Bình Định Chùa Quy Nhơn

Chùa Ông Núi Quy Nhơn – Di tích quốc gia có gì đặc biệt?

Chùa Ông Núi Quy Nhơn là một địa danh du lịch Bình Định nổi tiếng. Điểm nổi bật nhất của chùa chính là bức tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á. Cùng chúng mình tìm hiểu về ngôi chùa cùng những điều thú vị liên quan nhé.

Giới thiệu chùa Ông Núi Quy Nhơn

chùa ông núi, du lịch quy nhơn, linh phong tự, chùa ông núi quy nhơn – di tích quốc gia có gì đặc biệt?

(Ảnh: ivivu.com)

Đây là ngôi chùa cổ và nổi tiếng nhất ở Bình Định.

Chùa Ông Núi còn có tên gọi khác là Linh Phong Sơn tự. Chùa tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km.

Chùa ông Núi được công nhận là di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia. Hàng năm, lễ hội chùa Ông Núi diễn ra vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch – ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa. Trong dịp này, có hàng ngàn người dân và du khách hành hương về viếng Phật, ngắm cảnh và đến hang Tổ để dâng hương ngưỡng vọng công đức của Ông Núi.

Lịch sử chùa Ông Núi Quy Nhơn

chùa ông núi, du lịch quy nhơn, linh phong tự, chùa ông núi quy nhơn – di tích quốc gia có gì đặc biệt?

(Ảnh: vntrip.vn)

Theo các bộ sử cũ, chùa được hình thành vào năm 1702 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Khi này một nhà sư có tên tục là Lê Ban đã tới hang đá phía đông núi Bà để ẩn tu. Tại đây ông đã dựng lên một am nhỏ đặt tên là chùa Dũng Tuyền.

Thiền sư Lê Ban là bậc tiên phong đạo cốt, quanh năm chỉ ở trên núi tu luyện, mặc đồ bằng vỏ cây, chuyên hái thuốc chữa bệnh cứu người. Nhân dân trong vùng rất kính trọng gọi là Ông Núi. Ở nơi sườn núi phía bắc vẫn còn di tích một hang đá rộng lớn ăn sâu vào lòng núi mà ngày nay người ta gọi là hang Tổ. Ðó là nơi Ông Núi tu trì ngày trước.

Tới năm 1733, chúa Nguyễn vì mến mộ tài đức của nhà sư nên đã ban cho ông hiệu Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư, đồng thời cho xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi chùa lớn hơn đặt tên là Linh Phong thiền tự.

Thời nhà Nguyễn, chùa lại được các vua cho trùng tu lại to đẹp hơn. Tuy nhiên sau đó trải qua một thời gian dài chiến tranh, chùa Ông Núi bị tàn phá nặng nề, chỉ còn lại cổng tam quan ở mặt phía đông và một bửu tháp.

Đến năm 1990 chùa được xây mới lại với kiến trúc mái cổ lầu, lợp ngói ống. Ở trên nóc chùa có lưỡng long tranh châu, đôi cột trước điện có hình rồng cuộn.

Trong chùa có tượng Phật cao 2,5 m. Kiến trúc toát lên vẻ trang nghiêm, cổ kính, hài hòa với thiên nhiên.

Khám phá chùa Ông Núi Quy Nhơn

chùa ông núi, du lịch quy nhơn, linh phong tự, chùa ông núi quy nhơn – di tích quốc gia có gì đặc biệt?

(Ảnh: vntrip.vn)

Để đến được cổng chùa Linh Phong, bạn phải đi bộ qua hàng trăm bậc đá nằm trên các cung đường uốn lượn như rồng bay từ chân núi Bà lên, với độ cao hơn 100m. Từ đây, có thể nhìn thấy dãy núi Bà hùng vĩ, oai nghiêm. Phía dưới chân núi là cảnh làng quê thanh bình.

Từ phía trước Chánh điện chùa, đi về hướng Tây qua một cây cầu nhỏ sẽ dẫn lên các mộ Tháp và lên hang Tổ nằm ở trên núi phía sau chùa. Hang Tổ tương truyền là nơi xưa kia ông Núi từng ở và tụng kinh niệm phật hàng ngày.

Nằm giữa hang là những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau và dựng đứng. Phía bên dưới là một khe nước từ trong lòng suối chảy ngang qua hang. Bên ngoài hang, những tảng đá lớn xếp chồng nhau như những mái nhà, tạo nên dòng “suối” đá giữa hai vách của dãy núi Bà hùng vĩ.

Vào tháng 11/2017, tượng Phật Thích Ca ngồi lớn nhất Đông Nam Á hiện nay được khánh thành. Nơi đây đang dần trở thành một địa điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

Tượng Phật ngồi chùa Ông Núi 

chùa ông núi, du lịch quy nhơn, linh phong tự, chùa ông núi quy nhơn – di tích quốc gia có gì đặc biệt?

(Ảnh: vntrip.vn)

Tượng Đức Phật ngự trên tòa sen, ở lưng chừng núi, trên độ cao 129 m so với mặt nước biển. Chiều cao 108m tính cả bệ tượng, đường kính chân tượng 52m.

Tượng Phật hướng nhìn ra biển Đông, lưng tựa vào ngọn núi cao nhất trong quần thể khu di tích Núi Bà. Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán. Ngoài ra có thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi để du khách đến hành lễ, chiêm bái.

Một số lưu ý khi tham quan chùa Ông Núi Quy Nhơn

  • Không ăn mặc xuề xòa khi đi chùa. Không nên mặc váy ngắn, trang phục hở hang.
  • Không mang giày dép vào Phật đường Tam bảo.
  • Không được nói chuyện ồn ào, ảnh hưởng đến không khí nhà Phật.
  • Không đi cửa chính giữa khi vào chùa, nên đi vào chùa từ 2 bên cửa phụ. 
  • Không nên quỳ hoặc đứng giữa Phật đường mà nên đứng chếch sang bên một chút.
  • Không đặt lễ mặn khu vực chính điện.
  • Không nên mang quá nhiều vàng mã khi đến chùa.

Hy vọng khi đến với chùa Ông Núi Quy Nhơn, bạn sẽ biết thêm về một di tích lịch sử quốc gia. Từ đó mở mang hiểu biết và có chuyến đi gặt hái được nhiều kiến thức, trải nghiệm đáng nhớ.

Đăng bởi: Phạm Hùng

YOLO! Khám phá các huyện ở Bình Định

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก