Trải Nghiệm

Cột cờ Lũng Cú xuất hiện trong hộ chiếu phổ thông mới

Cột Cờ Lũng Cú nằm ở địa đầu Tổ Quốc Hà Giang, mang đầy ý nghĩa tự hào dân tộc. Hình ảnh cột cờ còn được in vào hộ chiếu Việt Nam phổ thông mới, khiến những ai đã từng đi Du lịch Hà Giang không khỏi bồi hồi xúc động, nhớ về địa điểm thiêng liêng này. Góc ảnh nào của cột cờ Lũng Cú được in trong hộ chiếu? Cùng Kỳ Nghỉ Đông Dương chiêm ngưỡng rồi ghé thăm thắng cảnh đó khi đi Tour Hà Giang vào ngày nghỉ tới nhé!

Hình ảnh Cột Cờ Lũng Cú trên hộ chiếu Việt Nam mới

cột cờ lũng cú xuất hiện trong hộ chiếu phổ thông mới

Hộ chiếu phổ thông mới  

Kể từ ngày 1/7/2022 trở đi, công dân Việt Nam đã có thể đăng ký xin cấp hộ chiếu mẫu mới với nhiều thay đổi về thiết kế. Cụ thể, hộ chiếu mới có màu xanh tím thay vì màu xanh lá cũ. Kích thước hộ chiếu vẫn giữ nguyên như cũ. Tuy nhiên, đáng nói nhất chính là thay đổi về hình ảnh trong mỗi trang. Hộ chiếu cũ thì các trang chỉ có hoa văn hoa sen, quốc huy và biểu tượng in chìm.

Thế nhưng hộ chiếu mới thì trong mỗi trang sẽ in một danh lam thắng cảnh khác nhau của Việt Nam. Điều này không chỉ khiến người dân ta cảm thấy thương mến, thấy thân thương với cuốn hộ chiếu và những biểu tượng của Việt Nam hơn mà còn góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới. Tuy chưa phải loại hộ chiếu có gắn chip nhưng mới có thông tin thay đổi “giao diện” với những hình ảnh về thắng cảnh Việt Nam thôi đã đủ khiến mọi người muốn đi đổi rồi.

cột cờ lũng cú xuất hiện trong hộ chiếu phổ thông mới

Bến Tràng An

Một số địa điểm được đưa vào hộ chiếu mới là: Di sản văn hóa Tràng An, Ninh Bình, cụ thể là hình ảnh bến Tràng An; Khuê Văn Các – Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội; Vịnh Hạ Long; Kinh thành Huế, đền Hùng – Phú Thọ; Phố cổ Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn; Cổng tò vò Lý Sơn Quảng Ngãi; đỉnh Fansipan; bến Nhà Rồng;…. Trong đó không thể thiếu Cột cờ Lũng Cú nơi đất địa đầu Tổ Quốc – Hà Giang. Góc hình chụp từ trên cao, nổi bật rõ cột cờ Lũng Cú trên đỉnh núi Rồng với lá cờ Việt Nam phấp phới tung bay, xung quanh là những bản làng nhỏ cùng bốn bề đại ngàn Hà Giang.

cột cờ lũng cú xuất hiện trong hộ chiếu phổ thông mới

Cột cờ Lũng Cú trên hộ chiếu mới

Cột cờ Lũng Cú có kiến trúc ra sao?

Nếu chưa từng đến với Cột cờ Lũng Cú thiêng liêng này, hãy để Kỳ Nghỉ Đông Dương “dẫn đường” đưa bạn ghé thăm nơi này qua một tour “ảo” trước khi bạn tận mắt ngắm nhìn nhé.

Cột cờ Lũng Cú nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, gần như là nơi xa nhất của bản đồ Việt Nam, giáp Trung Quốc, thường được gọi là “điểm bắt đầu bản đồ Việt Nam”. Cột cờ nằm trên đỉnh núi Rồng, với độ cao 1470m so với mặt nước biển. Lũng Cú trong tiếng H’Mông có nghĩa là đất Rồng cư ngụ (Long Cư) nên đỉnh núi này có thể gọi là núi Rồng hoặc núi Lũng Cú đều được. Từ này có khi còn được hiểu là “Long cổ”, nghĩa là tiếng trống của Rồng – của nhà vua.

cột cờ lũng cú xuất hiện trong hộ chiếu phổ thông mới

Để đạt được độ cao như hiện nay, cột cờ Lũng Cú đã trải qua nhiều lần phục dựng. Ban đầu là vào thời Lý, chỉ đúng nghĩa là “một cái cột” làm từ cây sa mộc, cao tới 10m. Tới khoảng năm 1887 khi thực dân Pháp đang xâm chiếm nước ta thì cột cờ Lũng Cú được trùng tu, thay đổi kích cỡ lẫn độ cao nhiều lần. Vào ngày 18/8/1987, lá cờ Việt Nam rộng 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em lần đầu tiên chính thức tung bay trên đỉnh Lũng Cú. Rồi những năm sau đó: 1992, 2000, 2002  thì cột cờ lại tiếp tục được trùng tu. Cột cờ mà khách Du lịch Hà Giang được chiêm ngưỡng hiện nay chính là thành quả trùng tu vào năm 2010. Chiều cao của cột cờ hiện nay là 33,15m, trong đó có phần chân cột cao 20, 25m và đường kính chân cột rộng 3,8m.

cột cờ lũng cú xuất hiện trong hộ chiếu phổ thông mới

Ở thiết kế mới này, phần chân cột cờ có 8 mặt phù điêu, mô phỏng mặt hoa văn trống đồng Đông Sơn của người Việt cổ, cùng những họa tiết minh họa cho những giai đoạn lịch sử nước ta qua từng thời kỳ. Ngoài ra, những họa tiết còn mô tả con người, tập quán các dân tộc sinh sống tại Hà Giang. Trong thân cột cờ là tháp với cầu thang bộ xoắn ốc, dẫn lên tận đỉnh cột. Tại đỉnh chính là lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam rộng 54m2 phấp phới tung bay.

cột cờ lũng cú xuất hiện trong hộ chiếu phổ thông mới

Tuy đường lên cột cờ có tận 839 bậc thang, chia thành 3 chặng, nhưng từ dưới bãi gửi xe đã có xe điện phục vụ du khách đi lên xuống. Tới chặng thứ 3, chỉ còn vài chục bậc là đến chân cột cờ thì bạn có thể đi bộ lên. Vậy nên tính ra quãng đường phải đi bộ cũng không quá nhiều và mệt mỏi, ai cũng có thể tiếp cận cột cờ thiêng liêng này để bày tỏ tình yêu đất nước và ngắm cảnh địa đầu Tổ Quốc. Check-in trên cột cờ, bạn đừng quên mặc áo cờ đỏ sao vàng để bức ảnh thêm phần ý nghĩa nhé!

Nên du lịch Hà Giang tới cột cờ Lũng Cú mùa nào?

cột cờ lũng cú xuất hiện trong hộ chiếu phổ thông mới

Mùa lúa chín dưới chân cột cờ Lũng Cú

Hà Giang lúc nào cũng đẹp. Thế nhưng vào một số thời điểm khi hoa nở hay lúa chín vàng thì miền cao nguyên đá này đẹp hơn cả. Khi đó, từ trên cột cờ Lũng Cú ngắm xuống xung quanh bạn sẽ càng thấy yêu nơi này hơn. Những thời gian đặc biệt đó là: mùa xuân thì có các loài hoa rừng như đào, mai, mận trổ bông, hay Hoa cải Hà Giang vàng ươm. Đầu hè thì mạ bắt đầu nhú lên, biến nơi đây thành một màu xanh hoàn toàn. Sang thu thì lúa đã chín, được biết đến với cái tên “mùa vàng”. Còn khi đông về, Hà Giang vào mùa đẹp nhất vớiHoa tam giác mạch màu hồng tím rực cả góc trời. Cuối đông hoa cải lại ra hoa một đợt nữa, khiến đất trời Hà Giang tươi mới hơn, có sức sống hơn giữa tiết trời đông rét buốt ảm đạm.

cột cờ lũng cú xuất hiện trong hộ chiếu phổ thông mới

Hà Giang mùa hoa Tam Giác Mạch

Nếu chưa từng ghé thăm cột cờ Lũng Cú, hãy thử một lần đến đây nhé. Bạn sẽ không phải thất vọng chút nào đâu. Còn nếu đã từng đến đây, hãy “lấy cớ” nhân dịp ra mắt hộ chiếu mới mà đặt ngay Tour du lịch Hà Giang ghé thăm lại địa điểm đáng tự hào này thôi nào!

Ngọc Thúy

(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)

Đăng bởi: Đức Việt

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก