Điểm Đẹp

Nơi in sách quốc ngữ đầu tiên

Nhà in Làng Sông là một trong ba cơ sở in sách quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, nằm trong khuôn viên tiểu chủng viện gần 100 tuổi.

Nhà in Làng Sông, nơi in sách quốc ngữ đầu tiên

du lich quy nhon, nơi in sách quốc ngữ đầu tiên

Nhà in Làng Sông, cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 10 km, là nơi đặt một trong ba cơ sở in chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, gồm nhà in Tân Định (Sài Gòn), nhà in Ninh Phú (Hà Nội) và nhà in Làng Sông (Bình Định). Tên chính xác của nhà thờ là Tiểu chủng viện Làng Sông. Một số tài liệu, tên hiển thị trên bản đồ ghi là Lòng Sông, là do đọc theo giọng người địa phương.

du lich quy nhon, nơi in sách quốc ngữ đầu tiên

Khuôn viên tiểu chủng viện Làng Sông rộng 2.000m2. Căn nhà duy nhất trên mảnh đất chữ nhật bên trái, là nền móng của nhà in. Khu vực này từng là một trong những trung tâm truyền giáo đầu tiên của miền Trung, do các giáo sĩ truyền giáo Bồ Đào Nha lập ra khi đặt chân lên vùng đất Quy Nhơn, Bình Định khoảng 400 năm trước. Ảnh: Anh Bii.

du lich quy nhon, nơi in sách quốc ngữ đầu tiên

Hiện chưa ai xác định chính xác mốc thời gian ra đời và hình ảnh cụ thể của nhà in ban đầu, vì nơi này từng bị đốt phá năm 1885. Mãi đến năm 1904, nhà in mới được tái thiết, rồi hoạt động đến khoảng năm 1936 thì dời về Quy Nhơn.

du lich quy nhon, nơi in sách quốc ngữ đầu tiên

Trên nền nhà in cũ ngày nay, căn phòng xây mới trưng bày tư liệu, bản gốc và bản sao của những ấn phẩm chữ quốc ngữ từng được xuất bản tại nhà in Làng Sông. Để tham quan phòng trưng bày, du khách cần liên hệ trước với nhà thờ, đến nơi sẽ có người hướng dẫn.

du lich quy nhon, nơi in sách quốc ngữ đầu tiên

Nhà in Làng Sông từng có sự đầu tư lớn về máy móc thiết bị. Đặc biệt đến năm 1904, nhà in phát triển mạnh và có tiếng tăm dưới sự điều hành của linh mục Paul Maheu, từng học về in ấn tại Hong Kong. Bấy giờ, nhiều cây bút lớn miền Nam như Trương Vĩnh Ký, Lê Văn Đức cũng gửi bản thảo ra tận nhà in sách ở miền Trung này.

du lich quy nhon, nơi in sách quốc ngữ đầu tiên

Tại đây từng in sách tiếng Latin, tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ, hiện đều được lưu giữ nguyên bản, tái xuất bản hoặc bìa sách tại tiểu chủng viện. Riêng năm 1910, nhà in xuất bản tới 25 đầu sách chữ Quốc ngữ, còn lại là tiếng Pháp trong tổng số 36 đầu sách. Theo thống kê năm 1922, tại đây ra đời 18.000 bản báo định kỳ, 1.000 bản sách các loại, 32.000 ấn phẩm khác, đặc biệt có tờ Lời Thăm (bán nguyệt san) được 1.500 bản phát hành cả Đông Dương.

du lich quy nhon, nơi in sách quốc ngữ đầu tiên

Các ấn phẩm được trưng bày theo thứ tự năm xuất bản. Sách cũ được bảo quản trong tủ kính kín.

du lich quy nhon, nơi in sách quốc ngữ đầu tiên

Tiểu chủng viện Làng Sông được thành lập khoảng 1841 – 1850, ban đầu chỉ là nhà mái tranh, vách phên tre. Công trình còn đến ngày nay được xây dựng vào năm 1925 – 1927. Nhà nguyện của tiểu chủng viện có lối kiến trúc pha Gothic, đã được trùng tu sơn lại nhiều lần.

du lich quy nhon, nơi in sách quốc ngữ đầu tiên

Nằm xung quanh nhà nguyện là các dãy nhà hai tầng mang kiến trúc kiểu Pháp, với ô cửa vòm ở ban công, hành lang dài và những hàng cột thẳng tắp. Đây là giảng đường và khu nội trú của tu sinh. Ảnh: Shutterstock/PhuongD.Nguyen.

du lich quy nhon, nơi in sách quốc ngữ đầu tiên

Tiểu chủng viện Làng Sông có chức năng chính là nơi học tập và lưu trú của các tu sinh. Do đó, du khách đến tham quan cần thực hiện theo nội quy được gắn ở các lối đi. Nơi này mở cửa vào khung thời gian 7h – 11h30 và 14h – 17h30. Tiểu chủng viện là nơi đào tạo các tu sinh trước khi họ học lên tiếp tại đại chủng viện để trở thành linh mục

du lich quy nhon, nơi in sách quốc ngữ đầu tiên

Không chỉ là nơi mang giá trị tôn giáo, lịch sử, hiện nhà thờ Làng Sông trở thành điểm tham quan thu hút đông du khách gần xa bởi vẻ đẹp xưa cũ. Điểm nhấn của nhà thờ được nhiều người check-in nhất là lối vào chính rợp bóng mát hai hàng gồm 14 cây sao cao vút, khoảng 130 năm tuổi. Ảnh: Instagram/khanhhoang79.

Theo Tâm Linh/Vnexpress.net

Đăng bởi: Lốp Tuấn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก