Cẩm Nang

Cẩm nang Six Sigma dành cho người mới

Cẩm nang Six Sigma dành cho người mới sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về phương pháp cải tiến kinh doanh và quản lý chất lượng hiệu quả này.

Trong vòng gần 1 thế kỷ vừa qua, ngành công nghiệp trên thế giới đã đạt được hiệu quả cao hơn ba giờ hết. Điều này được góp phần lớn bởi những lý thuyết và phương pháp cải tiến được áp dụng một cách chặt chẽ. Một trong số đó là phương pháp Six Sigma.

Six Sigma là giải pháp được hình thành trong sản xuất, nhanh chóng phát huy hiệu quả và được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong nhiều công ty lớn trên thế giới. Vậy phương pháp Six Sigma là gì? Bắt nguồn từ đâu? Lợi ích của phương pháp này là gì?

1. Six Sigma là gì?

Điều đầu tiên cần tìm hiểu trong cẩm nang Six Sigma dành cho người mới là phương pháp này là gì? Six Sigma là hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi, xác định nguyên nhân và xử lý làm tăng độ chính xác của quy trình. Hệ phương pháp này mang đến một tư duy mới: thay vì xử lý các sản phẩm lỗi, hãy cải thiện quy trình để ngăn các lỗi có thể xảy ra, tạo sự ổn định gần như hoàn toàn.

Six Sigma sử dụng phương pháp thống kế để đếm số lỗi phát sinh trong quá trình, sau đó tìm ra cách khắc phục tối đa. Khi nào quy trình không tồn tại hơn 3,4 lỗi trên 1 triệu cơ hội sản phẩm, nó đạt đến tiêu chuẩn của Six Sigma. Mức độ hoàn hảo của Six Sigma được thể hiện ở các mức độ khác nhau.

cẩm nang six sigma, khởi nghiệp, kinh doanh, cẩm nang six sigma dành cho người mới

Tỉ lệ lỗi theo các cấp độ trong tiêu chuẩn Six Sigma

2. Hệ phương pháp Lean Six Sigma

Lean là phương pháp sản xuất do Toyota Nhật Bản khởi xướng nhằm loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, hướng mọi hoạt động theo hướng tinh gọn.

Đây là mô hình kết hợp nguyên tắc quản lý của Lean với các phương pháp Six Sigma. Lean giúp giảm thiểu chất thải, rút ngắn chu kỳ sản xuất trong khi Six Sigma tập trung cải thiện độ chính xác.

3. Nguyên tắc của phương pháp Six Sigma

#1: Luôn hướng tới khách hàng

Muốn tồn tại và phát triển lâu dài, thì dù là phương pháp Six Sigma hay những triết lý kinh doanh khác thì việc tập trung vào “Customers  Voice – tiếng nói của khách hàng” là yếu tố vô cùng quan trọng. Mọi sự cải tiến, sửa đổi đều phải được xác định dựa trên nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng.

#2: Đề cao dữ liệu và dữ kiện

Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định liên quan sự thay đổi nào, doanh nghiệp cần trả lời 2 câu hỏi:

– Những dự kiện nào thực sự cần thiết?

– Áp dụng chúng vào Six Signma như thế nào cho hiệu quả?

Mọi thông tin xoay quanh việc áp dụng phương pháp Six Sigma không phải dựa trên sự phán đoán mơ hồ mà đều cần đo lường chính xác, có căn cứ, giống như cách đo lường để cho ra con số 3,4 phần triệu trong độ lệch chuẩn.

#3: Quản trị chủ động

Nguyên lý hoạt động của hệ phương pháp Six Signma tập trung vào tìm kiếm và xử lý những khiếm khuyến nhằm tăng độ chính xác của quy trình. Ngoài ra, nó còn chủ động để ngăn ngừa chứ không để mặc các khuyết điểm đó tạo ra sản phẩm lỗi rồi mới thụ động xử lý.

#4: Cộng tác không có rào cản

Để có thể tạo ra một quy trình thống nhất và trơn tru từ đầu đến cuối, hệ phương pháp này tuân theo nguyên tắc cộng tác không giới hạn giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, bao gồm cả chiều dọc, chiều ngang và đan chéo.

#5: Hướng tới sự hoàn thiện nhưng vẫn cho phép mắc sai lầm

Với hệ phương pháp Six Sigma, tiêu chuẩn của chúng là 3.4 lỗi trên một triệu khả năng. Điều đó đồng nghĩa với việc là quy trình này có thể thất bại, miễn là hậu quả được giới hạn và rút ra được bài học sau đó.

4. Lợi ích của hệ phương pháp Six Sigma

Câu chuyện thành công của Motorola, Samsung, Ford Việt Nam là minh chứng cho hiệu quả của phương pháp Six Sigma. Các chuyên gia cũng khẳng định Six Sigma mang lại lợi ích và có thể áp dụng được với tất cả các công ty, doanh nghiệp quy mô dù lớn hay nhỏ.

#1: Xây dựng lòng trung thành của khách hàng

Six Sigma tập trung và sự hiểu thấu nhu cầu khách hàng nên có tính định hướng khách hàng rất cao. Sản phẩm không những không có lỗi mà còn đáp ứng được kỳ vọng của người dùng, xây dựng nên sự trung thành của khách hàng.

#2: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Nhờ vào tỉ lệ xảy ra lỗi cực kỳ ít và không tái diễn, doanh nghiệp của bạn sẽ loại bỏ được những lãng phí không cần thiết vào nhân công, vật liệu, thời gian. Số sản phẩm lỗi không bán được giảm xuống nhiều nhất cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn.

cẩm nang six sigma, khởi nghiệp, kinh doanh, cẩm nang six sigma dành cho người mới

Lợi ích của hệ phương pháp Six Sigma

#3: Cải thiện văn hóa doanh nghiệp

Quy trình làm việc hoàn hảo của phương pháp Six Sigma sẽ là yếu tố gắn kết doanh nghiệp với nhân viên. Đây cũng là yếu tố quan trọng hỗ trợ cải thiện môi trường làm việc tại doanh nghiệp. Thêm vào đó, Six Sigma còn có thể giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong quy trình kinh doanh nhờ vào phương pháp đo lường minh bạch và thái độ chủ động trong công việc.

#4: Xây dựng kế hoạch chiến lược

Six Sigma đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ tầm nhìn chiến lược nào. Phương pháp này giúp bạn tập trung vào các lĩnh vực cần cải thiện. Nó cũng hỗ trợ doanh nghiệp loại bỏ những điều không cần thiết trong quy trình nội bộ trong những chiến lược dài hơi.

#5: Mở rộng quy mô kinh doanh

Khi Six Sigma đã loại bỏ tối đa những lỗi, xây dựng được quy trình đạt chuẩn thì việc mở rộng quy mô kinh doanh không còn khó khăn nữa.

5. Áp dụng Six Sigma vào doanh nghiệp – Quy trình DMAIC

Quy trình áp dụng vào doanh nghiệp mà cẩm nang Six Sigma dành cho người mới đề cập với doanh nghiệp của bạn bao gồm 5 bước (DMAIC):

· В  В  В  В  D – Define – XГЎc Д‘б»‹nh:

Nhận định về khách hàng và các yêu cầu chất lượng quan trọng cần có ở sản phẩm, dịch vụ. Tự đánh giá xem doanh nghiệp đã đạt được yêu cầu chưa, khu vực cần triển khai Six Sigma. Để xác định rõ định hướng và lên kế hoạch triển khai một cách hiệu quả, các khóa học kinh doanh khởi nghiệp chắc chắn là cuốn cẩm nang tuyệt vời giúp doanh nghiệp nhanh chóng vạch ra hướng đi rõ ràng nhất cho chính mình và thành công điều hành cách vận hành một cách hiệu quả.

cẩm nang six sigma, khởi nghiệp, kinh doanh, cẩm nang six sigma dành cho người mới

Quy trình DMAIC – áp dụng Six Sigma vào doanh nghiệp

· В  В  В  В  M – Measure – Дђo lЖ°б»ќng:

Thu thập dữ liệu, đánh giá và nhận dạng các vấn đề phát sinh để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các khuyết điểm.

· В  В  В  В  A – Analyze – PhГўn tГ­ch:

Doanh nghiệp cần xác định khoảng cách giữa mục tiêu và kết quả đã đạt được ở thời điểm hiện tại. Nếu có vấn đề, cần có những giải pháp và phương án dự phòng.

· В  В  В  В  I – Improve – CбєЈi tiбєїn:

Khi triển khai các biện pháp cải tiến, doanh nghiệp của bạn cần theo dõi sát sao để có thể đưa ra quyết định bổ sung hoặc thay đổi khi cần thiết.

· В  В  В  В  C – Control – Kiб»ѓm soГЎt:

Kế hoạch giám sát và kiểm soát mục tiêu đã đề ra ban đầu, tránh đi sai so với định hướng.

Cẩm nang Six Sigma dành cho người mới đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và nền tảng nhất về phương pháp này. Doanh nghiệp muốn cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu suất cần sẵn sàng cho những cải tiến mới.

Ngoài Six Sigma, có rất nhiều công cụ, giải pháp nâng cao năng suất lao động, xây dựng nền tảng để phát triển bền vững. Doanh nghiệp tiên phong áp dụng GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 sẽ sớm gặt hái được những thành công.

Đăng bởi: Lữ Ngọc

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก