tiền giang

Du lịch cồn Thới Sơn (Tiền Giang) – Trải nghiệm miệt vườn độc đáo

Nếu bạn đã trót yêu mến loại hình du lịch sinh thái, cồn Thới Sơn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua. Cồn Thới Sơn là một trong tứ linh cồn nổi tiếng tại vùng miệt vườn sông Tiền. “Long – Lân – Quy – Phụng” – cồn Thới Sơn chính là cồn Lân trong truyền thuyết. Nằm ngay sát thành phố Hồ Chí Minh, cù lao Thới Sơn xứng đáng nằm trong danh sách các địa điểm du lịch trong ngày. Hãy cũng Dattour.vn truy lùng điều gì khiến cồn Thới Sơn trở nên thu hút đến như vậy?

Khám phá Cồn Thới Sơn cùng Color Man

Nội dung bài viết

Cồn Thới Sơn ở đâu?

  • Địa chỉ: Ấp Thới Hòa, xã Thới Sơn, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Cồn Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân, là cồn có diện tích lớn nhất trong tổng tứ linh cồn. Có diện tích lên đến 1.200ha. Nằm ngay vị trí biên giới giữa tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, cồn Thới Sơn có vị trí thuận lợi cho khách du lịch dừng chân tham quan.

Tuy vậy, việc làm biên giới bất đắc dĩ này đôi khi gây ra nhiều hiểu nhầm. Nhiều du khách thường xuyên nhầm lẫn vị trí cồn Thới Sơn ở Bến Tre. Nhưng sự thật thì, chỉ có cồn Quy và cồn Phụng là thuộc tỉnh bến tre thôi. Hai cồn còn lại là cồn Long và cồn Lân thuộc về Mỹ tho đại phố.

Cách đi cồn Thới Sơn nhanh nhất

Cồn Thới Sơn cách thành phố Hồ Chí Minh 80km về hướng Tây. Cồn sở hữu vị trí vừa đủ xài khi không quá xa cũng không quá gần gây nhàm chán. Vì vậy, việc chọn phương tiện du lịch cũng trở nên dễ dàng. Nhìn chung, để đi được đến cồn có hai cách chính là bằng bộ hoặc bằng đường thủy.

Đường thủy

Nếu đi từ Thành phố Hồ Chí Minh, du khách phải đi men QL1A, đi về hướng cầu Rạch Miễu Thành phố Mỹ Tho. Điểm đến sẽ là bến tàu 30 tháng 4. Tùy theo tốc độ đi, bạn sẽ mất tầm 1 tiếng 30 hoặc 2 tiếng.

  • Tham khảo: Cung đường Võ Văn Kiệt – Quốc lộ 1A (Nếu đi xe máy) hoặc Cao tốc Trung Lương – Quốc lộ 60 – Bến tài 30 tháng 4.

du lịch cồn thới sơn (tiền giang) – trải nghiệm miệt vườn độc đáo

Đi tàu từ bến tàu 30-04 qua Cồn Thới Sơn

Tại đây, bạn tiếp tục mua vé thuyền để di chuyển đến các cồn. Cách này thích hợp cho các bạn muốn trải nghiệm cảm giác ngồi thuyền du ngoạn hơn. Một khuyết điểm nhỏ là khá bất tiện khi du khách đi nhóm nhỏ. Khi đó, bạn sẽ có hai lựa chọn:

  • Ghép đoàn: 20.000 – 30.000 VNĐ/người
  • Thuê tàu: 300.000 VNĐ – 350.000 VNĐ/thuyền.

Đường bộ

Ngoài cách đi đến bến tàu 30 tháng 4, du khách hoàn toàn có thể chạy xe máy để đến được cồn Thới Sơn. Tương tự đường thủy, bạn đến cầu Rạch Miễu, chạy thẳng lên cầu và rẽ phải vào con đường phụ trên cầu. Đường đi rất dễ, team lạc đường sẽ không phải lo nhầm đường nhé!

Đường phụ này chấp nhận cả xe máy, ô tô và xe khách. Tuy nhiên, xe lớn thì phải đóng phí tại trạm thu phí. Mức phí là 60.000VNĐ/xe.

Giá vé tham quan cồn Thới Sơn tự túc

Du khách sẽ không tốn phí nào khi tham quan cồn Thới Sơn. Nhìn chung, bạn chỉ tốn phí thuyền để qua cồn, hoặc các dịch vụ như Đờn ca tài tử, mua sắm, trò chơi dân gian, tát mương bắt cá, đò chèo,…

Chi phí linh động tùy theo du khách. Trung bình dằn túi 200.000VNĐ là đủ cho một chuyến du lịch cồn Thới Sơn.

Cồn Thới Sơn mùa nào là đẹp nhất?

Cồn Thới Sơn quanh năm nắng mưa rõ rệt. Thật khó để dattour.vn nói rõ tháng nào là đẹp nhất. Vì mỗi mùa có vẻ đẹp, nét hấp dẫn riêng của nó. Vào mùa mưa, cồn Thới Sơn khoác lên mình vẻ đẹp tươi trẻ của sức sống. Mùa khô thì lại ấm áp, ôn hòa.

Du khách có thể tham khảo các mốc giao mùa sau để chọn theo sở thích của mình:

  • Tháng 5 – 7 hàng năm: Mùa của thiên đường trái cây trĩu quả.
  • Tháng 12: Đặc sản mùa nước nổi miền Tây.

Cồn Thới Sơn có gì chơi?

1. Thưởng thức trái cây tại vườn

du lịch cồn thới sơn (tiền giang) – trải nghiệm miệt vườn độc đáo

Thưởng thức trái cây khi du lịch Cồn Thới Sơn

Là một cù lao được phù sa bồi đắp mà thành, cồn Thới Sơn là đứa con cưng của sông mẹ Mekong. Vườn trái cây tại cồn có thể tính là đếm không xuể. Vườn nào cũng um tùm, cây nào cũng trĩu quả chắc thịt. Du khách đến đây sẽ tha hồ thưởng thức đủ loại trái cây nhiệt đới chất lượng như nhãn, chôm chôm, xoài, vú sữa, sầu riêng,…

Bạn có thể hỏi chủ vườn để mua trái cây tại vườn làm quà tặng người thân, bạn bè, hoặc làm phần thưởng tặng bản thân. Giá tại vườn thì yên tâm sẽ rẻ hơn nhiều so với giá ngoài chợ nhé!

2. Lắng nghe giai điệu Đờn Ca Tài Tử

Đờn Ca Tài Tử đã được UNESCO công nhận vào năm 2013. Đây được xem là di sản văn hóa phi vật thể hiếm hoi của Việt Nam. Đờn ca Tài tử là cái hồn rất riêng của con người miền Tây chân chất, thật thà.

Nếu đã một lần đến miền Tây, hãy sống chậm lại, thưởng thức một ly trà nóng, lắng nghe câu hát Đờn Ca Tài Tử là một điều tuyệt vời.

3. Tham quan trại nuôi ong lấy mật

du lịch cồn thới sơn (tiền giang) – trải nghiệm miệt vườn độc đáo

Du khách chụp hình cùng tổ ong

Tại cồn Thới Sơn, có một đặc sản “quý tộc”, đó chính là quả nhãn và cây nhãn. Cũng chính vì thế, mật ong hoa nhãn luôn là sản phẩm địa phương được săn đón nhất. Cồn Thới Sơn là khu vực có số lượng trang trại nuôi ong lấy mật nhiều nhất tại Tiền Giang. Đến với Thới Sơn, du khách sẽ được cô chú địa phương chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong. Ngoài ra, bạn có thể tự tay cầm khung mật ong nhân tạo để chụp hình thật oách.

Bên cạnh sản phẩm mật ong, trang trại có bán từ a-z sản phẩm làm từ mật ong cho khách lựa chọn. Bạn có thể tham khảo để mua về làm quà cho gia đình, bạn bè.

4. Tham quan cơ sở sản xuất kẹo dừa 

Nghề kẹo dừa là một nghề lâu đời trên mảnh đất miệt vườn sông Tiền. Tuy cồn Thới Sơn chỉ nằm sát bên xứ dừa Bến Tre, nhưng “gen” dừa vần tồn tại ở từng ngóc ngách tại cồn. Đi loanh quanh con đường làng, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh cây dừa ở mọi nơi, đặc biệt là cây dừa nước ven kênh rạch.

Chính vì vậy, trên cù lao Lân có nhiều cơ sở sản xuất kẹo dừa. Tại các cơ sở đều sáng tạo ra nhiều loại kẹo dừa có hương vị khác nhau rất độc đáo. Kẹo dừa ngọt bọc bởi lớp bánh tráng mỏng là món quà vặt trong tuổi thơ nhiều người.

5. Dạo con đường làng bằng xe ngựa 

du lịch cồn thới sơn (tiền giang) – trải nghiệm miệt vườn độc đáo

Đi xe ngựa ở trên cồn là một trải nghiệm hết sức thú vị

Xe ngựa là một hoạt động phổ biến tại cồn Thới Sơn. Tuy các địa điểm không mấy xa nhau, nhưng cưỡi ngựa là điều nhiều người muốn được trải nghiệm. Ngựa ở cồn Thới Sơn được các cô chú chăm sóc và thuần dưỡng nên rất ngoan. Bạn cũng có thể thuê xe ngựa với giá cực kì hợp lý.

6. Ngao du xuồng ba lá

du lịch cồn thới sơn (tiền giang) – trải nghiệm miệt vườn độc đáo

Đi xuống ba lá ở Cồn Thới Sơn

Đi bộ chán rồi thì chúng ta có thể xuống nước, ngồi trên thuyền ba lá và tha hồ nhìn ngắm xung quanh. Xuồng ba lá là nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây. Vì tính chất địa lý, trước kia hầu như nhà nào cũng sắm cho mình một chiếc để di chuyển qua các con kênh. Xuồng ba lá được làm từ ba tấm ván, trét một lớp dầu là có thể sử dụng thật lâu. Chiều chiều xuôi dòng nước trên chiếc xuồng ba lá, vậy là đã ra đời một tấm hình sống ảo cực chất rồi!

7. Tham gia các trò chơi dân gian

Hiện nay, trong khu du lịch Thới Sơn có phát triển thêm nhiều các trò chơi dân gian. Cụ thể là các trò chơi hoạt động ngoài trời như tát mương bắt cá, mò cua bắt ốc,…Nhìn tưởng dễ nhưng không hề dễ tí nào. Để bắt một con cá thì không biết phải vật vã bao nhiêu. Tuy than thì than, nhưng độ ngon khi thưởng thức thành quả thì không phải bàn.

Ăn gì tại cồn Thới Sơn?

1. Đặc sản dừa ba nhát

Nghe có vẻ lạ, nhiều khách du lịch còn tưởng là loại đặc sản nào sao nghe tên kỳ kỳ. Dừa ba nhát đơn giản là trái dừa, được cắt ở phần chóp bởi ba nhát dao. Cắt sao cho đẹp, cho khéo. Khi uống dừa, du khách có thể dùng phần bị cắt đó làm cái nắp đậy lại dừa.

Nghe thì dễ, nhưng để làm được như vậy thì không dễ gì cả. Để cắt được như vậy, người thợ phải luyện tập thật nhiều mới có những nhát cắt sắc, bén như vậy.

2. Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui là món ăn dân dã miền Tây sông nước. Nhắc đến miền Tây, bên cạnh con người thì món ăn cũng là đều tạo nên thương hiệu thân thương dễ gần. Món ăn ở miền Tây ngon đến nổi khiến khách du lịch ăn rồi nhớ mãi. Trong đó, cá lóc nướng trui là được xem như là ông trùm của cồn Thới Sơn.

Để có món cá lóc nướng trui ngon lành, người làm cần nấu theo công thức của “ông bà dặn”. Có nghĩa là không cần sơ chế cầu kì, cá để nguyên rồi dùng xiên tre xiên thẳng từ miệng đến đuôi cá. Cắm xiên xuống đất, kê đá xung quanh, trải một lớp rơm và đốt lên. Đặt rơm bao nhiêu cũng là nghệ thuật, người nấu phải căn chính sao cho hết rơm thì cá vừa chính tới. Thế là món cá lóc nướng trui thơm ngon ra đời.

Người miền Tây xem món ăn này như một món quà đãi khách. Chủ khách ngồi xung quanh bếp thiên nhiên, làm vài chén rượu, ăn ít cá nướng trui là trọn tình làng nghĩa xóm.

3. Cá tai tượng chiên xù

Cá tai tượng chiên xù là đặc sản độc lạ của miền Tây. Cá chiên lên không được để sấp, phải dựng đứng lên như vậy. Nhiều du khách tưởng chừng đó chỉ là để trang trí, nhưng thực ra có cả câu chuyện giải thích lý do. Người miền Tây ví con cá như một chiếc thuyền, thuyền phải đứng thẳng rẽ sóng rẽ gió. Cá sấp nghĩa là thuyền chìm.

Bên cạnh giá trị văn hóa, cá tai tượng chiên xù hấp dẫn du khách bởi lớp da chiên giòn rụm, lớp thịt mềm béo chắc thịt. Khi ăn, người địa phương sẽ dùng bánh tráng, thêm thật nhiều rau xanh và một lớp thịt, cuộn lại mà ăn chung. Tuy nhiên, món ăn này sẽ không ngon khi thiếu nước chấm. Nước mắm me chua là linh hồn của món cá chiên. Món chấm thần thánh này khiến du khách đi về mà lòng cứ nhớ mãi.

Đăng bởi: Trọng Nguyễn

YOLO! Khám phá các huyện ở Tiền Giang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก