Trải Nghiệm

‘Hú hồn’ trên cầu kính Rồng Mây, bạn có dám thử?

Cầu kính Sapa (hay cầu kính Rồng Mây) giữa núi rừng Tây Bắc dù mới chỉ khai trương ít lâu nhưng cũng đã đủ sức làm hàng ngàn tín đồ du lịch, ‘sống ảo’ muốn tới đây trải nghiệm lắm rồi. Du lịch Sapa đến cảnh điểm này như nào? Có gì cần chú ý? Hãy để chúng tôi cung cấp một số thông tin bỏ túi trước khi bạn làm một Tour Sapatới đây nhé!

Thông tin bỏ túi về cầu kính Rồng Mây

Vị trí: Đèo Ô Quy Hồ, Tam Đường, Lai Châu

Giá vé: 200.000đ/trẻ em. 400.000đ/người lớn.

Giờ mở cửa: 7h00 – 17h00 tất cả các ngày trong tuần.

Cầu kính Rồng Mây ở đâu?

Nhiều người hay gọi điểm tham quan này là cầu kính Sapa nhưng thật ra, cảnh điểm này nằm ở xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên khu du lịch Cầu kính Rồng Mây lại nằm ở vị trí gần Cổng Trời cũ của Đèo Ô Quy Hồ, cách thị trấn Sapa tầm 18km nên khách du lịch Sapa quen gọi luôn là cầu kính Sapa. Tên địa điểm đúng phải là Cầu kính Rồng Mây Lai Châu.

‘hú hồn’ trên cầu kính rồng mây, bạn có dám thử?

Đèo Ô Quy Hồ nhìn từ cổng trời cũ

Đến khu du lịch cầu kính Rồng Mây như nào?

Nếu bạn đi theo hành trình tour Sapa từ Hà Nội thì chúng tôi đã có bài viết chi tiết ‘di chuyển từ Hà Nội lên Sapa như nào?’ còn từ thị trấn Sapa, bạn có thể thể thuê taxi, xe máy, xe ôm…hoặc đi theo xe tour Sapa để đến khu du lịch này.

Từ trung tâm thị trấn Sapa, lấy mốc là ngã ba Thạch Sơn – Hàm Rồng – Phạm Xuân Huân ở Nhà thờ đá Sapa, bạn rẽ sang Thạch Sơn. Đi thẳng tới ngã rẽ Xuân Viên – Thạch Sơn thì rẽ trái sang Xuân Viên. Tiếp tục đi thẳng hết đường Xuân Viên ra đến QL4D thì rẽ trái. Tiếp tục đi theo đường QL4D khoảng 18km, bạn sẽ thấy bên phải đường có biển ‘Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây’ thì rẽ vào đó và đi theo chỉ dẫn để vào tới bãi đỗ xe lên cầu kính.

‘hú hồn’ trên cầu kính rồng mây, bạn có dám thử?

Cổng khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây

Hướng dẫn di chuyển lên Cầu Kính Rồng Mây

Từ cổng vào khu du lịch Cầu kính Rồng Mây, khách tour Sapa tiếp tục hành trình ‘vòng vèo uốn lượn’ vào sâu bên trong, ở đó sẽ có khu nhà kính màu xanh đậm là nơi bán vé. Mua vé xong các bạn lại lên xe đi qua vài khúc cua nữa rồi sẽ đến cầu kính. Nếu mua Combo Du lịch Sapa bạn có thể hỏi công ty du lịch có thể mua cả vé cầu kính trước cho bạn không nhé!

‘hú hồn’ trên cầu kính rồng mây, bạn có dám thử?

Cầu kính Rồng Mây nhìn từ dưới lên

Điểm cuối của ‘hành trình vòng vèo’ này sẽ là khu nhà màu trắng, đi vào bên trong chính là cổng soát vé (chỉ soát vé chiều lên thôi) và con đường hầm để đi vào khu vực thang máy lên cầu kính. Cầu kính nằm ở độ cao đến hơn 2.200m so với mực nước biển nên để đảm bảo an toàn và cho du khách có thể chuẩn bị tinh thần trước khi ‘đối diện thử thách’ thì thang máy sẽ đi với tốc độ vừa phải. Tùy từng thời điểm đông khách hay không mà thang máy sẽ đi trong vòng 1,5 phút cho đến 10 phút. Ra khỏi khu vực này chính là thời điểm để bạn thử thách sự gan dạ cũng như khả năng ‘tác nghiệp sống ảo’ rồi.

‘hú hồn’ trên cầu kính rồng mây, bạn có dám thử?

Từ buồng thang máy đi ra, nếu quá sợ hay chưa quen với độ cao ở đây, hãy đi vào phần thảm xanh cho an toàn bạn nhé!

Cầu kính Rồng Mây có gì đặc biệt?

Cầu kính Rồng Mây là cây cầu kính cao và dài nhất khu vực Đông Nam Á, nằm ở độ cao hơn 2.200m so với mặt nước biển, có độ dài 60m tính từ buồng thang máy. Sàn cầu kính được làm bằng kính trong suốt, được lắp ghép bởi 3 lớp kính chịu lực, mỗi lớp dày hơn 2cm, dán với nhau bằng một lớp keo đặc biệt. Tổng độ dày mặt kính lên đến 7cm và đã được thẩm định độ an toàn cực kỳ chặt chẽ. Ngoài ra, dù cầu có thể chịu được sức nặng lên đến 3.000 cùng một lúc nhưng để đảm bảo an toàn, chủ công trình chỉ cho phép khoảng 500 người được tham quan ở đây cùng lúc thôi.

‘hú hồn’ trên cầu kính rồng mây, bạn có dám thử?

Cầu kính Rồng Mây nằm trong quần thể Khu du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng – vui chơi cảm giác mạnh Cầu Kính Rồng Mây. Tổ hợp này về sau sẽ có thêm những hạng mục hấp dẫn như nhảy bungee, nhảy dù, vòng xoay mặt trời, khu khách sạn nghỉ dưỡng, bể bơi vô cực, khu bungalow… hứa hẹn sẽ mang tới trải nghiệm ‘sang chảnh’ nhất cho khách du lịch Sapa.

Tuy nhiên, thời điểm hiện nay thì mới chỉ có cầu kính đã được đưa vào hoạt động thôi. Dù ngày 26/6/2020 vừa rồi thì chính thức khai thác thêm hạng mục Cầu Độc Mộc nhưng chúng tôi chưa có dịp trải nghiệm. Nếu có thời gian vào dịp 26/6 – 26/7 này, bạn có thể tới đây, trở thành một trong những người đầu tiên được khám phá cây cầu dây văng cao nhất Việt Nam này nhé! Còn nếu chưa, hãy theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin cập nhật sau này về khu vui chơi đáng ghé tới này!

‘hú hồn’ trên cầu kính rồng mây, bạn có dám thử?

Cầu Độc Mộc

Lưu ý khi tham quan cầu kính Rồng Mây

Để có trải nghiệm tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn cho chính mình và cho công trình này, có những điều sau bạn cần lưu ý:

  • Điều kiện đầu tiên: Hãy chắc chắn bạn không mắc chứng sợ độ cao nặng, hoặc không quá yếu tim. Bởi nếu ‘ham hố’ theo chúng bạn mà đến đây rồi vì quá sợ, dễ mất bình tĩnh, căng thẳng thì sẽ khiến bạn không thể tự kiểm soát và đảm bảo an toàn cho mình, cũng như nếu la hét nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần những người ‘yếu tim vừa vừa’ ở cùng lượt tham quan cầu.
  • Sau khi ra khỏi buồng thang máy, hãy xỏ đôi bao chân được phát để tránh làm xước, bẩn mặt cầu kính. Bao chân có đế bằng cao su nên cũng hạn chế việc trơn trượt hơn khi đi trên mặt kính.

‘hú hồn’ trên cầu kính rồng mây, bạn có dám thử?

Đeo bao chân và chụp cùng đám bạn trông cũng vui đấy chứ!

  • Đi sát vào phía trong cầu kính, phần giáp với đường hành lang ở giữa. Không đi bám vào lan can cầu kính bởi phần lan can không quá cao. Nếu bạn ‘yếu tim’ hoặc không cẩn thận sẽ dễ bị trượt ngã, gây nguy hiểm.
  • Dù cầu kính mở cửa đến 5h chiều nhưng để đảm bảo an toàn, nhất là khi đi tự túc, đi xe máy thì bạn nên đi trong vòng 8h sáng  – 3, 4h chiều thôi. Bởi càng về tối, đường đèo di chuyển từ khu du lịch về trung tâm Sapa có nhiều khúc cua càng khó nhìn, dễ xảy ra tai nạn.

Ngắm nhìn núi rừng Tây Bắc trên cầu kính Rồng Mây

Cầu kính Rồng Mây được xem như địa điểm tốt nhất hiện nay để nhìn ngắm cả dãy Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quy Hồ và đỉnh Fansipan. Đặc biệt, nếu đến đây khoảng tầm 4h chiều, khách du lịchcó thể ‘bắt’ được hoàng hôn rực lửa len lỏi khắp con đèo kỳ vĩ này. Còn nếu khách tour du lịch Sapa muốn ‘săn’ mây, với niềm tự hào ‘siêu cao khổng lồ’ của mình, cầu kính Rồng Mây cũng có thể chiều lòng.

‘hú hồn’ trên cầu kính rồng mây, bạn có dám thử?
‘Bắt’ hoàng hôn trên cầu kính Rồng Mây
‘hú hồn’ trên cầu kính rồng mây, bạn có dám thử?

‘Săn’ mây trên cầu kính

Vậy là trên đây chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết nhất về hành trình tham quan Cầu Kính Sapa. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có trải nghiệm tốt nhất, để lại kỷ niệm đẹp cho chuyến đi Sapa của mình. Đừng quên gửi cho chúng tôi ‘ngắm ké’ những bức hình đẹp nhất của bạn ở đây nhé!

Ngọc Thúy
(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)

Đăng bởi: Uyên Phạm Phương

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก