Bình Định Quy Nhơn

Ngược dòng tìm về đất võ Quy Nhơn

Môn võ cổ truyền Bình Định ra đời và tồn tại song song với lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Trải qua nhiều thế hệ gìn giữ, bồi đắp, đến nay đã được bảo tồn thành một nét văn hóa riêng có của Bình Định. Cùng chúng mình ngược dòng tìm về đất võ Quy Nhơn và tham quan, tìm hiểu về bộ môn đặc biệt này.

Tìm hiểu đất võ Quy Nhơn

Tương truyền rằng, vào năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã lập phủ Hoài Nhơn gồm có 3 huyện là Tuy Viễn, Phù Ly và Bồng Sơn. Bắt đầu từ đây, người Việt đã tiến vào sinh sống tại đất Bình Định. Để trấn giữ triều đình, bình định vùng đất này cho nhân dân sống yên ổn, làm ăn phát triển, vua Lê Thánh Tông đã cử các tướng giỏi võ bảo vệ triều đình và truyền lại cho con cháu và dân làng, từ đó, bình Định trở thành nơi có nhiều người tinh thông võ thuật.

khám phá quy nhơn, đất võ quy nhơn, du lịch quy nhơn, ngược dòng tìm về đất võ quy nhơn

Sang đến thời Tây Sơn, võ cổ truyền Bình Định đã chuyển sang một giai đoạn chuyển biến về chất nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc khởi nghĩa. Võ cổ truyền Tây Sơn, Bình Định có sự kết hợp giữa các dòng, môn, phái võ khác nhau được quy tụ từ nhiều anh hùng hào kiệt tạo nên sức mạnh tổng hợp. Từ thời Tây Sơn trở đi, võ cổ truyền Bình Định đã được hun đúc, bồi đắp và trở thành một nét văn hóa riêng có xứ sở này, góp phần vào di sản võ học cổ truyền của dân tộc ta.

Bộ môn võ cổ truyền Bình Định

Bình Định luôn quan tâm, giữ gìn và phát triển môn võ cổ truyền như một nét văn hóa quý báu của dân tộc. Bên cạnh việc thực hiện các đề tài, đề án bảo tồn, phát huy giá trị bộ môn võ cổ truyền, Bình Định còn chú trọng phát triển đội ngũ võ sư, huấn luyện viên,… và đưa vào các tour du lịch để quảng bá nét văn hóa độc đáo này đến với du khách trong và ngoài nước.

khám phá quy nhơn, đất võ quy nhơn, du lịch quy nhơn, ngược dòng tìm về đất võ quy nhơn

Tính đến nay, toàn tỉnh Bình Định đã có 02 đại võ sư quốc tế, 26 đại võ sư quốc gia, 12 võ sư cao cấp, 73 võ sư, 57 chuẩn võ sư và 415 huấn luyện viên là một đội ngũ quan trọng để giữ gìn, truyền bá rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân và phát huy môn võ cổ truyền của Bình Định.

Tựu chung lại, võ cổ truyền Bình Định có 4 nội dung cơ bản gồm: luyện công, quyền thuật, võ với binh khí và luyện tinh thần. Quyền còn gọi là quyền tay không, có Cương quyền và Nhu quyền.

Võ tay không có 4 nhóm: thể dục, tự vệ, tỉ thí và chiến đấu.

Binh khí được sử dụng có binh khí ngắn và binh khí dài.

Từ năm 2016, môn võ cổ truyền Bình Định được đưa vào các dịp lễ hội, trở thành nơi giao lưu của các võ đường trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động giao lưu võ cổ truyền Việt Nam cũng được diễn ra đã giúp giữ gìn, quảng bá rộng rãi bộ môn này đến với bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, nhằm tôn vinh những giá trị lịch sử, văn hóa của môn võ cổ truyền Bình Định, vào năm 2012, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã công nhận và tôn vinh bộ môn võ cổ truyền Bình Định là di sản phi vật thể cấp quốc gia. Hiện đang được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Các võ đường tại Quy Nhơn Bình Định

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Bình Định có 177 võ đường, câu lạc bộ võ cổ truyền với hơn 12.000 võ sinh tham gia luyện tập. Nhiều làng võ nổi tiếng vùng đất Bình Định đã tồn tại qua nhiều thế kỷ như: Thuận Truyền, An Vinh, Phủ Thiện, ở huyện Tây Sơn; An Thái, Phương Danh ở thị xã An Nhơn; Đại Lễ, An Hòa, Kỳ Sơn ở huyện Tuy Phước,… dưới đây là một số võ đường nổi tiếng:

1. Võ đường Phan Thọ: do võ sư Phan Thọ, sinh năm 1925, quê quán tại thôn 4, Bình Nghi, Tây Sơn làm chủ.

Học võ từ năm 17 tuổi, đến nay ông là một võ sư nổi tiếng của Việt Nam, được giới võ thuật mệnh danh là “người có bộ tay hay nhất Bình Định”, ông có công trong việc giữ lửa cho làng võ An Vinh đã trên 200 năm tuổi.

Là một trong số ít người tinh thông Thập bát ban và Nhị thập tứ chi. Võ thuật ông có được là sự kết hợp của nhiều môn phái của ba làng võ nổi tiếng của An Vinh, An Thái và Thuận Truyền trong làng võ Bình Định xưa.

2. Võ đường Lê Xuân Cảnh: do võ sư Lê Xuân Cảnh, sinh năm 1938, quê quán tại thôn Cẩm Văn, xã Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn làm chủ.

Ông bắt đầu học võ từ năm 15 tuổi, trải qua quá trình 15 năm tầm sư học đạo ông đã chắt lọc được những gì tinh túy nhất của các môn phái và luyện cho mình bí quyết riêng. Từ năm 1975 ông mở võ đường và truyền dạy cho các môn sinh rất nhiều tuyệt chiêu hay và đặc sắc như: song đao, độc kiếm, trực chỉ,…

3. Võ đường Long Phước Tự: do võ sư Thích Hạnh Hòa, sinh năm 1954, trụ trì chùa Long Phước làm chủ.

Ông đã truyền dạy rất nhiều võ sinh, phái võ của võ đường Long Phước Tự được xem là có những nét bí truyền độc đáo. Tại đây có một số bài roi tiêu biểu như: Hoa tiên, Xích kiếm ô long tiên,… hay các bài thương như: Hồng môn thương, Thiết định kim thương,… hay các bài kiếm như: Đăng vân sát kiếm, Sa vẫn kiếm pháp,…

Show biểu diễn nhạc võ Tây Sơn

Đến thăm vùng đất võ Quy Nhơn nhưng không trải nghiệm show biểu diễn nhạc võ Tây Sơn quả là một thiếu sót. Nhạc võ Tây Sơn gồm có 1 bộ 12 cái trống, đây là tượng trưng cho 12 con giáp và được dựng thành hàng từ lớn đến nhỏ. Người cử đánh trống dùng cả hai tay và cùi chỏ cùng hai dùi trống dài khoảng 30cm, được đánh cả hai đầu. Đưa tay lên múa là có thể đánh cả bốn mặt trống hay tang trống cùng một lúc.

khám phá quy nhơn, đất võ quy nhơn, du lịch quy nhơn, ngược dòng tìm về đất võ quy nhơn

Một bài trống có 3 hồi: xuất quân – xung trận hãm thành – ca khúc khải hoàn. Khi thưởng thức nhạc trống người nghe cảm giác như nghe được cảnh mưa rào thác đổ, khi nhặt khi khoan, khi dồn dập, khi hào hùng. Đặc biệt người đánh trống vừa đánh vừa di chuyển chứ không phải ngồi một chỗ.

Khám phá vùng đất võ Quy Nhơn, Bình Định để thêm hiểu hơn về những giá trị văn hóa cha ông ta đã bao đời gây dựng, gìn giữ và bảo tồn giúp ta thêm yêu quê hương đất nước. Có dịp bạn hãy ghé thăm Bình Định, đến thăm Bảo Tàng Quang Trung và thưởng thức show biểu diễn nhạc võ Tây Sơn để hiểu thêm về di sản văn hóa độc đáo của miền đất này.

Đăng bởi: Nguyễn Trà Mi

YOLO! Khám phá các huyện ở Bình Định

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก