Chùa

Danh thắng bậc nhất kinh kỳ chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, có lịch sử 1500 năm. Chùa nằm trên một bán đảo phía Đông của Hồ Tây, quận Ba Đình, Hà Nội.

Ngôi chùa lớn nhất ở Hà Nội

Chùa Trấn Quốc được xây dựng vào đời vua Lý Nam Đế ( năm 541-547 ) tại thôn An Hoa, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên (tức là tên cũ làng Yên Phụ), gần bờ sông Hồng với tên gọi là “Khai Quốc” (nghĩa là Mở nước). Đến đời vua Lê Thái Tông (năm 1440-1442), nhà vua đã đổi tên chùa thành An Quốc.
 

Danh thắng bậc nhất kinh kỳ chùa Trấn Quốc
Toàn cảnh phía trước chùa Trấn Quốc   Đến năm 1615, đời vua Lê Kính Tông, bãi sông bị lở gần sát vào chùa, nhân dân phường An Hoa (sau này là Yên Phụ) mới dời chùa vào đảo Kim Ngưu (Cá Vàng) ở Hồ Tây, tức là địa điểm hiện nay. Năm 1844, vua Thiệu Trị nhà Nguyễn tuần du ra Bắc, đến thăm chùa và đổi tên thành Trấn Bắc, mà nay tại nhà treo chuông trên tấm hoành phi còn hàng chữ Trấn Bắc Tự song tên chùa Trấn Quốc đã quá quen thuộc với người dân Hà Nội nên vẫn tồn tại tới ngày nay. Ngôi chùa luôn được trùng tu, tôn tạo thường xuyên. Vào năm Dương Hòa thứ V (1639), chùa được chúa Trịnh Tráng cho sửa Tam quan, xây hai bên tả hữu với quy mô rộng rãi và đẹp đẽ hơn trước.
 
Danh thắng bậc nhất kinh kỳ chùa Trấn Quốc
Cổng vào chùa Trấn Quốc Trải qua nhiều triều đại, chùa Trấn Quốc vẫn được coi là một ngôi chùa rất đẹp ở vị trí danh thắng bậc nhất kinh thành. Chúa Trịnh cũng đã từng dựng hành cung gần chùa để làm nơi nghỉ mát. Trải qua nhiều cuộc biến đổi Tây Sơn, ngôi chùa dần dần hoang phế, nhân dân địa phương cùng bàn bạc, xin được tu sửa lại. Lần trùng tu lớn vào năm Ất Hợi, niên hiệu Gia Long 14 (1815) trên văn bia Tái tạo Trấn Quốc tự bi do Tiến sĩ khoa 1779 Phạm Lập Trai soạn văn còn rõ nét. Chùa với quy mô kiến trúc khá rộng, phong cảnh đẹp đẽ, một ngôi chùa nổi tiếng kết hợp hài hòa được vẻ đẹp cổ kính của di tích có lịch sử với vẻ đẹp thanh nhã của một thắng cảnh ven hồ Tây.
 
Danh thắng bậc nhất kinh kỳ chùa Trấn Quốc
Bàn thờ Tam Bảo trong chùa Trấn Quốc.   Ngôi chùa thực sự là một di sản văn hóa dân tộc, nơi danh lam thắng cảnh của kinh thành xưa kia và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Ngôi chùa đã là nơi quần tụ được các công trình của nhiều nhà văn, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa của đất nước. Chùa Trấn Quốc đã đi vào lịch sử như một niềm tự hào của văn hóa dân tộc đất nước. Ngôi chùa đã được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa ngày 28/4/1962; Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia vào năm 1989.
 
Danh thắng bậc nhất kinh kỳ chùa Trấn Quốc
Gian thờ Tổ trong chùa   Cũng giống như hầu hết những ngôi chùa khác trên dải đất Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự nhất định và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Bao gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà Thiêu hương và Thượng điện nối nhau thành hình chữ Công. Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi ba gian, mái chồng diêm, nằm ngay trên trục sảnh đường chính.
 
Danh thắng bậc nhất kinh kỳ chùa Trấn Quốc
Lối vào chùa Trấn Quốc Bên phải là nhà tổ còn bên trái là nhà bia. Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát. Công việc này bắt đầu vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815. Phía sau chùa có một số mộ tháp cổ từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng (thế kỉ 18). Khuôn viên chùa có Bảo tháp Lục Độ Đài Sen được xây dựng từ năm 1998. Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô lại đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu Phẩm Liên Hoa) cũng bằng đá quý. Bảo tháp này được xây dựng đối xứng với cây bồ đề lớn do Tổng thống Ấn Độ tặng khi ông có dịp đến thăm Hà Nội năm 1959. Thượng tọa Thích Thanh Nhã, Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Trấn Quốc, đã giải thích sự đối xứng đó nghĩa là: “Hoa sen tượng trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp”.
 
Danh thắng bậc nhất kinh kỳ chùa Trấn Quốc
Bảo tháp Lục Độ Đài Sen   Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc ngày nay không chỉ nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử ghé đến hành lễ mà còn là điểm thu hút khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước của du khách khi đến du lịch Hà Nội. Ngôi chùa này cũng đã đi vào lịch sử như một niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam và của cả văn hóa dân tộc. Xem thêm: Trốn nóng mùa hè ở Tam Đảo
  My Thái ( Theo baotanglichsu )

Đăng bởi: Thùy Dương Lê

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก