Top 11+ bài viết món ngon gia lai đầy đủ và chi tiết nhất

Phở khô Muối kiến vàng Bún mắm cua thối Bánh xèo Gia Lai Gỏi lá Gia Lai là một tỉnh vùng núi Tây Nguyên có khí hậu mát mẻ. Không chỉ các món ăn của người dân Gia Lai độc đáo mà còn trộn lẫn nét văn hóa ẩm thực của người đồng bào dân tộc sống ở mảnh đất này. Đến phố núi Gia Lai, chỉ cần thử 5 đặc sản là món ngon Gia Lai chính hiệu thì bạn nhất định sẽ muốn quay lại đây thêm một lần nữa. Phở khô Đây được xem là món ngon đặc sản của Gia Lai với tên gọi khác là phở hai tô. Món ăn này được phục vụ với một tô phở trộn khô và nước dùng nóng sốt. Độc đáo với tương sốt gia truyền, cộng thêm được hít hà nước dùng vừa thổi vừa ăn. Bánh phở có vị dẻo dai, sợi nhỏ, làm từ bột gạo cay. rước khi ăn chần qua nước sôi nhưng không bị bở mềm hay nát mà vẫn dai và thơm ngon. Món ngon Gia Lai: Phở khô Món ngon Gia Lai: Phở khô Phở sẽ trộn chung với thịt gà, thịt lợn băm xào hành, hành phi, rau thơm… Nước dùng được ninh từ xương, thịt bò, gân bò, thịt gà… Hương vị vừa ngọt thanh vừa đậm đà. Chắc chắn bạn sẽ ghiền ngay lần thử đầu tiên. Muối kiến vàng Nghe tên thôi có lẽ bạn sẽ thấy ngạc nhiên trước nguyên liệu làm nên món ngon này. Kì thực đây là món ăn nhất định bạn phải thử một lần. Loại muối độc nhất vô nhị này được làm từ loại kiến vàng rừng vùng Ayun Pa, Krông Pa (Gia Lai). Những con kiến vàng, rang qua trên lửa cho chín tái rồi giã nhỏ cùng với muối hạt to. Ớt thật cay, một chút hành phi khô và cộng thêm một số loại lá cây rừng… Món ngon Gia Lai: Muối kiến vàng Món ngon Gia Lai: Muối kiến vàng Muối kiến vàng chấm cùng thịt nướng là tuyệt nhất. Vị mặn riêng của kiến cùng với axit trong bụng chúng chua chua. Ăn muối kiến vàng sẽ cảm nhận được vị như ăn muối ớt chanh. Vị vừa cay cay, vừa hăng hăng của kiến và các lá lạ tạo ra hương vị khó quên. Bún mắm cua thối Đây là một món ăn kích thích khướu giác và vị giác nhất. Nếu không hợp bạn có thể sẽ gê sợ nhưng nếu thử một lần mà thấy ngon thì nhất định bạn sẽ nghiện món ngon này. Cua đồng xay lọc lấy thịt và nước được đem đi ủ một đêm cho lên men. Trộn giữa cua đã lên men, thịt ba chỉ, măng, chả, nem chua, da heo chiên giòn, bánh phồng tôm, rau sống… Quên đi mùi khó chịu bạn đầu, thực khách sẽ cảm nhận vị mặn, cay, lạ của ...

Thịt bò với bạn không lạ, muối kiến vàng có thể bạn đã nếm qua. Nhưng để thưởng thức món thịt đùi bò vàng nướng lụi chấm muối kiến vàng theo đúng phong cách người Ê Đê, Ba Na hay Chăm H’Roi ở Phú Yên có thể hiếm khi bạn có dịp. Bạn sẽ được thưởng thức món dân dã nhưng ngất ngây ấy khi buôn làng có lễ hội như Tết lúa mới, Tết bến nước… Trước ngày tổ chức tết chung, trai làng thường kéo nhau lên rừng đốt tổ kiến vàng. Kiến được lấy cả kiến chúa, kiến thợ, kiến lính, trứng, rồi được rang qua lửa cho cháy hết chân, càng, sau đó giã chung với muối hạt và ớt. Tỉ lệ thường theo nhu cầu của thực khách, nhưng ăn theo kiểu người bản địa tỉ lệ sẽ là 3 kiến, 1 muối, 1 ớt. Nếu kiến nhiều sẽ bị chua nhưng ít sẽ bị mặn. Bò được chọn phải là bò vàng, nuôi theo hình thức thả rông. Bò không lớn con, nhưng thịt chắc và thơm. Bốn đùi bò sẽ được trui qua lửa rơm cho vàng rộm, thơm lừng rồi mới được treo ngược quanh đống lửa lớn. Trên mỗi đùi bò có găm sẵn vài con dao con. Tùy khách thích ăn tái hay chín mà sẽ tự tay xẻo 1 miếng thịt và tự ghim thịt để nướng. Cây ghim cũng được chọn từ trước, thường là cây dủ dẻ để vỏ, thịt cây khi đốt nóng sẽ tỏa ra hương thơm, bám vào thịt bò cho thêm ngon. Cây ghim phải là cây dài đến hơn mét để tránh nóng cho thực khách khi được nướng trên đống lửa lớn. Có điều khách lạ nên nhớ chỉ được ghim từng miếng thịt để nướng và chỉ được nướng khi đã ăn xong miếng trước. Người vùng cao không câu nệ chuyện ăn ít hay nhiều nhưng nếu bạn ghim nhiều miếng thịt cùng lúc để nướng thì trong cái nhìn của người bản địa, có thể bạn là người tham ăn. Muối kiến vàng không được dâng trên chén, bát mà được bày trên các tàu lá chuối quanh đống lửa. Thịt bò vàng tươi vừa được nướng lên, nóng hổi, vừa thơm vừa ngọt chấm vào muối kiến vàng vừa chua, vừa cay, vừa mặn, được đưa đẩy bởi men rượu cần thơm nồng. Đơn sơ vậy thôi mà lại cho người ta cái cảm giác vừa dân dã, nguyên sơ như núi rừng nhưng lại vừa như đi đến cái tận cùng của ẩm thực Việt. Bài và ảnh: Hồng Ánh.

Món ngon Gia Lai – Gia Lai vùng đất nổi tiếng nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên, với diện tích đứng thứ hai cả nước. Hiện nay, Gia Lai còn khá nổi tiếng về du lịch những những địa danh nổi tiếng như: Hồ T’Nưng, Quảng trường Đại đoàn kết, Thác Phú Cường,… Món ngon Gia Lai Cùng những món ăn đặc sản nổi tiếng như: Phở khô Gia Lai, bún mắm cua, Muối kiến vàng, cơm lam,… Khi có dịp đến Gia Lai hãy làm ngay một chuyến foodtour đầy hấp dẫn với danh sách 23 quán ăn ngon Gia Lai dưới đây. Cùng diachiamthuc.vn khám phá những địa chỉ ngon, nổi tiếng nhất ở đây bạn nhé. Contents 1 Top 23 món ngon Gia Lai cho bạn ĂN THỎA SỨC 1.1 Nhà hàng Duy Nhất Palace 1.1.1 Review phong cách ẩm thực của Duy Nhất Palace 1.1.2 Không gian tại Duy Nhất Palace 1.2 Cơm gà Hải Nam 1.3 Món ngon Gia Lai – Quán Mỹ Tâm 2 1.4 Quán nhà tôi 1.5 Diệp Chi Quán 1.6 Bò né 3 ngon – Món ngon Gia Lai 1.7 Cơm lam và gà nướng PleiTiêng 1.8 Quán IA GUI 1.9 Tiệm cơm gia đình Ngọc Lâm 1.10 Quán lẩu Anh Chín 1.11 Bánh xèo Bà Tám 1.12 Quán bà 6 1.13 Bún Phương Gia Lai 1.14 Quán mắm bún cua 1.15 Bún bò Huế Hường 1.16 Bánh canh cô Bông 1.17 Sinh tố – chè Thái 1.18 Chè bà Dũng 1.19 Khu giải khát đường Hai Bà Trưng 1.20 Quán phở Hồng 1.21 Cơm Gà Bà Hòa Gia Lai 1.22 Nhà hàng cơm niêu Pleiku – Khách sạn Pleiku & Em 1.23 Lẩu 10 2 Lời kết 2.1 Những thắc mắc thường gặp liên quan đến Món ngon Gia Lai Top 23 món ngon Gia Lai cho bạn ĂN THỎA SỨC Đến Gia Lai nên ăn gì ở đâu? Đây là câu hỏi thường gặp của các du khách khi đến với vùng đất này. Vậy ở Gia Lai có món ngon gì mà bạn nhất định phải thử? Câu trả lời sẽ có trong bài viết ngày hôm nay của Diachiamthuc.vn chúng thôi. Còn chần chờ gì nữa mà hãy cùng chúng tôi khám phá ngay Top 23 món ngon Gia Lai nổi tiếng nhất định phải thử bạn nha. Let’s go! Cùng tìm hiểu ngay thôi nào. Top những món ngon Gia Lai Nhà hàng Duy Nhất Palace Bạn ghét phải tới tới lui lui từ nơi ở đến quán ăn, la cà tìm chỗ hát karaoke tìm ngay đến Duy Nhất Palace. Địa chỉ tích hợp tiện ích 4 trong 1, mang đến sự tiện lợi, phục vụ thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng chu đáo từ A-Z. Từ Nhà hàng, nơi lưu trú dừng chân qua đêm, đến nhu cầu đặc biệt như tổ chức tiệc cưới, hay nơi phục vụ những phòng karaoke chất lượng cao cho cuộc vui thêm cháy. Tất ...

Món ngon Gia Lai cùng những điểm du lịch đẹp và nổi tiếng còn lưu giữ lại nhiều nét hoang sơ mộc mạc của núi rừng đảm bảo sẽ làm cho bạn nhớ mãi vùng đất và con người nơi đây. Ẩm thực Gia Lai phong phú và đa dạng sẽ là một trải nghiệm thú vị khi bạn đặt chân đến vùng đất này. Nào, cùng tìm đến các địa chỉ quán ăn ngon ở Gia Lai phố núi nhé! 1. Nhà hàng Duy Nhất Palace Chẳng cần là một người quá sành ăn hay am hiểu về ẩm thực mới có thể tìm được cho mình một nhà hàng, quán ăn “ruột” để thưởng thức những món ăn khoái khẩu. Tuy nhiên, bạn đã biết đến địa điểm mệnh danh là “4IN1” 1 địa chỉ 4 dịch vụ ở Gia Lai này chưa? Với mong muốn mang lại sự tiện lợi cao, thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng từ ăn uống, lưu trú cho đến những bữa tiệc cưới lãng mạn hay những bữa cháy hết mình trong phòng karaoke, tất cả đều có tại Duy Nhất Palace. Duy Nhất Palace sẽ chia ra làm 4 khu vực phục vụ 4 dịch vụ khác nhau: Khu vực nhà hàng bên bờ hồ chuyên phục vụ ẩm thực 3 miền Khu vực tổ chức hội nghị, tiệc cưới sang trọng, đẳng cấp Khu vực nhà nghỉ, khách sạn với đầy đủ tiện nghi Cuối cùng là khu phòng Karaoke với dàn âm thanh cực chuyên nghiệp Nhà hàng Duy Nhất Palace quy tụ nhiều món ăn đặc trưng theo phong cách ẩm thực 3 miền. Từng món ăn đều được chọn lọc từ những nguyên liệu tươi xanh, chất lượng qua bàn tay điêu luyện của đầu bếp khiến hương vị món ăn tăng lên gấp bội. Đặc biệt, mỗi một món có trong menu luôn được nhấn nhá những chi tiết hết sức hấp dẫn, sáng tạo chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng. Tại Duy Nhất Coffee bạn sẽ được thưởng thức những ly cà phê thơm ngon với nguyên liệu cà phê nguyên chất 100% hay những ly trà sữa, sinh tố với chất lượng phải nói là “đỉnh của chóp”. Khu vực sảnh tổ chức hội nghị, tiệc cưới Duy Nhất Palace với sức chứa lên đến 1000 khách cho bạn thỏa sức tiệc tùng. Không gian được thiết kế theo phong cách sang trọng, hiện đại với sân khấu di động đáp ứng mọi yêu cầu từ quý cô dâu, chú rể. Thực đơn có rất nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau tha hồ cho bạn lựa chọn với mức giá cả ưu đãi dao động từ 500.000đ – 2.500.000đ/ 1 bàn. Khu vực lưu trú Hotel Duy Nhất với đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị hiện đại, wifi lướt web tốc độ cao. Phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát có cả phòng giường đơn và giường đôi, VIP và không VIP ...

1. Bò một nắng 2. Lẩu lá Rừng 3. Cà Phê Pleiku 4. Bún mắm nêm 5. Phở khô Gia Lai Du khách có dịp đến vùng đất Gia Lai sẽ không chỉ có cơ hội ngắm những cảnh đồi núi mênh mông bất tận, hay tìm hiểu những phong tục tập quán của người dân nơi đây mà còn có cơ hội được thưởng thức những món ăn đặc sản ngon lạ, hấp dẫn không nơi nào có được. 1. Bò một nắng Bò Gia Lai được nuôi và chăn thả tự do trên các cánh rừng chính vì thế mà thịt bò ở đây rất dai ngọt và thơm ngon. Bò sau khi mổ sẽ được chọn những miếng thịt thăn, miếng thịt bắp tươi ngon nhất để chế biến món thịt bò khô một nắng. Thịt bò phải được đem đi chế biến luôn vì để lâu thịt sẽ bị ôi và không còn độ tươi ngon như trước. Thịt bò rửa sạch, thái thành những lát hình chữ nhật dài 15cm, dầy 2cm, được đem ướp với ớt xay, hành, nước mắm, muối… trong vòng 15 phút để thịt ngấm đều gia vị sau đó đem đi phơi nắng. Bò một nắng Phơi một nắng cho thịt hoai hoái chưa khô hẳn rồi đem đi bảo quản kĩ lưỡng. Khi mang ra sử dụng bạn phải nướng thịt bò trên than hồng. Thịt khi chín có mùi thơm mà chỉ ngửi thôi cũng đủ thấy thèm. Ăn kèm cùng rau thơm và nước tương. Còn gì tuyệt hơn vào những ngày mưa gió nhâm nhi một đĩa thịt bò một nắng cùng ché rượu cần. Qủa là sẽ gây thương nhớ cho khách du lịch tới đây. 2. Lẩu lá Rừng Là một trong những vùng đất có những cánh rừng nguyên sinh xanh mướt rộng bao la thế nên ở đây không khó gì khi nói về các loại rau rừng. Đó không chỉ là hương vị của từng chiếc lá mà nó còn là hương vị đặc trưng mà thiên nhiên đã ban tặng cho quê hương, xứ sở này. Lá rừng phải được hái và chọn lựa kĩ lưỡng, phải là những lá tươi ngon không có độc tố, không phản ứng gây độc lẫn nhau. Không phải ai cũng có thể có kinh nghiệm lấy lá rừng mà đó là cả một nghệ thuật của người xưa để lại. Nồi nước lẩu béo ngọt của thịt hầm, ăn rau rừng kết hợp nem chua dán, thịt nướng… đúng là ngon hết xẩy. Lẩu lá rừng 3. Cà Phê Pleiku Gia Lai có địa thế là một vùng đất cao nguyên badan rộng lớn thế nên nơi đây rất thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu… Nơi đây là nguồn cung cấp cà phê lớn cho cả nước. Cà Phê ở đây rất sạch và tươi ngon. Du lịch Gia Lai bạn sẽ ngửi được mùi thơm của ...

Gia Lai không chỉ “níu chân” du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn bởi những món ngon đậm đà hương vị núi rừng Tây Nguyên, gây thương nhớ… 1. Phở khô Gia Lai Đây là một món đặc sản Gia Lai không thể không nhắc tới khi đến. Phở khô là môt món ăn đứng đâu trong danh sách đặc sản ngon gây thương nhớ cho du khách. Nó rất phổ biến, lạ miệng và độc đáo. Phở khô hay còn gọi là phở hai tô, cũng bởi độ ngon của nó mà nhiều người nói rằng ăn phở khô Gia Lai phải “hai tô mới đủ đô”. Khác với những loại phở thông thường là nước lèo sẽ được bỏ chung dùng với phở. Phở khô khi ăn gồm có 2 tô, một tô đựng phở và tô nước lèo, được để riêng. Bánh phở phải được làm từ bột gạo cay, sợi nhỏ, dẻo dai. Khi ăn sẽ được trụng qua nước sôi để sợi phở thêm dai và thơm ngon, sợi phở không được dính hay vón cục sẽ làm khó chịu cho người thưởng thức. Trong một tô phở khô không thể thiếu thịt gà xé nhỏ, thịt heo băm xào hành và những lát hành phi thơm lừng. Điểm đặc sắc không thể thiếu của Phở khô đó là ở tô thứ 2. Tô nước lèo, phải được ninh kĩ với xương để có độ thơm và ngọt, trong nước lèo không thể thiếu thịt bò, gân bò, thịt gà, tùy theo khẩu vị của mỗi người có thể chọn loại thịt trong nước lèo. Khi ăn, ăn kèm với rau sống và một bát tương đen để cảm nhận được hết vị ngon ngọt của món phở khô. 2. Cơm Lam Cơm Lam một món ăn khá quen thuộc ở các vùng miền núi, nhưng ở mỗi một địa điểm lại có hương vị và cách nấu khác nhau. Đây là một món đặc sản không thể thiếu của Gia Lai. Cơm lam rất dễ chế biến không cần quá cầu kì nhưng nó đòi hỏi độ tỉ mỉ và chăm chút cho món ăn cũng chính vì vậy mà không phải ai cũng nấu được món cơm lam ngon. Gạo để nấu cơm là loại gạo nương tuyển, óng, hạt to và rất thơm. Khi nấu người ta sẽ cho gạo đã được ngâm sẵn vào trong những ống tre hoặc nứa đã làm sạch vỏ. Một đầu ống nứa được vít chặt bằng chính khấc của thân nứa, một đầu sao khi đổ thêm nước vào người ta sẽ dùng lá chuối hoặc lá dong để nút và nướng trên bếp lửa cho tới khi chín. Khi nướng phải chú ý và  đều tay để cơm không bị sống hoặc nhão. Cơm lam có mùi thơm ngon khó tả, khi ăn bạn chỉ cần tách đôi thanh nứa, lấy cơm ra chấm cùng muối vừng, muối lạc giang hoặc ăn kèm ...

Đặc sản bún cua thối Gia Lai Bánh xèo Gia Lai Bún bò Huế bà Dinh Gà nướng cơm lam phố núi Phở khô Gia Lai Gia Lai nổi tiếng với những món ăn đặc trưng hay món vừa lạ vừa quen, biến tấu theo khẩu vị của người dân địa phương như: bún cua thúi, phở khô, gà nướng cơm lam… Đặc sản bún cua thối Gia Lai Đứng đầu trong danh sách các món ăn nên thưởng thức khi đến Gia Lai chính là bún cua. Món đặc sản này thử thách sự can đảm của du khách vì chỉ mới nghe tên thôi đã muốn xa lánh. Món ăn đặc sản đứng đầu danh sách là Bún cua thối Gia Lai. Linh hồn của món ăn này nằm ở phần nước dùng màu đen béo ngậy lạ miệng, có mùi khó ngửi, được làm từ nước cua xay ủ lên men rồi đun sôi nhỏ lửa, cho thêm măng tươi thái mỏng. Top 5 món ăn ngon Gia Lai dành cho du khách đến phố núi Tô bún cua thối Gia Lai hấp dẫn thực khách. Một tô bún cua gồm bún, măng, da heo chiên, tóp mỡ… kèm theo nước dùng. Độ giòn của tỏi với bì heo, tóp mỡ, độ mềm dẻo của măng… khiến khách bỗng chốc ăn hết vèo cả tô mà nhớ thương luôn cái mùi lạ lùng ban đầu. Bánh xèo Gia Lai Món bánh xèo Gia Lai Bánh xèo ở Gia Lai được đổ theo khổ nhỏ như bánh xèo miền Trung. Bột xay hoàn toàn từ gạo, bánh giòn thơm, béo, không hôi bột, không quá ngấy mỡ. Thưởng thức bánh xèo Gia Lai. Bánh gồm nhiều loại nhân, nếu ăn bánh đầy đủ gồm trứng – tôm – bò thì khoảng 15.000 đồng/ cái. Cách ăn ở đây cũng là lạ vì phần lớn khách chan nước mắm vào trong dĩa ăn cả bánh với rau chứ không cuốn như bánh xèo miền Tây. Bún bò Huế bà Dinh Ăn bún bò Huế ở Gia Lai khá lạ so với ở TP HCM khi trong tô bún bò có thêm riêu. Nước dùng thơm ngon, đậm đà và cay. Thịt thì cắt kiểu như tái của món phở và có nhiều đồ ăn kèm. Tô bún bò ở Gia Lai. Gà nướng cơm lam phố núi Gà ướp gia vị sả, lá tiêu rừng, mật ong… rồi kẹp vào thân tre, sau đó cắm xuống than hồng. Cùng lúc này, gạo nếp dẻo được cho vào ống tre để nướng cùng với gà trên than. Gà nướng cơm lam Gia Lai. Gà nướng lửa cao nên da giòn rụm, thịt vẫn còn giòn và dai, thấm gia vị ướp từ trong nên ăn vừa miệng. Mẹt gà nướng cơm lam hấp dẫn. Các loại nước chấm gồm muối ớt xanh và muối ớt đỏ làm món này càng thêm đặc sắc. Muối ớt xiêm xanh trái ớt ...

Phố núi Pleiku cũng có những hàng bánh hỏi cháo lòng ngon không kém gì quán nổi tiếng nhất ở 2 địa phương Bình Định và Phú Yên tôi đã có dịp ghé qua. Dù hai ngày trước đó đã ăn gần hết các món đặc sản ở Gia Lai lẫn Kon Tum nhưng buổi sáng hôm cuối trước khi ra sân bay, chúng tôi vẫn dậy sớm để tranh thủ ghé quán Tam Quan ở ngã tư đường Lê H.Phong – Đinh T. Hoàng (TP. Pleiku) ăn món bánh hỏi cháo lòng. Chúng tôi đến quán tầm 6 rưỡi sáng. Quán chưa có người ăn nhưng cũng đã dọn hàng xong sẵn sàng đón khách. Sau khi chị bạn người Pleiku gọi món thì chúng tôi ngồi chờ, lấy đũa chia bát cho nhau. Đêm trước đó trời mưa nên buổi sáng sớm, Phố núi trở lạnh khiến chúng tôi đói hơn thường lệ. Nỗi háo hức chờ đợi món ngon địa phương lại càng tăng lên. Nhắc đến bánh hỏi, nhiều người thường nghĩ ngay đến Phú Yên, Bình Định là những nơi có thương hiệu. Nhưng ít ai biết rằng, ở Phố núi Pleiku cũng có những hàng bánh hỏi cháo lòng ngon không kém gì quán nổi tiếng nhất ở 2 địa phương kia mà tôi đã có dịp ghé qua. Bánh hỏi được mang lên trước cùng một đĩa lòng đầy đặn, thái vừa ăn và xếp thành vòng tròn đẹp mắt. Những miếng lòng, lưỡi được làm sạch, thơm ngon, ấm nóng, ăn với bánh hỏi rắc thêm hẹ (thay vì hành phi như ở nhiều quán bán tại Sài Gòn) kèm rau sống rồi chấm với nước chấm. Nước chấm pha vừa miệng, không ngọt quá mà đậm vị mắm mặn đặc trưng phong vị miền Trung. Khi chúng tôi ăn gần xong bánh hỏi thì chị bán quán mới bưng lên một tô cháo lớn bốc hơi nghi ngút, thơm lừng. Gạo được xay tương đối nhuyễn và cháo nấu loãng vừa như để chốt lại chiếc dạ dày đã lưng lửng sau phần bánh hỏi mà tôi đùa với các bạn cùng đi là để “chốt dạ”. Bát cháo có vị cay của cả ớt lẫn tiêu khiến tôi nhớ đến những bát cháo sườn Hà Nội luôn phải rắc hạt tiêu, ớt bột ăn kèm quẩy những buổi sáng sớm mùa đông thời đi học. Chỉ một món ăn sáng mà có đầy đủ những đặc trưng tạo thành thương hiệu của món ăn Việt. Có gạo tẻ trong các lá bánh hỏi mỏng mai tinh tế và trong phần cháo thơm ngon. Có thịt luộc để tôn vinh sự tươi ngon của nguyên liệu. Có những loại rau sống ăn kèm để món ăn không bao giờ bị ngán mà vẫn đủ chất xơ, lại tăng vị giác một cách đơn giản và tự nhiên nhất. Và không thể không nhắc đến vị nước mắm mặn mòi thuần ...

Phở khô Gia Lai với đủ sắc thanh trong khoang miệng Phở khô Gia Lai hay còn gọi là phở hai tô Bí kíp món ngon phở khô Gia Lai Chúng tôi đã có dịp đi khá nhiều nơi, thưởng thức khá nhiều món ăn ở nhiều vùng miền khác nhau trên dải đất hình chữ S, tuy nhiên, món phở khô Gia Lai lại cho một trải nghiệm hết sức thú vị, tạo ấn tượng rất riêng trong bản đồ ẩm thực vô cùng phong phú và đặc sắc Việt Nam. Phở khô Gia Lai với đủ sắc thanh trong khoang miệng Ngày nay, món phở khô Gia Lai đã dần trở nên phổ biến và có mặt tại nhiều địa phương, nhiều khu vực trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, do khẩu vị vùng miền có khác nhau, cho nên ở mỗi nơi đặt chân đến thì phở khô Gia Lai lại có một hương vị riêng biệt, không nơi nào giống nơi nào. Theo những người sành ăn, muốn thưởng thức được chuẩn hương vị và ngon đúng chất thì phải thưởng thức món ăn này ngay tại phố núi, thủ phủ – nơi khai sinh ra món phở khô Gia Lai. Sợi phở ở trong món phở khô Gia Lai nhỏ, mỏng hơn và khá dai. Theo bà Nguyễn Thị Oanh, chủ một quán phở khá nổi tiếng ở thành phố Pleiku cho biết: “Sợi phở được làm hoàn toàn bằng hạt gạo, loại ngon và không pha trộn. Để chế biến thành sợi phở, gạo phải đem đi ngâm một thời gian, sau đó xay nhuyễn và kéo sợi. Điều đặc biệt của sợi phở là sau khi chần qua nước sôi, vẫn có sự tách rời, chứ không dính lại, nhũn ra giống như là một số sợi hủ tiếu khác”. Phở khô Gia Lai hay còn gọi là phở hai tô Một điều dễ thấy ở món phở khô Gia Lai, đó chính là hình thức trang trí và cách thức phục vụ. Gọi là phở khô, chính là vì có một tô đựng riêng phở và một số gia vị, nguyên liệu khác như: tương đen, hành phi, tóp mỡ, giá, cùng một số gia vị thuộc “bí kíp” của mỗi cơ sở, nhà hàng, quán ăn. Bên cạnh tô đựng phở (tô khô) thì luôn kèm theo một tô khác đựng nước dùng (hay còn gọi là nước lèo, thường là nước hầm từ xương), cùng với những món thịt đi kèm như thịt bò (tái, gân, gàu, nạm…) hay gà. Tô nước dùng này cũng sẽ quyết định đến chất lượng món ăn ngon hay không. Thông thường, nước dùng được làm khá sánh, quyện và nhiều chất béo. Tuy nhiên, tùy theo người dùng mà những chủ quán hiếu khách sẽ nêm nếm vừa dùng theo khẩu vị của từng vị khách, nếu có yêu cầu riêng. Bí kíp món ngon phở khô Gia Lai Việc ăn ...

Theo chân Luxury Travel thưởng thức ngay một tour ẩm thực Gia Lai với các món ngon đã đời nhé. 1. Phở khô Gia Lai Món ăn đứng đầu trong danh sách đặc sản ngon gây thương nhớ cho du khách khi tới Gia Lai. Phở khô hay còn gọi là “phở hai tô” vốn có tên gọi vậy cũng bởi độ ngon khiến nhiều người nói rằng, ăn phở khô Gia Lai phải “hai tô mới đủ đô”. Thực chất đó là món phở khô khi tới Gia Lai cái tên được biến tấu thành phở hai tô do được tách ra hai tô. Một tô là tô phở khô đã trũng sẵn kèm một chút tóp mỡ, thịt xay. Tô còn lại là nước dùng kèm thịt bò, thịt gà xé. Thưởng thức hai tô, Bạn sẽ thấy dai dai của sợi phở, đậm đà tương đen, ngọt của nước lèo. Địa chỉ: Phở Ngọc Sơn 15 Nguyễn Thái Học ; Phở Nữ trên đường Nguyễn Du ; Phở khô Hồng 2 tô, 22 Nguyễn Văn Trỗi 2. Cơm lam – Gà nướng Nhắc tới món đặc sản của người phố núi không thể không nhắc tới ẩm thực Gia Lai món gà tộc và cơm lam ống tre nét văn hóa của người dân, đậm chất núi rừng Tây Nguyên. Gà ở Gia Lai không phải loại gà bình thường mà là gà ‘ leo núi, bới sói tìm mồi, tối ngủ trên cây’ loại gà trở thành thương hiệu của đồng bào Tây Nguyên. Gà tại đây săn chắc, da mỏng thơm ngon. Gà xong khi chế biến sẽ được kẹp bằng ống tre nướng bằng thanh hồng khoảng 20 – 30 phút. Nước chấm gà cùng mang chất riêng ở vùng Tây Nguyên hỗn hợp muối hạt, ớt, lá é tạo thành hương vị độc đáo tăng thêm hấp dẫn ăn kèm với thịt gà và cơm lam mềm dẻo ăn cùng với muối lạc (lạc rang giã nhuyễn, muối và ít đường cát). Cùng lúc, gạo dẻo được cho vào ống tre nướng cùng với gà trên than hồng. Địa chỉ:Quán Plit ; Gà nướng Plei Têng ; Quán Ksor Hnao ; Bazan quán. 3. Bún mắm cua Bún mắm cua hay còn gọi là bún cua thối, người Gia Lai hay nói về món bún này là ‘Ngửi ghê ghê, ăn dễ mê’ bởi hương vị bún mắm cua có phần hơi kén chọn thực khách, nhưng nếu ai được sẽ thấy nghiền. Bún Mắm Cua được lấy phần thân đem giã nhuyễn để lọc lấy nước. Nước cua tươi được ủ qua đêm cho lên men. Sau khi chế biến nước cua sẽ có mùa nâu đen khá đặc trưng trong đó có măng được ăn kèm với gò gai da heo hành vi và chanh. Bạn nên vắt 1 trái chanh mùi sẽ ăn hơn cho các bạn ăn lần đầu tiên. Chợ Nhỏ Pleiku 4. Bánh Xèo Ẩm thực Gia ...

Gia Lai không chỉ nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà còn được biết đến với hàng loạt món ăn khiến du khách mê mẩn. Phở 2 tô và loạt món ngon nên thử khi đến Gia Lai Phở khô: Hay còn có tên gọi khác là phở 2 tô bởi món ăn bắt buộc phải có một tô bánh phở và một tô nước dùng kèm. Bánh phở được làm từ bột gạo cay, sợi nhỏ mềm dai. Phở sẽ trộn chung với thịt gà, thịt lợn băm xào hành, hành phi, rau thơm… Phần nước lèo được làm từ nước luộc thịt gà, thịt bò… Khi thưởng thức phở 2 tô, du khách có thể cho thêm xì dầu, tương đen, tương ớt tùy theo khẩu vị từng người. Ảnh: Ansapbmt. Lẩu xìn đạt: Điểm đặc biệt của món ăn này là bạn có thể ăn món nướng và món lẩu cùng lúc mà không phải chia thành hai bếp, hai nồi. Người ta sẽ nướng thịt bên trên còn phần lẩu ở dưới, vị thịt ngọt của đồ nướng sẽ chảy xuống phần nước lẩu. Bạn có thể nhúng rau, thưởng thức hương vị nước dùng đậm đà không đâu có được. Ảnh: Lifemetravelmates. Bò một nắng: Mang hương vị mộc mạc, thuần túy của núi rừng Tây Nguyên, món ăn được chế biến khá cầu kỳ, thịt bò tươi ngon, săn chắc được tẩm ướp gia vị rồi đem phơi nắng trong vòng một ngày để các thớ thịt se lại, tạo thành màu nâu đỏ hấp dẫn. Bò một nắng có vị đậm đà, không bị khô cứng, ăn cùng rau thơm, thường được chấm với nước tương hay muối kiến vàng. Ảnh: Bomotnangkrongpa. Bún cua thối là một đặc sản ở Gia Lai, có mùi vị khá đặc biệt. Với những ai chưa từng thấy, ngửi hoặc chưa ăn thì khó có thể chấp nhận món ăn này. Chính mùi vị lạ của mắm cua mà món ăn này kén người ăn hơn rất nhiều so với các loại đồ ăn khác. Khi thưởng thức, du khách ăn kèm với các loại rau sống tươi ngon như xà lách, bắp chuối, giá đỗ, rau kinh giới, rau thơm, rau ngổ… Ảnh: Cooky, Wecheckinvn. Cơm lam gà nướng: Ở Gia Lai, món ăn này thường được ăn với gà nướng, thay vì muối vừng như ở vùng Tây Bắc. Cơm lam ở Gia Lai mang hương vị thơm ngọt, mùi nứa thiên nhiên thơm mát, ăn kèm với miếng gà nướng thơm giòn, tạo nét đặc trưng cuốn hút du khách khi đến đây. Ảnh: Uyeenphuong_uyen, It.thanhthao96. Theo Thu Phương/ Zing news

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก