Cái Răng Cần Thơ

Sáng sớm đi chợ nổi Cái Răng

Cùng với chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang), chợ nổi Cái Bè (huyện Cái Bè, Tiền Giang), chợ Cái Răng trên sông Cần Thơ làm thành bộ ba chợ nổi trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam bộ.

Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ – thủ phủ của Tây Đô cũ). Cũng như những chợ nổi khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, chợ được hình thành để đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa khi đường bộ và các phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển.

sáng sớm đi chợ nổi cái răng
Chợ nổi Cái Răng Chợ nổi Cái Răng được coi là lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản của vùng. Sáng sáng, hàng trăm chếc thuyền lớn bé đậu san sát. Bán sản vật gì người ta treo sản vật đó (treo bẹo) lên cây sào (cây bẹo) trên mũi thuyền. Vậy là không cần phải rao hàng như các chợ trên đất liền (thực tế cũng không thể rao khi tiếng sóng, tiếng máy nổ liên tục, và khó có thể áp mạn với xuồng khác để xem bán hàng gì).
sáng sớm đi chợ nổi cái răng
Sản vật được treo trên cây sào   Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi… Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lỏi rất thiện nghệ áp mạn phục vụ khách đi chợ tận tình và chu đáo, ngay cả khi sóng rập rình. Sự độc đáo của chợ nổi đã để lại nhiều ấn tượng cho du khách nước ngoài, họ quay phim chụp ảnh liên tục, đôi khi thích thú reo lên “ô”, “a” một cách tự nhiên, thú vị.
sáng sớm đi chợ nổi cái răng
Du khách hào hứng tham quan chợ nổi Cái Răng   Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Những ghe bầu lớn thường chuyên thu mua trái cây để chở đi các nơi, kể cả sang Campuchia và Trung Quốc. Lại cũng có những chiếc ghe bầu chở các mặt hàng khác cung cấp cho bà con miệt vườn: xăng dầu, muối mắm, thuốc tây, bánh kẹo, nhu yếu phẩm… Ai bán gì thì treo thứ ấy lên ngọn sào cắm ở mũi thuyền, khách mua hàng từ xa trông thấy sẽ bơi xuồng đến hỏi. Ngày nay, do nhu cầu của người đi chợ, các loại hình dịch vụ khác như: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi… cũng ra đời. Những chiếc xuồng này sẵn sàng len lỏi khắp nơi để phục vụ khách đi chợ một cách tận tình, chu đáo. Đứng trên cầu Cái Răng nhìn xuống sông, chợ Cái Răng nhóm họp dài hơn nửa cây số, có chỗ trải ra gần hết mặt sông, trông như những mâm hoa trái khổng lồ đủ các sắc màu rực rỡ.
sáng sớm đi chợ nổi cái răng
  Đi chợ nổi Cái Răng vào những ngày giáp tết âm lịch sẽ vui hơn. Ngày thường, chợ chỉ họp từ khoảng 3 giờ sáng đến 9 giờ thì tan. Càng cận Tết, thời gian họp chợ càng kéo dài thêm; đến 27 – 28 Tết thì chợ họp gần như suốt ngày. Số lượng hàng hoá và khách hàng cũng tăng lên gấp nhiều lần so với ngày thường, đặc biệt có một số hàng đặc trưng của ngày tết như: dưa hấu, hoa kiểng, củ kiệu…. Ở chợ nổi, người mua cứ neo ghe mình bên cạnh ghe bán hàng, xem và trả giá. Chuyện mua bán diễn ra khá nhanh chóng. Mua bán xong, nhiều chủ hàng còn vui vẻ biếu thêm hàng cho khách. Đến chợ nổi Cái Răng, nhiều du khách thích nhất là cảnh chuyền hàng từ ghe này qua ghe khác rất nhịp nhàng, điệu nghệ. Hình ảnh này khiến cho rất nhiều du thuyền của khách du lịch len lỏi vào sát thuyền hàng để xem và chụp ảnh.
Du lịch

Đăng bởi: Thịnh Trần

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Cần Thơ

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก