khá nhiều, phải rất khó khăn mới tìm được những dấu vết cũ do cỏ cây che khuất.

Năm 1987 đại tướng Văn Tiến Dũng cùng một số đồng chí cán bộ miền về thăm và xác định vị trí trên cơ sở những dấu tích còn lại. Sau đó Huyện đội Bình Long và nhân dân xã Minh Thạnh đã xây dựng bia làm mốc đánh dấu tại nơi đây. Bia được làm bằng chất liệu bê tông cốt thét, có độ cao 3m, rộng 2,5m, trên bia có gắn ngôi sao, dưới ngôi sao có ghi dòng chữ Sở chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, 30/4/1975, xã Minh Thạnh. Đến ngày 20/8/1990, Bảo tàng Quân khu 7 xây dựng bia khác cách tấm bia cũ khoảng 3m, có chiều cao 15m, chiều ngang 1,5m, bia cũng được làm bằng chất liệu bê tông cốt thép. Đến năm 2005 được trùng tu lại bằng đá hoa cương cho đến nay.

Hàng năm, di tích thường xuyên đón tiếp các đoàn cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa, là nơi sinh hoạt ngoại khóa của học sinh, sinh viên, đoàn thanh niên trong và ngoài tỉnh,… Di tích Sở chỉ huy Tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh thật sự trở thành địa điểm giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Nhà tù Phú Lợi – Bình Dương

Trải qua bao nhiêu sống dập gió dồi, truyền thống vẻ vang ấy vẫn thắp sáng trong tâm mỗi con người Việt Nam. Mỗi khi lật lại những trang sử cũ, ta không thể không căm thù bọn Mỹ_Diệm đã vô cùng tàn ác đối với dân tộc ta. Và nhà tù Phú Lợi là nơi chứng kiến của hàng ngàn, hàng trăm cái chết bi thảm của những con người yêu nước.

bình dương có gì?

Nhà tù Phú Lợi – Bình Dương

Nằm cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một khoảng 3km, khu di tích lịch sử Phú Lợi là một trong những địa điểm mà du khách đi tuyến tham quan, du lịch văn hoá lịch sử sẽ đến, mặc dù đã trải qua biết bao thế hệ nhưng nhà tù vẫn trang nghiêm, vẫn là hình dáng của cái nơi đã từng giam giữ và hành hạ dã man hàng ngàn người Việt Nam yêu nước.

Mọi thứ đều rất thật, các mô hình, các bức hoạ rồi đến cả những hiện vật cùng với lời thuyết dẫn rất hay của các hướng dẫn viên, toàn bộ bức tranh lịch sử như tái hiện lại trong kí ức của chúng ta ngay cả khi chúng ta không tận mắt chứng kiến. Những hiện vật nơi đây đều được đánh đổi bằng xương bằng máu của những người đã gục xuống, thật khiến cho ta xúc động…

Những cái xiềng, cái xích, những cái tù sắt khổng lồ, những chiếc máy chém, những “lồng” nuôi “cọp”, những bài ca, những câu thơ yêu nước của các chiến sĩ viết trên những bức tường vôi khắc khổ…Đến tham quan nhà tù Phú Lợi chúng ta không chỉ có thể hiểu biết thêm về lịch sử, mà còn có thêm sự cảm nhận mới mà cuộc sống mà ông cha ta đã giành lại…

bình dương có gì?

Nhà tù Phú Lợi – Bình Dương

Trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang ấy, nhà tù Phú Lợi đã và đang được tôn tạo thêm thành công viên xanh cho mọi người, cho mọi người giải trí và thư giãn. Hàng ngàn các bông hoa xanh đua nhau nở rộ, hàng ngàn các bóng cây xanh rợp bóng che phủ như bắt tay chung sức bảo vệ cho Phú Lợi này. Dấu tích đau thương còn lại ở nơi này là cho người ta hiểu hơn giá trị của cuộc sống yên bình ngày nay. Nhắc nhở mỗi con người chúng ta trong thời đại tiến bộ đừng bao giờ quên và cũng đừng bao giờ để cho lịch sử lặp lại…

Hàng năm, di tích đã tiếp đón nhiều lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử đấu tranh cách mạng của con người Việt Nam. Khu di tích Phú Lợi trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Các tổ chức phong trào đoàn TNCS Hồ Chí Minh giao lưu, kết nạp đoàn viên mới, hướng đạo sinh… tham quan, cắm trại ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của cha anh.

Chiến khu Đ – Bình Dương

​Chiến khu Đ là một căn cứ quân sự ở miền Đông Nam bộ của Mặt trận Việt Minh và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương và của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Chiến khu được thành lập vào tháng 2 năm 1946, bao gồm 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (nay thuộc thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương)​

bình dương có gì?

Chiến khu Đ – Bình Dương

Chiến khu Đ được hình thành vào tháng 2-1946 với địa bàn ban đầu bao gồm 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Trong từng giai đoạn lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, phạm vi Chiến khu Đ lại có sự thay đổi.

Chiến khu Đ – Đ là mật danh chỉ tổng hành dinh của Khu 7, nằm trong hệ thống các khu vực của khu tính theo thứ tự bảng chữ cái (A: Căn cứ giao thông liên lạc, B: Căn cứ hậu cần, C: Khu bộ đội thường trực). Về sau, mật danh Đ được dùng để chỉ luôn cả chiến khu rộng lớn. Ngoài ra, còn có một số cách lý giải khác: Đ mang ý nghĩa là “đỏ”, ý chỉ vùng chiến khu cách mạng kiên cường, một “địa chỉ đỏ” của cả nước; Đ là chữ cái đầu của địa danh Đất Cuốc – nơi bộ đội Huỳnh Văn Nghệ xây dựng cứ điểm đầu tiên; Đ là chữ viết tắt của chiến khu Đồng Nai, chiến khu miền Đông, chiến khu đầu tiên…

Trên cơ sở phạm vi ban đầu gồm 5 xã thuộc huyện Tân Uyên, từ năm 1948 trở đi, Chiến khu Đ được mở rộng, lấy đường 16 từ phía tây và sông Đồng Nai từ phía nam làm ranh giới để mở rộng lên phía bắc tới Phước Hòa và phía đông tới sông Bé; sau đó tiếp tục vượt qua sông Bé phát triển mãi lên phía bắc và đông bắc. Dù vậy, phạm vi chủ yếu của chiến khu nằm trên vùng đất: Phía tây giáp đường 16, đoạn từ thị trấn Tân Uyên lên Cổng Xanh; phía bắc giáp sông Bé, đoạn từ cầu Phước Hòa lên Chánh Hưng; phía đông vẫn giáp sông Bé đoạn từ Chánh Hưng đến ngã ba Hiếu Liêm và phía nam giáp sông Đồng Nai, đoạn từ ngã ba Hiếu Liêm về thị trấn Tân Uyên.

Sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, từ phạm vi chiến khu cũ (chủ yếu nằm trên địa bàn Tân Uyên), ta chuyển dần trung tâm căn cứ lên phía đông bắc. Đến đầu năm 1975, căn cứ được xây dựng hoàn chỉnh, phạm vi mở rộng tối đa. Lúc bấy giờ, Chiến khu Đ nằm trong phạm vi: Phía nam giáp sông Đồng Nai; phía tây giáp tỉnh Bình Dương và cắt qua địa phận hai tỉnh Phước Long, Bình Long (nay là Bình Phước); phía bắc vươn xa giáp biên giới Việt Nam – Campuchia (đoạn từ Bù Đốp đến Bù Đăng); phía đông giáp các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng.

bình dương có gì?

Chiến khu Đ – Bình Dương

Chiến khu Đ được xem như một trung tâm kháng chiến, là nơi ra đời của các lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Chiến khu Đ là một trong những căn cứ quan trọng của các cấp ủy Đảng, các tổ chức chính quyền và cơ quan chỉ huy quân sự thuộc nhiều huyện, tỉnh lân cận và cả Khu 7, Phân liên khu miền Đông và Nam bộ. Đây cũng là nơi ra đời các đơn vị vũ trang trong những ngày đầu kháng chiến, như: Chi đội 1, Chi đội 10, Trung đoàn 301, Trung đoàn 310, Liên trung đoàn 301 – 310, Tiểu đoàn chủ lực 303, Tiểu đoàn vận tải 320… Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Chiến khu Đ là nơi xây dựng, đứng chân các cơ quan lãnh đạo của Đảng, các lực lượng vũ trang từ huyện, tỉnh, liên tỉnh, quân khu đến Trung ương Cục.

Chiến khu Đ là nơi ra đời lối đánh đặc công, khởi đầu là trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên ở Tân Uyên ngày 19-3-1948, để từ đó hình thành bộ đội đặc công, phát triển lối đánh đặc công ra cả nước. Chiến khu Đ còn là nơi gắn liền với những chiến công vang dội của quân và dân miền Đông Nam bộ, trong đó có những trận đánh tiêu biểu, như: Trận Bảo Chánh (5-1947), Trảng Táo (6-1947), Bảo Chánh 2 (6-1947), Bàu Cá (7-1947), Đồng Xoài (12-1947), La Ngà (3-1948), trận tấn công tiểu khu Phước Thành (9- 1961), trận pháo kích vào sân bay Biên Hòa (10-1964)… Đặc biệt, đây là nơi xuất phát chiến dịch 12 ngày đêm (từ ngày 9 đến 21-4-1975) giải phóng thị xã Long Khánh, đập tan cánh cửa thép Xuân Lộc – tuyến phòng ngự cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn, mở đường cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tồn tại gần 30 năm (1946-1975), Chiến khu Đ là một dấu son trong trang sử oai hùng của “Miền Đông gian lao mà anh dũng”.

Với ý nghĩa lịch sử, tầm vóc và sự đóng góp của Chiến khu Đ qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, ngày 11-5- 2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng Chiến khu Đ là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Giờ đây, Chiến khu Đ xưa là một vùng đất sôi động của những cánh đồng lúa ven sông, những nông trường cao su trải rộng, những lâm trường bạt ngàn, những nhà máy và công trình thủy điện. Hàng vạn đồng bào từ khắp mọi miền của đất nước đã về đây xây dựng những trung tâm kinh tế mới. Dấu tích của một căn cứ kháng chiến tồn tại trong gần một phần ba thế kỷ đang dần mờ nhạt trước những chuyển đổi lớn lao của cuộc sống mới. Tuy nhiên, chiến khu Đ với nội dung lịch sử và những bài học kinh nghiệm của nó thì không hề mất đi mà còn lại mãi mãi.

Khu tưởng niệm chiến khu Đ với diện tích hơn 30ha sẽ được xây dựng trên mảnh đất Tân Uyên anh hùng, sẽ ghi lại những chiến công vang dội của Chiến khu Đ oai hùng năm xưa.

Nhà ông Trần Văn Hổ (Tự Đẩu) – Bình Dương

Nằm tại số 18 đường Bạch Đằng (thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương), ngôi nhà ông Trần Văn Hổ (tự Đẩu) – nguyên là Đốc Phủ sứ thời thuộc Pháp là công trình được xây dựng năm Canh Dần (1890). Tới năm 1993 ngôi nhà này được công nhận là Di tích quốc gia.

bình dương có gì?

Nhà ông Trần Văn Hổ (Tự Đẩu) – Bình Dương

Sau khi được công nhận Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật năm 1993, ngôi nhà được trùng tu lại với quy mô lớn vào năm 2005. Quá trình trùng tu, kết cấu toàn bộ ngôi nhà được các thợ lành nghề người Huế tháo ra, nâng nền lên 40 cm, sau đó lắp lại nguyên bản ban đầu. Nhà được lợp 3 lớp ngói âm dương, trong đó lớp cũ dưới cùng được che khít bởi hai lớp mới phía trên.

Trước đây ngôi nhà có diện tích khá lớn, tuy nhiên trải qua hai cuộc chiến tranh một số công trình xung quanh đã bị phá bỏ. Dù vậy đến nay ngôi nhà chính vẫn được bảo toàn gần như nguyên vẹn. Mặt chính ngôi nhà quay về hướng Tây Nam, hướng sông Sài Gòn để hưởng được làn gió mát trong lành quanh năm.

Nguyên vật liệu dùng dựng nhà là những loại gỗ quý như Cẩm lai, Giáng hương, Gõ, Sến, Mật… thể hiện sự sung túc của chủ nhà. Từ những song gỗ, đường nét ô vuông đến các mảng phù điêu đều được bố trí đối xứng đến từng chi tiết, tạo nên bề thế trang nghiêm, thể hiện phong cách vương quyền.

bình dương có gì?

Nhà ông Trần Văn Hổ (Tự Đẩu) – Bình Dương

Hàng nghìn chi tiết lớn, nhỏ khác nhau bằng các loại gỗ quý được chạm khắc tinh xảo, lắp ghép thành các không gian sinh hoạt, thờ tự theo lối cổ truyền. Ngoài giá trị kiến trúc nghệ thuật, ngôi nhà với việc đề cao việc thờ cúng tổ tiên, có lối trang trí nội thất các bao lam, cửa vòng, liễn đối, hoành phi bằng chữ Hán mang đậm triết lý nho giáo, thể hiện tinh thần đạo đức, lễ nghĩa truyền thống dân tộc.

Những hình chạm trổ công phu trong ngôi nhà rất bắt mắt, mỗi cái đều có nội dung, ý nghĩa khác nhau về truyền thống gia đình, những lời huấn giáo, đối nhân xử thế mà người xây dựng lên muốn gửi gắm những thế hệ sau.

Ngôi nhà này được đánh giá là sự hội tụ nhiều yếu tố văn hóa khác nhau, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu thổ nhưỡng. Đồng thời nghệ thuật chạm trổ của ngôi nhà đã đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật điêu khắc gỗ ở thế kỷ XIX, mang phong cách đặc trưng của địa phương.

Nhà cổ Trần Công Vàng – Bình Dương

Nhà cổ ông Trần Công Vàng tọa lạc tại số 21, đường Ngô Tùng Châu, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia được xếp hạng ngày 07/01/1993.

bình dương có gì?

Nhà cổ Trần Công Vàng – Bình Dương

Chị Trần Thị Ánh Tuyết là con gái của ông Trần Công Vàng, đời thứ 5 tiếp quản, giữ gìn ngôi nhà do tổ tiên để lại. Qua giới thiệu của chị, ngôi nhà do ông Trần Văn Long xây dựng từ năm 1889-1892, sau đó đến đời ông Trần Công Bình, ông Trần Công Cần, ông Trần Công Vàng và đến năm 1986, ba chị là ông Trần Công Vàng đã giao lại cho chị. Mặc dù vậy, những quyết định lớn liên quan đến ngôi nhà vẫn do ba chị quyết định. Vì thế, khi được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1993, di tích vẫn lấy tên là di tích nhà cổ ông Trần Công Vàng (ông mất năm 1999).

Từ cổng bước vào, nhìn bao quát bên ngoài chúng ta sẽ thấy ngôi nhà cổ hiện ra đơn sơ, với mái ngói âm dương rêu phong trầm mặc. Điều hấp dẫn, thu hút mọi người là khi cánh cửa ngôi nhà mở ra, ai cũng phải trầm trồ, ngạc nhiên trước những đường nét nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ, những nét văn hóa đang được lưu giữ trong ngôi nhà này. Nhà được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Đinh nghịch (tức phần nhà ngang nằm bên trái nhà trên, thay vì nằm bên phải như thường lệ). Toàn bộ kết cấu ngôi nhà đều làm bằng gỗ, với nhiều loại gỗ quý, như: Sao, cẩm lai, quỳnh đường, mun… Đặc biệt là toàn bộ ngôi nhà được lắp ráp, kết dính với nhau bằng hệ thống mộng gỗ, hoàn toàn không sử dụng đến một chiếc đinh sắt nào cả nhưng vẫn rất vững chắc. Đây cũng là điều chứng minh rằng, tay nghề của các nghệ nhân của đất Bình Dương xưa đã đạt đến một trình độ kỹ thuật rất cao.

Với những giá trị kiến trúc nghệ thuật mà ngôi nhà còn lưu giữ được, năm 1993, nhà cổ ông Trần Công Vàng đã được công nhận là di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

bình dương có gì?

Nhà cổ Trần Công Vàng – Bình Dương

Vào bên trong ngôi nhà, chúng ta sẽ thấy rõ toàn bộ nội thất được bày biện, trang trí theo phong cách cổ truyền của gia đình người Việt. Những đường nét, hình ảnh chạm khắc trong ngôi nhà, từ chân cột đến mái nhà, bàn ghế, tủ thờ, các khung cửa hay những bức hoành phi, liễn đối, bao lam, những bức tranh tứ bình, những tấm thủ quyền… đã được bàn tay khéo léo của những nghệ nhân chạm trổ, sơn thếp, cẩn xà cừ hết sức công phu, khéo léo. Theo những người đã nghiên cứu về nhà cổ ông Trần Công Vàng, để tạo nên những giá trị kiến trúc – nghệ thuật đặc sắc trên là có sự kết hợp giữa những nghệ nhân đến từ miền Trung và nghệ nhân của đất Bình Dương. Cuối thế kỷ XIX, nghề gỗ ở Bình Dương phát triển hưng thịnh hơn bao giờ hết. Lúc đó, nhiều nghệ nhân ở miền Trung đã tìm đến vùng “đất lành chim đậu” này để lập nghiệp. Họ đã kết hợp với những nghệ nhân bản địa xây dựng nên những ngôi nhà bằng gỗ có giá trị cao về mặt mỹ thuật, trong đó có nhà cổ ông Trần Công Vàng.

Nhà cổ ông Trần Công Vàng gồm nhà trên và nhà dưới. Nhà trên được xây dựng theo kết cấu 5 gian 2 chái, phân bố thành nhiều phần khác nhau, trong đó các phần thờ phụng, tiếp khách, các buồng để ở và buồng để chứa đồ đạc. Phần thờ phụng chiếm ba gian giữa, bố trí theo nguyên tắc: Gian bên trái thờ cha mẹ chủ nhà, bên phải thờ ông bà, ở giữa thờ gia tiên. Mỗi bàn thờ gồm tủ thờ cẩn xà cừ, bên trên là đồ ngũ sự, bên trong là bài vị hoặc chân dung người quá cố, sát vách lụa là bức thờ, bên trên có bài châm, câu đối, đầu bức thờ có chạm “Lưỡng long tranh châu” và tấm thủ quyển. Hai gian hai bên là phòng ngủ, phía sau vách thờ là dãy buồng chứa đựng đồ đạc. Trên các bàn thờ là những trang thờ có đặt các bài vị, đề quan thánh đế quân, thổ công, đông trù, tư mệnh, phước đức thánh thần, tài thần.

Phần tiếp khách gồm hai lòng căn (từ hàng cột thứ hai đến hàng cột thứ tư). Ở hai gian giữa đặt một bàn tròn lớn để tiếp khách, mặt bàn lót đá cẩm thạch, trên bàn đặt giá cắm bát bửu (tám món binh khí cổ), xung quanh bàn đặt ghế có chạm trổ tinh vi và giàu ý nghĩa tượng trưng. Hai bên bàn tròn là những bàn hình chữ nhật, đóng theo kiểu ghế chân ngai, cũng đặt ghế có kiểu giống như những ghế ở bàn tròn lớn. Hai gian đầu bên ngoài đặt hai bàn hình xoài, xung quanh đặt ghế tựa thường, kiểu hiện nay. Tất cả các bàn ghế ở đây đều làm bằng gỗ quý.

Ngôi nhà còn có một điểm đáng chú ý nữa là hành lang nội bọc quanh phần thờ tự và được giới hạn bởi một bên là vách ván ngăn cách với phần thờ tự, một bên là tường bao bọc bên ngoài. Hành lang này giúp liên thông giữa nhà khách và buồng sau nhà mà không phải băng ngang phần thờ tự.

Với gần 130 năm tồn tại, di tích nhà cổ ông Trần Công Vàng là một trong những di tích có giá trị lớn về mặt kiến trúc nghệ thuật còn tồn tại trên đất Bình Dương hôm nay. Sau khi được công nhận là di tích cấp quốc gia, nhà cổ ông Trần Công Vàng đã được nhà nước đầu tư kinh phí trùng tu, sửa chữa lớn vào năm 2005. Hàng năm, với sự quan tâm của ngành văn hóa, di tích đều được xử lý mối mọt theo định kỳ. Để phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của mọi người, di tích vẫn mở cửa thường xuyên. Theo chị Ánh Tuyết, mặc dù lượng khách đến với di tích chủ yếu là tự phát, nhỏ lẻ, nhưng hàng năm chị cũng tiếp đón rất nhiều người đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu; trong đó có nhiều bạn đoàn viên thanh niên, sinh viên, các nhà nghiên cứu, người dân muốn tham khảo thêm về lối xây dựng nhà cổ và cả người nước ngoài đến tìm hiểu về kiến trúc nghệ thuật. Có thể nói, ngoài giá trị thẩm mĩ và kiến trúc, nhà cổ họ Trần còn phản ánh khá sâu sắc những yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội của tầng lớp thượng lưu vùng đất Thủ Dầu Một hồi thế kỉ XIX. Vì vậy, nó chính là một loại hình di sản độc đáo của vùng đất này.

Chùa Hội Khánh – Bình Dương

Toạ lạc tại số 35 Yersin, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một (bên tay trái quốc lộ 13, hướng từ Sài Gòn về Bình Dương). Chùa Hội Khánh được xây dựng vào thế kỷ XVIII (1741), nằm giữa một rừng dầu và là ngôi chùa lâu đời nhất tại Bình Dương. Chùa được trùng tu và xây dựng thêm tượng Đức Bổn sư Thích ca nhập Niết Bàn cao 12m, dài 52m. Là một công trình tôn giáo mang tính chất lịch sử và mỹ thuật cao, được tổ chức Kỷ lục châu Á tại Ấn Độ công nhận là tượng Phật nằm dài nhất Châu Á, đồng thời cũng dài nhất Việt Nam.

bình dương có gì?

Chùa Hội Khánh – Bình Dương

Với chiều dày về lịch sử, tôn giáo, kiến trúc mỹ thuật và truyền thống yêu nước gắn bó giữa đạo Pháp và dân tộc, chùa được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia ngày 07/01/1993.

Di tích trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1891, 1906, 1917, 1991,1999. Năm 2004 trùng tu cổng chính. Vườn chùa có 9 ngôi bảo tháp, có giá trị mỹ thuật cao được trùng tu, tôn tạo vào năm 2006.

Hiện nay, năm 2007 chùa xây dựng thêm ngôi tháp 7 tầng cao 27 mét và tái tạo lại Phật tích “ Tứ động tâm”, gồm có: Vườn Lâm Tì Ni(nơi Phật ra đời), Bồ Đề Đại Tràng(nơi Phật thành đạo), Vườn Lộc Uyển(nơi Phật thuyết đầu tiên), Ta La Song Thọ(đức Phật nhập niết bàn) có ý nghĩa sâu sắc về đạo pháp.

Tuy đã được sửa chữa, trùng tu nhiều lần nhưng về cơ bản đây là ngôi chùa hiếm hoi vẫn còn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu. Không chỉ nổi tiếng về niên đại thành lập, giá trị kiến trúc nghệ thuật. Cho đến nay chùa còn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị cao về lịch sử văn hoá, tôn giáo, mỹ thuật, kể cả nhiều tự khí mộc bản (khắc in), kinh sách, liển đối, tài liệu, văn thơ, địa lý, y học cổ. Chùa Hội Khánh còn là một công trình điêu khắc chạm trổ tinh vi, khéo léo từng bộ phận, chi tiết trong nội thất như cột kèo, đầu dư, cửu võng, câu đối,…

bình dương có gì?

Chùa Hội Khánh – Bình Dương

Nhà chùa còn giữ được bộ mộc bản in kinh cách đây trên 120 năm; vào năm At Dậu (1885) hoà thượng ấn long cho khắc bộ tam bản (mộc bản) và đây có thể là bộ mộc bản sớm nhất ở Thủ Dầu Một -Bình Dương. Hiện chùa lưu giữ các bộ kinh A Di đà, Hồng danh, Vu lan, Bát dương, Phổ môn vốn đã được ấn tống cho các chùa trong tỉnh và đây cũng là các bộ kinh sách được khắc in quá sớm ở Nam Bộ. Sau đó, hoà thượng Từ Văn tiếp tục thực hiện một số bộ mộc bản in kinh 1930.

Đại hồng chung của chùa được đúc vào năm Quí Mùi (1883) do Bổn đạo Dương Văn Lúa hiến cúng. Điều đó cho thấy đạo phật đã phát triển khá sớm và khá vững mạnh tại địa phương này.

Trong những năm 1923 -1926, chùa Hội Khánh Thủ Dầu Một còn là nơi ẩn náu qui tụ các nhân sĩ: nhà nho, nhà sư yêu nước cùng lập ra “Hội danh dự” với sự tham gia của chính hoà thượng Từ Văn, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Thân phụ của bác Hồ), cụ Tú Cúc… mục đích của Hội là cổ vũ cho lối sống đề cao đạo đức, coi trọng danh dự và lòng yêu quý đồng bào đất nước. Dù Hội chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng đã gây dược ảnh hưởng đáng kể như nhận định của một nhà nghiên cứu: “ Những lời nói và việc làm của các cụ (trong hội danh dự – NHH) trực tiếp hay gián tiếp đã để lại cho dân chúng địa phương một ấn tượng tốt đẹp, ảnh hưởng sâu sắc lòng yêu nước của họ. Sau này chùa Hội Khánh thành một nơi mà nhiều lớp học sinh, thanh niên đến trọ học. Nhiều người trong số họ đã tham gia các phong trào yêu nước”.

bình dương có gì?

Chùa Hội Khánh – Bình Dương

Năm 2008, Phật đài quy mô lớn, cao 22m được xây dựng ở khu đất phía trước chùa. Tầng trệt là dãy nhà chiều dài 64m, chiều ngang 23m dùng làm Trường Phật học, Thư viện … Tầng trên tôn trí đại tượng đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn cao 12m, dài 52m. Đây là một công trình mỹ thuật đáng tự hào của Phật giáo Bình Dương, được khánh thành trọng thể vào ngày Rằm tháng Hai năm Canh Dần (30-3-2010) mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Hiện nay chùa Hội Khánh Bình Dương là nơi thờ cúng tâm linh, điểm dừng chân của rất nhiều phật tử. Không dừng lại ở đó Chùa Hội Khánh còn thu hút một lượng lớn khách tham quan bởi những công trình kiến trúc lịch sử của chùa. nếu có cơ hội đến Bình Dương thì bạn nhớ ghé ngôi chùa này nhé.

Chùa Châu Thới – Bình Dương

Chùa Châu Thới Bình Dương nằm trên núi Châu Thới, thuộc xã Bình An, Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Từ Chùa Châu Thới bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh đồng bằng xung quanh, phải nói rất là đẹp. Chính vẻ đẹp tự nhiên núi Châu Thới mang lại vào ngày 21 tháng 04 năm 1989 nơi đây đã được công nhận là danh thắng quốc gia.

bình dương có gì?

Chùa Châu Thới – Bình Dương

Tọa lạc trên núi Châu Thới, nên chùa cũng mang tên núi. Nhìn từ xa đã thấy ngôi chùa ở độ cao 82m (so với mặt nước biển), ẩn hiện sau rặng cây cối xanh rì, xung quanh có nhiều hồ nhân tạo rất đẹp. Để lên chùa núi Châu Thới, có hai con đường. Một là đi bộ lên 220 bậc thang xi măng, hai là chạy xe thêm một đoạn nữa sẽ thấy con đường dành cho xe đi thẳng lên núi.

Có tài liệu cho rằng chùa do thiền sư Khánh Long xây vào khoảng năm 1612, ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ. Sau đó, thảo am được gọi là chùa Hội Sơn, rồi đổi tên thành chùa Núi Châu Thới. Tuy nhiên lại có những tư liệu cho thấy ngôi chùa này được lập vào năm 1681. Nhưng cho dù được thành lập vào thời điểm nào thì chùa núi Châu Thới ở huyện Dĩ An hiện nay vẫn là ngôi chùa xưa nhất tại Bình Dương. Không những thế còn là ngôi chùa được hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam Bộ.

Dưới chân núi là một hồ nước rộng, phong cảnh nên thơ. Từ sân chùa núi Châu Thới có thể ngắm nhìn phong cảnh của các vùng xung quanh thành phố Biên Hòa cùng dòng sông Đồng Nai uốn quanh.

bình dương có gì?

Chùa Châu Thới – Bình Dương

Kiến trúc chùa chính gồm một quần thể bao gồm: ngôi chánh điện, nhà Tổ, điện Thiên Thủ Thiên Nhãn, miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, điện thờ Diêu Trì Kim Mẫu và Ngũ Hành Nương Nương (thuộc tín ngưỡng dân gian) và cả điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Cấu trúc mái trên chánh điện theo kiểu tứ tượng. Chùa núi Châu Thới sử dụng những mảnh gốm sứ đắp lên các con rồng ở cuối các đầu đao của mái chùa. Trên đỉnh mái, có chín con rồng nhìn ra nhiều hướng. Mặt tiền được đắp gốm sứ tạo các loại hình như tứ linh, thủ quyển, đức Phật đản sanh…

bình dương có gì?

Chùa Châu Thới – Bình Dương

Du khách tới đây tham quan sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những pho tượng Phật, Quán Thế Âm lớn được đúc bằng đồng hoặc đá cẩm thạch. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ ba pho tượng Phật bằng đá cổ và một tượng Quan Âm bằng gỗ mít có tuổi đời hơn 100 năm.

Điểm nhấn của chùa chính là tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát ngự trên đài hoa sen, trên tay cầm dương liễu vẩy nước cam lồ trong bình thanh tịnh trông thật đẹp mắt. Những ngày rằm, mồng một, ngày nghỉ hoặc lễ chùa luôn có đông khách thập phương đến viếng thăm và lễ Phật.

Mặc dù ngôi chùa được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ kính của nó, hài hòa với cảnh quan u nhã, thoát phàm tại đây. Giữa không gian thanh tịnh, phảng qua một làn gió trong lành cùng với âm hưởng tiếng chuông ngân nga vang sẽ khiến bất cứ ai tới đây cảm thấy hồn lâng lâng, trút hết mọi muộn phiền.

Chùa Châu Thới Bình Dương chính là nơi tụ hội linh khí của đất trời. Chính vì vậy mà những ngày mùng 1, rằm, hay lễ tết thì có rất đông du khách từ khắp nơi tụ về đây để thắp hương, cúng bái cầu an, cầu siêu cho gia đình. Một trong những địa điểm du lịch tâm linh vô cùng hấp dẫn sẽ đem đến cho những trải nghiệm thú vị.

Trên đây là những danh lam thắng cảnh tại Bình Dương thú vị mà các bạn có thể tham khảo. Chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời Bình Dương có gì rồi phải không nào? Sau bài viết này hãy cùng chúng trải nghiệm ngay những điểm nơi đây nhé, cám ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Đăng bởi: Hưng Hồ

YOLO! Khám phá các huyện ở Bình Dương

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก