Trải Nghiệm

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Mời bạn cùng An tham quan thác Pa Sỹ, con thác ấn tượng từng xuất hiện trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm. Dòng thác cũng được ưu ái đặt tên là “nàng tiên” của đại ngàn Măng Đen (tỉnh Kon Tum).

Chuyện kể rằng ngày xưa Măng Đen (tên gọi của thị trấn xuất phát từ tên “T’măng Deeng” của người Mơ Nâm, có nghĩa là vùng đất bằng phẳng và rộng lớn) là vùng đất bằng phẳng, đẹp lạ lùng với rừng thiêng xanh mênh mông trải dài như dải lụa. Dù đẹp vậy nhưng Măng Đen lại không có người và loài vật sinh sống. Một hôm, Yang Plinh (tương tự như Ngọc Hoàng thượng đế) từ trên trời nhìn xuống Măng Đen cảm thấy buồn bã, bèn gọi bảy người con trai đến, gồm: Gu Kăng Đam, Gu Kăng Lung, Gu Kăng Rpong, Gu Kăng Zơ Ri, Gu Kăng Ziu, Gu Kăng Săng, và em út là Gu Kăng Pô. Yang Plinh phán: “Các con hãy xuống Măng Đen lập làng”. Và mỗi người được phong thần cai quản một vùng đất, gọi là Huynh.

Xuống lập làng, bảy người con của Yang Plinh lấy vợ, nhưng các bà vợ phải biến thành loài vật. Vợ của Gu Kăng Đam, Gu Kăng Rpong biến thành heo thần gọi là Chu Huynh. Vợ của Gu Kăng Zơ Ri, Gu Kăng Ziu, Gu Kăng Săng biến thành nai thần gọi là Zoi Huynh. Vợ của Gu Kăng Lung biến thành cá thần gọi là Ca Huynh. Và vợ của Gu Kăng Pô biến thành thằn lằn thần gọi là Pô Huynh. Các bà vợ có trách nhiệm cai quản những con vật cùng loài với mình. “Các ngươi suốt đời không được ăn thịt cùng loài do vợ mình biến thành. Nếu phạm lỗi thì sẽ bị trừng phạt”, Yang Plinh căn dặn các con.

Nhờ đất đai màu mỡ, thời tiết thuận hòa, các vị thần lại dạy cho con cháu dựng nhà, làm rẫy, săn thú, dệt vải, đan lát, hát ca, đánh cồng chiêng…, bảy làng của bảy anh em ở Măng Đen ngày càng sung túc. Mỗi năm, những người con của Yang Plinh về báo cáo với cha mình về công cuộc chăn dắt loài người ở Măng Đen. Sau này, cuộc sống ở trần gian say mê hấp dẫn, người làng ngày càng đông đúc nên các thần phải thường xuyên đi đây đó chăn dắt giúp đỡ dân và họ không về trời nữa.

Tuy vậy, mỗi năm khi lúa đã về đầy kho, heo gà đầy sân, thịt thú rừng cũng như cá ở suối được sấy khô gác đầy trên chạn bếp, con trâu, con bò, con dê thả trong rừng béo mập là lúc bảy vị thần dạy dân làm lễ ăn trâu cúng Yeeng (gọi là ăn trâu mừng năm mới). Những lần cúng Yeeng, người dân mặc đồ đẹp nhất, uống rượu và ăn những món ngon nhất, ca hát nhảy múa từ đêm này sang đêm khác. Trong những lần cúng Yeeng, nhất thiết phải có cây nêu vẽ hình trang trí thể hiện cuộc sống xung quanh họ, hình núi non, sông nước và trên cùng là hình mặt trời. Thông qua cây nêu (tượng trưng cho đường lên trời) các Huynh báo cáo với Yang Plinh về cuộc sống ở trần gian.

Trong các lễ hội này, các vị thần cũng vui chơi nhảy múa, ăn uống với dân làng. Thế rồi có một lần, do vui chơi, ăn uống cả tuần, những người con Yang Plinh quên mất lời cha dặn, ăn cả thịt cùng loài với vợ mình biến ra, chỉ có người em út là Gu Kăng Pô ở làng Huynh Pô là còn nhớ lời cha không ăn thằn lằn.

Từ trên trời nhìn xuống, Yang Plinh nổi giận, dùng lửa trừng trị sáu người con trai lớn. Giữa lễ hội đông vui, giông tố nổi lên đùng đùng, sáu cột lửa trên trời đánh xuống sáu làng của sáu người anh, lửa phụt lên mù mịt, đất đá biến thành nước chảy tràn khắp vùng, nhà cửa tài sản, con người cũng như các Huynh đều bị nhấn chìm trong biển lửa.

Người em út Gu Kăng Pô ở làng Huynh Pô, dù không ăn thằn lằn, nhưng biết mà không nhắc nhở các anh mình cũng bị trừng trị bằng một cột lửa. Nhưng Yang Plinh cho lựa chọn một là dân làng phải chết hoặc Gu Kăng Pô phải chết. Vì quá thương xót dân làng nên Gu Kăng Pô tự nhận cái chết về mình và xin mang theo một đứa nhỏ để hầu hạ.

Các cột lửa từ từ tắt sau khi đã nuốt vào lòng đất toàn bộ con người và tài sản của sáu làng và sáu miệng cột lửa đó biến thành sáu cái hồ lớn. Dân làng Huynh Pô sống sót chuyển đi nơi khác và tại miệng hố lửa làng này cũng biến thành một hồ nhỏ. Tổng cộng bảy hồ đó chính là: hồ Toong Ly Leng, Toong Ziu, Toong Zơ Ri, Toong Săng, Toong Pô, Toong Đam, và Toong Rơ Poong (chính là hồ Đắk Ke ngày nay).

Trong khi Yang PLinh trừng phạt những đứa con, có ba cột lửa bắn lên và biến thành ba thác nước ở Măng Đen như bây giờ (là thác Pa Sỹ, thác Đắk Ke, và thác Đắk Pne).

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Thác Pa Sỹ, “nàng tiên” của đại ngàn Măng Đen.

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Thác Pa Sỹ nằm trong khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng làng đồng bào dân tộc Kon Tu Rằng (còn gọi là khu du lịch Thác Pa Sỹ), thuộc địa phận xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon Tum khoảng 60 km. Đây là vùng đất gắn với truyền thuyết về bảy hồ, ba thác của đồng bào dân tộc Mơ Nâm. Tên Pa Sỹ là do người Kinh đọc chệch đi từ tên gốc Pau Suh – tiếng Mơ Nâm có nghĩa là ba nguồn suối chụm lại một dòng.

Khu du lịch (KDL) Thác Pa Sỹ có tổng diện tích 25 ha, chính thức được đưa vào khai thác từ năm 2014. Ngoài dòng thác chính – yếu tố thu hút du khách, thì trong KDL còn có các cảnh quan khác cho khách tham quan chụp ảnh, như tiểu cảnh vườn hoa, tượng, những chiếc chòi nhỏ cho du khách nghỉ ngơi, nhà hàng với các đặc sản núi rừng Tây Nguyên.

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Giá vé tham quan KDL Thác Pa Sỹ là 20.000 đ/ người.

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Nếu đến đây tự túc bằng xe máy, bạn cứ theo chỉ dẫn của Google Maps là được. Đường đi hơi lắt léo lên dốc xuống đồi, nhớ vững tay lái chút nha!

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Từ bãi đậu xe, du khách đi qua một cây cầu treo (nhớ đi nhẹ, không đùa giỡn, rung lắc khi trên cầu), rồi rẽ trái, đi chút xíu, thì sẽ nhìn thấy dòng thác trắng xóa hiện ra.

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm
Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Khu vực nhà hàng trong KDL.

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm
Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm
Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm
Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm
Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Các chòi nghỉ chân.

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm
Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm
Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm
Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Giữa đại ngàn mênh mông, dòng suối vắt vẻo mang lại cảm giác thư thái.

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm
Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Thác Pa Sỹ đổ xuống từ trên cao…

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Nếu yêu thích chụp ảnh, bạn có thể tìm chỗ đi quanh khu vực thác để chọn ra góc chụp ưng ý.

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Nước hồ có màu xanh lam đẹp huyền ảo.

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Với chiếc máy ảnh dòng bán chuyên trở lên, để chụp ra ảnh dòng suối thác mềm mại như dải lụa, kinh nghiệm của mình là: chế độ M (Manual), tùy theo ánh sáng lúc chụp, với có chân máy hay không, mà sẽ tăng khẩu độ F (khép khẩu) lên cao, độ nhạy sáng ISO càng thấp càng tốt. Ví dụ ở tấm này, mình chụp bằng máy ảnh Fujifilm X-A10, không có chân máy, chụp lúc khoảng 10g, ánh sáng ban ngày tốt, F=22, ISO=200, hít sâu và giữ chặt máy khi chụp nhằm hạn chế rung.

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm
Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm
Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm
Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm
Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Hòn đá ở vị trí “đắc địa” mà ai cũng muốn chụp ảnh cùng để lấy chính diện thác – mặc dù đôi lúc phải đợi xếp hàng.

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm
Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Một người bạn trong đoàn mình đang được phóng viên VOV phỏng vấn tình cờ.

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân.

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

Cây lá bên thác.

Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm
Măng Đen có gì chơi: ấn tượng thác Pa Sỹ trong truyền thuyết bảy hồ ba thác của người Mơ Nâm

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet.

Đăng bởi: Cầm Hồng Nhung

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก