Cẩm Nang Thanh Hoá

Tất tần tật cẩm nang đi đền Cô Chín Thanh Hóa cầu tài, cầu lộc, cầu bình an

Đền Cô Chín Thanh Hóa là một ngôi đền thờ phụng một trong Tứ Phủ Thánh Cô nổi tiếng là linh thiêng. Chính vì thế, đây là nơi mà du khách nên đến chiêm bái để cầu mong bình an và tiền tài. Khi đến Thanh Hóa bạn đừng nên bỏ lỡ nơi được mệnh danh là “chín miệng giếng thiêng” huyền thoại này nhé!

1. Đền Cô Chín Thanh Hóa ở đâu?

Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa

Trên bản đồ du lịch Thanh Hóa nổi tiếng với nhiều địa điểm như cầu Hàm Rồng, động Tiên Sơn, Thiền Viện Trúc Lâm Hàm Rồng. Ngoài ra, đền Cô Chín Thanh Hóa cũng là một trong những điểm du lịch tâm linh đáng được trải nghiệm ở vùng đất này.

Địa chỉ đền Cô Chín Thanh Hóa cụ thể là nằm ở trên đường Trần Hưng Đạo thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Địa chỉ này nằm cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 130km. Giao thông thuận lợi cho nên mỗi năm ngôi đền này đã đón một lượt du khách vô cùng lớn đến tham quan cũng như chiêm bái.

khám phá, trải nghiệm, tất tần tật cẩm nang đi đền cô chín thanh hóa cầu tài, cầu lộc, cầu bình an

Đền Cô Chín Thanh Hóa có địa chỉ ở đường Trần Hưng Đạo, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa

2. Thăm Đền Cô Chín Thanh Hóa vào thời gian nào là hợp lý?

Vào ngày 26/2 âm lịch và ngày 9/9 âm lịch chính là hai khoảng thời gian vô cùng thích hợp để cho du khách ở khắp mọi nơi về đền Cô Chín Thanh Hóa để cầu may.

Lễ hội truyền thống ở đền Cô Chín Thanh Hóa được tổ chức vào ngày 26/6 âm lịch. Trong lễ hội này, du khách sẽ được tham quan và dâng lễ, được xem lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền Cô Chín rồi lên đèo Ba Dội.

Vào ngày 9/9 hàng năm âm lịch sẽ diễn ra chính hội của đền Cô Chín Thanh Hóa. Chính vì thế du khách nên đến tham quan lễ hội quan trọng nhất cũng như có trải nghiệm không khí lễ hội văn hóa truyền thống đậm chất vùng miền. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể đến thăm đền Cô Chín vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Ở đây, du khách có thể đến thăm đền cô chín vào bất kể thời điểm nào trong năm. Ở đây, sau khi dâng hương du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ, độc đáo.

khám phá, trải nghiệm, tất tần tật cẩm nang đi đền cô chín thanh hóa cầu tài, cầu lộc, cầu bình an

Đền Cô Chín Thanh Hóa là một nơi rất linh thiêng

3. Di chuyển đến đền Cô Chín Thanh Hóa như thế nào?

Phương tiện di chuyển đến đền Cô Chín Thanh Hóa tương đối là đa dạng. Du khách có thể lựa chọn cho mình phương tiện khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu cũng như chi phí của mình. chúng mình tổng hợp các phương tiện di chuyển mà bạn có thể tham khảo dưới đây:

Phương tiện Lộ trình di chuyển
Ô tô
  • Từ Hà Nội, bạn cần đi theo hướng cao tốc Hà Nội – Ninh Bình, sau đó lái tiếp theo quốc lộ 1A.
  • Di chuyển qua thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) là bạn đã đến được thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hóa.
Xe máy
  • Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi theo tuyến đường Giải Phóng ra hướng quốc lộ 1 cũ.
  • Sau đó bạn sẽ đi qua địa phận tỉnh Hà Nam, Ninh Bình là có thể đến với mảnh đất Thanh Hóa.
Máy bay
  • Từ chỗ bạn di chuyển đến sân bay Nội Bài.
  • Ngoài ra du khách cũng có thể bắt trực tiếp xe khách đường dài và di chuyển thẳng tới Thanh Hóa.

4. Giá vé tham quan Đền Cô Chín Thanh Hóa

Giá vé tham quan đền Cô Chín Thanh Hóa dao động từ 30.000 – 50.000 đồng/người. Đây là một mức giá tương đối rẻ để cho du khách có thể bỏ ra tham quan 1 địa điểm du lịch tâm linh.

khám phá, trải nghiệm, tất tần tật cẩm nang đi đền cô chín thanh hóa cầu tài, cầu lộc, cầu bình an

Vào ngày 26/2 âm lịch và ngày 9/9 âm lịch chính là hai khoảng thời gian vô cùng thích hợp để cho du khách ở khắp mọi nơi về đền Cô Chín Thanh Hóa để cầu may

5. Sự tích về đền Cô Chín Thanh Hóa

Đền Cô Chín hay còn có tên gọi khác đó là đền Cô Chín Giếng Thanh Hóa. Ngôi đền này chính là nơi thờ tự người con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng đế – tức là Cửu Thiên Huyền Vũ. Ngôi đền này được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ XVIII và đã được tu sửa từ năm 1939.

Sự tích đền Cô Chín Giếng được kể lại như sau: Trong cuộc chiến giữa chúa Liễu Hạnh và Tiền Quân Thánh, Liễu Hạnh đã gặp nạn rồi sau đó biến thành một con rồng ẩn tại nơi ở của Cửu Thiên Công Chúa. Chính vì thế mà sau này mới xuất hiện 9 cái giếng thiêng.

Công chúa đã hóa phép giúp cho Liễu Hạnh thoát khỏi vòng vây của Tiền Quân Thánh và sau đó hai người kết nghĩa chị em. Cũng vì muốn ghi nhớ công ơn của Cửu Thiên Huyền Nữ mà người dân đã lập ngôi đền này ngay cạnh 9 cái giếng thiêng. Sau này, nhiều lễ hội Thanh Hóa nổi tiếng cũng đã được tổ chức ở đền Cô Chín.

Vào năm 1993, đền đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Và cho đến năm 2004, ngôi đền này đã tiếp tục được trùng tu và tôn tạo lại.

khám phá, trải nghiệm, tất tần tật cẩm nang đi đền cô chín thanh hóa cầu tài, cầu lộc, cầu bình an

Đền Cô Chín Thanh Hóa

6. Đi đền Cô Chín Thanh Hóa cầu gì?

Đền Cô Chín Thanh Hóa nổi tiếng là linh thiêng, bởi theo sự tích thì Cô Chín là vị tiên có nhiều quyền phép. Không chỉ thế, cô còn là người có lòng bao dung, vị tha và luôn giúp đỡ dân lành. Cũng vì thế mà khi đến đây, bạn có thể cầu nguyện sức khỏe và bình an cho gia đình, cầu cho công việc thuận buồm xuôi gió.

7. Những hóa thân của Cô Chín

Tương truyền, Cô Chín đã từng hóa thân ở nhiều nơi. Mỗi nơi cô ngự xuống đều có nhiều danh xưng cũng như nhiều thành tích khác nhau. Có đến 5 hóa thân của Cô Chín khi ghé trần.

Cô Chín Cửu Tỉnh (Cô Chín Giếng)

Thánh cô chủ quản của đền Chín Giếng cho nên gần đền có chín miệng giếng không bao giờ cạn. Trong chín miệng giếng đó thì miệng giếng thứ chín là nơi sâu nhất quanh năm đùn nước. Tương truyền, cô Chín ngự dưới miệng giếng đó. Năm xưa tiên cô giáng trần, cô đã hạ phàm trước cổng đền Ba Dọi. Những kẻ lòng phàm đã đem lòng u mê không hiểu phép thần thông mà đã đuổi nhau bảo rằng cô là yêu quái hiện thành rồi hùa nhau đuổi đánh.

khám phá, trải nghiệm, tất tần tật cẩm nang đi đền cô chín thanh hóa cầu tài, cầu lộc, cầu bình an

Hầu giá cô Chín ở Đền Cô Chín Thanh Hóa. Ảnh sưu tầm

Cô đã về Thiên Cung mà hờn trách, những kẻ đó đã bị phép tiên thu giam hồn vía, hành cho điên dại, làm cho trăm chứng hiểm nghèo, khi thì lội dưới suối khi lại trèo lên cây. Tài gieo quẻ thiên của cô không ai sánh bằng được. Lá bói mà cô ban trăm lần đều linh nghiệm. Những lúc đất nước chiến chinh, cô hiển linh ban quẻ thiên tiên đoán thế trận, nhờ thế mà Đất Việt giữ yên được cõi bờ.

Sự tích đền Cô Chín Sòng Sơn

Tương truyền, Cô Chín là một tiên cô ngự ở trên Thiên Phủ. Trong một lần sơ ý làm vỡ ngọc trản phải theo lệnh nhà Trời chịu đày xuống nhân gian hầu cận cho Liễu Hạnh Thánh Mẫu. Cô đã ngao du xuôi ngược các phương, một lần dừng chân ở Thanh Hóa thấy cảnh hữu tình, cô đã hội họp cùng với các tiên nữ lấy gỗ sung làm nhà, lấy cây si mắc nên võng đào. Cũng từ đó nhiều lần linh ứng, dân ta suy tôn phụng thờ.

Cô Chín Âm Dương

Cô được thờ phụng ở trong Âm Dương Linh Từ, dân ở vùng đó thường xuyên gọi là Cô Bé Âm Dương. Khi mà quân ra đánh trận Sòng Sơn, tướng sĩ thương vong đến vô số, nghĩa quân lui về Nho Quan để lánh nạn. Vua cha từ trời cao soi xét, sai Thánh Cô giáng trần. Cô Chín đã lấy nước từ miệng giếng âm dương thông với chín giếng Sòng Sơn, luyện thành tiên dược chữa trị cho ba quân. Sau đại thắng, dân ta nhớ ơn và lập nơi hương đăng ghi công Cô.

khám phá, trải nghiệm, tất tần tật cẩm nang đi đền cô chín thanh hóa cầu tài, cầu lộc, cầu bình an

Vào năm 1993, đền đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Và cho đến năm 2004, ngôi đền này đã tiếp tục được trùng tu và tôn tạo lại

Cô Chín Thượng Ngàn (Cô Chín Tít Mù)

Đền Cô được lập ở Đồng Mỏ gần đền Công chúa Mỏ Ba – là ngôi miếu nhỏ bên dòng suối thiêng. Ai có tâm về cầu Cô sẽ hiện ra in bóng ở trên nước suối, đầu đội khăn tía. Cô nón đỏ, nón xanh xin cô ban thánh thủy để chữa bệnh. Tương truyền, Cô giáng sinh thời nhà Lê, cô từng nhập mộng báo cho nhiều người hiền đức đào được vàng ròng ở sau đền của Cô.

Cô Chín Thượng Thiên

Cô chính là tiên nữ theo hầu Chúa Đệ Nhất Tây Thiên. Đền của Cô ở cạnh đền Mẫu để ngày đêm ngự bên bàn loan lo trà hoa dâng lên Chúa Bà.

khám phá, trải nghiệm, tất tần tật cẩm nang đi đền cô chín thanh hóa cầu tài, cầu lộc, cầu bình an

Hầu giá cô Chín ở Đền Cô Chín Thanh Hóa. Ảnh sưu tầm

8. Những lễ hội diễn ra tại đền Cô Chín Thanh Hóa hàng năm

Lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn qua đền Cô Chín

Đền Sòng Sơn cũng chính là một chốn tâm linh vô cùng nổi tiếng không chỉ đối với người dân địa phương mà còn cả du khách thập phương.

Đền Sòng Sơn tọa lạc ở địa phận xã Bỉm Sơn – đây là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. Cứ mỗi dịp 26/2 âm lịch hàng năm, người dân ở xã Bỉm Sơn lại cùng nhau tổ chức Lễ dâng hương Thánh mẫu Liễu Hạnh để có thể tưởng nhớ đến công ơn che chở của Thánh Mẫu cũng như để cầu mong bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Tương truyền, do Cửu Thiên Công Chúa – tức là Cô Chín đã có công ơn cứu giúp Thánh mẫu Liễu Hạnh vào giờ phút lâm nguy ở trong trận chiến với Tiền Thánh Quân, chính vì thế mà cứ mỗi dịp Lễ dâng hương Thánh mẫu Liễu Hạnh thì người dân địa phương lại tổ chức cả lễ rước kiệu từ Đền Sòng Sơn (nơi ở Thánh mẫu Liễu Hạnh) đến đền Cô Chín (nơi thờ Cửu Thiên Công Chúa).

Hoạt động này mang ý nghĩa là ghi nhớ công ơn cứu giúp lúc nguy cấp cũng như thể hiện tình cảm chị đến thăm em bởi Thánh mẫu Liễu Hạnh cùng Cửu Thiên Công Chúa đã kết tình chị em sau trận chiến đó.

khám phá, trải nghiệm, tất tần tật cẩm nang đi đền cô chín thanh hóa cầu tài, cầu lộc, cầu bình an

Lễ hội truyền thống ở đền Cô Chín Thanh Hóa được tổ chức vào ngày 26/6 âm lịch. Trong lễ hội này, du khách sẽ được tham quan và dâng lễ, được xem lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền Cô Chín rồi lên đèo Ba Dội

Chính hội của đền Cô Chín Thanh Hóa

Vào dịp 9/9 âm lịch hàng năm là ngày được chọn để diễn ra chính hội của đền Cô Chín. Người dân địa phương cũng như du khách ở thập phương đổ về đây để dâng hương bái lễ Cô Chín với mong muốn được cô phù hộ sức khỏe, tiền tài, bình an cho bản thân, gia đình.

Trước khi vào lễ Cô Chín thì du khách cần phải chuẩn bị một mâm lễ, không cần quá khoa trương nhưng quan trọng là phải xuất phát từ chính tấm lòng, từ cái tâm muốn hướng thiện của người hành hương.

9. Hướng dẫn sắm lễ khi tham quan đền Cô Chín Thanh Hóa

Khi đến dâng hương ở một ngôi đền linh thiêng và có lịch sử lâu đời như đền Cô Chín tại Thanh Hóa thì lễ là một phần rất quan trọng không thể nào thiếu được. Ngôi đền này có liên quan đến vấn đề tâm linh, chính vì thế mà không ít những du khách khi đến đây không biết sắm lễ như thế nào. Phần lễ vật sẽ khác nhau tùy theo lòng thành của mỗi người. Khi đến đây, ngoài thành tâm thì bạn cần phải chuẩn bị lễ vật chu đáo. Lễ vật dâng cúng đền Cô Chín bao gồm:

  • 12 quả cau
  • 12 lá trầu
  • 9 bông hoa hồng
  • Món mặn hoặc món chay
  • 1 đĩa hoa quả nhiều loại
  • Cút rượu
  • Giấy tiền
  • Cánh sớ
  • Thẻ hương

Sau khi dâng lễ thì bạn cần phải chờ hết  một tuần hương mới được hạ lễ. Đối với giấy tiền cùng với cánh sớ thì cần phải đem đi hóa ở nơi hóa sớ của đền. Bên cạnh đó, nếu như bạn đang mong muốn có một lễ vật dâng cúng cô chín lâu dài thì có thể dâng Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc phải được trang trí một cách tỉ mỉ, có nhiều nhành hoa và quạt lông công phượng hồng phớt hay được đầu tư mô phỏng theo hình dáng của Cô Chín từ trang phục, nón, hài, quạt cùng các phụ kiện khác đi kèm. Oản Tài Lộc có thể được làm bằng giấy, lụa hay bằng giấy vàng mã.

Khi bạn chuẩn bị vật lễ dâng cúng Cô Chín Thanh Hóa thì cần phải chuẩn bị một cách chu đáo, thành tâm từ đó giúp cho những ước nguyện ở trong tâm được trở thành hiện thực.

khám phá, trải nghiệm, tất tần tật cẩm nang đi đền cô chín thanh hóa cầu tài, cầu lộc, cầu bình an

Lễ vật dâng cúng tại đền Cô Chín Thanh Hóa

10. Văn khấn Cô Chín chuẩn nhất

Ghé đền Cô Chín Sòng Sơn bạn có thể tham khảo bài văn khấn sau đây để có thể cầu xin thuận lợi:

Nam Mô A Di Đà Phật…

Nam Mô A Di Đà Phật…

Nam Mô A Di Đà Phật…

Con xin kính lạy tới chín phương trời và mười phương phật thần linh khắp chốn Nam Bắc Đông Tây.

A Di Đà Phật

A Di Đà Phật

A Di Đà Phật

Con xin cúi kính lạy Cô bé bản đền Cảnh Xanh Linh Tử

Hôm nay là ngày, hương tử con tên là … hiện nay đang ngụ tại…

Nhất tâm tưởng, vạn tâm thành tấm lòng thành con hướng đến cô và về bản cảnh đây, tờ tiền giọt dầu nén nhang là chút lễ mọn nhỏ bé con xin kính dâng lên cửa Phật, cửa Thánh, cửa Cô với tấm lòng chân thành nhất. Con xin thánh cô Chín lắng nghe và thấu đạt lời gọi cầu của con.  Xin cô lắng nghe được tiếng chân thành, tiếng cầu ước xin của con mà về đây phù hộ độ trì.

Là để xin Thánh Cô về nơi đây hôm nay dùng chút hương hoa, dùng chút lòng thành cùng những món lễ vật nhỏ bé dâng lên người. Kính mong và chân thành nhận được sự độ trì và theo dõi của thánh cô bên chúng con.

Tuy lễ vật có sơ sài, có nhỏ mọn nhưng là tất cả là tấm lòng thành, là niềm tin, là sự hy vọng cũng như những gì thành kính nhất con xin dâng tặng đến quý cô. Chút quà mọn nhưng lòng thành cao, mong quý cô sẽ phù trợ.

Con 1 lòng 1 đạo nhất dạ và đêm tưởng ngày mong. Hôm nay chọn ngày lành con dâng lên cô hoa quả đăng trà với tấm lòng cung kính chân thành nhất. Con xin tiên nữ chứng giám cho lòng thành này và lắng nghe tiếng gọi của con, lắng nghe được  những mong muốn, cầu xin của con.

Dạ con Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

11. Địa điểm lưu trú cho du khách khi đi đền Cô Chín Thanh Hóa

Đối với những du khách ở xa, sau khi đã đi tham quan và dâng lễ Cô Chín thì việc lựa chọn nơi lưu trú là điều cần thiết. chúng mình gợi ý 3 chốn nghỉ dưỡng gần với đền Cô Chín mà bạn có thể tham khảo dưới đây.

Tên khách sạn

Địa chỉ
Vinpearl Hotel Thanh Hoa 27 Trần Phú, P. Điện Biên, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
FLC Sầm Sơn Thanh Hóa Đường Hồ Xuân Hương, xã Quảng Cư, huyện Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Pu Luong Retreat Làng Don, Thanh Lâm, Pù Luông, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

12. Lưu ý khi hành hương đền Sòng Cô Chín Thanh Hóa

Dù là du khách lần đầu tiên ghé đến đền Cô Chín hay là du khách đã nhiều lần đang lễ ở đây thì cũng nên ghi nhớ một vài lưu ý sau đây:

  • Khi dâng lễ, du khách lưu ý nên bắt đầu khấn ở bàn thờ bằng đá trước điện. Đây còn được xem là hình thức xin phép các vị quan cai quản tại ngôi đền và cho phép bạn được dâng hương lên đền Cô Chín. Sau khi đã khấn vái xong thì du khách sẽ tiếp tục dâng lễ ở trong điện thờ bên trong rồi đọc văn khấn cầu may.
  • Sau khi đã dâng lễ cũng như đọc văn khấn xong thì du khách nên đợi hết một tuần hương rồi mới hạ lễ xuống.
  • Sau khi du khách đã hoàn thành xong việc dâng lễ thì hãy nhớ trả lại đầy đủ đồ đạc đã thuê ở đền nhé.

khám phá, trải nghiệm, tất tần tật cẩm nang đi đền cô chín thanh hóa cầu tài, cầu lộc, cầu bình an

Chín giếng thiêng ở đền thờ Cô Chín Thanh Hóa là nơi du khách đến hành lễ, cầu nguyện. Ảnh sưu tầm

12. Một số đền thờ cô Chín khác ở các tỉnh nơi cô từng ngụ

Ngoài đền Cô Chín Thanh Hóa thì còn có nhiều đền thờ Cô Chín khác, cụ thể:

Tên đền thờ Địa chỉ Thông tin
Đền thờ cô Chín ở Hà Nội Số 35 đường Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa Đây là nơi thờ vọng của cô Chín Sòng Sơn vì đền thờ chính ở Sòng Sơn Thanh Hóa nên đền ở Hà Nội có tên chữ là “Sòng Sơn vọng từ”.
Đền thờ cô Chín Thượng – Bắc Giang Nằm gần đền chúa Nguyệt Hồ (khoảng 4km) ở huyện Yên Thế. Ngôi đền được đặt trên đỉnh một ngọn núi cao, không gian kiến trúc đẹp và linh thiêng.
Đền thờ cô Chín Suối Rồng – Hải Phòng Suối Rồng, Ngọc Xuyên, Đồ Sơn, Hải Phòng Vì đền cô Chín nằm cạnh suối Rồng nên nơi đây được gọi là đền cô Chín Suối Rồng, đôi khi gọi là đền cô Chín Suối, đền cô Chín Rồng.
Đền cô Chín Tây Thiên Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc Nằm trong quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên. Đền cô Chín Tây Thiên có kiến trúc đẹp, được xếp hạng lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1991.
Đền cô Chín Đồng Mỏ – Lạng Sơn Đồng Mỏ – Lạng Sơn Ngôi đền nằm trên lưng chừng ngọn núi. Có 2 cách để đến đền cô Chín Đồng Mỏ đó là đi dưới chân núi từ thị trấn Đồng Mỏ và đi xuống từ đền Chầu Mười Đồng Mỏ.

Đền Cô Chín Thanh Hóa là nơi chiêm bái cầu nguyện rất linh thiêng. Đây cũng là điểm du lịch mà bạn nên tham khảo cho hành trình sắp tới. Đến đây bạn có thể tham quan, vãn cảnh lại vừa cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho gia đình của mình nhé!

Đăng bởi: Ngân Huỳnh

YOLO! Khám phá các huyện ở Thanh Hóa

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก