Văn Yên Yên Bái

Du lịch Văn Yên - Kinh nghiệm, tham quan và cách di chuyển

Nhắc đến Yên Bái, ta thường nhắc đến những điểm đến du lịch tâm linh được xây dựng từ lâu đời, mang đậm màu sắc truyền thống văn hóa và tín ngưỡng của dân tộc. Một trong số đó, ta không thể không nhắc đến Văn Yên, một vùng đất mang đậm tinh hoa của văn hóa – tín ngưỡng dân gian được ông bà xưa truyền lại. Hãy cùng chúng mình khám phá Văn Yên, một điểm đến du lịch hoàn toàn mới mà bạn không nên bỏ qua trong chuyến du lịch Yên Bái của mình. 

du lịch văn yên - kinh nghiệm, tham quan và cách di chuyển

Toàn cảnh Văn Yên từ trên cao.

1. Giới thiệu Văn Yên

Văn Yên là một vùng đất có tổng diện tích lên đến hơn 3.191km2 nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm thành phố Yên Bái chừng 40km. Phía Tây Văn Yên giáp với huyện Văn Chấn, phía Đông giáp với hai huyện Lục Yên và Yên Bình, phía Nam giáp với huyện Trấn Yên và phía Bắc giáp với huyện Văn Bà và Bảo Yên của tỉnh Lào Cai. 

Theo như thông tin được ghi chép thì Văn Yên được chính quyền địa phương thành lập vào ngày 16/12/1964 và được đánh giá là một trong những viên ngọc quý của vùng đất quê hương Yên Bái nói riêng và núi rừng Tây Bắc nói chung. Vùng đất cao sơn mộc quế này được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt như hang động, suối ngàn, thác nước tự nhiên vô cùng hùng vĩ. Song song đó còn có nhiều cánh rừng nguyên sinh với hệ sinh thái vô cùng đa dạng. 

du lịch văn yên - kinh nghiệm, tham quan và cách di chuyển

Văn Yên – Điểm đến du lịch hấp dẫn và mới lạ dành cho du khách.

Đến với Văn Yên, du khách ngoài việc được thưởng ngoạn thiên nhiên kỳ thú còn có cơ hội khám phá nhiều địa danh đã được ghi tên vào lịch sử với nhiều nét đẹp độc đáo, đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số và của toàn dân tộc Việt Nam thông qua 11 di tích lịch sử và 3 di tích lịch sử cách mạng, là một điểm đến du lịch mang một ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc và cũng không kém phần bình yên. 

2. Cách di chuyển đến Văn Yên

Hiện nay, do chưa có tuyến xe di chuyển trực tiếp đến Văn Yên nên khách du lịch nếu muốn đến đây du lịch thì phải đi ngang qua Yên Bái và từ Yên Bái đến Văn Yên.

du lịch văn yên - kinh nghiệm, tham quan và cách di chuyển

Cách di chuyển đến Văn Yên.

2.1 Cách di chuyển đến Yên Bái

Đối với những du khách ở khu vực miền Nam và miền Trung thì chỉ việc đến Hà Nội và tham khảo các cách di chuyển mà chúng mình gửi đến bạn ở dưới đây để đến được Yên Bái.

a) Đi bằng xe máy:

Phượt xe máy từ Hà Nội đến Yên Bái được rất nhiều những khách du lịch trẻ lựa chọn vì không chỉ giúp bạn tiết kiệm được chi phí khi du lịch mà còn giúp bạn có thể chủ động hơn trong cách di chuyển, thoải mái dừng lại ngắm cảnh và chụp hình. Có hai tuyến đường di chuyển đến Yên Bái bằng xe máy cho bạn lựa chọn:

► Tuyến đường 1: Theo Quốc lộ 32

Đi huyện Văn Chấn đến Mù Cang Chải, cuối cùng đến thị xã Nghĩa Lộ

► Tuyến đường 2: Theo Quốc lộ 70

Từ đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, du khách sẽ di chuyển thẳng đến Yên Bái

b) Đi bằng tàu hỏa:

du lịch văn yên - kinh nghiệm, tham quan và cách di chuyển

Cách di chuyển đến Văn Yên bằng tàu hỏa.

Nếu khách du lịch muốn rút ngắn thời gian di chuyển đến Yên Bái, thì bạn có thể lựa chọn hình thức di chuyển bằng tàu hỏa để an toàn cũng như là đến Yên Bái nhanh hơn. Từ Hà Nội, bạn có thể lựa chọn chuyến tàu YB3 tới trực tiếp Yên Bái. Chuyến tàu này thường khởi hành vào lúc 18h10p tối và đến Yên Bái vào lúc 22h50p đêm. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn đi 2 chuyến tàu SP1 và SP3 từ Hà Nội đến Lào Cai và sẽ dừng lại Yên Bái khi đi ngang. Ưu điểm khi chọn 1 trong hai tuyến này là bạn sẽ có nhiều lựa chọn vé hơn cũng như tránh được tình trạng cháy vé. Nhưng khuyến điểm là bạn sẽ phải khởi hành muộn hơn chuyến YB3 nên bạn cũng sẽ đến Yên Bái chậm hơn, chừng 1 hay 2h sáng mới có thể tới được. 

c) Đi bằng xe khách:

Cũng là một cách di chuyển tiết kiệm và không kém phần an toàn đó là lựa chọn đi bằng xe khách. Bạn chỉ việc đi thẳng ra bến xe Mỹ Đình ở Hà Nội để di chuyển thẳng đến ga cuối là Yên Bái. Trong trường hợp, bạn muốn ghé Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, Văn Chấn thì bạn phải bắt xe khách đi Lai Châu. 

2.2 Di chuyển từ Yên Bái đến Văn Yên

Sau khi đã ddeeens được Yên Bái, nếu muốn đến Văn Yên, bạn có thể thuê xe máy để tự di chuyển đến Văn Yên. Với đoạn đường di chuyển tổng cộng 40km, tương đương 1h40 phút di chuyển, bạn có thể đi theo tuyến đường dưới đây:

Điện Biên → Trần Phú → Âu Cơ → Đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai → An Thịnh  → Ngòi Thưa → Tân Hợp → Văn Yên

3. Một số điểm đến tham quan nổi tiếng tại Văn Yên 

Văn Yên nổi tiếng là vùng đất sở hữu nhiều địa danh du lịch văn hóa, lịch sử đầy thú vị, hấp dẫn, mang ý nghĩa tâm linh cũng như dân tộc vô cùng dữ dội mà bạn không thể bỏ qua, phải ghé ngang đến một lần để phần nào hiểu hơn về văn hóa – tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.

3.1 Đền Đông Cuông 

Nằm cách trung tâm Yên Bái chừng 5.2km và trung tâm Văn Yên chừng 18km về phía Tây Bắc, cách trung tâm Trái Hút 4km về phía Tây Nam, đền Đông Cuông được biết đến là cụm di tích vô cùng nổi tiếng bao gồm Đền Chính, Miếu Cô, Miếu Cậu và Miếu Đức Ông nằm tại hữu ngạn sông Hồng, đối diện với Đền Chính. Với kết cấu hình chữ “Đinh” gồm 2 tòa nhà được trang hoàng một cách lộng lẫy, uy nga là tòa Đại Bái và Hậu Cung Cấn. Trong lối kiến trúc còn điểm xuyến thêm các hình hoa, lá, mây vô cùng đẹp mắt.

du lịch văn yên - kinh nghiệm, tham quan và cách di chuyển

Toàn cảnh đền Đông Cuông.

Trước đây, Đền Đông Cuông được biết đến là nơi thờ Đông Quang công chúa do họ người Hoàng, Hà của người Tày Khao sáng lập. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi làm việc của các Thổ Tù, viên quan, chức dịch ngày xưa làm cho bộ máy của triều chính. Bây giờ, đền chỉ còn là nơi thờ Mẫu Đệ nhị thượng ngàn Đông Quang công chúa và Quang Hoàng Báo mà thôi. 

Địa chỉ của Đền Đông Cuông:

Thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

3.2 Đình Mường A

Nằm cách Yên Bái chừng 41km, đình Mường A được biết đến là một Di tích lịch sử văn hóa vô cùng nổi tiếng tại Yên Bái với kết cấu theo lối chữ “Đinh” gồm 3 gian Đại Bái và 1 gian Hậu Cung. Tuy chỉ nằm trong khuôn viên nhỏ hẹp nhưng lối kiến trúc chính của Đình Mường A lại có diện tích lên đến 62m2 với tất cả 4 tòa nhà đều mang kiến trúc cổ truyền thống. 

du lịch văn yên - kinh nghiệm, tham quan và cách di chuyển

Toàn cảnh đình Mường A.

Trong tất cả những tòa kiến trúc tại Đình Mường A thì tòa Hậu Cung là tòa có vị trí cao nhất với 3 gỗ thờ son thiếp vàng thờ Cao Sơn Đại Vương. Bên cạnh đó, tòa Đại Bái cũng được chia nhỏ ra làm 3 gian chính.  Trong đó, nằm ở sát góc tường bên phải là bàn thờ Sơn Thần và 2 vị thủ lĩnh Phùng Trường Minh và Hoàng Minh Giám theo phong tục truyền thống lâu đời ở đây. Hiện nay, kiến trúc của Đình Mường A đã được tu sửa lại hoàn toàn mới theo thiết kế của lối kiến trúc kiểu chuôi vồ. Song, bên cạnh đó, đình vẫn còn lưu giữ nhiều kỉ vật và cũng là nơi giao lưu văn hóa đối với cư dân nông nghệp, mang đậm  màu sắc văn hóa địa phương. 

Địa chỉ của Đình Mườ ng A: Làng Chiềng, xã Ngòi A, huyện Văn Yên

Cách di chuyển: Bằng đường bộ và đường sắt
– Di chuyển bằng đường bộ: Yên Bái → Tỉnh lộ 151 → Mậu A → Rẽ phải → Tân Uyên → Đi thêm 2km nữa là tới
– Di chuyển bằng đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai → Xuống ga Mậu A → Theo đường thị trấn Mậu A → Tân Uyên → Đi thêm 2km nữa là tới

3.3 Di tích khảo cổ học bến Mậu A

Dọc theo con sông Hồng là di tích khảo cổ học nổi tiếng của bến Mậu A. Di tích nằm cách tung tâm Yên Bái chừng 35km về phía Tây Bắc và cách Mậu A chừng 11.5km về phía Tây, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc nước ta từ dân tộc Kinh cho đến dân tộc Tày và Hoa. Do có vị trí địa lý nằm ở ven sông, gọn trong thung lũng của sông Hồng và được dãy núi Con Voi án ngự ở phía Đông nên nơi đây bị ảnh hưởng của đới khí hậu nhiệt đới ẩm, gây ra mưa nhiều và có độ ẩm cao. Mặc dù vậy, khách du lịch vẫn luôn muốn một lần đến Di tích khảo cổ học bến Mậu A để khám phá các di tích cổ được lưu giữ và truyền lại qua từng thời kỳ. 

Để đến được đây, du khách có thể di chuyển bằng oto từ Yên Bái, đi theo hướng đường liên huyện dọc bên bờ trái sông Hồng chừng 35km. Hoặc bạn cũng có thể đi tàu hỏa từ Yên Bái đến Mậu A chừng 31km. Sau đó, từ ga dừng di chuyển bằng oto đến Di tích khảo cổ học Mậu A tham quan chừng 1.5km. 

Địa chỉ của Di tích khảo cổ học bến Mậu A:

Thôn Hồng Phong, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

3.4 Di tích đền Nhược Sơn

Với tổng diện tích lên đến hơn 8.856km2, di tích đền Nhược Sơn nhanh chóng được biết đến là 1 trong những xã vùng cao nổi tiếng của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Để đến được với nơi này, du khách phải vượt qua nhiều khúc đường nguy hiểm, hiểm trở đầy gian nan với nhiều đỉnh núi cao quanh cao, xen kẽ là những dãi thung lũng trải dài cũng không kém phần thơ mộng. 

du lịch văn yên - kinh nghiệm, tham quan và cách di chuyển

Toàn cảnh Di tích đền Nhược Sơn.

Di tích đền Nhược Sơn là một địa danh dìa và hẹp được chính phù sa của dòng sông Hồng bồi tụ theo thời gian nên đất đai ở đây vô cùng màu mỡ. Hiện nơi đây đã được chính quyền địa phương công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia và là nơi thờ võ tướng thời nhà Trần tên là Hà Chương hay còn gọi là Hà Khắc Chương cũng như là nơi diễn ra các lễ hội theo kiểu thờ Thánh Mẫu và lễ Tứ Viết được diễn ra vào ngày 20/1 Âm Lịch và 20/9 Âm lịch hàng năm. Không những vậy, đến với Di tích đền Nhược Sơn bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng thêm nhiều di vật và cổ vật giá trị, được lưu truyền và gìn giữ từ lâu đời.

Địa chỉ của đền Nhược Sơn: Thôn Ngọc Châu, xã Châu QuếHạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Cách di chuyển đến Di tích đền Nhược Sơn: Đường bộ, đường sắt và đường thủy

  1. Đường bộ: Yên Bái → Tỉnh lộ 151 → Qua phà Trái Hút → Ủy ban nhân dân xã Châu Quế Hạ hoặc đi theo tuyến Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai → KM 176 → KM 500.
  2. Đường sắt: Bắt tàu theo tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai đến ga Mỏ Đá, sau đó du khách qua bến phà Nhược Son là tới. 
  3. Đường thủy: Từ Yên Bái, du khách có thể đi ngược sông Thao để đến bến Nhược Sơn.

3.5 Đền Đại An (Đình Bục)

Đền Đại An hay còn được biết đến với cái tên là Đình Bục là di tích lịch sử văn hóa vô cùng nổi tiếng nằm  ở bên cạnh Mậu A, cách Yên Bái chừng 40km. Ngôi đền này là sự khởi đầu cho lối kiến trúc truyền thống được chế tác và xây dựng hoàn toàn bằng những loại cây tre có trong tự nhiên. Với tổng diện tích chỉ 62m2, nhưng đền Đại An lại có kết cấu đủ để chia ra làm 4 gian theo lối chữ “Đinh” gồm 3 gian Đại Bái và 1 gian Hậu Cung. Gian Hậu Cung của đền là gian nằm ở vị trí cao nhất với 3 ngai thờ Hùng Vương bằng son thiếp vàng. Tiếp theo là 3 gian Đại Bái với gian giữa là bàn thờ Mẫu, gian phải là bàn Trần Triều và gian trái là bàn thờ Sơn Trang. Đến nay, đền vẫn còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng dân gian thông qua những lễ hội độc đáo được diễn ra vào ngày 5/6 Âm lịch hàng năm với các hoạt động như Tế trâu hay cúng đại tiệc. 

Để đến được với đền Đại An, du khách có thể đi bằng đường bộ từ Yên Bái qua Tỉnh lộ 151, sau đó rẽ vào thị trấn Mậu A rồi đến An Thịnh là tới. Ngoài ra, khách du lịch có thể đi bằng đường sắt từ Hà Nội đến Lào Cai rồi xuống ở ga Mậu A sau đó đi tới An Thịnh là có thể đến được đền. Cách cuối cùng là dành cho những bạn trẻ thích phượt bằng xe máy từ đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai để đến núi IC rồi đi thêm 200m để tới được đền. 

Địa chỉ của đền Đại An:

Thôn Đại An, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Văn Yên là một điểm đến du lịch tuy còn khá mới đối với những tín đồ du lịch trong nước. Tuy nhiên, những điểm đến ở Văn Yên lại mang một nét đặc trưng khá thú vị, mang đậm nét đẹp nguyên sơ của văn hóa – tín ngưỡng dân tộc Việt Nam, hứa hẹn sẽ là một điểm đến vô cùng lý tưởng cho những người muốn khám phá nét đẹp cổ kính của truyền thống Việt Nam.

Đăng bởi: Cào Cào

YOLO! Khám phá các huyện ở Yên Bái

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก