Cẩm Nang Phú Thọ

Cẩm nang tham quan Đền Hùng – Phú Thọ từ A đến Z năm 2023 dành cho du khách

Với những người yêu thích lịch sử và muốn khám phá các danh lam thắng cảnh thì Đền Hùng chính là điểm đến lý tưởng. Khu di tích này hội tụ hồn thiêng sông núi và nằm trên địa linh nhân kiệt thờ tự 18 đời vua Hùng – là tổ tiên của người Việt Nam. Nếu như bạn đang có ý định đến nơi đây để tham quan nhưng chưa biết nên di chuyển như thế nào, giá vé ra sao thì hãy theo dõi bài viết của chúng mình dưới đây nhé!

1. Giới thiệu về khu di tích lịch sử Đền Hùng

Đền Hùng thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Từ xưa, với địa thế là đồi núi và ao hồ, có phù sa phì nhiêu màu mỡ cho nên vua Hùng đã lựa chọn nơi đây làm kinh đô Văn Lang. Cho đến hiện tại, núi Hùng vẫn giữ cho mình được nhiều nét hoang sơ của rừng nhiệt đới với hơn 150 loài thảo mộc cùng nhiều cây đại thụ vững chãi như là cây đa, cây thông, cây thiên tuế,…

khám phá, trải nghiệm, cẩm nang tham quan đền hùng – phú thọ từ a đến z năm 2023 dành cho du khách

Đền Hùng thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, Phú Thọ

Khu di tích Đền Hùng sở hữu nhiều đền thờ nằm từ chân núi cho đến đỉnh núi. Và theo dòng chảy của thời gian thì nhiều khu di tích đã được tu sửa cũng như xây dựng bổ sung. Vào ngày 6/12/2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây không chỉ là niềm vinh dự của riêng người dân đất Tổ mà đó còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

2. Giá trị nhân văn của Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng

Theo Cổng thông tin điện tử Phú Thọ, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng chính là biểu hiện cụ thể nhất của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, thể hiện được sự gắn bó của cộng đồng đồng thời cũng khẳng định dân tộc Việt Nam có chung một cội nguồn, cả nước cùng thờ một vị Vua Tổ. Việc thờ cúng Hùng Vương không phân biệt huyết thống và dòng họ, không phân chia địa lý, vùng miền, dân tộc – điều đó làm nên giá trị cốt lõi văn hóa Việt Nam từ đó làm nên sức mạnh khối đoàn kết dân tộc. Có lẽ ở trên thế giới chưa có nơi nào cả nước lại có tín ngưỡng thờ tổ tiên chung như là dân tộc Việt Nam.

khám phá, trải nghiệm, cẩm nang tham quan đền hùng – phú thọ từ a đến z năm 2023 dành cho du khách

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng chính là biểu hiện cụ thể nhất của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Từ xưa đến nay, hàng năm Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức với nghi lễ vô cùng trang trọng, cả phần lễ và phần hội đều mang đậm chất dân gian truyền thống cũng như được tiến hành trên tinh thần tự giác, tự quản của cộng đồng và được Nhà nước tạo điều kiện. Cùng với nghi lễ thờ cúng còn có hàng loạt các hoạt động văn hóa dân gian như Rước kiệu truyền thống, tổ chức Hát Xoan, đánh trống đồng, thi giã bánh giầy, gói bánh chưng,… được phục dựng nguyên bản làm cho Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng ngày càng gắn với tín ngưỡng, không gian văn hóa truyền thống, nhiều phong tục tập quán tạo ra môi trường Tín ngưỡng thờ Vua Hùng được gìn giữ và lưu truyền. Điều này thể hiện được sự phong phú của kho tàng văn hóa dân gian về thời đại của các Vua Hùng. Từ đó cũng khẳng định việc thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng bản địa và là hiện tượng văn hóa có sức sống vô cùng mãnh liệt, sức lan tỏa bền lâu trong cộng đồng của người Việt.

khám phá, trải nghiệm, cẩm nang tham quan đền hùng – phú thọ từ a đến z năm 2023 dành cho du khách

Từ xưa đến nay, hàng năm Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức với nghi lễ vô cùng trang trọng, cả phần lễ và phần hội đều mang đậm chất dân gian truyền thống

Lễ hội Đền Hùng còn mang đến giá trị tâm linh sâu sắc đã được minh chứng qua các chứng cứ sử học, dân tộc học, khảo cổ học,…. kết hợp với nhiều nguồn tư liệu khác nhau để trở thành những nhận thức, tâm thức liên quan đến cội nguồn lịch sử lâu dài hàng ngàn năm của người Việt Nam, hàm chứa cả những giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc như truyền thống nhân văn – thượng võ với tinh thần kiên cường, bất khuất đấu tranh trước mọi thế lực ngoại bang xâm lược vì lý tưởng “độc lập, tự do và bác ái”; truyền thống thủy chung theo tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”,… Những truyền thống đó cũng đã được phản ánh và nhân lên từ hiện thực lịch sử để có thể phát triển trong tâm thức và trở thành ý thức, hành động theo những đạo lý sống tốt đẹp của dân tộc nhằm góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, là nhân tố tạo nên bản lĩnh của sức mạnh Việt Nam.

3. Tham quan Đền Hùng vào thời gian nào là hợp lý?

Tương tự như các đền chùa ở phía Bắc, thời tiết lý tưởng để đi tham quan Đền Hùng là vào dịp đầu năm. Thời điểm này thời tiết vô cùng mát mẻ cho nên quãng đường di chuyển cũng không gây ra mệt mỏi nhiều như mùa nóng. Đáng chú ý, vào ngày 10/3 âm lịch mỗi năm, nơi đây còn tổ chức lễ Giỗ tổ vô cùng quy mô, hoành tráng. Lúc này, người dân trên mọi miền Tổ quốc sẽ nô nức về Đền Hùng để trẩy hội như là nét văn hóa của người Việt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến thăm Đền Hùng vào bất kể thời điểm nào nếu như thích sự yên ả và tĩnh lặng.

4. Đến Đền Hùng di chuyển như thế nào?

Tùy thuộc vào sở thích cũng như nhu cầu mà du khách có thể lựa chọn cho mình cách di chuyển dưới đây:

Di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân: Tuyến thứ nhất bạn có thể đi đó là men theo quốc lộ 32C – Cầu Trung Hà – Cầu Phong Châu. Tuyến đường thứ hai đó là đi dọc quốc lộ 2 – Vĩnh Phúc – cầu Việt Trì. Ngoài hai tuyến trên thì bạn có thể lựa chọn phương án khác tiết kiệm thời gian hơn đó là Cao tốc Nội Bài – Lào Cai  – nút giao Phù Ninh rồi sau đó rẽ trái đến Đền Hùng.

Di chuyển bằng tàu: Bạn có thể lựa chọn chuyến tàu SP3 hoặc là YB3. Nếu như đi chuyến SP3 thì xuất phát từ 22h tại Hà Nội và 23h50 đến ga Việt Trì. Còn chuyến YB3 từ Hà Nội xuất phát lúc 6h10 và đến ga Việt Trì 8h20, 8h55 đến ga Tiên Kiên. Và khi đã đến ga Việt Trì thì du khách có thể gọi taxi hoặc là xe ôm để di chuyển đến Đền Hùng.

Di chuyển bằng xe khách: Theo ghi nhận, mỗi ngày bến xe Mỹ Đình có rất nhiều chuyến xe đến Phú Thọ. Thời gian di chuyển đến Đền Hùng cũng chỉ dao động 2 tiếng. Có một số nhà xe uy tín được rất nhiều người lựa chọn đó là Hưng Thành, Trường An, Thủy Chính, Trường Sơn.

5. Giờ mở cửa và giá vé tham quan Đền Hùng như thế nào?

Khu di tích lịch sử Đền Hùng luôn mở cửa đón du khách đến tham quan và chiêm bái tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 cho đến Chủ Nhật, trong đó bao gồm cả ngày lễ. Giờ mở cửa thông thường để đón du khách của Đền Hùng đó là từ 7h00 đến 18h00 mỗi ngày.

Thời gian mở cửa – đóng cửa của các địa điểm tham quan tại Đền Hùng:

Địa điểm Thời gian
Đền thờ Tổ Mẫu 7h00 – 18h00 từ thứ 2 – Chủ nhật
Bảo tàng Hùng Vương 7h00 – 16h00 từ thứ 2 – Chủ nhật
Đền Hùng 7h00 – 18h00 từ thứ 2 – Chủ nhật
Đền Thượng 7h00 – 18h00 từ thứ 2 – Chủ nhật
Đền Trung 7h00 – 18h00 từ thứ 2 – Chủ nhật
Đền Hạ 7h00 – 18h00 từ thứ 2 – Chủ nhật
Đền Giếng 7h00 – 18h00 từ thứ 2 – Chủ nhật
Lăng Hùng Vương 7h00 – 18h00 từ thứ 2 – Chủ nhật

Giá vé tham quan quần thể du lịch Đền Hùng bao gồm các loại vé, mức phí dưới đây:

Loại vé Giá tham khảo
Vé vào bảo tàng Khoảng 15.000/người
Vé đi xe điện Khoảng 50.000/người
Vé lên các ngôi đền Khoảng 10.000/người

6. Những địa điểm điểm tham quan nổi bật ở Đền Hùng

Cùng với những ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử, văn hóa và tâm linh, vào tháng 8/2009, Đền Hùng đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Phú Thọ cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2012.

Trong khu vực Đền Hùng có bao gồm các đền, lăng và chùa cho đến nhiều hạng mục kiến trúc. Những kiến trúc được xây dựng một cách hài hòa với cảnh quan thiên nhiên nơi núi rừng hùng vĩ. Từ chân núi Hùng, du khách có thể chiêm ngưỡng lần lượt các di tích dưới đây.

Cổng đền

Được biết, cổng Đền Hùng được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (năm 1917) theo dạng vòng cuốn. Cổng cao 8,5m bao gồm 2 tầng và 8 mái. Các mái đều được lớp giả ngói ống. Tầng dưới có cửa vòm cuốn lớn và đầu cột trụ. Cổng trên có các vòm cửa nhỏ hơn. Bốn góc tầng mái ở đây được điêu khắc và trang trí rồng, nghê. Còn mặt trước của cổng được đắp nổi phù điêu của hai võ sĩ oai hùng. Mặt sau của cổng thì được chạm khắc hình ảnh hai con hổ hiện thân như thần canh giữ.

khám phá, trải nghiệm, cẩm nang tham quan đền hùng – phú thọ từ a đến z năm 2023 dành cho du khách

Cổng Đền Hùng được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (năm 1917) theo dạng vòng cuốn

Đền Hạ

Được xây dựng vào thời nhà Hậu Lê (XVII-XVIII), Đền Hạ đã trải qua một vài lần tôn tạo. Kiến trúc của đền theo kiểu chữ Nhị tương đối đơn sơ. Đền Hạ thờ Thần Núi, 18 đời vua Hùng, 2 bà công chúa là Tiên Dung và Ngọc Hoa.

Truyền thuyết có kể lại rằng, ở đây, xưa kia mẹ Âu Cơ đã sinh ra trăm trứng. Còn ở phía sau Đền vẫn còn lưu lại dấu tích “mắt Rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng. Và khi các con khôn lớn, 50 người con theo cha về vùng biển, 49 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi trồng dâu, chăn tằm. Còn người con trai cả ở lại làm Vua và dựng lên Nhà nước Văn Lang, truyền được 18 đời mang tên gọi là Hùng Vương.

Ở ngay dưới chân Đền Hạ là Nhà Bia với kiến trúc mang hình lục giác. Trong Nhà Bia trước đây được đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng. Cho đến thời điểm hiện tại, nội dung đã được thay thành bia đá và ghi lại lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi mà Người về thăm Đền Hùng vào năm 1945 đó là:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Chùa Thiên Quang

Chùa Thiên Quang có kiến trúc gồm các tòa Tiền đường, Thiêu Hương, Tam bảo và nhà Tổ. Trong chùa Thiên Quang thờ Phật theo lối Đại Thừa.

Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu)

Được xây dựng vào đời Trần (thế kỷ XII), Đền Trung cũng đã trải qua nhiều lần tu bổ. Hiện nay, cấu trúc của chùa theo kiểu chữ Nhị bao gồm tiền tế và hậu cung. Tương truyền nơi đây Vua Hùng đã cùng với các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên cũng như họp bàn việc nước. Đền Trung cũng chính là nơi mà vua Hùng thứ 6 nhường ngôi cho Lang Liêu – đây là người con hiếu thảo đã làm ra bánh chưng – bánh giầy.

Đền Thượng

Có tên gọi khác là “Cửu trùng tiên điện” (Điện giữa chín tầng mây), Đền Thượng được làm theo kiểu chữ Vương và chia ra làm ba cấp khác nhau, cụ thể là phía trước là bức phi môn lớn, nhà chuông trồng, đại bái, tiền tế và hậu cung.

Lăng Hùng Vương

Đây là lăng mộ Vua Hùng đời thứ 6, lăng mộ nằm ở phía Đông của Đền Thượng, mặt quay về hướng Đông Nam và có vị thế đầu đội sơn – chân đạp thủy.

khám phá, trải nghiệm, cẩm nang tham quan đền hùng – phú thọ từ a đến z năm 2023 dành cho du khách

Lăng Hùng Vương

Đền Giếng

Còn có tên gọi khác là Ngọc Tỉnh, Đền Giếng được xây dựng vào thế kỷ XVIII theo lối kiến trúc theo kiểu chữ Công. Đền chính là nơi thờ hai công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung – hai người đã có công dạy dân trồng lúa cũng như trị thủy.

Đền Tổ mẫu Âu Cơ

Đường để đi lên đền được xây dựng bằng 553 bậc đá, Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng vào năm 2001 với các lối kiến trúc cổ. Đền này có bao gồm các hạng mục như là đền chính, hữu vu, tả, nhà bia, trụ biểu, tam quan,… Trong Đền Tổ Mẫu Âu Cơ có thờ Mẹ Âu Cơ, Lạc Hầu, Lạc tướng.

khám phá, trải nghiệm, cẩm nang tham quan đền hùng – phú thọ từ a đến z năm 2023 dành cho du khách

Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng vào năm 2001 với các lối kiến trúc cổ

Đền thờ Lạc Long Quân

Được xây dựng trong khuôn viên rộng 13,79ha và khởi công vào năm 2007, đền Lạc Long Quân bao gồm các hạng mục như nghi môn, trụ biểu, đền chính, tả, hữu vu và nhà bia. Ở bên trong đền có tượng Lạc Long Quân được đúc bằng đồng cùng với các hạng mục khác được tạo khối cũng như trang trí rất tinh xảo.

Bảo tàng Hùng Vương

Bảo tàng Hùng Vương được xây dựng vào năm 1986 do Hội kiến trúc sư Việt Nam thiết kế mô phỏng theo truyền thuyết bánh Chưng, bánh giầy phản ánh quan niệm của người Việt cổ về vũ trụ trời tròn và đất vuông. Vào năm 1993, Bảo tàng đã mở cửa đón khách tham quan với hơn 700 hiện vật, 102 bức ảnh cùng với 4 bức tranh bằng gốm được tráng men, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình và một nhóm tượng bằng đồng và nhiều hiện vật bổ trợ.

Núi Sim

Khi nhìn xa thì Núi Sim có hình dáng giống con rùa lớn đang hướng về Hồ Hóc Trai. Núi Sim có độ cao 94m và diện tích rộng 5ha. Đây là địa điểm cách cổng chính về phía Đông Nam chừng hơn 100m theo đường chim bay.

Đứng trên đỉnh núi Sim thì bạn có thể nhìn bao quát được một vùng đất rộng lớn, núi non trùng trùng điệp điệp. Trước mặt sẽ là cánh đồng bằng phẳng, thoải dần về phía hồ nước mênh mông. Ở bên trái là núi Hóc Nay và bên phải là núi Nỏn, còn xa xa là đền Tổ Mẫu Âu Cơ.

7. Đặc sản nào nên thử khi đi Du lịch Đền Hùng?

Dưới đây là thông tin cụ thể về các món đặc sản ở Phú Thọ mà bạn nên thử khi đi tham quan Đền Hùng:

Bánh tai Phú Thọ

Vùng đất Trung Du có rất nhiều món ăn đặc sắc mà du khách có thể nếm thử như là bánh tẻ, bánh tai hay là bánh sắn. Các loại bánh này dù có dân dã nhưng dưới bàn tay tài tình của người dân địa phương đã trở nên vô cùng thơm ngon và dẻo bùi ngon miệng.

Bánh tai là một loại bánh đã có từ lâu của làng Phú Thọ. Bánh này được làm từ gạo tẻ và có nhân thịt lợn bởi vì được tạo hình giống cái tai cho nên mới có tên gọi là bánh tai. Món ăn này dù có cách làm khá là đơn giản nhưng hương vị lại vô cùng đặc biệt. Vị dẻo, mát, bùi, ngọt, béo hòa quyện lại tạo nên một món bánh mà chỉ có nơi đây có được.

khám phá, trải nghiệm, cẩm nang tham quan đền hùng – phú thọ từ a đến z năm 2023 dành cho du khách

Du lịch Đền Hùng bạn nên thưởng thức món bánh tai Phú Thọ

Thịt chua Thanh Sơn

Chỉ cần nghĩ đến món thịt chua Thanh Sơn là bạn nhớ ngay đến mùi vị bùi bùi của thịt, sần sật của bì nướng được hòa quyện với vị chua chua của thính đã được lên men. Đây chính là một món ăn thường xuyên được dùng làm mồi ở trong các bữa ăn uống và hội họp. Món ăn này thường được ăn kèm với các loại lá như lá sung, lá ổi,  lá đinh lăng,… rồi vắt thêm một ít chanh, chấm cùng với tương ớt là bạn có thể cảm nhận được hương vị vô cùng độc đáo và mới lạ mà món ăn mang đến.

khám phá, trải nghiệm, cẩm nang tham quan đền hùng – phú thọ từ a đến z năm 2023 dành cho du khách

Thịt chua – đặc sản Phú Thọ

Cọ ỏm

Vào khoảng tháng 9 là cây cọ bắt đầu cho ra hoa rồi vài ba tháng sau sẽ cho quả. Vậy nhưng phải đợi đến khi quả cọ già thì người ra mới bắt đầu ỏm lên. Cọ non thì chát nhưng phải đợi đến khi già thì ỏm lên ăn sẽ cho vị béo ngậy, bùi bùi. Thỉnh thoảng thì người ta còn lấy cọ ỏm kho cùng với cá mang đến hương vị vô cùng mới lạ.

Bánh chưng làng Dòng

Hàng trăm năm nay, Làng Dòng (Xuân Lũng – Lâm Thao) rất nổi tiếng với nghề làm bánh truyền thống. Những loại bánh của Làng Dòng vừa ngon lại vừa đảm bảo được chất lượng, an toàn cho nên luôn được mọi người từ khắp mọi miền Tổ quốc yêu thích. Nổi bật ở đây đó là bánh chưng. Bánh được gọi từ gạo nếp cái hoa vàng, dẻo thơm và đạm đậm đà hương vị mà bạn chẳng thể tìm thấy ở bất kỳ đâu.

Bánh sắn Phú Thọ

Đây chính là loại bánh mặc dù dân dã nhưng cũng đã để lại một ấn tượng vô cùng sâu sắc cho khách du lịch trên mọi miền Tổ quốc mỗi khi ghé đến Phú Thọ. Bánh không chỉ thơm bùi của sắn nếp mà còn có vị béo ngậy và thơm ngon.

Ngoài ra, có một số nhà hàng quanh khu vực Đền Hùng có món gà đồi, gà chín cựa đặc sản đó là Budapest, Tiến Nhung,… Còn trong trường hợp dư dả thời gian thì bạn có thể đi dạo quanh thành phố để có thể thưởng thức những món nướng đơn giản như là ngô nướng, khoai nướng, cơm lam, trứng nướng,…

khám phá, trải nghiệm, cẩm nang tham quan đền hùng – phú thọ từ a đến z năm 2023 dành cho du khách

Bánh sắn Phú Thọ

8. Đến tham quan Đền Hùng thì ở đâu?

Bởi vì đền Hùng khá gần với Hà Nội cho nên du khách thường sẽ đi đi về về trong ngày. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn ở lại thì có thể tham khảo một số nhà nghỉ, khách sạn dưới đây:

Tên khách sạn Địa chỉ Giá tham khảo
Khách Sạn Mường Thanh Luxury Lô CC17, Quảng Trường Hùng Vương, Phường Gia Cẩm, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ Từ 1.100.000đ/đêm
Sài Gòn Phú Thọ Hotel 17A Trần Phú, Việt Trì Từ 750.000đ/đêm
Hotel Mini G16 Khu đô thị Trầm Sào, Gia Cẩm, Việt Trì Từ 250.000đ/đêm

9. Những lưu ý khi tham quan Đền Hùng

Để có được một chuyến đi thuận lợi và trọn vẹn khi đến tham quan Đền Hùng bạn nên lưu tâm những điều sau:

  • Bởi vì khu di tích Đền Hùng khá rộng nên nếu như bạn muốn tham quan hết các địa điểm nổi tiếng thì nên mặc những bộ đồ thoải mái, giày thể thao, dép thấp để thuận tiện cho việc di chuyển.
  • Có nhiều du khách thắc mắc không biết đến chiêm bái ở Đền Hùng nên chuẩn bị gì, tuy nhiên thì theo các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, việc dân lễ sẽ tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người, cái chính vẫn là thành tâm.
  • Bạn có thể đi tham quan Đền Hùng vào bất kể thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên vào chính hội ngày 10/3 âm lịch hàng năm sẽ rất đông người dân trên cả nước tề tựu về đây cho nên bạn cần chuẩn bị tâm lý nhé.
  • Bên cạnh đến tham quan Đền Hùng thì bạn cũng có thể kết hợp đến các địa điểm khác như Đảo Ngọc Xanh, Xuân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy,…

Mong rằng những thông tin về khu di tích lịch sử Đền Hùng mà chúng mình giới thiệu trên đây giúp bạn trong hành trình đến với đất Tổ. Hy vọng trên hành trình “tìm về nguồn cội” của bạn với bạn bè, gia đình được trọn vẹn và ý nghĩa!

Đăng bởi: Nguyễn Thế Minh

YOLO! Khám phá các huyện ở Phú Thọ

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก