Cẩm Nang Chùa

Cẩm nang đi chùa Bái Đính mùa lễ hội 1 ngày đầy đủ nhất

Chùa Bái Đính là địa điểm tâm linh thu hút rất đông du khách đến đây vãn cảnh, cầu may, nhất là vào dịp đầu năm, lúc Bái Đính bước vào thời gian tổ chức lễ hội lớn nhất trong năm. Vậy đường đi chùa Bái Đính như thế nào cho nhanh? Tham quan khu du lịch chùa Bái Đính như thế nào để không bỏ lỡ những cảnh đẹp? Hãy cùng chúng mình khám phá cẩm nang đi chùa Bái Đính

Kinh nghiệm đi chùa Bái Đính chi tiết nhất

Chùa Bái Đính – ngôi chùa rộng nhất Việt Nam và là ngôi chùa hiện nay đang giữ nhiều kỉ lục Châu Á và Việt Nam với hành lang La Hán, tượng Phật Di Lặc nặng 100 tấn… Bái Đính còn là địa điểm tổ chức của nhiều chương trình lễ hội lớn của Phật giáo thế giới và Việt Nam.

Lễ hội chùa Bái Đính

điểm đẹp, cẩm nang đi chùa bái đính mùa lễ hội 1 ngày đầy đủ nhất
Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra từ mùng 1 tháng Giêng hàng năm đến tháng 3 âm lịch. Lúc này thời tiết Ninh Bình thích hợp cho các hoạt động ngoài trời như vãn cảnh du xuân, cầu may đầu năm. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm du khách đổ về Bái Đính đông nhất trong năm, nếu bạn không muốn cảnh chen lấn, đông đúc thì nên đi vào các khoảng thời gian khác trong năm.

Đường đi chùa Bái Đính

Bạn di chuyển đến thành phố Ninh Bình. Nếu đi từ Hà Nội, với khoảng cách gần 100 km, bạn có thể thoải mái lựa chọn các phương tiện di chuyển như ô tô, xe máy, xe khách (bến Giáp Bát, Mỹ Đình), tàu hỏa. Thời gian di chuyển từ 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng.

Từ thành phố Ninh Bình, bạn di chuyển qua Trường Yên theo đường Tràng An, rẽ vào quốc lộ 38B vào chùa Bái Đính (có biển chỉ dẫn). Với khoảng cách gần 20km, bạn mất khoảng 30 phút đi xe là đến nơi.

Bạn không mất vé vào chùa Bái Đính, chỉ mất tiền đi xe điện từ bãi đỗ xe vào chùa 30.000đ/ người/lượt và vé tham quan Bảo Tháp 50.000đ/người ( không bắt buộc).

Những cảnh đẹp chùa Bái Đính không nên bỏ qua

Khu du lịch chùa Bái Đính có 2 khu chùa là chùa cổ và khu Bái Đính mới, mỗi khu lại có những nét riêng.

Khu Bái Đính mới

điểm đẹp, cẩm nang đi chùa bái đính mùa lễ hội 1 ngày đầy đủ nhất

Toàn cảnh khu chùa Bái Đính mới

Từ cổng Tam Quan đi vào khu Bái Đính mới, bạn sẽ được đi qua hành lang tượng Phật La Hán dài nhất Châu Á với 500 tượng La Hán bằng đá xanh, mỗi vị lại có một dáng vẻ khác nhau miêu tả cuộc sống trần thế.

Thăm tháp chuông 3 tầng mái với quả chuông 36 tấn và chiếc trống đồng nặng 70 tấn cho thấy tiếng chuông chùa Bái Đính vang xa đến đâu thể hiện sự phổ độ của Phật chúng lên đến đó.

Khu thờ chính thờ Phật và điện Quan Âm với tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay nặng 80 tấn. Đến đây, bạn đừng quên ghé qua khu đặt tượng Di Lặc bằng đồng ngoài trời nặng 100 tấn, khu Bảo Tháp có Phật ngọc và xá lợi Phật.

Khu chùa cổ

Đường lên chùa cổ sẽ khá vất vả vì chùa Bái Đính cổ nằm ở sườn núi, bạn phải trèo núi khá nhiều. Ngôi chùa cổ với tuổi đời hơn nghìn năm là chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử của nước Đại Việt thống nhất và chủ quyền. Đến thăm chùa cổ, bạn nên ghé qua hang Sáng thờ Phật, hang tối thờ Mẫu và Tiên, đền thờ Thánh Nguyễn Lý Quốc Sư – người sáng lập nên chùa Bái Đính, đền thờ thần Cao Sơn và khu giếng ngọc ( kỷ lục ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam).

điểm đẹp, cẩm nang đi chùa bái đính mùa lễ hội 1 ngày đầy đủ nhất

Chùa Bái Đính về đêm

Bái Đính về đêm là một cảnh đẹp chúng tôi gợi ý cho bạn, khi bạn chiêm ngưỡng Bái Đính vào lúc này sẽ thấy một Bái Đính rất khác, lung linh, huyền ảo.

Lưu ý khi đi chùa Bái Đính

điểm đẹp, cẩm nang đi chùa bái đính mùa lễ hội 1 ngày đầy đủ nhất

  • Nếu đi lễ chùa, bạn nên chọn lễ ngọt như xôi, oản, hoa quả, hương… không dùng lễ mặn và vàng tiền âm phủ vào chùa.
  • Khi vãn cảnh chùa, không sờ, chạm vào các tượng Phật, tượng La hán hay bẻ cây, ngắt hoa… hãy giữ gìn khuôn viên chùa.
  • Đi chùa bạn nhớ mang theo ít tiền lẻ để công đức. Tuy nhiên, bạn nên cho vào hòm công đức, không nên dán nên tượng, công trình kiến trúc trong chùa.
  • Trang phục Với các bạn nữ nên mặc đồ kín đáo, lịch sự, không mặc váy ngắn, áo hai dây… Bạn nên chọn giày thể thao, giày mềm hoặc xăng đan khi đi chùa vì chùa Bái Đính khá rộng, bạn sẽ phải di chuyển khá nhiều.
  • Nếu đi chùa Bái Đính vào mùa xuân, bạn nên chuẩn bị ô hoặc mũ, thời tiết Ninh Bình lúc này thường có mưa phùn.
  • Ở trong chùa Bái Đính thường có bày bán một số mặt hàng kỉ niệm như vòng tay, tượng Phật, sách… nhưng giá cả khá đắt. Bạn nên xuống dưới mua sẽ rẻ và đảm bảo hơn.

Với những chia sẻ trên về kinh nghiệm đi chùa Bái Đính, chúng tôi hi vọng đã đem đến cho bạn những thông tin cần thiết nhất về du lịch Bái Đính cho chuyến đi trọn vẹn và thoải mái nhất.

Bạn có muốn chuyến đi thoải mái, vui vẻ lại tiết kiệm? hãy lên lịch cho chuyến đi và gọi ngay cho chúng tôi theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218  hoặc tham khảo các  Tour Du Lịch Ninh Bình Giá Rẻ.

Chúc bạn có một kì nghỉ tuyệt vời cùng gia đình và bạn bè.

Đăng bởi: Thảo Nguyên

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก