Khám Phá News Trải Nghiệm

Khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người Dao Đỏ

Đám cưới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng bậc nhất trong đời sống của đồng bào Dao. Tại mỗi nhánh dân tộc Dao lại có những nghi lễ khác nhau trong đám cưới. Hãy cùng Yeah Travel khám phá những nét độc đáo trong đám cưới của người Dao Đỏ ngay dưới đây.

Địa bàn sinh sống của dân tộc Dao

Người Dao là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Mặc dù người Dao có dân số không đông nhưng các bản làng của họ trải rộng từ các miền rừng núi phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang… đến một số tỉnh trung du như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y).

đám cưới của người dao đỏ, khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người dao đỏ

Trang phục truyền thống người Dao Đỏ. (Nguồn ảnh: Internet)

Ngoài ra, người Dao còn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng về phong tục tập quán như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Áo dài, Dao Quần Trắng… Trong đó, người Dao Đỏ sống ở ven chân núi, nghề chủ yếu là làm nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Các phong tục lạ trong đám cưới của người Dao Đỏ

Đám cưới người Dao Đỏ có những phong tục rất riêng, được lưu truyền đến ngày nay. Trước đây, đám cưới của người Dao Đỏ thường diễn ra trong 3 ngày 3 đêm nhưng ngày nay đã được rút ngắn lại 2 ngày 2 đêm theo nhịp sống văn hóa mới.

1. Nghi thức trống kèn

Theo phong tục của đồng bào Dao Đỏ, nghi thức trống kèn chỉ được diễn xướng trong những dịp vui như đám cưới. Những thanh âm sôi động của tiếng trống, điệu kèn thể hiện sự hoan hỷ của gia chủ trong ngày cưới.

Trong nền nhạc rộn ràng của tiếng trống, điệu kèn, cả gia đình và khách mời cùng chúc mừng cô dâu, chú rể trong ngày hạnh phúc lứa đôi.

đám cưới của người dao đỏ, khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người dao đỏ

Hai họ gặp nhau rồi cúi chào một cách trân trọng. (Nguồn ảnh: Internet)

Từ khi đôi bạn trẻ yêu nhau cho đến khi cùng nhau xây dựng hạnh phúc, gia đình hai bên có nhiều lần gặp gỡ. Trong những dịp này, tiếng kèn tiếng trống sẽ được cất lên thể hiện sự trân trọng của hai gia đình, dòng họ dành cho nhau.

đám cưới của người dao đỏ, khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người dao đỏ

Đội kèn trống trong đám cưới người Dao Đỏ. (Nguồn ảnh: Internet)

Đến khi lễ cưới chính thức được diễn ra, khi nhà trai đón dâu về, cô dâu chưa được vào nhà ngay mà phải đợi giờ tốt.

Lúc này hai đội kèn trống đại diện cho hai họ thể hiện bài chào nhau giữa hai bên gia đình. Nghi thức này ghi nhận tình cảm, sự trân trọng và sự tiếp đón nồng nhiệt của gia đình nhà trai với nhà gái.

đám cưới của người dao đỏ, khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người dao đỏ

Nhà trai đang mổ lợn làm cỗ đãi khách. (Nguồn ảnh: Internet)

Tiếp đó, đoàn kèn trống của nhà trai vừa thổi kèn đánh trống vừa đi vòng quanh toàn thể đoàn nhà gái, vòng quanh từng nhóm người già trẻ em, phù dâu rồi cô dâu.

Đây là nghi lễ buộc dây vào đoàn nhà gái ở lại với gia đình nhà trai, cùng chung vui với gia đình trong ngày hạnh phúc của đôi bạn trẻ. Sau đó, đoàn kèn trống thực hiện đi vòng ngược lại để tháo dây. Đến chỗ cô dâu thì dừng lại.

Riêng cô dâu không thực hiện tháo dây với ý nghĩa cô dâu sẽ về làm con trong gia đình sẽ phải giữ lại mãi mãi.

đám cưới của người dao đỏ, khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người dao đỏ

Làm lễ trước cổng sân nhà trai. (Nguồn ảnh: Internet)

Sau nghi lễ này, cô dâu sẽ được đoàn kèn trống rước đến một chiếc lán nghỉ tạm, đợi đến giờ tốt làm lễ bái đường.

Khi khách đến, gia chủ sẽ mời vào mâm cỗ để cùng uống chén rượu nồng mừng đôi bạn trẻ. Trong thời gian này, đội kèn trống sẽ có nhiều lần thực hiện nghi lễ đến từng mâm cơm cúi chào, kể cả những mâm khách đã ăn xong đã ra về.

đám cưới của người dao đỏ, khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người dao đỏ

Họ hàng đôi bên gặp mặt ăn uống tưng bừng. (Nguồn ảnh: Internet)

Đến giờ đón cô dâu vào nhà, đoàn nghi lễ kèn trống sẽ thực hiện nghi lễ đi vòng tròn trước ban thờ tổ tiên, cùng gia chủ cúi chào chủ hôn và thầy cúng nhận, nhiệm vụ đón cô dâu vào nhà.

Lúc này hai đoàn kèn trống sẽ thực hiện nghi lễ chào nhau một lần nữa bằng những bài đối đáp giữa hai bên. Hai trưởng đoàn sẽ trao đổi để đón cô dâu vào nhà. Nếu đồng ý, hai trưởng đoàn sẽ làm lễ trao ô coi như đã đồng ý cho cô dâu được về nhà chồng.

đám cưới của người dao đỏ, khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người dao đỏ

Cô dâu được đưa đến lán nghỉ tạm, chờ đến sáng hôm sau mới được vào nhà. (Nguồn ảnh: Internet)

Tiếp theo đoàn kèn trống nhà trai sẽ thực hiện nghi lễ buộc dây giữ cô dâu một lần nữa và đưa cô dâu đứng trước cửa chính. Sau đó, hai đoàn nhà trai và nhà gái sẽ vào nhà chờ cô dâu làm lễ đuổi hạn xong mới được vào làm lễ bái đường cùng chú rể.

Tiếng trống tiếng kèn sẽ được thực hiện xuyên suốt quá trình làm lễ bái đường chúc mừng cho đôi bạn trẻ từ nay sẽ lên duyên vợ chồng chúc mừng tình nghĩa thông gia và quan khách đến chung vui cùng với gia đình.

đám cưới của người dao đỏ, khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người dao đỏ

Thầy cúng đọc bài lễ đón thành viên mới. (Nguồn ảnh: Internet)

Sau khi báo cáo tổ tiên nhập thành viên mới, cô dâu cùng chú rể chính thức trở thành vợ chồng. Đội kèn trống lúc này dừng nhạc, đứng hai bên nghe thầy cúng đọc bài lễ đón thành viên mới.

2. Cô dâu phải trùm vải đỏ che kín mặt đến khi thực hiện xong các nghi lễ tạ tổ tiên

Lễ cưới người Dao Đỏ diễn ra chủ yếu ở nhà trai, còn nhà gái chỉ được tổ chức một bữa ăn vui vẻ đưa cô dâu về nhà chồng.

Trước khi tổ chức đám cưới ở nhà trai, gia đình cô dâu sẽ làm mâm cơm, mời người thân cùng bạn bè vào hôm trước. Lúc này, cô dâu diện trang phục cưới truyền thống của người Dao Đỏ.

đám cưới của người dao đỏ, khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người dao đỏ

Sáng đầu tiên nhà gái đã sang nhà trai, trước khi đến gần nhà trai cô dâu phải mặc truyền thống dân tộc mình. (Nguồn ảnh: Internet)

Sáng hôm sau, lễ đưa dâu bắt đầu diễn ra. Trên đường đón dâu về, cô dâu phải trùm vải đỏ, người phù dâu phải che mặt cho cô dâu. Theo phong tục, không để mặt trời nhìn thấy mặt cô dâu bởi sợ mất vía, sẽ không gặp may trong đời sống sau này.

đám cưới của người dao đỏ, khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người dao đỏ

Sau khi cô dâu mặc trang phục truyền thống đoàn lại tiếp tục đi đến nhà trai. (Nguồn ảnh: Internet)

Chú rể cũng không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi thực hiện xong các nghi lễ tạ tổ tiên. Người Dao cho rằng làm như vậy mới tránh được rủi ro, vợ chồng mới được hạnh phúc trọn vẹn trăm năm.

3. Cô dâu phải chờ giờ tốt mới chính thức rước vào nhà trai

Đội kèn trống và người chủ trì của gia đình trai sẽ ra cổng đón nhà gái. Họ mang theo một chiếc giỏ lớn để cô dâu đựng đồ đạc của mình.

Họ không dẫn cô vào nhà ngay mà đưa cô dâu đến một cái lán để nghỉ qua đêm, chờ giờ tốt mới chính thức rước vào nhà. Trong thời gian đó, gia đình chú rể đem trà và rượu mời từng người trong họ nhà gái.

đám cưới của người dao đỏ, khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người dao đỏ

Khu vực cho cô dâu ngủ qua đêm. (Nguồn ảnh: Internet)

Chiều tối, bạn bè đến rất đông, ăn uống và chúc mừng cho đám cưới của đôi vợ chồng trẻ. Mâm cỗ cưới có các món truyền thống như đậu phụ, thịt lợn, thịt gà, canh cải, tiết canh lợn… Lúc này, cô dâu (lấy khăn che mặt) và chú rể đi mời rượu từng bàn.

Buổi tối, sau khi tất cả bạn bè của chú rể ra về hết, chỉ còn lại người thân trong nhà, họ tiếp tục ăn uống và mời nhau những chén rượu cho tới sáng. Người chủ trì của gia đình trai chia sẻ lời chúc mừng, thông báo đã đón được cô dâu về nhà.

đám cưới của người dao đỏ, khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người dao đỏ

Mâm cỗ cưới của đồng bào Dao Đỏ. (Nguồn ảnh: Internet)

Sau đó, người chủ trì hai bên ngồi ở hiên nhà, vót tre nứa để làm lại mũ đội đầu cho cô dâu.

4. Trang phục đặc biệt của cô dâu và chú rể

Sáng sớm hôm sau, đội kèn trống thổi những tiếng đầu tiên. Cô dâu thức dậy để thay quần áo và đội mũ cưới với chiếc khăn đỏ trên đầu mang ý nghĩa sẽ đón nhiều điều may mắn.

Đến đúng giờ tốt, cô dâu được đoàn của chú rể rước từ lán vào nhà. Khi đến cổng chính, cô dâu dừng lại để người chủ trì thực hiện các nghi lễ, trong đó có việc phun nước vào người cô dâu.

đám cưới của người dao đỏ, khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người dao đỏ

Chú rể thay trang phục. (Nguồn ảnh: Internet)

Sau đó, cô dâu được một người phụ nữ Dao Đỏ dắt vào cửa chính. Chú rể sau khi đã thay y phục truyền thống cũng bước ra làm lễ.

Đặc biệt, chú rể xuất hiện trong trang phục của người phụ nữ Dao Đỏ, cùng với chiếc khăn che nửa mặt như người phụ nữ.

đám cưới của người dao đỏ, khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người dao đỏ

Chú rể với cô dâu làm lễ trước tổ tiên. (Nguồn ảnh: Internet)

Hai người bái đường và cùng đi một vòng tròn trước khi cô dâu di chuyển xuống nhà dưới để làm lễ bái.

Thủ tục xong xuôi, cô dâu chú rể vào nhà quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên. Đôi vợ chồng được buộc dải khăn đỏ, tượng trưng cho sợi dây tơ hồng, nối kết hạnh phúc trăm năm bền chặt. Theo phong tục, mẹ chú rể đến mở khăn che mặt cho cô dâu.

5. Lễ cưới kết thúc bằng tục lệ rửa mặt

Sau khi bái gia tiên và cha mẹ hai bên, cô dâu sẽ lấy nước rửa mặt cho cha mẹ nhà chồng rửa mặt. Theo quan niệm của người Dao đó là để tạ (ghi nhớ) công ơn của người nuôi dưỡng, giúp đỡ mình. Sau nghi lễ này, cô dâu sẽ chính thức về nhà chồng.

đám cưới của người dao đỏ, khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người dao đỏ

Lễ rửa mặt – Tập tục truyền thống trong đám cưới của người Dao Đỏ. (Nguồn ảnh: Internet)

6. Gia đình cô dâu được gói thịt lợn mang về

Cô dâu ở lại bên nhà trai có thể là một tối, còn đoàn nhà gái có thể ở lại nhà trai ăn một bữa cơm xong nhà gái về. Khi đoàn nhà gái về thì đoàn nhà trai phải hồi đáp lại ít đồ lễ. Gia đình cô dâu được gói thịt lợn mang về. Còn với những người đến ăn cưới sẽ nhận cơm xôi. Đó là theo lý của dân tộc Dao.

đám cưới của người dao đỏ, khám phá các phong tục lạ trong đám cưới của người dao đỏ

Nét độc đáo trong đám cưới người Dao Đỏ. (Nguồn ảnh: Internet)

Một tháng sau ngày cưới, nhà trai (gồm ông bà mối, bố mẹ chú rể và cô dâu, chú rể) mang lễ vật gồm một con lợn, một đôi gà, vài lít rượu sang nhà gái làm lễ lại mặt. Nhà gái làm cơm cúng báo tổ tiên rồi bày mâm rượu đón tiếp nhà trai. Hai bên gia đình cùng vui vầy trong không khí sum họp gia đình.

Xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ của người Dao Đỏ đã bị mai một theo thời gian. Thế nhưng thật may, những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới cổ truyền vẫn được người Dao Đỏ bảo tồn và duy trì, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương cho tới ngày nay.

Đăng bởi: Hoàng Lâm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก