Khám Phá Trải Nghiệm

Hội đền Bảo Sanh

Chùa này, đúng ra phải gọi là đền, vì nơi đây không thờ Phật, mà lại thờ một vị thần gốc Trung Hoa, dân chúng quen gọi là chùa Lào Yá. Chùa tọa lạc tại xã Long Sơn, cách quận lỵ Tân Châu (An Giang) độ 4 cây số, ở hữu ngạn rạch Cái Vùng, mặt chùa hướng ra vàm rạch. Lào Yá đã được triều đình nhà Thanh sắc phong là Bảo Sanh Đại Đế.

Lào Yá chính là tiếng Triều Châu đọc theo hai chữ Lão gia. Tên thật của ông không ai rõ, dân chúng trong vùng quen dùng hai tiếng Triều Châu Lào Yá để gọi và cũng có người gọi kính cẩn là Quan Lớn hoặc Lão Y nghĩa là một danh y từng trải, và thói quen này đã hầu như át hẳn bốn chữ Bảo Sanh đại đế, xa lạ với quần chúng.

Chùa Lào Yá được lập nên gần một thế kỷ rồi và người dân rất tôn sùng ông. Hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng, dân chúng có cử hành lễ tại chùa rất long trọng, còn quanh năm chùa có người tới lễ, khói hương nghi ngút.

du lịch an giang, du lịch tâm linh, đền chùa, hội đền bảo sanh
 Bảo Sanh Đại Đế – Ảnh: Sưu tầm

Dưới trào Mãn Thanh bên Tàu, có bà Mẫu Hậu bất ngờ lâm trọng bệnh. Các quan Thái Y và Ngự Y đều vô phương điều trị. Nhà vua phải đăng bảng cầu hiền: ””””””””Ai cứu được bệnh ngặt nghèo của Mẫu Hậu thì sẽ được quyền cao tước cả””””””””. Bảng vừa treo lên, bỗng có người như vị thiêng liêng nhập vào mà nước ta gọi ông lên vậy. Người ấy giật bảng vào chữa cho Mẫu Hậu. Xong ông ta được đưa ra quán dịch nằm đợi tin lành. Lúc tỉnh dậy y hỏi quan coi quán dịch, mới hay hành động vô ý thức đó là một tội khi quân sẽ bay đầu và bị tru di tam tộc. Vì qúa sợ, nên y tìm đường bôn đào. Trong khi đó, nhờ uống thuốc tiên, bịnh của Mẫu Hậu được thuyên giảm rất nhiều, rồi lần lần dứt bệnh hẳn. Quá mừng nhà vua truyền lệnh đòi vị danh y vào triều để ban thưởng xứng đáng. Nhưng vị ””””””””Biển Thước”””””””” đã rời khỏi hoàng cung mất dạng rồi. Quốc Vương bèn cho quân lính đi tìm kiếm khắp nơi mà không gặp.

du lịch an giang, du lịch tâm linh, đền chùa, hội đền bảo sanh
Hội đền Bảo Sanh – Ảnh: Sưu tầm

Một hôm tới cụm rừng, quân sĩ tạm ngồi nghỉ mệt dưới một tàn cây to lớn. Bỗng nhiên, ai ai cũng đều cảm thấy từ trên bộng cây này, xông lên một mùi hôi tanh khó chịu. Tò mò một quân sĩ nhanh nhẹn leo lên cây xem thử. Té ra đó là một thây ma mà người chết ấy không ai khác hơn là vị danh sư hôm nọ đã trị bệnh cho Quốc Mẫu. Vì quá sợ cái tội khi quân nên y leo lên cây này trốn, bởi nhịn đói, nhịn khát mà phải bỏ mình rất thảm thương nơi đây.

du lịch an giang, du lịch tâm linh, đền chùa, hội đền bảo sanh
Khám phá An Giang – Ảnh: Sưu tầm

Khi được tin đau đớn đó, nhà vua mến tiếc vô cùng và chôn cất rất trọng thể. Đồng thời tặng phong cho người là ””””””””Bảo Sanh Đại Đế””””””””.

Từ đó, nhà vua truyền cho dân chúng lấy vỏ cây nơi danh sư đã chết để trị bá bệnh. Còn thân cây thì làm cốt thờ ông Thần Y có công cứu sanh mạng của Quốc Mẫu.

Ông Lào Yá qua xứ Việt Nam. Tục truyền ông Hia Ný, người Triều Châu ở xã Long Sơn khi về bên Tàu, biết được chuyện này mới xin lãnh cốt và sắc phong đem về qua xứ Việt Nam đề thờ tại nhà ông.

Ông Bảo Sanh Đại Đế ở bên Trung Quốc có hiển thánh hay không thì chẳng ai biết? Nhưng linh hồn được nhập tịch vào xứ ta lại đạp đồng lên cho người xác đầu tiên là ông ””””””””Khía”””””””” xã Long Sơn, tục gọi ””””””””Lào Kìa””””””””. Ông này qua đời lại nhập vào xác ông ””””””””Lến”””””””” cũng người xã Long Sơn, tục gọi ””””””””Lào Lến””””””””. Khi nhập vào xác, ông Lào Yá chỉ thuốc cho bệnh nhân trong làng được linh ứng. Nhờ thế mà uy tín của ông Lào Yá càng được tôn trọng.

du lịch an giang, du lịch tâm linh, đền chùa, hội đền bảo sanh
Du lịch An Giang – Ảnh: Sưu tầm

Người địa phương nhất là người Tàu cư ngụ ở xã Long Sơn nhận thấy sự hiển linh đó mới chung hùn cất chùa để thờ ngài. Nhưng trước khi cất, bổn hội có cầu ngài lên để chỉ chỗ cất chùa. Ngài dạy phải cất tại mé rạch, song phải hướng mặt tiền chùa la Vàm rạch Cái Vừng để ngài ngăn ngừa lũ tà ma yêu quái đột nhập vào nội địa vùng Cái Vừng. Tuy vậy, bổn hội lấy làm lo lắm vì sợ đất lở. Song ngài cương quyết bảo cứ việc cất. Thần dạy ai dám cãi? Lạ một điều là từ khi ngôi chùa này đã hoàn thành, mặc dầu nó chỉ nằm cheo leo dựa mé rạch đất vẫn không lở như mấy chỗ khác. Do đó, nguồn tin tưởng cao độ nơi ông Lào Yá càng thêm ăn sâu vào tiềm thức của mọi người dân ở vùng rạch Cái Vừng nhất là người ở Long Sơn.

du lịch an giang, du lịch tâm linh, đền chùa, hội đền bảo sanh
Bạn hãy đến và hành hương – Ảnh: Sưu tầm

Tục lễ ngày lễ Người dân xã Long Sơn và vùng lân cận tôn sùng ông Lào Yá và cho rằng ông là một vị thần thánh giáng trần để cứu dân độ thế bằng cách trị bệnh cho mọi người.

Lễ tại đền ông Lào Yá hàng năm được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng. Dân chúng tới lễ và xin xăm cầu rõ việc cát hung.

Ngoài ra có hai tục lệ đặc biệt là tục ông Lên và Lễ Du Hồ và chưng cộ Bát Tiên. Hai tục này chúng tôi đã nói tới trong cuốn LÀNG XÓM VIỆT NAM.

Thời gian: 15/1 âm lịch.

Địa điểm: Xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Đối tượng suy tôn: Lão Gia (danh y cổ Trung Quốc).

Đặc điểm: Lễ hội cầu sự việc tốt lành.

Mytour.vn – Nguồn: bachkhoatrithuc.vn

Đăng bởi: Trọng Luân Phan

YOLO! Khám phá các huyện ở An Giang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก