Khám Phá Trải Nghiệm

Toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành Thăng Long

Theo Viện Khảo cổ học ngày 27/10, một toà lâu đài thuộc loại cổ kính và đồ sộ nhất gồm 3 tầng lầu, 4 mái, dạng hình tháp toạ lạc trên một diện tích xấp xỉ 1000m2 thuộc hệ thống các cung điện Thăng Long xưa vừa được nhà khảo cổ Bùi Vinh phát hiện tại khu vực dự kiến xây Nhà Quốc hội mới.

khám phá hà nội, du lịch hà nội, toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành thăng long
Tòa lâu đài cổ của thành Thăng Long

Theo đánh giá của nhà khảo cổ Bùi Vinh, Viên Khảo cổ học, thì đây là công trình đầu tiên, có tầm cỡ và giá trị nhất được tìm thấy từ trước đến nay ở Việt Nam. Toà lâu đài được ông phát hiện khi tiến hành khai quật ở hố B16, 400m². Việc phát hiện ra lâu đài này được coi là bằng chứng rõ ràng nhất về sự hoành tráng của kinh thành Thăng Long từ thời Lý-Trần.

khám phá hà nội, du lịch hà nội, toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành thăng long
Tòa lâu đài có giá trị thời Lý – Trần

Trên mặt bằng đã đào được của hố B16 đã có nhiều dấu vết của thời Tiền Thăng Long (tương ứng thời thuộc Đường với những mảng nền gạch đặc trưng của thời kỳ này, như gạch Giang Tây Quân đã được dùng để xây dựng kinh đô Hoa Lư.

khám phá hà nội, du lịch hà nội, toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành thăng long
Di tích Hoàng thành Thăng Long lần đầu mở cửa đón khách tham quan

Lâu đài tìm thấy được cho rằng có từ thời Lý, đến thời Trần đã được cải tạo lại và sau đó bị tiêu huỷ do cháy. Những dấu vết đã thu thập được cho thấy lâu đài này nằm ở trung tâm khu vực hoàng thành và cấm thành của Thăng Long xưa, kéo dài từ thời Lý đến thời Lê. Xây chồng lên khu vực này là một công trình khác của thời Lê.

khám phá hà nội, du lịch hà nội, toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành thăng long
Những dấu tích còn sót lại

Các lớp kiến trúc thời Lê và Trần nằm chồng xếp lên nền kiến trúc thời Lý và phía dưới kiến trúc Lý là kiến trúc thời Đại La. Tầng đất đắp tôn nền của kiến trúc thời Lý ở đây được phân tích là đất sét đồi núi mang từ nơi khác đến.

khám phá hà nội, du lịch hà nội, toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành thăng long
khám phá hà nội, du lịch hà nội, toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành thăng long
Nền nhà, móng trụ, cống nước, cột gỗ… xuất lộ trong cùng vị trí với nhiều niên đại khác nhau

Dấu vết nền móng của hai công trình kiến trúc thời Lý ( thế kỷ 11-12) gồm kiến trúc hành lang có 3 hàng cột và kiến trúc lớn nhiều gian có 7 hàng cột nằm song song theo chiều Đông – Tây, được kết nối bằng sân gạch ở giữa. Móng tường này còn khá nguyên vẹn, chiều dài hiện còn 27,7m, rộng 2,7m cho thấy đây là bức tường có quy mô lớn, được xây dựng rất vững chắc.

Giếng nước hình tròn sâu 5,9m, vẫn có nước trong vắt, nằm sát móng tường, được xây bằng loại gạch màu xám theo kỹ thuật truyền thống Trung Hoa. Đây là bằng chứng sinh động về lịch sử của thời kỳ Đại La tại khu vực. Đáng chú ý trên miệng giếng có sự gia cố xây thêm một hàng gạch nghiêng màu đỏ thời Lý cho thấy nó tiếp tục được tái sử dụng vào giai đoạn sau khi nhà Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về định đô ở Thăng Long từ mùa thu năm Canh Tuất (1010).

khám phá hà nội, du lịch hà nội, toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành thăng long
khám phá hà nội, du lịch hà nội, toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành thăng long
Dấu tích giếng nước xây bằng loại gạch vồ thời Lê Sơ

Thềm nhà, chân gạch và hệ thống chân tảng đá kê cột còn nguyên vị trí ban đầu cùng nhóm di vật đặc sắc tìm thấy trong lòng kiến trúc ở đây thấy rõ quy mô, kỹ thuật xây dựng và vẻ đẹp của các loại ngói, phù điêu trang trí trên mái cung điện thời Lý rất công phu, tráng lệ.

khám phá hà nội, du lịch hà nội, toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành thăng long
Giếng nước độc đáo thời Trần có niên đại thế kỷ 13-14, được xây xếp bằng gạch hình văn xương cá
khám phá hà nội, du lịch hà nội, toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành thăng long
Hệ thống đường cống nước hoàn chỉnh xây bằng loại gạch chuyên dụng
khám phá hà nội, du lịch hà nội, toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành thăng long
Dấu tích móng tường bao thời Lý bằng sỏi
khám phá hà nội, du lịch hà nội, toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành thăng long
Đường cống thoát nước thời Lý được xây gạch rất hoàn chỉnh

Hệ thống 11 móng trụ của kiến trúc lầu lục giác xếp hình bông hoa 6 cánh. Tại vị trí này còn có dấu tích hồ nước được đào vào thời Trần xen cắt các kiến trúc Lý và minh chứng điều sử cũ ghi về việc đào ao thả cá trong Cấm thành Thăng Long là xác thực.

Nhà khảo cổ Bùi Vinh cũng tiết lộ ngay tại hố B16 cũng đã xuất lộ nền kiến trúc thời Lý ngay khi kinh đô được rời từ Hoa Lư tới Thăng Long. Thêm vào đó, tại khu vực này có rất nhiều hình Phượng, Rồng, biểu tượng của hoàng tộc. Đây có thể coi là nơi vua ngự đến để thăm hoàng hậu.

Thêm vào đó, tại hố B16 cũng đã tìm thất một hệ thống trụ móng, chân tảng đá hoa sen trong đó có trụ trung tâm. Một chân tảng duy nhất trong khu khảo cổ này có hình chữ thập ở giữa thể hiện tính chất trung tâm với mặt tiền quay về hướng nam.

khám phá hà nội, du lịch hà nội, toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành thăng long
Những biểu tượng hoàng tộc trong khu di tích

Các cung điện của bậc đế vương, đặc biệt của Trung Quốc và Việt Nam đều quay về hướng nam. Theo thuyết phong thuỷ, quay về hướng nam không chỉ mát mẻ mà còn là hướng trị vì thiên hạ, hướng hưng thịnh.

Mặc dù trước đây các nhà khảo cổ đã đoán định được di chỉ này nằm trong khu vực hoàng thành, thậm chí là cấm thành Thăng Long suốt từ thời Lý, Trần đến Lê nhưng do tiến hành khai quật quá nhanh khiến cho nhiều tầng lớp kiến trúc không thể hiện rõ.

Trung tâm KHXH&NV quốc gia đã đánh giá rất cao các di chỉ này qua bản báo cáo được thực hiện hết sức công phu mới đây có tên Kinh đô Thăng Long. Báo cáo này cũng đã so sánh di tích cung điện của kinh đô Thăng Long với một số cung điện đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới.

khám phá hà nội, du lịch hà nội, toà lâu đài cổ giá trị của kinh thành thăng long
 Di tích đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới

Theo Trung tâm KHXH&NV quốc gia, so sánh diện mạo kiến trúc Di sản Cố đô Huế với Thăng Long, dù mới chỉ so sánh qua mặt bằng bình đồ kiến trúc và vật liệu trang trí kiến trúc, cũng có thể nói rằng kiến trúc cung điện của kinh đô Thăng long có phần to lớn và hoành tráng hơn nhiều cung điện ở Cố đô Huế. Cũng theo so sánh, đánh giá của Trung tâm KHXH&NV Quốc gia, cung điện và kinh thành của Thăng Long có lịch sử lâu đời hơn, quy mô lớn rộng và đẹp hơn kinh đô Nara, Di sản Thế giới của Nhật Bản.

Đăng bởi: Thắng Nguyễn Quyết

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก