Pháp Thế Giới

‘Thuộc làu’ 11 kiểu lừa đảo ở Paris để có chuyến du lịch kinh đô ánh sáng đúng nghĩa

Đằng sau kinh đô ánh sáng vẫn luôn có mặt tối. Nhưng chỉ cần “thuộc làu” 11 kiểu lừa đảo dưới đây để tránh “dẫm phải”, bạn sẽ có một chuyến du lịch Paris vui vẻ đúng nghĩa.

Đi du lịch thì đâu ai muốn bị mất đồ, bị lừa tiền, bị chặt chém phải không? Lừa đảo thì ở đâu cũng có nhưng mỗi nơi mỗi kiểu. Bạn đến Paris lần đầu tiên trong đời và muốn có một kỷ niệm tuyệt vời nhất ở kinh đô ánh sáng? Vậy thì bạn nên tìm hiểu 11 kiểu lừa đảo ở Paris dưới đây để đảm bảo có một chuyến du lịch Pháp trọn vẹn nhất.

1. Chiếc nhẫn vàng

Bạn đang đi dạo bên bờ sông Seine thơ mộng, có một bà lão xuất hiện và đúng lúc đó từ đâu rơi xuống một chiếc nhẫn vàng (tất nhiên là vàng giả), bà lão vội nhặt lên và áp sát người bạn làm kiểu như bạn vừa mới đánh rơi chiếc nhẫn. Bạn từ chối vì đó không phải là nhẫn của bạn, nhưng bà ta sẽ cố cự cho rằng nó là của bạn và bạn phải cầm lấy nó. Bạn lại từ chối thì bà ta sẽ nói rằng đây là nhẫn mang lại may mắn và nó dành cho bạn. Bạn không biết gì nên cứ cầm nó, xong, bà ta đòi tiền bạn.

Du lịch Paris, du lịch Pháp, kinh nghiệm du lịch Paris, kinh nghiệm du lịch Pháp, lừa đảo ở Paris, du lịch Paris, du lịch Pháp
Đừng đụng đến những thứ từ trên trời rơi xuống, một chiếc nhẫn vàng chẳng hạn. Ảnh: Hotels

Cách tránh trò lừa đảo này đơn giản nhất là: Nếu thấy những đối tượng như vậy, hãy lờ họ đi để khỏi mang phiền phức vào người.

2. Giả làm tổ chức từ thiện quyên góp chữ ký và tiền

Các đối tượng này giả câm giả điếc đưa cho bạn cái bảng với tờ giấy để điền thông tin, ký tên và số tiền ủng hộ. Bạn không có ý định cho thì chỉ điền thông tin và ký tên, điền xong đưa lại, họ đi theo đòi tiền cho bằng được, thường đòi tiền mặt 20 Euro. Bạn không muốn cho vì không có tiền mặt, họ đi theo cho đến khi nào mệt thì mới thôi.

Du lịch Paris, du lịch Pháp, kinh nghiệm du lịch Paris, kinh nghiệm du lịch Pháp, lừa đảo ở Paris, du lịch Paris, du lịch Pháp
Mọi câu chuyện cảm động đều chỉ là vở kịch Broadway để “móc túi” khách du lịch. Ảnh: Hotels.com

Các băng nhóm này thường ở tháp Eiffel, gần bảo tàng Orsay, dọc sông Seine, nhà thờ Đức Bà. Nếu thấy những đối tượng xin ký tên ủng hộ người khuyết tật, hãy từ chối hoặc lờ đi, đừng nhận tờ giấy mất công phiền phức.

3. Chiếc vòng tay tình bạn

Kiểu lừa đảo này xảy ra thường xuyên ở thánh đường Sacré Coeur ở Montmartre. Có một đối tượng sẽ tiến lại gần bạn, chào xã giao, xin xem tay của bạn, rồi đeo vào tay cái vòng và kêu ‘cho bạn cái vòng tình bạn, giữ lại làm kỷ niệm’, buộc chặt vào tay xong thì gã/bà ta đòi tiền. Mình chứng kiến có mấy bạn người Nhật rất hiền, nó bảo đưa tiền đều móc tiền ra đưa, tuy không nhiều nhưng nhìn rất bức xúc vì những kẻ này nhan nhản.

Du lịch Paris, du lịch Pháp, kinh nghiệm du lịch Paris, kinh nghiệm du lịch Pháp, lừa đảo ở Paris, du lịch Paris, du lịch Pháp
Nên cho tay vào trong túi hoặc giữ tay bận rộn để tránh thứ tình bạn “trời ơi đất hỡi” ở Paris. Ảnh: dreameratheart

Nếu thấy đối tượng này, đừng đưa tay ra cho họ xem, lảng đi. Nếu thấy bị đi theo thì cứ đi theo đám đông du khách nào bạn nhìn thấy, chúng sẽ hết áp sát.

4. Tặng hoa hồng

Đang đi dạo sông Seine lãng mạn, có cô gái hoặc chàng trai cầm đóa hồng tiến đến đưa cho bạn. Bạn nghĩ Pháp lãng mạn, hoa hồng là bình thường thôi, liền cầm lấy. Cầm xong đối tượng đòi tiền, bạn trả lại hoa, đối tượng chạy theo đòi tiền cho bằng được đến khi nào không làm được gì bạn nữa thì mới thôi.

Du lịch Paris, du lịch Pháp, kinh nghiệm du lịch Paris, kinh nghiệm du lịch Pháp, lừa đảo ở Paris, du lịch Paris, du lịch Pháp
Hoa hồng lãng mạn, nhưng cũng có gai. Ảnh minh họa: French Lyrics Translation

Nếu thấy có ai cầm hoa hồng tiếp cận, tốt nhất nên lờ đi và nói “No” thật to cho kẻ đó sợ.

5. Lừa đảo tại các bến tàu điện ngầm lớn

Bạn đang mò mẫm mua vé đi metro, xếp hàng thì lâu, có một người nhìn khá giống nhân viên nhà ga tiến lại bán vé cho bạn, bạn muốn mua vé cho người lớn nhưng chúng đưa cho bạn vé trẻ em. Tất nhiên, vé trẻ em vẫn qua máy quét được nhưng nếu bị kiểm soát thì bạn sẽ bị phạt. Hay bạn không biết mua vé trên máy bán vé tự động, chúng cũng tiếp cận và giúp bạn mua để lừa đảo.

Du lịch Paris, du lịch Pháp, kinh nghiệm du lịch Paris, kinh nghiệm du lịch Pháp, lừa đảo ở Paris, du lịch Paris, du lịch Pháp
Tàu điện ngầm Paris là địa điểm lừa đảo kinh điển. Ảnh: dreameratheart

Nếu muốn mua vé, một là tự mua, hai là lại quầy có nhân viên mua trực tiếp. Khi mua trên máy đừng cho chúng lại gần và nói “No” thật to để chúng bỏ đi.

6. Ăn xin

Không phải ai cũng ăn xin chính đáng cả, nhất là tại mấy điểm tham quan đông người như ở tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà, thường sẽ là phụ nữ ẵm con sáp đến bạn xin tiền kể lể này nọ nghèo khó bệnh tật. Bạn đừng nên thương hại mà cho họ, cứ lờ đi là tốt nhất.

Du lịch Paris, du lịch Pháp, kinh nghiệm du lịch Paris, kinh nghiệm du lịch Pháp, lừa đảo ở Paris, du lịch Paris, du lịch Pháp
Hãy lờ đi tất cả những người ăn xin ở Paris. Ảnh: Hotels

7. Móc túi và giật đồ

Đây là vấn nạn nhức nhối ở các trung tâm du lịch lớn ở châu Âu, chứ không chỉ riêng Paris. Thường chúng giả vờ té trúng người bạn để móc túi, lợi dụng lúc bạn đi lạc hỏi đường rồi ra tay, giả bộ chờ đèn đỏ qua đường chỗ đông người để móc túi, giả bộ không có vé đi metro xin qua máy quét với bạn để áp gần người bạn móc. Rồi móc lúc bạn chờ tàu điện, móc trên metro giờ cao điểm đông người…

Du lịch Paris, du lịch Pháp, kinh nghiệm du lịch Paris, kinh nghiệm du lịch Pháp, lừa đảo ở Paris, du lịch Paris, du lịch Pháp
Móc túi và giật đồ là vấn nạn lớn ở các địa điểm du lịch nổi tiếng của châu Âu. Ảnh: Hotels

Nói chung đi đâu cũng nên để túi xách, ba lô lên phía trước. Đừng để đồ giá trị trong túi không có dây kéo. Nên để tay vào túi thường xuyên. Tránh đứng gần đám đông. Tránh xem điện thoại trên metro, trong nhà ga tàu điện. Tránh vừa đi bộ vừa bấm điện thoại.

Nếu đi một mình muốn ai đó chụp hình cho mình, nên chọn mặt gửi vàng mà nhờ họ chụp giùm. Thường nhờ các cặp người Tây thì sẽ an toàn hơn là nhờ người đi một mình.

8. Bán hàng rong tại các điểm tham quan

Nếu thấy đồ lưu niệm đẹp, nên ngắm từ xa đừng có đụng vào. Đụng mà không mua người bán sẽ ép mua cho bằng được. Còn nếu muốn mua nên trả giá. Tốt nhất nên đi vào các shop có niêm yết giá rồi quay lại mua chỗ hàng rong và trả giá thấp hơn shop nếu không muốn bỏ nhiều tiền.

Du lịch Paris, du lịch Pháp, kinh nghiệm du lịch Paris, kinh nghiệm du lịch Pháp, lừa đảo ở Paris, du lịch Paris, du lịch Pháp
Đừng tưởng chỉ có Việt Nam mới có hiện tượng “chặt chém”. Paris cũng vậy. Ảnh: Entouring

9. Cho chim bồ câu ăn để chụp hình

Việc cho chim bồ câu ăn nếu bị cảnh sát Paris bắt sẽ bị phạt tiền rất nặng. Các đối tượng thường đưa thức ăn cho du khách để họ cho chim ăn. Vì họ không hiểu luật nên cứ thế nhận và cho ăn. Sau đó đối tượng đòi tiền thức ăn. Nếu đi du lịch Paris đừng nên cho bồ câu ăn.

Du lịch Paris, du lịch Pháp, kinh nghiệm du lịch Paris, kinh nghiệm du lịch Pháp, lừa đảo ở Paris, du lịch Paris, du lịch Pháp
Lừa bạn cho chim bồ câu ăn cũng là một kiểu lừa đảo phổ biến ở Paris. Ảnh: Culture Trip

10. “Nhét” thêm đồ trong các quán cà phê, nhà hàng khu vực đông khách du lịch như khu Saint Michel

Nhiều người phục vụ lợi dụng người châu Á “ngây thơ” cố tình thêm đồ để du khách phải trả tiền thêm. Vậy nên khi gọi đồ ăn đồ uống, phải rõ ràng và gọi đúng những thứ có trong menu và giá như trong menu. Nếu muốn an tâm, có thể hỏi giá luôn trước khi gọi để khi tính tiền không bị lừa.

Du lịch Paris, du lịch Pháp, kinh nghiệm du lịch Paris, kinh nghiệm du lịch Pháp, lừa đảo ở Paris, du lịch Paris, du lịch Pháp
Nếu không đọc kỹ hóa đơn hoặc hỏi trước, bạn sẽ vô tình trả thêm tiền cho thứ mình không hề gọi. Ảnh: Travel Trips

11. Taxi lừa đảo

Bạn cần đi đâu đó bằng taxi vì bạn không rành đi metro, tài xế thấy bạn người châu Á nên chở bạn đi vòng vèo và tính giá trên trời, bạn không thể cãi lại vì phí tính theo km và bạn cũng không rành đường xá nên đành bỏ tiền ra trả.

Du lịch Paris, du lịch Pháp, kinh nghiệm du lịch Paris, kinh nghiệm du lịch Pháp, lừa đảo ở Paris, du lịch Paris, du lịch Pháp
Sử dụng phương tiện công cộng hoặc taxi có đồng hồ đo tử tế. Ảnh: The Local France

Để tránh lừa đảo, chọn đi taxi có chữ G7, hỏi tài xế quãng đường bao nhiêu km và khoảng bao nhiêu tiền, lúc đó bạn không lo bị chém. Hoặc, bạn có thể dùng Uber, an toàn mà tính phí cũng rất hợp lý.

Paris có thể là một trong những địa điểm hàng đầu mà mọi người muốn ghé thăm, nhưng nó cũng có một mặt tối khiến một số du khách không muốn quay lại lần nữa. Nhưng đừng vì vậy mà e ngại du lịch Paris. Chỉ cần lưu ý danh sách người kiểu lừa đảo ở Paris để kỳ nghỉ của bạn trở nên dễ chịu và đáng nhớ, không chứa đầy những ký ức ám ảnh về việc trở thành nạn nhân của trò gian manh. Lừa đảo ở Paris, giống như ở bất kỳ thành phố du lịch lớn nào khác, có thể tránh được, tất cả chỉ cần bản để ý một chút.

Review: Đi Muôn Nơi – Du lịch khám phá Châu Âu và Thế giới

Biên tập: Phong Sa

Đăng bởi: Xuân Thành Nghiêm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก