Top 47+ bài viết khám phá gia lai đầy đủ và chi tiết nhất

  1. Du lịch Tây Nguyên khám phá Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk
  2. Bàu Cạn: Cung Đường Cao Tít| Hành trình khám phá Gia Lai
  3. Những địa điểm nhất định không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Gia Lai
  4. 6 điểm dừng chân trên hành trình khám phá Gia Lai
  5. 10 điểm dừng chân trên hành trình khám phá Gia Lai
  6. 79+ hình ảnh Gia Lai khám phá vùng Tây Nguyên đầy bí ẩn
  7. Review du lịch gia lai - kon tum khám phá tây nguyên đại ngàn
  8. Khám phá du lịch Gia Lai – Kon Tum 2N2Đ về một vùng đất “ngủ quên” tại Tây Nguyên
  9. Du lịch Gia Lai – Khám phá nơi cao nguyên đất đỏ lộng gió
  10. Khám Phá Vẻ Đẹp Quyến Rũ Biển Hồ Gia Lai
  11. Khám Phá Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh, Gia Lai
  12. Khám Phá Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Kon Chư Răng, Gia Lai
  13. Khám phá khu du lịch Xuân Thủy Gia Lai có gì thú vị?
  14. Du lịch Gia Lai khám phá phố núi Pleiku ăn phở khô hai tô
  15. Đến Gia Lai khám phá hồ trên núi
  16. Khám phá nhà máy thuỷ điện Ialy Gia Lai - điểm du lịch không thể bỏ lỡ
  17. Du lịch khám phá hồ Ayn Hạ thơ mộng tại Gia Lai
  18. Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của thác Lệ Kim Gia Lai
  19. Kinh nghiệm khám phá nhà thờ Pleichuet Gia Lai mới nhất 2022
  20. Khám phá nét hoang sơ của hồ Thác Bà Gia Lai
  21. Khám phá địa điểm du lịch Làng Plei Ốp Gia Lai
  22. Khám phá Hố trời Gia Lai - vùng Tây Sơn Thượng đạo
  23. Lưu lại ngay bí quyết khám phá Thủy Điện Ya Ly ở Gia Lai
  24. Khám phá bộ sưu tập gốm sứ cổ tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai
  25. Khám phá 14 địa điểm du lịch Gia Lai nổi tiếng và hấp dẫn nhất
  26. Khám phá đồi cỏ hồng Đăk Đoa Gia Lai và những điều bạn nên biết
  27. Những kinh nghiệm quý báu khám phá Công Viên Diên Hồng Gia Lai
  28. Khám phá tịnh xá Ngọc Như - chốn linh thiêng tại Gia Lai
  29. Khám phá Chư Đăng Ya - "củ gừng dai" nơi núi rừng Gia Lai
  30. Khám Phá Nét Hoang Sơ Thơ Mộng Nơi Núi Hàm Rồng Gia Lai
  31. Khám Phá Cánh Đồng Hoa Dong Riềng Bạt Ngàn Dưới Chân Núi Lửa Gia Lai
  32. Khám phá chùa Minh Thành - ngôi chùa nổi tiếng nhất Gia Lai
  33. Khám phá đồi thông Gia Lai - tọa độ check in cực lãng mạn
  34. Review lịch trình khám phá Buôn Ma Thuột, Gia Lai vô cùng chi tiết
  35. Khám phá đồi chè Bàu Cạn nức tiếng trăm năm hương trà cổ thụ của Gia Lai
  36. Khám phá thiên nhiên hoang dã ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh Gia Lai
  37. Khám Phá Ngay Top 10 Đặc Sản Gia Lai Nổi Tiếng Nhất
  38. Du lịch Gia Lai tháng 3 khám phá vẻ đẹp cao nguyên giữa sắc xuân tuyệt vời
  39. Lang thang Gia Lai khám phá 4 điểm hẹn không thể bỏ lỡ
  40. Kinh nghiệm du lịch Gia Lai không thể bỏ qua cho người đam mê khám phá
  41. Review du lịch Gia Lai - Kon Tum 4N3Đ khám phá Tây Nguyên đại ngàn
  42. Khám phá Chư Đăng Ya – ngọn núi lửa hùng vỹ đẹp ngỡ ngàng của phố núi Gia Lai
  43. Du lịch Gia Lai khám phá 9 ngọn thác đẹp đã đi là không muốn về
  44. Khám phá “suối đá tổ ong” độc đáo mới được phát hiện ở Gia Lai
  45. Khám Phá Những Địa Điểm Du Lịch Gia Lai Khiến Du Khách Điên Đảo
  46. Kinh nghiệm du lịch Gia Lai tự túc 2021 | Khám phá miền đất hứa
  47. Khám phá nhà rông lớn nhất Tây Nguyên tại Gia Lai

Đá Voi Yang-tao Tháp Chàm Yang Rong Hồ Tà Đùng Cầu treo Kon Klor Chùa Minh Thành Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk (Tây Nguyên) – vùng đất của núi, của rừng, của những bản trường ca bất tận, nơi sản sinh ra những vị anh hùng đã đi vào huyền thoại. Du lịch Tây Nguyên không chỉ hấp dẫn du khách bởi những thác nước tuyệt đẹp, những công trình kiến trúc độc đáo mà còn thu hút những khu du lịch sinh thái đa dạng. Đá Voi Yang-tao Nằm trên địa bàn xã Yang-tao huyện Lắk, điểm du lịch Tây Nguyên đá Voi Yang-tao hiện lên sừng sững giữa núi rừng, mang trong mình những truyền thuyết ly kỳ, bí ẩn. Cặp đá voi này là hai hòn đá nguyên khối có kích thước lớn, hình thù giống con voi đang nằm nên được người dân quanh vùng gọi là đá Voi Cha và đá Voi Mẹ. Cho đến ngày nay trên mình hòn đá vẫn còn nhiều dấu tích được cho là dấu chân của con người và con vật từ xưa để lại. Tháp Chàm Yang Rong Địa điểm du lịch Đắk Lắk – Yang Rong là một trong những công trình cổ còn sót lại của người Chăm Pa cổ tại vùng đất Tây Nguyên, còn có tên gọi khác là tháp Chàm Rừng Xanh. Nằm ở giữa nơi núi rừng hoang sơ tháp Yang Prong là ngôi tháp Chàm duy nhất không được xây dựng trên những ngọn đồi cao, không bóng cây như những ngọn tháp khác mà lại nằm chìm lấp dưới những tán cổ thụ của rừng già Ea Súp và bên dong sông Ea H’leo và cũng là ngọn tháp duy nhất được tìm thấy trên Tây Nguyên. Sở hữu những nét cổ kính và hoang sơ, tháp Chàm Yang Rong trở thành 1 di tích văn hóa với những ý nghĩa lớn về mặt văn hóa, tinh thần. Được biết ngôi tháp này thờ thần Siva, vị thần vĩ đại theo quan niệm của người Chăm Pa xưa. Hồ Tà Đùng Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng được ví như “Nàng tiên đang ngủ” ở phía Tây Nam của Đắk Nông. Những đỉnh đồi núi nổi lên trên mặt hồ đã tạo thành cảnh đẹp thiên nhiên hết sức kỳ thú. Giữa hàng ngàn ha mặt nước trong xanh, phẳng lặng, 36 đảo lớn nhỏ nổi lên, nhìn trên cao hồ Tà Đùng Đắk Nông giống như “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” giữa cao nguyên. Nơi đây có nhiều cảnh đẹp như: đỉnh Tà Đùng cao 1.982m so với mực nước biển, các thác nước cao hàng chục mét nằm sâu trong những cánh rừng nguyên sinh… và những nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số. Cầu treo Kon Klor Địa điểm du lịch Tây Nguyên cầu treo Kon Klor chính là niềm tự hào của người dân Kon ...

Thật ra thì khi đi Gia Lai, các bạn không cần phải đến đây mới có thể nhìn thấy được những cung đường cao tít như thế này. Khi đi quanh Tp. Pleiku bạn cũng sẽ bắt gặp những con dốc cao tương tự như thế, nhìn trên ảnh ảo vậy thôi chứ đi bên ngoài không có gì đáng sợ cả. Cùng Thắng Cảnh Việt Nam khám phá địa điểm này nhé Lý do tụi mình tìm đến đây bởi xe lưu thông không quá nhiều, khung cảnh nhiều cây cối và hoang sơ hơn; chính vì vậy mà cả team đã quyết định lặn lội phi hơn 20km để tới đây rồi checkin. Từ Tp. Pleiku các bạn có thể search google maps từ khoá ‘’Bàu Cạn’’ rồi đi theo chỉ dẫn, đến đây có vài con dốc tương tự như này, bạn thích chỗ nào thì chụp chỗ ấy thôi. Nói xe lưu thông không nhiều không có nghĩa là không có xe, các bạn nhớ quan sát trước sau khi chụp ảnh nhé. Thật sự nhìn mấy cung đường như thế này rất là thích, chạy qua cung đường này còn phê nữa, sáng sớm chạy sang đây thì cực kỳ mát, phê còn hơn cả Yomost. Ở Bàu Cạn cũng có điện gió, nhưng mà trước đó thì tụi mình đã đến chơi ở điện gió Đắk Đoa rồi nên không chụp điện gió ở nơi này nữa. Khung cảnh ở Gia Lai chỗ nào cũng đẹp hết, cứ đi trên đường thấy chỗ nào đẹp là dừng. Noted địa điểm này lại để sau này có đi Gia Lai thì đến để chiêm ngưỡng những cung đường như thế này nhé. Bài viết và hình ảnh từ Blog Của Rọt

1. Hoa muồng Vàng – Tây Hồ Bàu Cạn (tháng 10-11 hoa nở rộ) 2. Đồi chè Bàu Cạn 3. Chùa Minh Thành 4. Núi lửa Chư Đăng Ya 5. Biển Hồ Pleiku 6. Đập thủy điện Yaly 7. Thác Phú Cường Ngoài Đà Lạt hay Buôn Ma Thuột thì “đất nước Gia Lai” cũng có nhiều điểm đến vô cùng hấp dẫn đó. Tham khảo 15 điểm sống ảo thần sầu dưới đây cho chuyến đi sắp tới nhé! 1. Hoa muồng Vàng – Tây Hồ Bàu Cạn (tháng 10-11 hoa nở rộ) Vào những tháng đầu đông bạn nhất định không thể bỏ lỡ check-in cùng mùa hoa muồng bung nở rực rỡ. Hơn thế, cây muồng thường mọc xen kẽ với các đồn điền chè ở Gia Lai tạo nên khung cảnh “hoa vàng trên đồi chè xanh” cực kì đẹp mắt. 2. Đồi chè Bàu Cạn Đồi chè Bàu Cạn thuộc xã Bàu Cạn, huyện Chư Prong, Gia Lai, Thái Nguyên. Được biết đồi chè này có tuổi thọ lên tới gần trăm tuổi và là điểm đến thu hút đông đảo du khách đến check-in mỗi ngày. Ảnh: @hoamieo Ảnh: @khuatgiaminh 3. Chùa Minh Thành Cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2km, chùa Minh Thành nổi bật với quần thể kiến trúc độc đáo và nét đẹp cổ kính, an yên làm nao lòng du khách. Ảnh: @adriananhtuan 4. Núi lửa Chư Đăng Ya Là ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu, núi lửa Chư Đăng Ya với miệng núi hình phễu độc đáo nằm ẩn mình giữa rừng xanh, đại ngàn hùng vĩ, xung quanh được bao bọc bởi những nương ngô, nương chè,… của người địa phương, càng tô điểm cho không gian thêm xanh mướt, mộc mạc nhưng vô cùng quyến rũ của vùng đất này. Ảnh: @mymie96 5. Biển Hồ Pleiku Còn được nhiều người ưu ái gọi với cái tên “đôi mắt Pleiku”, mặt biển hồ rộng mênh mông với làn nước trong vắt khiến không gian thêm thơ mộng. Hơn thế, nơi đây còn được nhiều bạn trẻ Gia Lai chọn làm điểm đến cho những buổi cắm trại, picnic,… cũng như background lý tưởng gom về nhiều thước ảnh triệu like Ảnh: @minhhang2206 Ảnh: @ribisachi 6. Đập thủy điện Yaly Nằm giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, nhà máy thuỷ điện Yaly nằm bên dòng sông Sê San thuộc tỉnh Gia Lai. Nơi đây khi lên hình cũng “rất gì và này nọ” với cánh rừng bạt ngàn, dòng nước cuồn cuộn mạnh mẽ, “bonus” thêm những mỏm đá to càng tô điểm thêm nét hoang sơ của điểm tham quan này. Ảnh: @k.h.i.n Ảnh: @ponyratvui 7. Thác Phú Cường Ảnh: @im.lucass Ảnh: @k.h.i.n Nguồn: Nguyễn Thị Thán Uy / group Việt Nam Ơi

Người yêu thiên nhiên có thể tìm đến đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai, hoặc ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ của hồ T’Nưng. Và mùa hè là thời điểm thích hợp nhất để các bạn trải nghiệm đến vùng đất Tây nguyên nhé.      Đồi chè ở Biển Hồ Ảnh: Vietravel Đồi chè được trồng từ những năm 1920 ở huyện Chư Pah, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 13 km. Do nằm ở phía bờ bắc của Biển Hồ (hồ T’Nưng), nơi này còn được biết đến với tên gọi Biển Hồ Chè. Đây là đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai. Theo con đường đất đỏ dẫn vào, bạn có thể ngửi thấy mùi lá chè thoang thoảng trong gió. Thời gian thích hợp để ghé thăm nơi này là sáng sớm, khi sương mai còn đọng trên cây cỏ dưới ánh bình minh. Con đường Hàn Quốc Ảnh: Helino Đây là một trong những điểm check-in nổi tiếng nhất của du lịch Gia Lai, cách trung tâm Pleiku khoảng 10 km, nằm trong Biển Hồ Chè. Nhờ khung cảnh xanh mướt của hai hàng cây lá kim giống bối cảnh nhiều bộ phim Hàn Quốc, con đường này hấp dẫn những người yêu thích chụp ảnh. Sáng sớm là lúc bạn có thể bắt gặp hình ảnh sương phủ mờ ảo ở con đường. Hồ T’Nưng Ảnh: ST Cách Biển Hồ Chè chừng 2 km, hồ T’Nưng còn được gọi là Biển Hồ, là cái tên quen thuộc của người dân Gia Lai. Đây là hồ nước ngọt nằm ở phía tây bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Hồ này nằm trên cao nguyên địa hình bằng phẳng. Bạn đừng quên ghé một ngọn tháp để quan sát hồ từ trên cao. Chùa Minh Thành Ảnh: hoahoctro.vn Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1964, mang dáng dấp kiến trúc Nhật Bản, có chánh điện cao 16 m, trần nhà làm bằng gỗ pơ-mu. Trước mặt chánh điện là tượng đá 18 vị La Hán. Ghé nơi này, bạn đừng quên đến thăm tượng đức Phật A Di Đà cao 7,5 m, nặng 40 tấn được đặt giữa một hồ nước có hàng liễu bao quanh. Chư Đăng Ya Ảnh: @hai.candie Núi lửa Chư Đăng Ya cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 30 km về hướng đông bắc. Ngọn núi lửa đã ngủ yên hàng triệu năm này còn thu hút đông đảo người yêu thích thiên nhiên bởi nét hoang sơ của rừng núi. Mỗi mùa, nơi đây lại mang một vẻ đẹp riêng, nhưng những cánh hoa dã quỳ vào tháng 10 vẫn là điều níu chân khách đến đây nhiều nhất. Thác Phú Cường Ảnh: @pvkhu1311 Thác thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê. Từ xa, bạn đã được chiêm ngưỡng dòng thác chảy hùng vĩ như một dải lụa khổng lồ ...

Người yêu thiên nhiên có thể tìm đến đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai, hoặc ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ của hồ T’Nưng. 10 điểm dừng chân trên hành trình du lịch Gia Lai Đồi chè ở Biển Hồ: Đồi chè được trồng từ những năm 1920 ở huyện Chư Pah, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 13 km. Do nằm ở phía bờ bắc của Biển Hồ (hồ T’Nưng), nơi này còn được biết đến với tên gọi Biển Hồ Chè. Đây là đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai. Theo con đường đất đỏ dẫn vào, bạn có thể ngửi thấy mùi lá chè thoang thoảng trong gió. Thời gian thích hợp để ghé thăm nơi này là sáng sớm, khi sương mai còn đọng trên cây cỏ dưới ánh bình minh. “Con đường Hàn Quốc”: Đây là một trong những điểm check-in nổi tiếng nhất của du lịch Gia Lai, cách trung tâm Pleiku khoảng 10 km, nằm trong Biển Hồ Chè. Nhờ khung cảnh xanh mướt của hai hàng cây lá kim giống bối cảnh nhiều bộ phim Hàn Quốc, con đường này hấp dẫn những người yêu thích chụp ảnh. Sáng sớm là lúc bạn có thể bắt gặp hình ảnh sương phủ mờ ảo ở con đường. Hồ T’Nưng: Cách Biển Hồ Chè chừng 2 km, hồ T’Nưng còn được gọi là Biển Hồ, là cái tên quen thuộc của người dân Gia Lai. Đây là hồ nước ngọt nằm ở phía tây bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Hồ này nằm trên cao nguyên địa hình bằng phẳng. Bạn đừng quên ghé một ngọn tháp để quan sát hồ từ trên cao. Bảo tàng Gia Lai: Du lịch Gia Lai, đây là nơi bạn có thể tìm hiểu lịch sử văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Bảo tàng Gia Lai nằm ngay bên quảng trường Đại Đoàn Kết, trung tâm thành phố Pleiku. Không gian bảo tàng chia làm 6 phòng trưng bày gần 7.000 hiện vật gốc các loại. Nhiều hiện vật có niên đại hàng triệu năm, nổi bật là các mẫu gỗ hóa thạch. Nhà thờ phong cách nhà rông: Nhà thờ Pleichuet nằm trên đường Trương Định, phường Thắng Lợi, trung tâm thành phố Pleiku. Mang dáng dấp nhà rông, nhà thờ không chỉ là nơi sinh hoạt của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan với du khách. Nhà thờ lớn gấp 5 lần so với nhà rông thông thường. Công trình có mái dốc và được dựng trên những cây cột to. Du khách có thể đến đây vào bất cứ thời điểm nào trong ngày để tham quan và chụp ảnh. Nhà lao Pleiku: Nhà lao được người Pháp xây dựng năm 1925 trên một đồi cao ở đường Yết Kiêu, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku. Diện tích ...

Gia Lai là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam, giáp ranh với các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Phú Yên và Bình Định. Tỉnh Gia Lai có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên cao nguyên đá Tây Nguyên, nơi có khí hậu mát mẻ, mưa nhiều và khí hậu ôn đới. Gia Lai được biết đến với nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng, đặc biệt là những vùng đất cao nguyên hùng vĩ, cùng với các di sản văn hóa, kiến trúc độc đáo của người dân Tây Nguyên. Du khách có thể tham quan các địa điểm lịch sử và văn hóa như cổng trời Kon Chư Răng, di tích Chư Mom Ray, đền Bà Chúa Kho, nhà thờ cổ Gia Long và nhiều lăng mộ đá cổ kính. Ngoài ra, du khách còn có thể tìm hiểu về văn hóa và phong tục tập quán của người dân Tây Nguyên thông qua các chương trình trình diễn văn hóa đặc sắc tại làng Plei Châu. Và cùng chúng mình tìm hiểu về hình ảnh Gia Lai con người mới nhất Hình ảnh Gia Lai đẹp Hình ảnh Gia Lai đường mộng mơ Hình ảnh Gia Lai thác nước Hình ảnh Gia Lai mới Hình ảnh Gia Lai hồ Hình ảnh Gia Lai sông Hình ảnh Gia Lai đẹp mê hồn Hình ảnh Gia Lai hồ rộng Hình ảnh Gia Lai mới nhất Hình ảnh Gia Lai đẹp nhất Hình ảnh Gia Lai ruộng nương Hình ảnh Gia Lai ruộng lúa Hình ảnh Gia Lai mờ sương Hình ảnh Gia Lai cánh đồng Hình ảnh Gia Lai rừng cây Hình ảnh Gia Lai về đêm Hình ảnh Gia Lai từ xa Hình ảnh Gia Lai hàng cây Hình ảnh Gia Lai vòng xoay Hình ảnh Gia Lai con đường Hình ảnh Gia Lai đường xá khang trang Với những hình ảnh đa dạng và phong phú, Gia Lai là một điểm đến thú vị cho du khách muốn khám phá văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của vùng Tây Nguyên với những hình ảnh Gia Lai bạn có thể tham khảo và lấy về làm tài liệu nhé.

Review du lịch Gia Lai – Kon Tum – cách di chuyển, lưu trú, phương tiện đi lại Cách di chuyển đến Gia Lai Review Du Lịch Gia Lai – Kon Tum Khám Phá Tây Nguyên Đại Ngàn Review du lịch Gia Lai – Lịch trình tour Tây Nguyên trong 5 ngày 4 đêm Review du lịch Gia Lai – Điểm hấp dẫn của lịch trình Tour Review các điểm check in du lịch Gia Lai – Kon Tum Review du lịch Gia Lai Kon Tum – Các điểm checkin tại Gia Lai Review du lịch Gia Lai Kon Tum – Các điểm checkin tại Kon Tum Review du lịch Gia Lai – Kon Tum – Nét đặc sắc về ẩm thực Tạm kết Trong cảm nhận của tất cả các du khách đã một lần đến với Gia Lai – Kon Tum, Nơi đây không chỉ có cảnh đẹp thiên nhiên đặc sắc mà vẻ đẹp của con người nơi đây cũng để lại nhiều ấn tượng đẹp. Người Gia Lai cực kỳ thân thiện và mến khách, có nhiều người đến từ miền xuôi đi cư lên đây sinh sống và làm ăn buôn bán, vì yêu quý mảnh đất nơi đây nên cũng găn bó từ rất lâu. Khí hậu của Gia Lai một ngày có bốn mùa, có lẽ vì thế nên trời trong xanh hơn, khi chụp ảnh hay quay video cũng đẹp hơn rất nhiều. Review du lịch Gia Lai – Kon Tum – cách di chuyển, lưu trú, phương tiện đi lại Cách di chuyển đến Gia Lai Thông thường, các chuyến bay đi Pleiku sẽ dao động khoảng 4 hôm sẽ có 1 chuyến. Với khung thời gian vậy khá phù hợp để du hí ở Pleiku và dạt sang các điểm lân cận. Theo kinh nghiệm du lịch Gia Lai, bạn có thể sắp xếp lịch trình để kết hợp đi các điểm đến gần đó như Kon Tum (cách 49 km), Buôn Ma Thuột (cách 160 km), Quy Nhơn (170 km)… Review Du Lịch Gia Lai – Kon Tum Khám Phá Tây Nguyên Đại Ngàn Review du lịch Gia Lai – Lịch trình tour Tây Nguyên trong 5 ngày 4 đêm Lịch trình du lịch Gia Lai trong 5 ngày 4 đêm với các điểm đến như sau: – NGÀY 1: HÀ NỘI/HẢI PHÒNG/HCM – KHÁM PHÁ GIA LAI “PHỐ NÚI” – NGÀY 2: MĂNG ĐEN “Đà Lạt thứ 2”– KONTUM – THỦY ĐIỆN YALY – NGÀY 3:  CHIA TAY ĐÔI MẮT PLEIKU – ĐĂK LĂK – KHÁM PHÁ HỒ LĂK – NGÀY 4: THÁC DRAY NUR HÙNG VĨ – KDL BUÔN ĐÔN – NGÀY 5 KHÁM PHÁ BUÔN MÊ THUỘT – HỒ LĂK – TIỄN ĐOÀN Review du lịch Gia Lai – Điểm hấp dẫn của lịch trình Tour – Tham quan thành phố Buôn Mê Thuột: Thủ phủ của Café Việt Nam với Buôn Đôn, Buôn Jun, Hồ Lak, Làng Café Trung Nguyên, Thác Dray Nur. – Điểm Check in tại Pleiku đẹp : Nơi những mái ...

Du lịch Gia Lai – Kon Tum 2N2Đ có gì chơi? Ăn gì khi du lịch Gia Lai – Kon Tum 2N2Đ? Chi phí du lịch Gia Lai – Kon Tum 2N2Đ của mình cho mọi người tham khảo Để khám phá một miền đất vừa hoang sơ, hùng vĩ vừa trù phú mà nhộn nhịp, mình đã bắt đầu chuyến du lịch Gia Lai – Kon Tum 2N2Đ để ghé thăm cuộc sống và con người nơi đây, tận mắt ngắm nhìn thế giới và trải nghiệm được rất nhiều điều thú vị. Cùng bắt đầu hành trình khám phá du lịch Gia Lai – Kon Tum 2N2Đ với mình nhé. Du lịch Gia Lai – Kon Tum 2N2Đ có gì chơi? Biển hồ Pleiku: không cần nhắc nhiều nữa, đây là điểm signature của Gia Lai luôn rồi, nhất định phải ghé nhé. Biển Hồ lúc nào cũng đẹp Núi lửa Chư Đăng Ya: mọi người dành nguyên ngày để trekking cũng được ấy, khoảnh khắc leo lên đỉnh núi và ngắm nhìn thành quả của chính mình thì thực sự là xứng đáng. Hàng thông trăm tuổi trên đường đi núi lửa Chư Đang Ya Núi lửa Chư Đang Ya Nhà rông Kon Klor – Cầu treo Kon Klor: cầu treo là điểm check in thú vị bởi màu cam cực nổi bật in bóng dưới dòng Đăk Bla. Nhà rông là điểm cách cầu treo không xa có kiến trúc xây dựng độc đáo với mái nhà cao ngút trời. Nhà Rông Văn Hoá Kon Klor Nhà thờ gỗ Kon Tum: điểm này gây ấn tượng với mình bởi kiến trúc thô sơ do được xây dựng bằng gỗ và các bức tường tại đây được xây từ đất trộn cơm. Nhà Thờ Gỗ – Kon Tum Tòa giám ngục Kon Tum: công trình này là sự kết hợp của kiến trúc phương Tây có kết hợp với kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống. Chùa Minh Thành: mình tới đây để dâng hương và vãn cảnh luôn, chùa ở đây có không gian gần giống với các ngôi chùa tại Nhật Bản. Ăn gì khi du lịch Gia Lai – Kon Tum 2N2Đ? Chợ đêm Pleiku: đây là một thiên đường ăn uống ở Pleiku khá khác với chợ đêm Đà Lạt nhưng có rất nhiều đồ ăn ngon. Cafe Eva – Kon Tum: lên đây mà không uống cafe thì thật là thiếu xót, cafe thơm mà uống thì say lắm ạ. Mì Quảng Gia Lai: ăn rất lạ miệng, khác hẳn mì Quảng Hội An nhé mọi người. Chi phí du lịch Gia Lai – Kon Tum 2N2Đ của mình cho mọi người tham khảo Khám pha du lịch Gia Lai – Kon Tum Vé máy bay khứ hồi mình book qua Traveloka 1tr9/ người. Hàng thông trăm tuổi Homestay mình book ở Paksong Farmstay nằm ở gần trung tâm giá 720k/ phòng/ đêm. Tiền ăn uống 2 khi du lịch ...

Du lịch Gia Lai Gia Lai ở đâu? Đi du lịch Gia Lai mùa nào đẹp? Thời tiết Gia Lai 3 ngày tới Di chuyển bằng phương tiện gì? Các địa điểm du lịch Gia Lai  Hồ T’Nưng Biển Hồ Chè Chùa Minh Thành Nhà máy thủy điện Ialy Quảng trường Đại Đoàn Kết Hố Trời Núi lửa Chư Đăng Ya Vườn quốc gia Kon Ka Kinh Thác Xung Khoeng Nhà tù Pleiku Ăn gì khi đi du lịch Gia Lai? Phở khô Gia Lai Bún mắm cua Măng chua rừng Lẩu lá rừng Đi Gia Lai ở đâu? Khách sạn Tre Xanh Gia Lai Khách sạn Ngọc Sê Khách sạn Thiên Đường Xanh Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Du lịch Gia Lai Gia Lai mùa hoa muồng. Ảnh: Tào Quang Thông Gia Lai ở đâu? Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên, Việt Nam. Để rõ hơn về vị trí địa lý của Gia Lai các bạn có thể xem bản đồ Gia Lai dưới đây. Đi du lịch Gia Lai mùa nào đẹp? Bạn có thể đến Gia Lai vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên thời điểm cuối năm vào khoảng tháng 11-12 là khoảng thời gian phù hợp hơn cả. Lúc này mùa lúa chín vàng trên các nương đồi, hoa dã quỳ, hoa dại nở rực rỡ khắp các nẻo đường. Đây cũng là khoảng thời gian mà người dân tộc sinh sống tại Gia Lai tổ chức các lễ hội truyền thống đặc sắc như: Lễ mừng lúa mới, liên hoan cồng chiêng, lễ hội đâm trâu,… Ảnh: Hồng Ngân Ngoài ra, cuối tháng 2 đầu 3 là mùa hoa cà phê nở trắng vùng đất Tây Nguyên, rất phù hợp với những bạn trẻ thích check-in và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên. Thời tiết Gia Lai 3 ngày tới Để chuyến hành trình khám phá vùng đất Tây Nguyên được thuận lợi, lời khuyên cho bạn là nên xem thời tiết Gia Lai 3 ngày tới, từ đó có những chuẩn bị cho thích hợp. Di chuyển bằng phương tiện gì? Hiện tại Gia Lai có sân bay Pleiku nên những bạn ở Hà Nội, Đà Nẵng hay Sài Gòn có thể book chuyến bay trực tiếp đến sân bay Pleiku, Gia Lai. Ngoài máy bay, thì có thể đến Gia Lai bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy nếu xuất phát từ Sài Gòn hay các tỉnh lân cận. Nếu đi xe khách từ TPHCM đến Gia Lai, du khách có thể đến bến xe Miền Đông để bắt xe chạy chuyến TPHCM – Gia Lai. Đến Gia Lai có rất nhiều phương tiện để bạn lựa chọn để di chuyển đến các địa điểm tham quan du lịch như: xe bus, taxi, xe ôm,… Các địa điểm du lịch Gia Lai  Hồ T’Nưng Ảnh: Đỗ Văn Hồ T’Nưng hay còn gọi là Biển Hồ, nổi tiếng ...

Biển Hồ Gia Lai (hồ Tơ Nưng), thường được gọi là biển hồ Pleiku. Xưa còn có tên gọi là hồ Tà Hương, do hồ luôn phảng phất mùi hương kỳ diệu của bông hoa rừng hoà lẫn với mùi thơm của hoa cà phê ngào ngạt vào mùa xuân, có thể làm ngây ngất những người nhàn du quanh quẩn. Biển Hồ Gia Lai là dấu tích của miệng núi lửa lớn được kể là tiêu biểu hàng đầu ở Tây Nguyên, đã từng hoạt động cách nay hàng triệu năm, từng làm kinh ngạc nhiều du khách nước ngoài tới du ngoạn từ 15 năm trước. Hồ có độ sâu từ 20 đến 40m, nước trong veo, nhiều nơi người ta thấy rõ các loại cá nhởn nhơ bơi lội tung tăng dưới đáy. Nhiều chổ sâu nguy hiểm bạn cần cẩn thận khi đi du lich ở đây. Biển hồ Pleiku này là vựa cá cung ứng cho thành phố Pleiku nguồn thực phẩm dinh dưỡng quan trọng với số lượng hàng trăm tấn cá mỗi năm. Dáng hồ rất mỹ miều, thơ mộng trữ tình với hình bầu dục, hồ Tơ Nưng có diện tích 230 ha. Cảnh quang xung quanh thật gợi nhìn. Những cánh rừng xanh bạt ngàn và các ngọn đồi chập chùng bao phủ xung quanh. Biển hồ Tơ Nưng được ví như ngọc trân châu của Pleiku và Tây Nguyên, luôn thu hút du khách từ xa tới du ngoạn cảnh. Với một số du khách có thắc mắc về biển hồ ở đâu ? làm cách nào để đi đến Biển Hồ Gia Lai,… Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn thông tin hữu ích trên. Biển Hồ Pleiku nằm ở xã Biển Hồ,tp Pleiku, tỉnh Gia Lai. Với những khách du lịch phương xa, cách tốt nhất là đến gia lai bằng máy bay rồi tiếp tục đi xe máy hoặc ô tô đến Biển Hồ. Tuy hành trình phức tạp và di chuyển qua nhiều điểm nhưng có lẽ sẽ mang lại cho du khách những ấn tượng khó quên về phong cảnh Biển Hồ. Vẻ Đẹp Tuyệt Mỹ Biển Hồ Gia Lai. Khi du khách du lịch Gia Lai, Hồ Tơ Nưng là địa điểm thăm quan không thể thiếu. Bạn sẽ dể dàng nhận thấy khung cảnh thơ mộng nơi Biển Hồ, một khoảng không gian bao la, cảnh sắc xung quanh, một màu xanh biếc tuyệt với khiến không ít trái tim cảm thấy xao xuyến với hành trình du lịch biển hồ Pleiku này. Với nhiều du khách thăm quan biển hồ, vẻ đẹp của nơi đây luôn mang lại sự nhớ nhung níu giữ chân du khách nhiều nơi, một cảm giác thư thái khi bạn ngồi thuyền lướt qua mặt hồ êm ả, cảm giác thư giãn giữa hồ nước phẳng lặng mênh mông, tất cả sẽ là giây phút đáng nhớ nhất với nhiều người muốn tìm ...

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có một bầu không khí trong lành, nhiều cảnh đẹp là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, phù hợp cho du khách ở nhiều nơi về đây nghỉ dưỡng và nghiêm cứu nhiều loài sinh vật quý hiếm. Kon Ka Kinh có diện tích 41.780ha, nằm về phía đông bắc tỉnh Gia Lai, cách tp Pleiku 50km. Để đi đến vườn quốc gia Kon Ka Kinh, bạn có thể theo hướng dẫn sau: Từ tp Pleiku đến vườn quốc gia Kon Ka Kinh: Cách 1: Dùng xe máy chạy theo quốc lộ 19 đến bưu điện huyện Mang Yang, tiếp tục hỏi đường đến xã Ayun, nơi đặt trụ sở ban quản lý vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Cách 2: Bạn có thể đón xe bus Đức Long chạy tuyến Pleiku – An Khê, tiếp đến Mang Yang bạn xuống rồi tiếp tục hỏi người dân đường đi xã Ayun hoặc đi xe ôm theo giá thoả thuận (cách 20km) Cách 3: Đơn giản nhất là bạn đi theo đoàn, liên hệ với ban quản lý vườn quốc gia để có xe đưa đón tại tp Pleku. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh hiện là điểm du lịch hấp dẫn của người dân. Điểm nhấn để tạo nên sự cuốn hút này là khu vực này có nguồn tài nguyên rừng nguyên sinh phong phú, địa hình độc đáo, Kon Ka Kinh là 1 trong 4 vườn quốc gia được công nhận là di sản văn hoá Asean, đây là nơi duy nhất Việt Nam có kiểu rừng hỗn giao khoảng 2000ha, bao gồm nhiều câu lá rộng, lá kim. Bên cạnh đó nhiều gỗ quý hiếm như pơ mu, trắc, chò dãi, kim giao… Hệ thống động thực vật tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh theo thống kê chưa đầy đủ, nơi đây tồn tại 652 loài thực vật (110 loài có thể dùng làm dược liệu), 42 loài thú, 160 loài chim, 51 loài bò sát, ếch nhái và gần 210 loài bướm. Nơi đây tồn tại nhiều loài thú quý hiếm đang nằm trong sách đỏ như: loài Vooc chà vá châm xám là một trong những loài linh trưởng đẹp nhất trên thế giới. Chính vì sự đa dạng về hệ động thực vật rừng, vườn quốc gia Kon Ka Kinh đã lôi cuốn nhiều nhà khoa học, khách du lịch đến tìm hiểu hệ thống sông, suối, thác, đặc biệt là ngọn thác: Đăk Pooc, Đăk Ko Bưng,… với độ cao 1.748m, đỉnh Kon Ka Kinh được xếp vị trí cao nhất ở Gia Lai, quanh năm có sương mù bao phủ, tạo nên sức hấp dẫn nhiều phượt thủ muốn chinh phục đỉnh núi này. Khi đặt chân lên vùng đất kon Ka Kinh, du khách sẽc có những giây phút thảnh thơi, nghỉ dưỡng, giữa cảnh thiên nhiên hoang sơ, được tìm hiểu những nét văn hoá, đặc sắc của nhiều dân tộc anh ...

Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thuộc xã Sơn Lang, huyện K’Bang, có diện tích 15.900ha. Khu vực có hệ sinh thái chuyển tiếp giữa vùng đông và tây của dãy trường Sơn nên hệ thống thực vật phong phú, có nhiều dòng thác đẹp, và là đầu nguồn sông côn hấp dẫn du khách. Ở phía bắc tỉnh Gia Lai, một phần dân cư ở đây là Ba Na (chữ Kon trong tên gọi là làng theo tiếng dân tộc này), chủ yếu sống đông đúc ở tỉnh Kon Tum, mặc dù lãnh thổ Gia Lai là phần đất được coi là lãnh địa từ xưa của người Gia Rai (trước kia cũng viết là Djarai hoặc Jarai, cũng như Ba Na đã từng phiên âm là Bahnar theo tiếng Pháp). Kon Chư Răng là khu rừng cấm có nhiều tiềm năng ẩn chứa nhiều nguồn lợi phong phú. Cả tỉnh Gia Lai có có 1,6 triệu hecta rừng nguyên sinh, có khá nhiều gỗ và động vật quý hiếm. Nơi nào cũng có thảm rừng nhiều gỗ quý rộng và còn nguyên sơ. Khu bảo tồn Kon Chư Răng, được đánh giá là có sự ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên rừng nhiệt đới, nhiều cảnh quan đẹp hoang sơ, sông suối, ghền thác là điều kiện để tổ chức doàn tour du lịch sinh thái cho du khách thích phiêu lưu, mạo hiểm, thăm thú núi rừng, chim muôn, cảnh đẹp hùng vĩ. Khi đến Kon Chư Răng, điểm khởi đầu là doanh trại kiểm lâm du khách tiếp tục đi ô tô khoảng 6 km, đến một lối rẽ đi bộ 15 phút sẽ đến dòng thác 3 tầng tuyệt đẹp, bạn có thể thoả sức chụp ảnh lưu niệm ở đây. Khi du lịch, bạn nên chuẩn bị đầy đủ hành trang cần thiết, Kon Chư Răng có dòng suối rộng 10m, dưới là hồ nước được trải bằng nhiều hòn đá do thiên nhiên tạo ra trông rất mắt mắt, bạn có thể lội qua dòng suối này, vượt qua dòng nước ta sẽ cảm nhận được sự trong lành và mát mẻ của thiên nhiên tạo cho bước chân vững vàng hơn để tiếp tục hành trình về phía trước. Lên đến đỉnh cao, trước mắt đó là một cánh rừng nguyên sinh vô tận.Từ đây đoàn khách từ từ rảo bước để trải nghiệm cảnh vật do thiên nhiên ban tặng, với những loại cây cổ thụ, phong lan thuộc dòng quí hiếm dành cho những người ham mê nghiên cứu thực vật; nhiều loài ong bướm, côn trùng, bò sát đặc chủng dành cho những người ham mê động vật. Tiếp Theo lối đường mòn trên cánh rừng già dài hơn hai cây số đó là thác 50 vẫn miệt mài chảy, nước trắng xóa quanh năm, hơi nước lan tỏa khắp cả một vùng tạo nên cầu vồng 7 sắc giữa đại ngàn tạo ra một không ...

Tìm hiểu về khu du lịch sinh thái Xuân Thủy Gia Lai Khu du lịch Xuân Thủy Gia Lai ở đâu? Những điểm thú vị tại khu du lịch sinh thái Xuân Thủy Trải nghiệm công viên nước Khám phá quần thể tượng Phật Quan Âm Khu vui chơi liên hoàn cho khách tham quan Thưởng thức cà phê Tây Nguyên Khu du lịch Xuân Thủy Gia Lai là một điểm mới mở ra trong năm 2021 tuy nhiên đã thu hút nhiều người quan tâm, yêu thích thông qua các quan cảnh thiên nhiên đẹp măt, cụm trò chơi thú vị và trải nghiệm thư giãn. Là nơi thích hợp để nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí cho khách du lịch gần xa. Tìm hiểu về khu du lịch sinh thái Xuân Thủy Gia Lai Khu du lịch Xuân Thủy Gia Lai là một khu du lịch sinh thái được tích hợp đa dạng các loại hình nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao cho du khách đến đây tham quan trải nghiệm. Địa điểm này mới được khai trương vào ngày 21/03/21 và đã đi vào hoạt động được gần 1 năm. Xem thêm Với diện tích rộng lên đến 44ha có cả khu vực tham quan khám phá ngoài trời và cả trong nhà nên đáp ứng được mọi nhu cầu của khách tham quan. Hiện tại số lượng khách tham quan ở khu du lịch mỗi ngày sẽ có khoảng hơn 150 khách, vào cuối tuần thì sẽ tăng lên cao hơn. Nhưng phần lớn vẫn là khách trong thành phố, ít có khách du lịch ngoài vì vấn đề dịch bệnh. Địa điểm tham quan du lịch này đã góp phần giúp cung cấp cơ hội việc làm đến nhiều người dân trong khu vực tỉnh, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy phát triển ngành du lịch tại Gia Lai. Vậy khu du lịch Xuân Thủy Gia Lai nằm ở địa chỉ nào? Có thể đi đến tham quan bằng phương tiện gì? Khu du lịch Xuân Thủy Gia Lai ở đâu? Khu du lịch Xuân Thủy Gia Lai nằm ở đường Lý Thái Tổ, Thống Nhất, Thành phố Pleiku, Gia Lai. Nơi đây cách trung tâm thành phố chỉ 4.9km nên bạn hoàn toàn có thể đi đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, xe taxi, xe ôm,.. Thời gian hoạt động của khu du lịch hiện trong dịch sẽ là từ 7:00 – 17:00 Giá vé vào tham quan: 15.000đ/ vé/ người (Vé này chưa bao gồm các phí tham gia trò chơi, phụ phí phát sinh khác) Thời gian thích hợp để du khách đến tham quan, chụp hình check-in đẹp nhất chính là từ khoảng 7g – 9g sáng hay tầm 15g – 17g chiều. Vì lúc này trời khá mát mẻ, buổi chiều tầm này có thể ngắm được hoàng hôn rất đẹp. Khu du lịch Xuân Thủy Gia Lai ở đâu ...

Phở khô Gia Lai hay còn gọi là phở khô hai tô Điều thú vị hai tô phở Hương vị của phở khô Gia Lai Phố núi Pleiku chìm trong sương sớm Đến du lịch phố núi Pleiku tỉnh Gia Lai với những con dốc chập chùng sương mù giăng lối mà chưa ăn phở khô hai tô Gia Lai thì xem như chưa đến xứ sở này. Phở khô Gia Lai hay còn gọi là phở khô hai tô Thực khách đến các quán phở khô Gia Lai sẽ được phục vụ đồng thời hai tô, tô thứ nhất là bánh phở được trụng bằng nước xôi với hành tươi một ít hành phi. Điều này khá lạ lẫm đối với những người lần đầu tiên được ăn loại phở đặc biệt này. Điều thú vị hai tô phở Tô phở nhỏ đầu tiên của món phở khô Gia Lai được đựng trong một tô nhỏ với bánh phở được làm từ những hạt gạo đã được phơi nắng. Phở được nhúng vào nồi nước sôi, sau đó vớt ra rồi rưới nước mỡ hành béo ngậy lên trên. Khi phở còn nóng hổi, trước khi ăn cho một chút ớt cay vào trộn đều với tương đen và xì dầu tùy theo khẩu vị từng người. Phở khô Gia Lai có hai vị chính là phở khô gà và phở khô bò tái. Tô thứ hai chứa nước phở, phần thịt bò phi lê trong tô nước là thịt bò tươi, nhúng tái, thịt bò rất tươi mới và mềm rất khác so với loại thịt được bảo quản lạnh lâu ngày. Quán sẽ cắt ra khi có khách, kiểu ăn đến đâu thì thịt được thái tới đó chứ không có sẵn. Thịt nhanh chóng được nhúng vào nước dùng, tạo nên màu trắng bên ngoài với phần bên trong màu hồng nhạt ngon mắt. Hương vị của phở khô Gia Lai Với hương vị đậm đà của phở sẽ làm hài lòng thực khách từ nước dùng đến thịt khiến chuyến du lịch Pleiku của họ thêm trọn vẹn vì được ăn ngon. Buổi sáng Pleiku se lạnh, húp tô nước dùng phở thơm mùi hành, cay nhẹ hạt tiêu thực sự rất ngon miệng. Đa số những quán phở phố núi đặt tên của người chủ quán như phở Hồng, Ngọc Sơn, phở Nữ… Nếu phở Nữ gắn với bà chủ quán hào sảng nhớ rõ khẩu vị từng thực khách dù đến quán một lần, phở Hồng với vị tương đen có vị the the đặc trưng, phở Hạnh với bà chủ xinh đẹp thoăn thoắt thái thịt bò khi khách đông, phở Ngọc Sơn với vị gà xé ngon nhất Pleiku… Phố núi Pleiku chìm trong sương sớm Mùa này, ở Pleiku bốn mùa. Làn sương mù bao phủ thành phố vào buổi sáng, cái lạnh bên hông khiến mọi giác quan của cơ thể bừng tỉnh. Bên cạnh hàng phở, Pleiku ...

Phố núi Pleiku được tô điểm bởi những hồ nước thiên tạo lẫn nhân tạo như: Biển Hồ, hồ Diên Hồng, hồ Trà Đa, hồ Núi Đá… tạo nên hệ sinh thái cân bằng, đồng thời kiến tạo cảnh quan xinh đẹp cho đô thị. “Hồ trên núi” còn như những tấm gương phản chiếu đời sống văn hóa – lịch sử giàu bản sắc của vùng đất cao nguyên, tạo ra những điểm du lịch mang đến cảm xúc êm dịu cho du khách trải nghiệm. Là một trong 5 hồ tự nhiên thơ mộng nhất Việt Nam, Biển Hồ hội tụ vẻ đẹp kỳ thú của “hồ trên núi”, có diện tích mặt nước rộng 228 ha. Người ta ví Biển Hồ như viên ngọc trên cao nguyên. Biển Hồ theo tiếng Jrai là Tơ Nưng, có nghĩa là “biển trên núi” để dễ hình dung sự rộng lớn của nó. Xung quanh hồ nước bao bọc bởi thông xanh, nương rẫy tạo nên hệ sinh thái cân bằng, điều tiết khí hậu cho cả một vùng rộng lớn. Chính vẻ đẹp trong xanh, dịu ngọt đã khiến “Đôi mắt Pleiku” trở thành biểu tượng của du lịch Phố núi. Nhiều du khách không khỏi tò mò, choáng ngợp và thích thú khi biết nơi đây chính là miệng núi lửa đã tắt từ hàng triệu năm. Nếu Biển Hồ như một tuyệt tác thiên tạo thì hồ Diên Hồng lại là viên ngọc bích do con người mài giũa mà thành. Hồ nằm ngay trung tâm thành phố, diện tích khoảng 26 ngàn m2, nằm giữa quần thể công viên cây xanh rộng lớn. Nhìn từ trên cao, hồ nước như miếng ngọc xanh tô điểm cho dáng vẻ đô thị cao nguyên đặc trưng. Nguyên sơ chỉ là giọt nước nơi đầu nguồn con suối nhỏ, ẩn mình giữa thung lũng cây xanh, bằng hàng vạn ngày công lao động, cư dân quanh vùng đã tạo nên hình hài hồ Diên Hồng rộng lớn, xinh đẹp như ngày nay. Hồ nước này đã tạo cho Phố núi vốn mang vẻ đẹp lãng mạn của đồi dốc trập trùng càng trở nên êm đềm, hiền hòa. Ngoại ô Phố núi còn có một hồ nước tự nhiên rộng lớn, đó là hồ Trà Đa. Điều thú vị ở chỗ, bao bọc quanh hồ nước này là thảm cỏ xanh đẹp tựa bức tranh thủy mặc. Chiều về, ngồi bên bờ cỏ ngắm hoàng hôn dần buông trên mặt hồ, tâm trí con người trở nên nhẹ bẫng, rửa trôi bao muộn phiền. Cảnh quan, sinh hoạt quanh hồ đặc trưng cho lối sống và phong vị riêng của cư dân cao nguyên với những vườn hồ tiêu hàng nối hàng thẳng tắp, những vườn cà phê mênh mông không thấy điểm dừng, những trại ong dưới tán thông xanh dẫn đến hồ nước. Theo một số bậc cao niên, hồ nước tự nhiên này đã có ...

1. Tổng quan về nhà máy thuỷ điện Ialy Gia Lai 2. Nhà máy thuỷ điện Ialy Gia Lai nằm ở đâu? 3. Khám phá nhà máy thuỷ điện Ialy Gia Lai 4. Kinh nghiệm du lịch nhà máy thuỷ điện Ialy Gia Lai 4.1. Nên ghé thăm nhà máy thuỷ điện Ialy vào mùa nào? 4.2. Cách di chuyển đến nhà máy thuỷ điện Ialy 5. Các điểm du lịch gần nhà máy thuỷ điện Ialy Gia Lai 5.1. Núi lửa Chư Đăng Yă 5.2. Đỉnh núi Chư Nâm Nhiều bạn chắc đã từng nghe qua nhà máy thuỷ điện Ialy Gia Lai rồi nhỉ. Không chỉ là nguồn cung cấp mạng lưới điện lớn tại khu vực Gia Lai – Kon Tum mà nơi này còn là một điểm du lịch tham quan đang được lòng của nhiều khách du lịch gần xa. 1. Tổng quan về nhà máy thuỷ điện Ialy Gia Lai Nhà máy thủy điện Ialy Gia Lai là công trình lớn nhất trong hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sê San, được khởi công xây dựng vào ngày 4/11/1993 và khánh thành vào ngày 27/4/2002. Nhà máy thuỷ điện này là công trình duy nhất ở Việt Nam có hệ thống cáp dầu 500kV, có công suất 720MW với 4 tổ máy. Trong đó, tổ máy số 1 hòa lưới điện quốc gia vào ngày 12/5/2000, tổ máy số 2 là vào ngày 4/11/2000, tổ máy số 3 vào ngày 15/5/2001 và tổ máy số 4 là ngày 12/12/2001. Nhà máy thuỷ điện Ialy Gia Lai hùng vĩ Với sản lượng điện bình quân/năm là 3.680 triệu kWh, với lòng hồ thuỷ điện rộng tới 64,5 km2 khi sở hữu lượng dung tính chết 258,07 triệu m3 và dung tính hữu ích 779,02 triệu m3, nhà máy thuỷ điện Ialy Gia Lai là công trình thuỷ điện lớn thứ hai ở nước ta chỉ sau công trình thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà. Không gian hiện đại bên trong nhà máy 2. Nhà máy thuỷ điện Ialy Gia Lai nằm ở đâu? Địa chỉ: Xã Ilay, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai 3. Khám phá nhà máy thuỷ điện Ialy Gia Lai Nhà máy thuỷ điện Ialy Gia Lai nằm giáp ranh giữa tỉnh Kon Tum và Gia Lai với đập thuỷ điện nằm phần lớn trên địa phận huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, thuộc lưu vực sông Pô Kô và Đăk Bla. Đến đây, bạn sẽ được nghe về truyền thuyết “cuốn như bánh cuốn” theo lời kể của đồng bào Gia Rai. Lòng hồ thuỷ điện xanh trong Truyền thuyết đó kể rằng: thác Ialy được ví như dòng nước mắt của nàng HLy. Nàng HLy là con gái của một trưởng bản, rất xinh đẹp. Đến tuổi lấy chồng nàng có nhiều chàng trai theo đuổi, trong đó có 2 người say đắm nàng là Y Rôk và Y Rit. Chàng Y Rôk ở làng bên thì khỏe, đẹp, mạnh mẽ ...

1. Giới thiệu về hồ Ayn Hạ 2. Hồ Ayn Hạ nằm ở đâu? 3. Hồ Ayn Hạ có gì hấp dẫn? 4. Kinh nghiệm du lịch hồ Ayn Hạ 4.1. Thời điểm lý tưởng để du lịch hồ Ayn Hạ 4.2. Cách di chuyển đến hồ Ayn Hạ 5. Các địa điểm du lịch gần hồ Ayn Hạ 5.1. Thác Xung Khoeng 5.2. Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh Gia Lai không những có biển Hồ mà còn có hồ Ayn Hạ – một hồ nước nhân tạo nổi tiếng tại phố núi Gia Lai. Cùng với sự phát triển vượt bậc từ khi được xây dựng, hồ nước nhân tạo này đã đón chào hàng nghìn lượt du khách về ghé thăm trong nhiều năm qua. Nào, hãy để Top1HoiAn.com dẫn bạn khám phá một vòng về địa điểm du lịch hấp dẫn này nhé. 1. Giới thiệu về hồ Ayn Hạ Hồ Ayn Hạ là hồ nhân tạo rộng lớn, nằm ở hạ nguồn dòng sông Ayun, là nơi góp phần quan trọng trong việc điều tiết thủy lợi cho khu vực vừa cung cấp nguồn thủy điện. Hồ nhân tạo này được hình thành khi dòng sông Ayn được chặn lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun Hạ. Vùng đập chính và cửa cấp nước của hồ Ayn Hạ nằm trên địa bàn xã Chưa A Thai, cách thành phố Pleiku 70km về phía Tây. Còn vùng ngập chính của hồ lại thuộc địa phận xã HBông huyện Chư Sê. Hồ Ayn Hạ Hồ Ayn Hạ nằm giữa đôi bờ rừng nguyên sinh, lúc thì uốn khúc theo thung lũng, chân đồi, lúc thì co lại như vòng eo, khi thì phình rộng ra tạo thành dáng hình kỳ lạ của một vùng nước non xanh lồng lộng mây trời. Hồ Ayn Hạ có chiều dài hơn 20 km, nằm chạy dọc theo nhiều làng dân tộc thiểu số Bahnar và Jơrai, tiếp giáp tận huyện Mang Yang. Nơi rộng nhất của hồ ước tính hơn 2 km, độ sâu giữa lòng hồ có nhiều nơi hơn 20 mét. Không chỉ là nơi điều tiết thuỷ lợi cho khu vực mà hồ Ayn Hạ còn là địa điểm du lịch hấp dẫn tại “phố núi Gia Lai”, khi sở hữu cảnh quan sơn thủy hữu tình, đắm say lòng người. Những chiếc thuyền luôn trong trạng thái sẵn sàng 2. Hồ Ayn Hạ nằm ở đâu? Địa chỉ: Xã H Bông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai 3. Hồ Ayn Hạ có gì hấp dẫn? Với bề mặt rộng 37km², dung tích 253 triệu m³ ứng với mực nước dâng bình thường, lòng hồ Ayn Hạ từ khi nào mà đã trở thành nơi sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt và các loài thủy sinh khác, trở thành nơi cung cấp nguồn thủy sản dồi dào cho bà con quanh vùng. Và không biết từ bao giờ, con hồ nhân tạo này lại ...

1. Tổng quan về thác Lệ Kim Gia Lai 2. Thác Lệ Kim Gia Lai nằm ở đâu? 3. Khám phá vẻ hoang sơ của thác Lệ Kim Gia Lai 4. Kinh nghiệm du lịch thác Lệ Kim Gia Lai 4.1. Nên du lịch thác Lệ Kim vào thời gian nào? 4.2. Đường đi đến thác Lệ Kim 5. Các địa điểm du lịch gần thác Lệ Kim Gia Lai 5.1. Đồi thông Hà Tam 5.2. Làng du lịch Diên Hồng Gia Lai Bạn đã từng nghe đến thác Lệ Kim Gia Lai bao giờ chưa? Chắc chưa đúng không, cũng dễ hiểu thôi vì nhắc đến những con thác nổi tiếng tại Gia Lai, mọi người hay nghĩ ngay tới thác K50 hay thác Phú Cường. Tuy không nổi tiếng bằng hai con thác kia nhưng thác Lệ Kim không thua kém gì về độ hoang sơ và cảnh sắc đâu nhé. 1. Tổng quan về thác Lệ Kim Gia Lai Là một thắng cảnh đẹp của huyện La Grai, thác Lệ Kim Gia Lai nằm cách trung tâm tâm huyện khoảng 15km, cách thành phố Pleiku 35km về phía Pô Kô, với cột nước cao gần 30m. Đứng từ phía dưới nhìn lên, với những làn hơi nước bay ta cảm tưởng như những làn sương mù đang bao phủ nơi đây. Khung cảnh con thác Lệ Kim hùng vĩ Cái tên Lệ Kim mới chỉ bắt đầu xuất hiện từ những năm cuối của thập niên 50 thế kỷ trước, khi chính quyền Sài Gòn đưa những người Kinh từ Quảng Ngãi lên lập dinh điền Lệ Kim. Còn với người Jrai ở tại vùng đất Ia Grai thì từ lâu đời, đồng bào vẫn gọi thác nước này là Ia Grai Glong Blang, có nghĩa là thác nước cao trên suối Blang. Vì suối Blang không bao giờ cạn, nên thác nước cũng vì thế mà đua nhau đổ ầm ầm quanh năm. 2. Thác Lệ Kim Gia Lai nằm ở đâu? Địa chỉ: Nằm ranh giới giữa xã Ia Tô (xã B14), huyện Ia Grai và xã Ia Dơk (xã B9), huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai 3. Khám phá vẻ hoang sơ của thác Lệ Kim Gia Lai Nghe cái tên là lạ mà đừng nghĩ là con thác Lệ Kim này thiếu sức hấp dẫn nhé. Với độ cao của thác gần 30m, từ xa nhìn lại, len lỏi giữa 2 sườn đồi xanh thẫm, con thác Lệ Kim như dải lụa trắng vắt qua vai người thiếu nữ núi rừng. Khi đến gần hơn, bụi nước giăng tung toé như mưa bụi mùa xuân, mang lại cho bạn cảm giác thật sảng khoái, mát lạnh, ngay cả giữa trưa hè oi ả. Thác Lệ Kim những ngày bình yên Không dừng lại ở đó, từ bãi cát bồi dưới chân thác, đi men theo bờ bên phải hoặc bơi qua vùng nước tĩnh lặng khoảng 200m, ta đã ở ngay dưới chân thác nước. Theo lời kể của người ...

1. Nhà thờ Pleichuet ở đâu? 2. Đôi nét về nhà thờ Pleichuet 3. Kiến trúc nhà thờ Pleichuet Đến với Du lịch Gia Lai, du khách chắc hẳn sẽ rấn tượng với những điểm “check in” vô cùng quen thuộc giữa lòng phố núi như quảng trường Đại đoàn kết, chùa Minh Thành, công viên Diên Hồng. Nổi tiếng gần xa với cái tên rất lạ và kiến ​​trúc độc đáo, đây chính là nhà thờ Pleichuet. Nhà thờ hiện là một trong những điểm nhấn kiến ​​trong nền du lịch của Pleiku và là điểm check in hấp dẫn của cao nguyên này. Hãy khám phá điểm đến này cùng chúng mình nhé! 1. Nhà thờ Pleichuet ở đâu? Địa chỉ: đường Trương Định, phường Thắng Lợi, trung tâm thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai Nhà thờ Pleihuet nhìn từ bên ngoài 2. Đôi nét về nhà thờ Pleichuet Được xây dựng vào năm 2005, ngoài tên gọi là Nhà thờ Pleiku, nơi đây còn được gọi là Trung tâm Truyền giáo Pleichuet hay Nhà thờ nhà rông Pleiku. Nhà thờ thuộc Giáo xứ Pleiku và do các tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế cai quản. Bên trong nhà thờ Pleichuet Gia Lai Mang dáng vẻ của những ngôi nhà rông truyền thống dân tộc Jrai, nhà thờ Pleichuet rất khác biệt và độc đáo khiến nhiều người bất ngờ. Du khách đến thăm nhà thờ này cần thay đổi hoàn toàn quan niệm về kiến ​​trúc nhà thờ truyền thống, vì nơi đây có đường nét kiến ​​trúc đẹp, mang đậm bản sắc địa phương. Đối với người Jarai, Nhà Rông là một trong những biểu tượng văn hóa xác định và thể hiện những giá trị cốt lõi của đời sống văn hóa tinh thần. Vì vậy, khi xây dựng Nhà thờ Pleichuet, người ta đã thiết kế kiến ​​trúc giống như Nhà Rông để lưu giữ lâu đời nét văn hóa độc đáo này. 3. Kiến trúc nhà thờ Pleichuet Nhà thờ rộng gấp 5 lần một nhà rông cộng đồng thông thường với mái nhọn xuôi dốc được dựng trên chân cột gỗ to vững chãi cách mặt đất 2 mét. Mái nhà thờ nhọn hoắt, hướng thẳng lên như một mũi tên. Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Pleichuet Phòng thờ khá to, có hiên rộng và chính điện cũng rất rộng rãi. Nhà thờ được xây dựng bằng vật liệu chính là gỗ, từ cột, cửa, sàn đến các chi tiết trang trí. Bên trong nhà thờ không có những chiếc ghế dài hay quỳ được biết đến, nhưng có một sàn gỗ lớn, chính giữa là một bàn thờ rất trang nghiêm với bức tượng Chúa Cứu Thế bằng gỗ rất lớn trên cây thánh giá… Hoa văn, họa tiết đặc trưng của văn hóa Jrai xuất hiện ở hầu hết các phòng trong nhà thờ, từ cửa, tường, trần nhà cho đến phòng trung tâm của nhà thờ. Hơn hết, ở đây có những chi tiết rất mang tính biểu tượng, ...

1. Giới thiệu về hồ Thác Bà Gia Lai 2. Hồ Thác Bà Gia Lai nằm ở đâu? 3. Khám phá nét hấp dẫn của hồ Thác Bà Gia Lai 4. Kinh nghiệm đi du lịch tại hồ Thác Bà Gia Lai 4.1. Nên du lịch hồ Thác Bà khi nào? 4.2. Cách di chuyển đến hồ Thác Bà 5. Các địa điểm du lịch gần hồ Thác Bà Gia Lai 5.1. Nhà máy Thuỷ điện Ialy 5.2. Núi lửa Chư Đăng Ya Hồ Thác Bà Gia Lai là một địa điểm du lịch mới mẻ, dù đã tồn tại qua hàng chục năm. Tuy còn khá hoang sơ nhưng con thác này rất dễ chiếm được tình cảm của người dân và du khách bởi thiên nhiên trong lành. Hãy cùng Top1HoiAn.com khám phá xem địa điểm du lịch này có gì thú vị nhé. 1. Giới thiệu về hồ Thác Bà Gia Lai Nằm cách trung tâm xã Nghĩa Hòa khoảng 2 km, hồ Thác Bà Gia Lai là con thác có hình thủy liêm, bắt nguồn từ Hồ Tơ Nưng chảy về, nằm hiện lên giữa màu xanh của thiên nhiên hùng vỹ. Hồ Thác Bà không quá rộng, không quá cao, và không đổ từ một đỉnh hay vách núi cao nào cả. Nói một cách nôm na, con thác này là sự kết tinh từ một dòng nước nằm trên mặt bằng có độ cao khoảng 5m, chảy xuống miệng một hang đá và vùng phụ cận. Hồ Thác Bà Gia Lai nằm ẩn mình Con thác này không hung hăng như những con thác nổi tiếng khác tại xứ phố núi nhưng vẫn thường xuyên ngẫu hứng tung bọt trắng xóa, tạo nên làn hơi bụi lan tỏa. Các khối đá tại đây cũng đủ đa hình dạng, khi tàn tích của núi lửa còn hiện hữu trong lòng con suối. 2. Hồ Thác Bà Gia Lai nằm ở đâu? Địa chỉ: Thôn 3, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai 3. Khám phá nét hấp dẫn của hồ Thác Bà Gia Lai Dù đã có mặt từ lâu nhưng để mọi người biết đến sự tồn tại của hồ Thác Bà Gia Lai thì mới chỉ bắt đầu từ những năm trở lại đây. Cũng chính vì thế mà cảnh sắc nơi còn khá vẹn nguyên, vì chưa có sự đụng chạm nào. Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của hồ Thác Bà rất được lòng người dân địa phương và du khách đã từng đến đây trải nghiệm. Dòng thác đua nhau chảy Không chỉ là nơi để ngắm cảnh, trải nghiệm dành cho khách du lịch, hồ Thác Bà Gia Lai còn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương. Đặc biệt, theo quan niệm dân gian, người dân nơi đây có thể dựa vào tiếng thác đổ để biết được sự thay đổi của thời tiết, từ đó sẽ chủ động cho việc sản xuất nông nghiệp. KhГЎm phГЎ nГ©t ...

1. Giới thiệu về làng Plei Ốp 2. Làng Plei Ốp toạ lạc tại đâu? 3. Làng Plei Ốp có gì hấp dẫn? 4. Kinh nghiệm du lịch tại làng Plei Ốp 4.1. Thời điểm thích hợp để đến làng Plei Ốp 4.2. Cách di chuyển đến làng Plei Ốp 5. Các địa điểm du lịch gần làng Plei Ốp 5.1. Nhà thờ Pleichuet 5.2. Công viên Đồng Xanh Chán đi chơi trên rừng thì bạn có thể xuống thành thị để đổi hướng gió cùng với làng Plei Ốp – làng du lịch Văn hoá của Gia Lai. Với vẻ đẹp đơn sơ cùng những văn hoá bản địa được trưng bày tại đây, ngôi làng đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho những ai yêu thích mảnh đất phố núi Gia Lai. 1. Giới thiệu về làng Plei Ốp Theo một số tài liệu được ghi lại, Plei Ốp” là tiếng Gia Rai và làng Plei Ốp được thành lập vào năm 1927, đến nay ngôi làng này cũng gần 100 tuổi rồi. Toạ lạc ngay giữa trung tâm thành phố Pleiku, chỉ cách quảng trường Đại Đoàn kết chừng 3km, làng Plei Ốp được bao quanh bởi phố xá đông đúc. dù vậy nhưng làng vẫn còn giữ nguyên bản sắc xưa cũ về một ngôi làng của đồng bào người Jrai. Đập ngay vào mắt du khách là nhà rông truyền thống đứng sừng sững ngay giữa khoảng sân rộng, e thẹn bên cạnh cây cổ thụ cao lớn nhất làng. Cổng làng Plei Ốp Với 15 hộ dân và 76 nhân khẩu từ thuở mới thành lập, đến nay làng văn hoá Plei Ốp đã có 105 hộ với 540 khẩu. Diện tích tự nhiên của làng ước tính được trên 182 ha thuộc địa bàn phường Hoa Lư, với hệ thống điện, nước, công trình văn hoá du lịch được đầu tư và chú trọng. Văn hoá cồng chiêng tại làng Plei Ốp 2. Làng Plei Ốp toạ lạc tại đâu? Địa chỉ: Toạ lạc tại phường Hoa Lư, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 3. Làng Plei Ốp có gì hấp dẫn? Là một ngôi làng văn hoá du lịch đầu tiên của thành phố Pleiku, làng Plei Ốp thừa sức làm đắm say hàng nghìn du khách bởi những cảnh vật, con người nơi đây. Ngay từ khi mới đặt chân xuống làng, bạn đã có thể thấy sự khang trang của cổng làng, sự sạch sẽ dễ đi của đường làng. Sâu vào bên trong, bạn sẽ được tham quan nhà rông truyền thống nằm trên bãi cỏ rộng, khi xung quanh được phủ kín bằng lớp cây xanh. Nhà rông này được xây dựng hoàn toàn từ gỗ, tre, nứa truyền thống, phía trước có sự xuất hiện của cây nêu. Và đây cũng là nơi để cả dân làng sinh hoạt hoặc tổ chức các hoạt động như lễ hội, biểu diễn cồng chiêng,… Không gian nhà rông của bản làng Phía trước ...

1. Giới thiệu về Hố Trời Gia Lai 2. Hố Trời Gia Lai nằm ở đâu? 3. Khám phá Hố Trời Gia Lai 4. Kinh nghiệm du lịch Hố Trời Gia Lai 4.1. Thời điểm lý tưởng để du lịch Hố Trời 4.2. Cách di chuyển đến Hố Trời 4.3. Lưu ý khi du lịch Hố Trời 5. Các địa điểm du lịch gần Hố Trời Gia Lai 5.1. Hồ Thác Bà Gia Lai 5.2. Thác Chín tầng Gia Lai Hố Trời Gia Lai là một cụm gồm 17 ghềnh thác nằm giữa hai hẻm núi với chiều dài khoảng 1,5 km đến 2 km theo đường chim bay. Đây là một điểm đến khám phá mới mẻ và hấp dẫn du khách bốn phương trong thời gian gần đây tại Gia Lai với những dãy núi liên hoàn ấn tượng. Hãy cùng Top1HoiAn.com đi khám phá ngay địa điểm du lịch hấp dẫn này nhé. 1. Giới thiệu về Hố Trời Gia Lai Hố Trời Gia Lai là một cụm gồm 14 ghềnh thác, nằm giữa hai hẻm núi có chiều dài 1,5-2 km và được bao bọc bởi núi rừng xanh ngát. Trong hệ thống 14 ghềnh thác đó thì có thác số 2 là cao gần 70 mét rất hùng vĩ với thế dựng đứng. Từ trên đỉnh núi nhìn xuống hoặc từ chân thác ngước lên đều có cảm giác thăm thẳm trời cao với độ hun hút vực sâu. Cũng chính vì thế mà người dân đặt cho địa danh này là Hố Trời. Hố Trời Gia Lai Hố Trời Gia Lai bắt nguồn từ 2 dòng suối Nước Bon thuộc làng Hòa Bình, xã Tú An và suối Tà Dinh thuộc thôn An Xuân 2, xã Xuân An thi nhau chảy xuôi về huyện Vĩnh Thạnh của tỉnh Bình Định. Tương truyền, cách đây gần 300 năm, ba anh em nhà Tây Sơn từng cho quân mon men theo Hố Trời này khi đi từ Hạ đạo lên Thượng đạo tụ binh, khởi nghĩa, mà điểm tiếp cận đầu tiên là Tây Sơn nhị nay thuộc khu vực xã Cửu An và Xuân An của thị xã An Khê. Vẻ hoang sơ của hố Trời Nếu bạn là người yêu thích khám phá, thích mạo hiểm thì đây sẽ là một địa điểm lý tưởng để bạn thoả mãn niềm đam mê đó, nhưng cần phải có sự hướng dẫn và quan sát của người hướng dẫn vì an toàn vẫn là trên hết mà. 2. Hố Trời Gia Lai nằm ở đâu? Địa chỉ: Thôn An Thạch, xã Xuân An, thị xã An Khê, Gia Lai 3. Khám phá Hố Trời Gia Lai Trong mỗi chuyến du lịch thì việc khám phá những địa điểm du lịch như là một điều tất yếu. Và Hố Trời Gia Lai cũng vậy. Khi đặt chân đến khu vực suối Đá của Hố Trời là bạn sẽ bắt đầu cho hành trình khám phá nơi hoang dã này. Men theo dòng nước trong ...

1. Đôi nét giới thiệu về thủy điện Ya Ly 2. Chìm đắm trong vẻ đẹp của thủy điện Ya Ly 3. Hướng dẫn cách đi đến thủy điện Ya Ly 4. Thời điểm lý tưởng đến thủy điện Ya Ly 5. Du lịch thủy điện Ya Ly có gì? 5.1. Khám phá cung điện ngầm dưới lòng đất 5.2. Tận hưởng hoàng hôn và cảnh đêm trên thủy điện Ya Ly 5.3. Chiêm ngưỡng cảnh xinh tựa tranh vẽ trên sông Sê San 6. Địa điểm du lịch gần thủy điện Ya Ly 6.1. Biển Hồ 6.2. Núi lửa Chư Đăng Ya Đến thăm Gia Lai mà không biết đến công trình thủy điện Yaly thì thật thiếu xót. Đây là địa điểm du lịch đang được giới trẻ ghé thăm nhiều nhất trong thời gian trở lại đây. Hãy cùng theo chân Top1HoiAn.Com khám phá ngay nhé! 1. Đôi nét giới thiệu về thủy điện Ya Ly Địa chỉ: xã Yaly, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Giá vé tham quan: 10.000 đồng/ lượt. Thủy điện Ya Ly nằm giữa núi rừng Tây Nguyên, xung quanh là cây cối xanh tươi, núi non trùng điệp, nước trong veo, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Được xây dựng từ năm 1993, sau 3 năm đi vào hoạt động đã dần trở thành trạm thủy điện lớn nhất cao nguyên miền trung.  Là một trong những nguồn cung cấp điện chính của người dân cao nguyên. Tổng quan về thủy điện Yaly, Gia Lai. Trạm thủy điện Ya Ly rộng 64,5 km vuông, công suất phát điện hàng năm của Yali lên tới 3,65 tỷ kwh. Đặc biệt, dự án thủy điện dùng nguồn nước chính đến từ thác Ya Ly. Đến với công trình này, du khách có thể tham quan thác và thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ vĩ của ngọn thác này. Thực sự đẹp như tranh vẽ đã thú hút rất nhiều du khách đến điểm du lịch Gia Lai này. 2. Chìm đắm trong vẻ đẹp của thủy điện Ya Ly Thủy điện Ya Ly có cảnh sắc thiên nhiên cực kì nên thơ. Ngày từ bước chân đầu tiên đến nhà máy, bạn đã có thể cảm nhận được bầu không khí trong lành, không chút khói bụi, vừa an yên lại vừa vui nhộn. Từ cổng khu nhà máy phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ thấy bao quát cả hồ chứa nước tô điểm bằng cỏ cây hoa lá bát ngát. Sự rộng lớn của thủy điện Yaly chắc chắn sẽ khiến bạn choáng ngợp. Ánh nắng sớm mai chiếu xuyên qua khu rừng nguyên sinh tươi tốt soi bóng xuống lòng hồ tuyệt đẹp. Nhìn từ xa, hồ thủy điện Ya :y rộng lớn, thỉnh thoảng gợn sóng nhẹ trông êm đềm lạ thường. Đến gần đập xả, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng con thác khổng lồ. Đặc biệt vào thời điểm xả lũ, thác tung bọt trắng xóa cả một góc trời. Đặt vài kiểu dáng, chụp vài kiểu ảnh ở đây ...

1. Giới thiệu bảo tàng tỉnh Gia Lai 2. Bảo tàng tỉnh Gia Lai nằm ở đâu? 3. Độc đáo bộ sưu tập gốm cổ bảo tàng tỉnh Gia Lai 4. Kinh nghiệm du lịch bảo tàng tỉnh Gia Lai 4.1. Thời điểm thích hợp để tham quan bảo tàng 4.2. Đường đi đến bảo tàng tỉnh Gia Lai 5. Các địa điểm du lịch gần bảo tàng tỉnh Gia Lai 5.1. Quảng trường Đại Đoàn Kết 5.2. Đồi thông Hà Tam Dù không nổi tiếng và thu hút khách tham quan bằng những địa điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh nhưng bảo tàng tỉnh Gia Lai hiện đang ngày một phát triển và hoàn thiện hơn. Nếu bạn không ngại thì hãy thử ghé qua nơi này nhé, biết đâu được rằng nó lại hợp với bạn thì sao. 1. Giới thiệu bảo tàng tỉnh Gia Lai Bảo tàng tỉnh Gia Lai được thành lập theo quyết định số 587/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ngày 18/12/2018, dựa trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị: Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Gia Lai và Kon Tum, Quảng trường Đại Đoàn Kết Pleiku. Bảo tàng mới của tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-2019, tiếp tục khẳng định vị trí, chức năng, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, là nơi nghiên cứu, học tập, tìm hiểu lịch sử và hưởng thụ văn hóa của người dân. Lễ tiếp nhận chứng vật của các nhà sưu tập tại bảo tàng Đôi dép hiện vật lịch sử 2. Bảo tàng tỉnh Gia Lai nằm ở đâu? Địa chỉ: 21 Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 3. Độc đáo bộ sưu tập gốm cổ bảo tàng tỉnh Gia Lai Trong hàng chục ngàn hiện vật đại diện cho các mảng màu văn hóa đang được lưu giữ, trưng bày tại bảo tàng tỉnh Gia Lai, có bộ sưu tập gốm thuộc các dòng gốm cổ “vang bóng một thời” trên đất nước Việt Nam. Nơi đây sở hữu trên 200 chiếc chum, chóe thuộc các dòng gốm cổ được những người làm trong bảo tàng dày công sưu tầm hơn 30 năm qua. Đó là những bộ sưu tập thuộc các dòng gốm Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Nhưng độc đáo nhất vẫn phải kể đến các dòng gốm cổ của Việt Nam như gốm Gò Sành (Bình Định), Quảng Đức (Phú Yên), Châu Ổ (Quảng Ngãi), Lái Thiêu (Bình Dương). Đây đều là những dòng gốm cổ đã từng vang danh một thời trong lịch sử. Dòng gốm xuất hiện sau cùng như gốm Lái Thiêu cũng đã hàng trăm năm tuổi đời rồi. Những người đi sưu tầm hiện vật Mỗi dòng gốm tại đây đều mang một nét đặc trưng, và vẻ đẹp của thời gian dường như vẫn còn lưu dấu trên từng màu men gốm. ...

1. Hồ T’Nưng Gia Lai 2. Nhà máy thủy điện Ialy 3. Quảng trường Đại Đoàn Kết 4. Thác Phú Cường 5. Công viên Đồng xanh 6. Hố Trời 7. Biển Hồ Chè 8. Núi lửa Chư Đăng Ya 9. Hồ Thác Bà 10. Núi Hàm Rồng 11. Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng 12. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh 13. Chùa Minh Thành 14. Nhà tù Pleiku Nhắc đến du lịch Tây Nguyên thì bạn ta hay nghĩ đến Đà Lạt, Lâm Đồng các kiểu mà lại bỏ qua mảnh đất Gia Lai đầy nắng và gió với biết bao địa điểm du lịch hấp dẫn. Tuy không nổi tiếng bằng Đà Lạt nhưng nơi đây cũng sỡ hữu những điểm du lịch chất lượng không kém cạnh gì. Hãy để Top1HoiAn.com giới thiệu cho bạn những địa điểm du lịch Gia Lai hấp dẫn nhất nhé. 1. Hồ T’Nưng Gia Lai Địa chỉ: Phường Tôn Đức Thắng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai Hồ T’Nưng là địa điểm du lịch Gia Lai nổi tiếng được mọi người biết đến qua câu hát: “Không dám nhìn vào đôi mắt ấy…Đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy”. Cái tên Biển Hồ trong câu hát đó chính là tên gọi khác của hồ T’Nưng – một trong những hồ tự nhiên đẹp nhất tỉnh Gia Lai. Hồ T'Nưng Nguồn gốc của hồ T’Nưng xuất phát từ miệng của ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động từ hàng triệu năm về trước. Người dân gọi với cái tên Biển Hồ vì nó có diện tích rất rộng, khoảng hơn 220ha, khi gió to còn mang theo sóng lớn như ngoài đại dương. Nhìn từ trên cao, hồ bao la xanh biếc, được núi đồi và cây rừng ôm trọn. Bờ hồ cũng chính là phần miệng núi nhô cao nên khi bạn đứng từ đây là có thể nhìn được khung cảnh tuyệt đẹp xung quanh. 2. Nhà máy thủy điện Ialy Địa chỉ: Trên sông Krông B'Lah, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai Nhà máy thủy điện Ialy là một trong những địa điểm du lịch Gia Lai nằm trong hệ thống thủy điện tại dòng Sesan, nằm giáp ranh giữa huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum và huyện Chư Păh thuộc tỉnh Gia Lai. Ialy cũng là công trình thủy điện lớn thứ 2 của nước ta, sau thủy điện Sông Đà. Với công suất 720 MW, nơi này cung cấp 3.650 triệu KWh điện mỗi năm cho toàn Tây Nguyên. Du lịch tại thủy điện Ialy, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng thác nước hùng vĩ, mà còn được thử sức mạo hiểm trên chiếc cầu treo được kết bằng những sợi dây thừng tưởng như chòng chành mà vô cùng chắc chắn. Nhà máy thuỷ điện Ialy 3. Quảng trường Đại Đoàn Kết Địa chỉ: Trung tâm thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai Địa điểm du lịch Gia Lai gắn với lịch sử phát triển cũng linh hồn của thành phố Pleiku – ...

1. Đồi cỏ hồng Đăk Đoa ở đâu 2. Cách di chuyển đến Đồi Cỏ Hồng 3. Thời điểm thích hợp để vi vu Đồi Cỏ Hồng 4. Đắm say vẻ đẹp của “thung lũng cỏ hồng Gia Lai” 5. Một số lưu ý khi đến đồi cỏ hồng Đak Đoa Có thể khi nhắc đến đồi cỏ hồng, người ta sẽ bất giác nghĩ về những cánh đồng ở Đà Lạt. Nhưng một địa chỉ cũng lộng lẫy không kém chính là đồi cỏ hồng Đăk Đoa Gia Lai khiến bao người say đắm. Mọi thứ hòa vào nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên màu sắc tuyệt đẹp khiến cho bất kỳ vị lữ khách nào ghé đến cũng không muốn rời. Vậy ngay sau đây hãy cùng khám phá điểm đến này cùng chúng mình xem có gì đặc biệt nhé! 1. Đồi cỏ hồng Đăk Đoa ở đâu Địa chỉ:  xã Glar, huyện Đak Đoa, thành phố Pleiku Một góc đồi cỏ hồng Đăk Đoa 2. Cách di chuyển đến Đồi Cỏ Hồng Bạn sẽ dễ dàng tìm được đến hồng cỏ hồng Gia Lai với lộ Trình đi sau: Từ thành phố Pleiku, bạn hãy di chuyển theo quốc lộ 19 (Hướng đi Quy Nhơn). Sau đó đi tầm 15km đến thị trấn Đắk Đoa.  Tiếp theo rẽ phải vào đường Phan Đình Phùng => Đi khoảng 3km nữa, bạn sẽ đến được Đồi Cỏ Hồng ở xã Glar, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai. Đây cũng là đường đi đến các địa điểm du lịch nổi tiếng của Gia Lai như: Đồng Xanh, đồi chè Bàu Cạn, đồi hoa muồng vàng, núi lửa Chu Đăng Ya. Các địa điểm này tương đối gần nhau, nên bạn có thể kết hợp để tạo thành một tour. 3. Thời điểm thích hợp để vi vu Đồi Cỏ Hồng Có lẽ thời gian đẹp nhất để check-in tại đồi cỏ hồng Đăk Đoa chính là tầm tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Bởi lúc này thời tiết sẽ se se lạnh cùng khí hậu mát mẻ thì sẽ thật tuyệt vời. Và đây cũng chính là lúc mùa cỏ hồng nở rộ nhất. Mùa cỏ hồng nở rộ tại Đăk Đoa Thời gian đẹp nhất để ngắm khung cảnh đồi cỏ hồng chính là lúc sáng sớm, khoảng từ 5 giờ đến 6 giờ và chiều thì từ 4 giờ đến 5 giờ. Vào những khung giờ này, cảnh vật trở nên huyền ảo, mọi thứ lấp lánh dưới ánh nắng vàng, khiến bạn không thể rời mắt nhìn. 4. Đắm say vẻ đẹp của “thung lũng cỏ hồng Gia Lai” Với những ai yêu thích cái đẹp, sự lãng mạn và ngọt ngào, chắc chắn đồi cỏ hồng chính là điểm đến “thiên đường” của du khách. Một ngày đẹp trời, bước chân vào những đồi cỏ hồng bạn sẽ thấy mình như lạc vào chốn thần tiên, chốn bồng lai tiên cảnh qua những thước phim lãng mạn. Vẻ đẹp nên ...

1. Tổng quan về Công Viên Diên Hồng 2. Vẻ đẹp của Công Viên Diên Hồng 3. Công Viên Diên Hồng có gì chơi? 3.1. Thưởng thức đặc sản phố núi tại công viên Diên Hồng 3.2. Trải nghiệm câu cá hồ Đức An 3.3. Tận hưởng không gian yên bình 4. Bật mí kinh nghiệm vui chơi ở Công Viên Diên Hồng 4.1. Thời gian lý tưởng đến Công Viên Diên Hồng 4.2. Cách đi đến Công Viên Diên Hồng 5. Gợi ý một số địa điểm gần Công Viên Diên Hồng 5.1. Quảng trường Pleiku Công viên Diên Hồng được xem là lá phổi xanh của tỉnh Gia Lai. Trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước nên có rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí thú vị. Hãy cùng Top1HoiAn.com dạo quanh một vòng để khám phá thôi nào! 1. Tổng quan về Công Viên Diên Hồng Công viên Diên Hồng nằm giữa thành phố Pleiku, có diện tích 12,3 ha, là một công viên cây xanh với hai hồ nước lớn cực kì thơ mộng. Ở giữa hồ chính, có một cây cầu treo màu vàng bắc qua nó để mọi người dễ dàng thăm quan. Xung quanh hồ là rừng cây xanh mướt hòa cùng hồ nước tạo nên không gian phong cảnh hữu tình giữa trung tâm phố núi. Toàn cảnh về Công viên Diên Hồng, thành phố Pleiku. Khu du lịch Công viên Diên Hồng được thành lập từ năm 1994.  Đầu nguồn của hồ Đức An là nước ở làng Jơ Rai, thường được gọi là “Giọt nước Ia Kring”. Nước từ nguồn này cũng tạo thành một con suối nhỏ gọi là suối Ia Kring, tỉnh Gia Lai – Kon Tum trong thời gian qua đã huy động toàn dân tham gia đào đắp các hồ, đập tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp cho mọi người chiêm ngưỡng. Chẳng cần đi đâu xa xôi chỉ cần đến Công Viên Diên Hồng cũng đủ thấy bình yên. Hàng nghìn người, hàng nghìn ngày công lao động chỉ trông chờ vào việc đào đắp thủ công để tạo nên một công trình hồ trên núi, được ví như lá phổi xanh của thành phố núi Pleiku ngày nay. Nếu có dịp đến Gia Lai đừng quên khám phá công viên và ngắm nhìn vẻ đẹp của Hồ Đức An dưới ánh chiều tà bạn nhé! 2. Vẻ đẹp của Công Viên Diên Hồng Không gian ở công viên Diên Hồng rất trong lành, những hàng cây cổ thụ thẳng tắp cùng nhiều hoa cảnh được bố trí xung quanh đem lại cảm giác thoải mái cho du khách. Mặt khắc, sự thư giãn, yên bình đó còn đến từ mặt hồ, thử tưởng tượng sáng sớm đi tản bộ dọc công viên rồi lựa chọn cho mình chiếc ghế đá dừng chân ngắm cảnh thì còn gì bằng? Hình ảnh rõ nét về Công Viên Diên Hồng. Nơi đây có phong ...

1. Tịnh xá Ngọc Như nằm ở đâu? 2. Nét đặc sắc thu hút du khách của tịnh xá Ngọc Như 3. Kiến trúc tịnh xá Ngọc Như Đến với vùng đất đỏ Gia Lai bạn không chỉ được trải nghiệm những quanh cảnh núi rừng bạt ngàn hay những văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số mà bạn sẽ còn được trải nghiệm những địa điểm du lịch tâm linh không kém phần hấp dẫn, và tịnh xá Ngọc Như là một trong số đó. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về điểm du lịch thú vị này nhé! 1. Tịnh xá Ngọc Như nằm ở đâu? Địa chỉ: Tịnh xá Ngọc Như tọa lạc tại thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Tịnh xá Ngọc Như Gia Lai Đường đi đến tịnh xá rất đơn giản, bạn chỉ cần đi theo chỉ dẫn của Google Maps và chỉ mất khoảng 45 phút đi xe từ trung tâm thành phố Pleiku. Tịnh xá mở cửa từ 7h sáng đến 12h đêm nên bạn có thể thoải mái thời gian khi đến đây, nhưng bạn nên đến thăm tịnh xá vào buổi sáng hoặc buổi chiều để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nơi này một cách đẹp nhất. Cổng vào tịnh xá Ngọc Như 2. Nét đặc sắc thu hút du khách của tịnh xá Ngọc Như Dọc trên đường đi vào tịnh xá là hai hàng cây mang nét cổ kính, đặc biệt cứ đến mùa rụng lá thì con đường này trở nên thơ mộng vô cùng. Tịnh xá Ngọc Như có thiết kế theo thiên hướng thiên nhiên với những hòn non bộ, cây cối núi rừng bao quanh, sẽ đem đến cho bạn cảm giác thanh tịnh mà cũng thật yên bình. Hòn non bộ mới được xây dựng, đây là một trong những nét đặc sắc và rất riêng của tịnh xá. Đây là khu vực thu hút lượng lớn các bạn đến check-in, hình ảnh núi non hùng vĩ hòa với ánh nắng lấp lánh hắt xuống từ những khe suối nhân tạo chắc hẳn sẽ tạo cho bạn những bộ ảnh thơ mộng đến hút hồn. Khung cảnh hùng vĩ nhưng thơ mộng bên trong tịnh xá 3. Kiến trúc tịnh xá Ngọc Như Bên cạnh hòn non bộ là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được làm bằng đá vôi cao sừng sững được xây dựng giữa bầu trời, xung quanh là núi non hùng vĩ, là sắc xanh của cây cối tạo nên bức họa đẹp đến nao lòng. Bức tượng là một trong những điểm nhấn tạo nên nét đẹp tâm linh cho tịnh xá, bởi vậy mà  này hằng năm thu hút một lượng lớn du khách, phật tử đến đây để cầu may, cầu bình an. Tượng phật nhìn từ xa Khuôn viên tịnh xá với cây xanh gió mát sẽ cho bạn cảm giác thanh tịnh, yên bình, tránh xa những ồn ào tấp ...

Chư Đăng Ya theo tiếng đồng bào J’rai có nghĩa là củ gừng dai – Một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm, miệng núi lửa có hình phễu nằm ẩn mình giữa rừng xanh đại ngàn hùng vĩ. Núi lửa Chư Đăng Ya nằm cách thành phố Pleiku khoảng 30km về phía Bắc thuộc làng La Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Đây là ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm, miệng núi lửa có hình phễu. Núi lửa Chư Đăng Ya nằm ẩn mình giữa rừng xanh, đại ngàn hùng vĩ. (Ảnh Yu Mi Nhon) Núi chư Đăng Ya thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, núi cách trung tâm thành phố Pleiku Gia Lai khoảng 30km về hướng đông bắc, cách điểm du lịch Biển Hồ nổi tiếng 20 km. (Ảnh My Nguyễn)   Nơi đây vào cuối mùa thu là dịp hoa dã quỳ nở rộ, sắc vàng cả một vùng trời mang đến một vẻ đẹp hoang dại từ đỉnh núi trải dài xuống triền núi, triền đồi và dọc các lối đi. Còn khi đến mùa mưa, ngọn núi lửa Chư Đăng Ya được bao phủ bởi một màu xanh bạt ngàn của những thửa ruộng khoai lang và cây dong riềng. (Ảnh Nguyễn Mạnh Hùng Rin) Cỏ Lau – đặc sản trên những cung đường dẫn vào Núi lửa Chư Đăng Ya, Gia Lai. (Ảnh Nguyễn Phan Nhật Tân) Nơi đây vào cuối mùa thu hoa dã quỳ nở vàng rực rỡ mang vẻ đẹp hoang dại từ đỉnh núi trải dài xuống các triền núi, triền đồi và dọc các lối đi. Vào mùa mưa, ngọn núi lửa Chư Đăng Ya được bao phủ bởi màu xanh bạt ngàn của những ruộng khoai lang và cây dong riềng. Dấu tích nham thạch để lại nơi đây một vùng đất đỏ bazan màu mỡ. Người dân bản địa thường trồng trọt các loại cây như ngô, khoai, bí đỏ, dong riềng… làm nguồn lương thực. (Ảnh Yu Mi Nhon) Mỗi mùa sẽ có một vẻ đẹp khác nhau. (Ảnh Thịnh Gia Phạm) Nơi đây tổ chức Lễ hội Hoa dã quỳ hàng năm diễn ra vào giữa tháng 11, đến lễ hội hoa sẽ được trải nghiệm không gian đậm bản sắc dân tộc của núi rừng Gia Lai, thưởng thức văn hóa cồng chiêng và các trò chơi dân gian cũng như ẩm thực bản địa: cơm lam, gà nướng hay rượu cần. Cảnh sắc thiên nhiên quanh khu vực núi lửa rất tự nhiên, đa dạng. (Ảnh Yu Mi Nhon) Cây trồng ở đây xanh tốt bốn mùa. Chư Đăng Ya mang vẻ đẹp của những vạt ngô, luống khoai hay từng đám dong riềng. Điểm nhấn cho ngọn núi là sự hòa quyện của những loài hoa, cỏ dại.  (Ảnh Yu Mi Nhon) Núi lửa Chư Đăng Ya: đây chính là nơi ...

Đến với hành trình khám phá Tây Nguyên, du khách sẽ có những khoảnh khắc chiêm ngưỡng dãy hoa dã quỳ ven đường nở rực rỡ đưa bạn đến với mảnh đất Gia Lai  xinh đẹp. Nơi đây  mang trong mình nét đẹp trầm tư hiếm có của vùng cao nguyên với những địa điểm lý thú vô cùng như Biển Hồ hay núi Hàm Rồng hoang sơ và thơ mộng. Bên cạnh những điểm đến nổi tiếng và quen thuộc ở Gia Lai như Biển Hồ, thác Chín tầng, hồ thủy điện Yaly… núi Hàm Rồng là một địa danh không kém phần thú vị nơi vùng đất này, sẽ khiến bạn cảm thấy vừa có chút lạ lẫm vừa có chút gần gũi khó tả. Núi Hàm Rồng còn được gọi với tên là núi Chư Hơ Đông hay núi Hòn Rồng, đến đây bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng ngọn núi lửa nổi tiếng nhất tại tỉnh nơi nàyvới độ cao hơn trên dưới 1000m. Có thể do miệng núi lửa nằm nổi trên bề mặt đất nên núi Hàm Rồng có những đặc tính như một miệng núi lửa dương, được ví như là nóc nhà của phố núi Pleiku. Trong thời chiến, từng là căn cứ quân sự của Mỹ, ngày nay nơi đây là mảnh đất màu mỡ cho các loại hoa màu và dãy rừng thông xanh ngát sinh sôi, phát triển. Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 11 km về phía Nam, núi Hàm Rồng được xem là một di sản địa chất quý của tỉnh. Giải thích sự ra đời của núi Hàm Rồng, những người dân nơi đây đã thổi hồn bằng các truyền thuyết mang đậm nét văn hóa, có giá trị nhân văn cao cả với sự ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh của con người. Nhìn từ xa bạn có thể thấy núi Hàm Rồng với đủ hình dạng khác nhau, có lúc là hình thang, có lúc là một nửa hình tròn… Nếu nhìn ngang, ngọn núi như được tách làm đôi có phần hõm ở giữa để dòng nham thạch tuôn chảy, phủ độ màu mỡ cho dãy đất bazan lân cận. Còn nếu nhìn từ trên cao, núi Hàm Rồng có hình dạng như một chiếc phễu khổng lồ. Có lẽ sẽ thật lạ khi mà ngay cả những người dân trong khu vực xung quanh, vẫn ngạc nhiên khi biết nơi mình đang sinh sống đã từng là vết tích của ngọn núi lửa đã tắt từ hàng triệu năm trước. Bắt đầu từ năm 2014, một đề án “Bảo tồn di sản địa chất, phát triển và quản lý mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam” sẽ dần dần nghiên cứu và công nhận các công viên địa chất quốc gia hoặc toàn cầu và khu vực miền Trung – nơi đâyluôn là trọng điểm trong dự án này. Theo dự đoán của các nhà khoa học, nếu ...

Nếu như hè về là thời điểm những đường hoa dã quỳ nở rộ vàng rực rỡ tô điểm cho núi lửa Chư Đăng Ya thì khi mùa mưa tới, khoảng tháng 8, tháng 9 cảnh sắc nơi đây lại dịu dàng man mác bởi sự tô điểm của loài hoa dong riềng nở rộ khắp chân núi lửa ở Gia Lai. Nếu như hè về là thời điểm những đường hoa dã quỳ nở rộ vàng rực rỡ tô điểm cho núi lửa Chư Đăng Ya thì khi mùa mưa tới, khoảng tháng 8, tháng 9 cảnh sắc nơi đây lại dịu dàng man mác bởi sự tô điểm của loài hoa dong riềng nở rộ khắp chân núi lửa ở Gia Lai Vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 9 là lúc những bông hoa dong riềng đỏ thắm bắt đầu nở rộ, khoe vẻ đẹp dịu dàng dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya. Hoa dong riềng tập trung nhiều nhất ở khu vực núi lửa, trong khu vườn của người dân làng Xóa và rải rác ở hai bên đường từ làng Kó đến làng Ia Gri. Theo đó, những cánh hoa đỏ thắm xen lẫn từng chiếc lá xanh mướt đung đưa trong gió. Hơn 70 ha trồng hoa dong riềng đã tạo lên cảm giác bình yên và dịu dàng đến lạ với những vị khách ghé thăm núi lửa hay đơn giản là tới du lịch Tây Nguyên. Cây dong riềng được người nông dân trồng để lấy củ, chế biến thành bột làm miến dong nhưng thời gian gần đây trước vẻ đẹp dịu dàng của loài hoa này, rất nhiều bạn trẻ đã đến đây để chụp ảnh, tận hưởng khí trời mát mẻ và khung cảnh thiên nhiên hoang sơ. Và góp phần làm sôi động thêm bầu không khí của cảnh sắc nơi đây. Một người dân nơi đây cho biết: “Hiện tại, tôi đang trồng khoảng ba mươi ha cây dong riêng dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya. Đây là loại cây khá dễ trồng, lợi nhuận cao, được trồng vào khoảng tháng ba đến tháng mười một thì cho thu hoạch. Với 30 ha này mỗi năm tôi thu về khoảng 1 tỷ chưa trừ đi chi phí. Sau khi thu hoạch củ dong riềng, tôi lấy máy sấy khô và nghiền làm bột miến dong. Bên cạnh lợi nhuận thu về từ củ dong riềng, hoa cây này cũng rất đẹp. Nhất là khi cả cánh đồng nở rộ, có khá nhiều bạn trẻ xin vào vườn chụp ảnh lưu niệm hay ngắm nhìn vẻ đẹp yêu kiều của loại hoa này”. Rất nhiều bạn trẻ khi tới đây đã đem lòng yêu mến loài hoa giản dị mà mang nét đẹp độc đáo này. Những cánh hoa đỏ lấp ló, xen lẫn trong những chiếc lá xanh lướt đung đưa trong gió gợi cho ta cảm giác gần gũi, quen thuộc như được ...

1. Vài nét giới thiệu sơ lược về chùa Minh Thành  2. Địa chỉ và cách di chuyển đến chùa Minh Thành 3. Khám phá vẻ đẹp độc đáo của chùa Minh Thành 3.1. Khám phá khuôn viên của Minh Thành Tự 3.2. Tìm hiểu về kiến trúc đặc biệt của chùa Minh Thành 4. Một số lưu ý khi đến tham quan chùa Minh Thành Nếu có dịp đặt chân đến mảnh đất Pleiku đầy nắng và gió, nhất định bạn nên ghé thăm chùa Minh Thành – nơi có những nét kiến trúc độc đáo, phảng phất hơi thở của xứ Phù Tang. Nơi đây được coi là ngôi chùa đẹp nhất của tỉnh Gia Lai. Hãy cùng theo chân Ximgo để khám phá xem nơi đây có những gì đặc biệt mà thu hút đông đảo khách du lịch đến vậy nhé! 1. Vài nét giới thiệu sơ lược về chùa Minh Thành  Là một quần thể kiến trúc Phật giáo tọa lạc ở trên ngọn đồi nằm ở phía Tây Nam của thành phố Pleiku, Minh Thành Tự thu hút đông đảo khách du lịch bởi lối vẻ đẹp phương Đông đặc trưng, độc đáo mang ảnh hưởng của lối kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan.với diện tích khoảng 20.000m2. Tam quan chùa Minh Thành (Nguồn: Instagram @phule_20) Chùa Minh Thành bắt đầu được xây dựng vào năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo, hiện nay do Đại đức Thích Tâm Mãn trụ trì. Trài qua nhiều biến động lịch sử, ngôi chùa đã mất nhiều năm trùng tu và tôn đạo để mang lại diện mạo mới nhất để các du khách có thể đến đây tham quan, vãn cảnh và lã nơi để các Phật tử đến thờ cúng, dâng hương. 2. Địa chỉ và cách di chuyển đến chùa Minh Thành Địa chỉ: Chùa Minh Thành tọa lạc tại số 14A, đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Chùa Minh Thành các trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2km về hướng Tây Nam, vì vậy từ trung tâm thành phố Pleiku bạn có thể di chuyển bằng: xe máy, taxi,… đến chùa Minh Thành. Dưới đây là quãng đường ngắn, thuận tiện nhất để di chuyển từ trung tâm thành phố đến chùa Minh Thành: Từ trung tâm thành phố đi theo hướng Đông để đến đường Hùng Vương sau đó đi thẳng đường Hùng Vương 650m => Rẽ trái vào đường Nguyễn Viết Xuân, đi tầm 230m => Đến vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 5 và vào Nguyễn Viết Xuân => Tiếp tục đi thẳng khoảng 800m sẽ thấy chùa Minh Thành nằm ở bên phải. Bản đồ từ trung tâm thành phố đến chùa Minh Thành: 3. Khám phá vẻ đẹp độc đáo của chùa Minh Thành 3.1. Khám phá khuôn viên của Minh Thành Tự Khi bước vào trong sân của chùa Minh Thành bạn sẽ thấy ngay bức tượng Phật Bà Quan Âm được ...

1. Một vài thông tin bỏ túi về đồi thông Gia Lai 2. Hướng dẫn cách di chuyển đến đồi thông Gia Lai 3. Khám phá vẻ đẹp lãng mạn của đồi thông Gia Lai 4. Một số địa điểm lưu trú gần đồi thông Gia Lai 5. Một số lưu ý khi đến đồi thông Gia Lai Giữa cao nguyên đại ngàn đầy sức sống có một địa điểm cực kỳ lãng mạn bạn nhất định phải ghé thăm, đó chính là đồi thông Gia Lai. Trong bài viết này Ximgo sẽ đem đến cho bạn tất tần tật kinh nghiệm khám phá đồi thông Gia Lai nhé. Nào, cùng bắt đầu thôi! 1. Một vài thông tin bỏ túi về đồi thông Gia Lai Đồi thông Gia Lai hay còn được gọi là đồi thông Ia Dêr, bởi đồi thông này thuộc địa phận xã Ia Dêr. Đây được coi là địa điểm “check – in” của rất nhiều bạn trẻ bởi vẻ đẹp lãng mạn, yên bình nơi đây mang lại. Đồi thông Gia Lai là một địa điểm lý tưởng để bạn có thể tổ chức các buổi dã ngoại, vui chơi cùng bạn bè.  Địa chỉ: thuộc địa phận xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Giờ mở cửa: Cả ngày Giá vé: Miễn phí 2. Hướng dẫn cách di chuyển đến đồi thông Gia Lai Đồi thông Gia Lai rất gần trung tâm thành phố Pleiku, chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 6km về phía Đông. Có rất nhiều cách để di chuyển đến đồi thông Gia Lai, tuy nhiên Ximgo khuyên bạn nên di chuyển bằng xe máy, bởi địa điểm này rất gần với trung tâm thành phố, đường cũng rất dễ đi và bạn có thể chủ động di chuyển giữa các địa điểm du lịch khác nhau. Dưới đây là quãng đường nhanh nhất để đến với đồi thông Gia Lai: Từ trung tâm thành phố, bạn đi theo hướng Đông lên đường Nguyễn Tất Thành khoảng 2km => Rẽ trái tại Gia Lai Electricity Co vào Phan Đình Phùng và đi thẳng khoảng 3,2km => Đi chếch sang bên phải khoảng 450m bạn sẽ thấy đồi thông Gia Lai nằm ở bên phải. Bản đồ chi tiết đường đi đến đồi thông Gia Lai: 3. Khám phá vẻ đẹp lãng mạn của đồi thông Gia Lai Giáp với thành phố Pleiku, đồi thông Gia Lai trở thành điểm đến lý tưởng không chỉ với những người dân nội tỉnh mà còn trở thành điểm khám phá đầy hấp dẫn đối với những du khách ngoại tỉnh. Vì khá gần với trung tâm thành phố nên nơi đây thu hút rất đông khách du lịch ghé thăm mỗi dịp cuối tuần, lễ Tết. Các bạn trẻ thường lựa chọn nơi đây làm địa điểm để dã ngoại, cùng bạn bè tận hưởng không khí trong lành, thoáng đãng.  View cực đẹp tại đồi thông Gia Lai (Nguồn: Instagram @pn_3601) Không gian “chill chill” tại đồi thông Gia Lai (Nguồn: ...

Không quá nổi tiếng như Đà Lạt nhưng Buôn Ma Thuột, Gia Lai cũng được khiến nhiều du khách trót yêu với những nét hoang sơ, mộc mạc của núi rừng Tây Nguyên. Review lịch trình khám phá Buôn Ma Thuột, Gia Lai vô cùng chi tiết Thật ra, trước khi đi mình có tìm hiểu và nghe mọi người nói rằng Tây Nguyên chẳng có gì đâu, đi làm gì? Ơ nhưng không, Tây Nguyên có nhiều chỗ để đi lắm mà ở đây cũng phố xá lắm chứ không kiểu dân tộc buôn làng như mọi người vẫn thường nghĩ đâu. Mình thấy Tây Nguyên thật sự phù hợp cho những ai muốn rời xa nơi khói bụi để hưởng không khí siêu trong lành, thời tiết vô cùng đẹp và dễ chịu, thành phố thì rất vừa đủ (không đông đúc mà vẫn đủ mọi dịch vụ), người dân thì chân chất, thân thiện, đồ ăn cũng ngon mà rẻ nữa và quan trọng cũng không thiếu số sống ảo cho các bạn thích chụp hình. Tây Nguyên nên đi mùa nào? Mùa đẹp nhất của TN là từ tháng 12 – tháng 3. Mình đi tháng 12 là mùa hoa dã quỳ, thời tiết siêu đẹp. Sáng và tối hơi lạnh (tầm 17 độ), ban ngày nắng mà vẫn mát khoảng 22 độ. Nói chung thời tiết như kiểu mùa thu Hà Nội thích lắm. Di chuyển – Máy bay: Bọn mình book vé máy bay chiều đi HN-Pleiku, chiều về Buôn Ma Thuột-HN. Vì giờ bay khá đẹp nên vé khứ hồi 1tr8/người. – Xe khách Pleiku sang BMT: Bọn mình bắt xe khách ở bến xe Đức Long, có rất nhiều nhà xe. Mình quên mất tên xe bọn mình đi rồi, nhưng nhìn chung same same nhau, có thể khác giờ chạy thôi. Các bạn nên đặt trước nhé. Vé 150k/người, đi khoảng 3,5h. Ở đâu? – Pleiku: Mình book ks Hoài Thương (trên đường Trường Chinh), giá 500k/4người/đêm (đã giảm 15% trên Traveloka). Khách sạn ok lắm, gần chùa Minh Thành, cũng khá gần trung tâm, khách sạn mới tinh, phòng ốc sạch sẽ, phòng mình view từ cao nhìn xuống TP siêu xinh, nhân viên thân thiện. – BMT: Mình book ks Lys hotel, gần Làng cafe trung nguyên nhưng k ở trung tâm lắm, giá 380k/4ng/đêm (đã giảm 15% trên Traveloka). Ks khá ổn, phòng cũng khá mới, sạch sẽ, nhân viên nhiệt tình. Lịch trình ăn chơi – Ngày 1: BIỂN HỒ – ĐƯỜNG HÀN QUỐC – BIỂN HỒ CHÈ BIỂN HỒ: Sáng bọn mình bay đến Pleiku khoảng 10h, nghỉ ngơi ăn sáng tầm 12h xuất phát đi Biển hồ (cách trung tâm khoảng 10km). Bọn mình thuê xe máy (xe ga 180k/ngày, xe số 150k/ngày). Vé vào cổng 15k/người. Nói chung ở đây thấy giống Đà Lạt ghê vì có rừng thông, nhưng đẹp hơn vì có hồ nước mênh mông. Chỉ tiếc là ở đây không có ...

Không chỉ có Biển Hồ chè mà ở Gia Lai còn có một cánh đồng chè khác đẹp không thua kém đó chính là đồi chè Bàu Cạn, địa danh nức tiếng trăm năm với hương chè cổ và vẻ đẹp tươi mới đầy sức sống tại vùng bình nguyên của huyện Chư Prông. Đồi chè Bàu Cạn với sắc xanh đầy sức sống và khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, là điểm đến lý tưởng cho những ai đang muốn tận hưởng thiên nhiên trong lành và tạm quên những những muộn phiền của cuộc sống thường nhật. Đây chính là một trong những điểm đến hấp dẫn được nhiều tín đồ xê dịch ưa thích tại Gia Lai.   Đồi chè Bàu Cạn là điểm đến thiên nhiên hấp dẫn ở Gia Lai. Ảnh: webtretho Đồi chè Bàu Cạn ở đâu? Đồi chè Bàu Cạn nằm ở địa phận của thôn Tây Hồ, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, cách trung tâm của thành phố Pleiku 25km về hướng Nam. Với lịch sử lên đến hàng trăm năm, đây chính là một trong những xứ chè lâu đời của Tây Nguyên. Từ trung tâm Pleiku, chỉ cần vượt qua dãy hàm Rồng hướng về phía Tây Nam, bạn sẽ đến với đồi chè Bàu Cạn, cung đường để đến với đồi chè này rất dễ dàng, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp của Gia Lai trên đường đi.   Đồi chè chỉ nằm cách trung tâm Pleiku 25km về hướng Nam. Ảnh:@khuatgiaminh Phương tiện di chuyển thuận tiện nhất bạn có thể sử dụng khi đến đồi chè Bàu Cạn chính là xe máy bởi dễ di chuyển với cung đường đất đỏ của cao nguyên, cũng như bạn có thể thoải mái dừng chân ngắm cảnh hoặc check-in ở bất cứ địa điểm nào trên đường đi.  Lịch sử trăm năm của xứ chè Bàu Cạn Gia Lai Cây chè xuất hiện ở Bàu Cạn từ rất sớm, theo dòng lịch sử từ những năm 1920 – 1923 người Pháp đã đến và bắt đầu khai khẩn một số vùng đất ở Bắc Tây Nguyên để trồng chè. Năm 1923 người Pháp đã cho thành lập công ty nông nghiệp chè và cafe gọi tắt là CATECKA, đây cũng chính là cột mốc cây chè chính thức bén duyên với vùng đất cao nguyên này và phát triển cho đến tận ngày nay.   Cây chè được trồng ở Bàu Cạn cách đây hàng trăm năm. Ảnh:@wanderlust Trong thời Pháp thuộc mặc dù khu vực Bắc Tây Nguyên có rất nhiều đồn điền chè nhưng Bàu Cạn vẫn là nơi làm ăn phát đạt bậc nhất. Năm 1928 nơi đây chỉ có 680ha thì chỉ một năm sau đó diện tích đã phát triển lên đến 900ha, chè Bàu Cạn nhanh chóng được giới quý tộc Tây Phương và cá Châu Á ưa chuộng . Tại đồi chè Bàu Cạn hiện nay vẫn ...

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh thuộc tỉnh Gia Lai là một trong những điểm đến rất thu hút khách du lịch trong những năm gần đây. Nơi đây sở hữu hệ sinh thái đa dạng và có nhiều thắng cảnh đẹp, là điểm đến yêu thích cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên hoang dã. Cùng Digiticket.vn tìm hiểu chi tiết về Vườn Quốc gia này nhé! Nội dung chính 1. Hướng dẫn di chuyển đến Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh 2. Thời điểm đẹp nhất đến Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh 3. Tìm hiểu sự đa dạng sinh thái tại Vườn Quốc gia Thảm thực vật phong phú Các loài động vật quý hiếm 4. Kon Ka Kinh – Địa điểm du lịch hấp dẫn 5. Khám phá nét đẹp văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên 1. Hướng dẫn di chuyển đến Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Gia Lai, nằm cách thành phố Pleiku khoảng 50 km về phía Đông Bắc. Kon Ka Kinh phân bố trên phạm vi địa giới hành chính của 5 xã là Đắk Roong, Kron Pne, Kroong (thuộc huyện K’Bang), xã Hà Đông (thuộc huyện Đắk Đoa) và xã Ayun (thuộc huyện Mang Yang). Ảnh: @vylinies66 Để đi tới Kon Ka Kinh, từ thành phố Pleiku bạn có thể di chuyển như sau: Cách 1: Dùng xe máy chạy theo đường quốc lộ 19, đến được bưu điện huyện Mang Yang. Sau đó hỏi đường đến xã Ayun, tại đây có đặt trụ sở ban quản lý Vườn Quốc gia này. Cách 2: Du khách có thể đón xe bus Đức Long có chạy tuyến Pleiku – An Khê. Khi đến Mang Yang, bạn xuống hỏi đường đến xã Ayun hoặc thuê xe ôm với giá thỏa thuận (đi khoảng 20 km). Cách 3: Cách đơn giản và an toàn nhất để bạn đến Kon Ka Kinh chính là đi theo đoàn và liên hệ với ban quản lý Vườn Quốc gia để được có xe đưa đón tận nơi tại thành phố Pleiku. 2. Thời điểm đẹp nhất đến Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh Gia Lai có độ cao trung bình khoảng 700 – 800m so với mực nước biển nên luôn mang khí hậu mát mẻ, trong lành. Nơi đây có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Ảnh: @phihoc_1503 Vì thế, thời điểm đẹp nhất để bạn đến thăm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh chính là mùa khô. Vào thời gian này, thời tiết nắng đẹp, cảnh vật xanh tươi và dễ dàng di chuyển để khám phá. Còn nếu bạn đến đây vào mùa mưa sẽ hơi khó khăn vì khi mưa xuống những con đường đất đỏ sẽ trở nên lầy lội ...

Du lịch Gia Lai không chỉ được biết đến là một vùng đất nổi tiếng trù phú với nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ mà còn nổi tiếng với nền văn hóa ẩm thực gồm nhiều món ngon hấp dẫn không thể bỏ qua. Đến với Gia Lai ngay để được trải nghiệm và nếm thử những đặc sản này ngay thôi nào. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ list ra cho các bạn top 10 đặc sản Gia Lai nổi tiếng nhất ! Bài viết có gì? Bò một nắng – Món ăn đặc sản Gia Lai Cà phê Pleiku – Đặc sản Gia Lai nổi tiếng Phở khô Gia Lai – Đặc sản Gia Lai độc đáo Gia Lai có đặc sản gì – Mật ong rừng Gỏi lá rừng – Đặc sản ở Gia Lai Cơm lam – Món ăn đặc sản Gia Lai Nấm linh chi – Đặc sản Gia Lai làm quà Muối kiến vàng – Đặc sản Gia Lai nổi tiếng Gia Lai có đặc sản gì? – Rượu Cần  Măng chua rừng – Món ăn đặc sản Gia Lai Bò một nắng – Món ăn đặc sản Gia Lai Bò một nắng là một đặc sản ở Gia Lai được chọn lọc từ những con bò tự chăn thả tự nhiên ở những vùng đồi núi của Gia Lai. Để chế biến được món ăn này, đòi hỏi phải lựa chọn những con bò có cơ bắp săn chắc, không có nhiều mỡ mà cũng không quá ốm. Sau khi chọn lọc xong, cũng cần phải lựa chọn được ngày có thời tiết nắng tốt để làm thịt bò. Bò sau khi mổ xong thì đem thịt đi phơi dưới ngày nắng giòn, khô thì đem đi chế biến cùng với các gia vị khác. Khi thưởng thức miếng thịt bò một nắng, bạn sẽ cảm nhận đực vị ngọt của từng thớ thịt, vị cay cay của ớt, thơm nồng của tiêu đều hòa quyện vào nhau tạo ra một thức quà rất tuyệt vời ! Cà phê Pleiku – Đặc sản Gia Lai nổi tiếng Nếu được hỏi Gia Lai có đặc sản gì thì chắc chắn nhiều người sẽ trả lời đó chính là món đặc sản phát ra mùi thơm say mê lòng người Cà phê Pleiku phải không nào. Cà phê được tuyển chọn từ những trang trại lớn, những trái cà phê chín đỏ, đầy mình cùng với dây chuyền sản xuất hiện đại đã cho ra đời một thức uống khó có thể chối từ. Cà phê nguyên chất, vị đắng không gắt, ngọt ngọt, mùi thơm nức mũi đậm đà hòa quyện giữa tinh hoa của trời đất và cây lá tạo nên một đặc sản say đắm lòng người biết bao. Bạn có thể mua cà phê về làm quà cho những người thân yêu là một gợi ý rất sáng tạo đấy ! Phở khô Gia Lai – Đặc ...

Gia Lai những ngày tháng 3 tiết trời khô ráo dễ chịu, hoa cà phê nở trắng rợp trời với cảnh sắc tuyệt đẹp, đây chính là thời điểm tuyệt nhất để bạn thực hiện một chuyến vi vu khám phá miền đất cao nguyên này. Tháng 3 là một trong những thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Gia Lai bởi đây chính là một trong những thời điểm mà vẻ đẹp của miền đất cao nguyên này được khắc hoạ trọn vẹn nhất. Du lịch Gia Lai tháng 3 bạn không chỉ bị hấp dẫn bởi thiên nhiên tuyệt vời với những đồi cafe trắng muốt, những cánh rừng bao la, nương rẫy trù phú, sắc vàng của sâu bướm đầu mùa mà nơi đây còn níu chân bạn bởi những nét đẹp văn hoá, hương vị ẩm thực đặc sắc. Nếu như bạn đang có kế hoạch du lịch Gia Lai thì tháng 3 này chính là thời điểm tuyệt vời nhất để “xách balo lên và đi” đấy.   Tháng 3 là một trong những mùa đẹp nhất để du ngoạn Gia Lai. Ảnh:@thaibinhksnn_ Tại sao du lịch Gia Lai tháng 3 là thời điểm lý tưởng nhất? Gia Lai có khí hậu khá ôn hòa với hai mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô, trong đó mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm, và khoảng tháng 3 chính là một trong những thời điểm nơi này có thời tiết đẹp nhất, không nóng gắt mà hơi se lạnh và có nắng, thích hợp cho các hoạt động thăm quan, khám phá. Ngoài lý do về thời tiết thì tháng 3 ở Gia Lai là thời điểm cảnh sắc thiên nhiên nơi đây biến đổi tuyệt đẹp cũng là mùa diễn ra nhiều lễ hội bản địa độc đáo.   Thời tiết Gia Lai tháng 3 rất quyến rũ, đầy nắng trời trong xanh. Ảnh: @choiming611_ Đến Gia Lai bằng cách nào? Du lịch Gia Lai tháng 3, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn về phương tiện di chuyển. Gia Lai có sân bay Pleiku nên với những du khách ở xa, bạn hoàn toàn có thể di chuyển bằng máy bay, vừa thuận tiện vừa nhanh chóng. Ngoài ra, từ các tỉnh/ thành khác, du khách cũng có thể đến Gia Lại bằng các phương tiện như xe khách, các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy…   Gia Lai có sân bay Pleiku nên việc di chuyển rất dễ dàng. Ảnh:@thuylefashiongialai_ Tại Gia Lai du khách có thể thuê xe máy hoặc ô tô để khám phá nếu như không mang theo phương tiện di chuyển, nếu đi gần khu vực trung tâm, du khách còn có thể bắt taxi hoặc xe bus tùy nhu cầu. Lưu trú khi du lịch Gia Lai tháng 3  Khi du lịch Gia Lai tháng 3, chắc chắn du khách sẽ ghé qua Pleiku, một ...

Có dịp về phố núi Gia Lai, du khách hẳn sẽ được dạo chơi nhiều điểm hẹn với thiên nhiên và tận hưởng bầu không khí tươi mát, trong lành đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên hoang sơ, vắng lặng. Và đâu đó ở Gia Lai, bạn sẽ tìm thấy những vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, những hình ảnh gần gũi, thân thương và những nếp sống truyền thống chân chất của người dân địa phương. 1. HỒ T’NƯNG – VIÊN NGỌC SÁNG CỦA ĐẤT TRỜI GIA LAI Hồ T’nưng (hay còn gọi là Biển Hồ, hồ Ea Nueng) là hồ nước ngọt lớn nhất, đẹp nhất của mảnh đất Tây Nguyên và là viên ngọc sáng lấp lánh của phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai). Biển Hồ là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động cách đây hàng trăm triệu năm, có hình bầu dục, diện tích rộng khoảng 230 ha và sâu khoảng 12 – 19 m. Khung cảnh đẹp thơ mộng như tranh vẽ – Ảnh: Amateur Pic Biển Hồ đẹp đến ngỡ ngàng – Ảnh: Vu Nguyen Tìm về hồ T’nưng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thơ mộng, khám phá cảnh vật thiên viên, đắm chìm trong không gian xanh mát và tận hưởng những khoảnh khắc bình yên, an nhiên. Dù bình minh hay hoàng hôn, buổi trưa hay đêm tối, Biển Hồ vẫn gợi lên vẻ đẹp diệu kỳ đến nao lòng và mang đến cho du khách nguồn cảm hứng mới cùng những cảm xúc khó tả. Chiều hoàng hôn lãng mạn ở hồ T’nưng – Ảnh: Fxhfh Eyrndj Dòng nước miên man gợn sóng mềm mại, hiền hòa – Ảnh: Phạm Thu Thủy Xem thêm: Các khách sạn 2 sao tại Pleiku Trong chuyến du lịch Gia Lai, du khách hãy cùng bạn bè và gia đình thư giãn với thiên nhiên ở hồ T’nưng nhé! Nơi đây hẳn sẽ là thắng cảnh đẹp tuyệt để bạn chiêm ngưỡng ở mảnh đất Gia Lai. 2. THÁC PHÚ CƯỜNG – DẢI LỤA BẠC NẰM GIỮA CAO NGUYÊN Thác Phú Cường là thác nước đẹp nhất tỉnh Gia Lai, nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường và thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê. Thác Phú Cường có độ cao khoảng 45 m, bắt nguồn từ trên núi cao và đổ về dòng suối La Peet dẫn về hồ Ayun Hạ. Vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thác nước Phú Cường – Ảnh: Đào Phúc Quang Vũ Sững sờ trước khung cảnh thiên nhiên độc đáo ở thác Phú Cường – Ảnh: Giang Đào Ngọc Đến tham quan thác Phú Cường, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn vẻ đẹp kỳ vĩ, ngoạn mục của vách đá dựng đứng, dòng nước trắng xóa, mềm mại như dải lụa bạc và lắng nghe tiếng thác đổ ầm ầm, tiếng nước chảy róc rách len lỏi qua con suối và tiếng chim hót ríu rít vang vọng ...

Kinh nghiệm du lịch Gia Lai không thể bỏ qua cho người đam mê khám phá. Hãy cùng bớt chút thời gian để theo dõi bài viết bạn nhé! Một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng Việt Nam được nhiều du khách quan tâm đó chính là Gia LaI. Nếu như bạn đang có ý định đến du lịch tại vùng đất này thì đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây để có thêm kinh nghiệm chuẩn bị cho một chuyến đi hoàn hảo nhất. 1. Tổng quan về Gia Lai? Gia Lai ở đâu? Gia Lai nằm ở phía Bắc của Tây Nguyên là tỉnh có diện tích lớn thứ hai Việt Nam với tổng diện tích đất là 15.510,8km, dân số 1.513.847 người (số liệu năm 2019). Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, nằm gần như hoàn toàn phía Đông dãy Trường Sơn. Địa hình Gia Lai chia thành 3 dạng chính là địa hình đồi núi, cao nguyên và thung lũng. Với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, đặc sắc và đầy hấp dẫn. Đồng bào dân tộc ở đây cũng vô cùng đa dạng như: Ja-rai, Ba-na, Xơ-đăng, Thái, Mường… tạo nên nền văn hóa đa dạng, độc đáo, nổi tiếng với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Gia Lai thực sự là điểm đến lý tưởng thu hút khách du lịch. 2. Thời điểm du lịch Gia Lai? Từ tháng 11 cho đến tháng 4 là mùa khô đây là thời điểm lý tưởng để bạn đi du lịch, với thời tiết đẹp nắng ráo, cảnh vật rực rỡ. đường khô ráo di chuyển bằng xe máy cũng rất dễ dàng và thuận tiện. Thời điểm tháng 11 – tháng 12 là thời điểm đẹp nhất để đi du lịch Gia Lai lúc này cảnh rừng phố núi bừng sức sống với màu vàng tươi của hoa muồng vàng, cộng thêm màu vàng của lúa chín cộng hưởng cùng mùa hoa dã quỳ đang nở rộ khắp các thôn xóm, bản làng. Tháng 3 cũng là thời điểm tuyệt vời để đi Gia Lai thời điểm này nhìn đâu bạn cũng thấy một màu trắng của hoa cà phê đang trổ bông, thời tiết lúc này cũng mát mẻ dễ chịu. 3. Di chuyển đến Gia Lai Phương tiện di chuyển tới Gia Lai Bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau để đến được Gia Lai, chẳng hạn như: Máy bay, xe khách, ô tô, xe máy… – Trường hợp bạn đi máy bay sẽ có rất nhiều hãng để bạn lựa chọn đó là Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines, sau đó bạn sẽ đáp xuống sân bay Pleiku. Tùy theo địa điểm nếu như đi máy bay bạn chỉ mất khoảng 1-2 tiếng. – Nếu như bạn không ở quá xa thì bạn có thể đi bằng ô tô, xe khách, xe máy. Tuy nhiên di ...

Phố núi Gia Lai mang đậm những cá tính rất riêng mà không một nơi nào trên đất nước Việt Nam có được. Mảnh đất ấy vừa có sự hoang sơ, hùng vĩ của đại ngàn rộng lớn lại vừa trù phú, nhộn nhịp như chính cuộc sống của con người nơi đây. Cô bạn Trần Thu Thủy đã dành 4 ngày 3 đêm để lang thang khắp Gia Lai – Kon Tum khám phá những địa danh đặc sắc nhất, trải nghiệm cuộc sống giữa núi rừng và tận mắt ngắm nhìn những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Hãy cùng Lữ hành Việt Nam khám phá vẻ đẹp núi rừng Tây Nguyên qua review du lịch Gia Lai của Thu thủy nhé. Chuyến du lịch Gia Lai – Kon Tum chính là món quà sinh nhật vô cùng ý nghĩa mà cô bạn tự thưởng cho mình. Với Thủy, Gia Lai không chỉ có cảnh đẹp thiên nhiên đặc sắc mà vẻ đẹp của con người nơi đây cũng để lại nhiều ấn tượng đẹp. Người Gia Lai cực kỳ thân thiện và mến khách, có nhiều người đến từ miền xuôi đi cư lên đây sinh sống và làm ăn buôn bán, vì yêu quý mảnh đất nơi đây nên cũng găn bó từ rất lâu. Khí hậu của Gia Lai một ngày có bốn mùa, có lẽ vì thế nên trời trong xanh hơn, khi chụp ảnh hay quay video cũng đẹp hơn rất nhiều. Review du lịch Gia Lai sẽ kể khá chi tiết hành trình chuyến đi và những cảm nhận của một cô gái miền Bắc về mảnh đất Tây Nguyên thuộc miền Trung của Tổ Quốc. Qua những chia sẻ của cô bạn sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu hơn và yêu hơn những điểm đến của quê hương, đất nước. 1. Review du lịch Gia Lai: cách di chuyển, lưu trú, phương tiện đi lại Cách di chuyển đến Gia Lai Hiện tại các hãng máy bay đang tràn ngập vé rẻ, bạn có thể “canh me” những khung giờ vé rẻ để được gia tốt nhất. Thủy book vé chiều Hải Phòng – Pleike khứ hồi giá rẻ của Viejet từ đầu tháng 10. Giá vé: 99,000đ, tính tất tần tật bao gồm thuế phí là 1tr1/1 người/khứ hồi, cũng khá hời. Chuyến bay khởi hành lúc 06h25 sáng và chiều ngược khởi hành lúc 08h30 sáng ngày thứ tư. Tính ra thì chuyến du lịch Gia Lai có tổng thời gian là 3 ngày 3 đêm để thăm thú, khám phá các điểm đến (riêng ngày thứ tư bay sớm nên không tính). Bạn nhớ “canh me” các khung giờ giá rẻ để săn được vé vé máy bay giá hời nhé! Thông thường, các chuyến bay đi Pleiku sẽ dao động khoảng 4 hôm sẽ có 1 chuyến. Với khung thời gian vậy khá phù hợp để du hí ở Pleiku và dạt sang các điểm lân cận. ...

Núi lửa Chư Đăng Ya Nếu bạn là một tín đồ mê xê dịch, thích khám phá và muốn được hòa mình vào không gian thiên nhiên hùng vỹ, hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên đại ngàn thì không nên bỏ qua cơ hội du lịch núi lửa Chư Đăng Ya , Gia Lai. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp hiếm có, được bình chọn là một trong những ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới, khiến bất cứ ai khi đặt chân đến cũng phải ngỡ ngàng. Núi lửa Chư Đăng Ya. Ảnh: Luhanhvietnam Giới thiệu đôi nét về núi lửa Chư Đăng Ya Chư Đăng Ya là tên của một ngọn núi lửa vô cùng nổi tiếng nằm tại làng Ploi Lagri, thuộc xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 30 km về phía Đông Bắc. Ngọn núi này có độ cao khoảng 500 mét so với mực nước biển. Chư Đăng Ya là một ngọn núi lửa nổi tiếng của Gia Lai. Ảnh: Zingnews Trước đây, Chư Đăng Ya từng là một ngọn núi lửa lớn, phun trào dữ dội. Tuy nhiên ngày nay nó đã ngưng hoạt động. Trải qua hàng triệu năm, lớp dung nham ngày nào đã tạo cho nơi đây một vùng đất đỏ bazan vô cùng màu mỡ. Người dân nơi đây đã tận dụng mảnh đất trù phú này để trồng các loại cây lương thực, hoa màu, tạo nên một bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu, cực kỳ sống động. Khám phá núi lửa Chư Đăng Ya. Ảnh: @Mmymie96 Không chỉ vậy, du lịch núi lửa Chư Đăng Ya còn được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn bậc nhất của Gia Lai nói riêng và của du lịch Tây Nguyên nói chung. Ngọn núi này còn được bình chọn là một trong những ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới. Chư Đăng Ya tựa như một chiếc bát úp khổng lồ. Ảnh:  @MMOutfit.com Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của núi lửa Chư Đăng Ya Bất cứ ai khi đến du lịch núi lửa Chư Đăng Ya Gia Lai chắc chắn cũng sẽ bị vẻ đẹp của ngọn núi này chinh phục ngay lập tức. Nằm ẩn mình giữa núi rừng Tây Nguyên đại ngàn, Chư Đăng Ya hiện lên giống như một chiếc bát úp khổng lồ, miệng núi mở lớn. Bao phủ lên chiếc bát ấy là những mảng màu sinh động được tạo nên từ những ruộng ngô, ruộng khoai hay dong riềng. Chư Đăng Ya luôn thu hút rất đông các bạn trẻ thích khám phá. Ảnh: Ximgo Đặt chân tới núi lửa Chư Đăng Ya, bạn sẽ cảm nhận được một bầu không khí vô cùng đặc biệt. Nơi đây có những cây cổ thủ với tuổi đời hàng trăm năm. Ngồi nghỉ ngơi dưới tán cây, hít thở bầu không khí trong lành bạn sẽ cảm thấy mọi ...

Gia Lai có rất nhiều ngọn thác đẹp, tuy nhiên không phải nơi nào cũng dễ đi và dễ tìm. Có những thác bạn có thể khám phá trong ngày như thác Phú Cường, thác Đội 3… nhưng cũng có những thác phải đi sâu vào rừng như thác 50, thác 95… Du lịch Gia Lai khám phá 9 ngọn thác đẹp đã đi là không muốn về 1. Thác Phú Cường Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động, nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai; cách thị trấn Chư Sê khoảng 3 km và cách TP Pleiku khoảng 45 km về phía đông nam. Với vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ, kỳ vĩ và tráng lệ vốn có của tự nhiên cùng với độ cao chọc trời 45 m, thác Phú Cường luôn là điểm đến tham quan hấp dẫn. Thác Phú Cường. Ảnh: ngoccumi Thác Phú Cường. Ảnh: p.h.m.pu Thác Phú Cường. Ảnh: letsgovn 2. Thác Xung Khoeng Thác Xung Khoeng thuộc địa phận xã Ia Me, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Mặt thác lớn, trải rộng và tương đối bằng phẳng. Hai bên bờ, cây cối mọc um tùm. Phía sau thác là nền trời xanh thẳm cao lồng lộng. Nước đổ xuống uốn cong theo triền đá mềm mại, đập vào các tảng đá nổi lên trên mặt nước tung bọt trắng xoá. Nước chảy len lỏi trong các khe đá, trên thảm cỏ xanh làm thành một vùng hồ nước trong vắt, sát với các vách đá xung quanh. Thác Xung Khoeng. Ảnh: Zing News 3. Thác Lệ Kim Để đến thác Lệ Kim, từ thành phố Pleiku, xuôi theo tỉnh lộ 664 khoảng 20 km, bạn sẽ đến thị trấn Ia Kha – trung tâm huyện Ia Grai, đi tiếp khoảng 15 km nữa, du khách sẽ đến thác Lệ Kim. Từ xa, bạn có thể nghe thấy âm thanh ào ào của dòng nước từ trên cao đổ xuống. Khi đến nơi, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp nơi đây pha lẫn trong sự kiến tạo ra thác Lệ Kim: dòng suối Ia Pech bắt nguồn từ trên núi, chảy trên nền địa hình khi bằng phẳng, gập ghềnh và dội xuống một hồ nước khá rộng rồi chảy ra sông Pô Kô, bởi thế, người dân nơi đây đã đặt tên cho điểm du lịch này là thác Lệ Kim. Thác Lệ Kim. Ảnh: vietnamtourism Thác Lệ Kim. Ảnh: Tiểu Duy 4. Thác Đội 3 Thác Đội 3 hay còn gọi là thác Bàu Cạn, nằm ở Đội 3 xã Tây Hồ, Bàu Cạn nên hỏi người dân đến thác Đội 3 ai cũng biết. Thác nằm gần thành phố Pleiku nhất, chỉ khoảng 20km. Băng theo con đường chạy dài theo mấy ngọn đồi cà phê, qua đồi chè xanh, qua thêm cánh đồng cỏ ...

Một suối đá cổ mới được phát hiện tại làng Vân, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đang thu hút du khách đến tham quan. Khám phá “suối đá tổ ong” độc đáo mới được phát hiện ở Gia Lai Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ/Tiền Phong Khảo sát của ngành chuyên môn và UBND huyện Chư Păh cho thấy, đây là suối đá Ia Ruai nằm trên địa phận thị trấn Ia Ly và xã Ia Phí, huyện Chư Păh. Dòng suối chảy qua nhiều làng thuộc thị trấn Ia Ly và xã Ia Phí trước khi đổ ra hồ chứa nước của Nhà máy thủy điện Ia Ly. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ/Tiền Phong Trên đoạn đến làng Vân của thị trấn Ia Ly dài khoảng 1km, trồi lên một bãi đá lộ thiên, tập trung nhiều và cao nhất ở hai điểm nằm cách nhau khoảng 30 mét. Hai bên dòng suối là các thanh đá hình lục lăng tương tự nhau, được sắp đặt sát nhau thành những khối đá rộng lớn, rắn chắc như một khối đông đặc, tương đồng với những khối đá tại Gành Đá Đĩa – di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Phú Yên. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ/Tiền Phong Cộng đồng người dân tộc Jrai vùng này rất tự hào về con suối, bãi đá cổ và mong muốn địa điểm này được bảo vệ. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ/Tiền Phong Sở VH-TT&DL Gia Lai cho biết, đây là một địa điểm có tiềm năng du lịch, có khả năng xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích của tỉnh Gia Lai, cần được bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng. Theo đó, Sở sẽ tiếp tục khảo sát để xây dựng kế hoạch về phát triển du lịch, bổ sung danh mục kiểm kê và dự kiến lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích đối với địa điểm này trong thời gian tới.

Đến với địa điểm du lịch Gia Lai du khách không biết đi đâu và làm gì? Hãy cùng Sayhi Khám Phá Những Địa Điểm Du Lịch Gia Lai Khiến Du Khách Điên Đảo qua bài viết này nhé Top 30 Địa Điểm Du Lịch Đắk Lắk Được Các Phượt Thủ Ưa Chuộng Nhất MỤC LỤC 1. Thác Xung Khoeng Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Thơ Mộng Gia Lai  2. Thác Chín Tầng Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Gia Lai  3. Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Kon Jang Răng Gia Lai – Du Lịch Độc Và Lạ Gia Lai  4. Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh Gia Lai – Du Lịch Quý Hiếm Gia Lai  5. Chùa Minh Thành Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Tâm Linh Gia Lai  6. Nhà Tù Pleiku Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Gia Lai  7. Biển Hồ Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Gia Lai  8. Nhà Thờ Đức An Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Kiến Trúc Gia Lai  9. Thác Lệ Kim Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Hoang Sơ Gia Lai  10. Đồi Thông Hà Tam Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Thiên Nhiên Gia Lai  11. Làng Du Lịch Diên Hồng Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Tham Quan Gia Lai  12. Hồ Ayun Hạ Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Hữu Tình Gia Lai  13. Bảo Tàng Tỉnh Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Văn Hóa Gia Lai  14. Thác Công Chúa Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Xinh Đẹp Gia Lai  15. Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Làng Kháng Chiến Stor Gia Lai – Du Lịch Kháng Chiến Gia Lai  16. Di Tích Lịch Sử, Văn Hóa Tây Sơn Thượng Đạo Gia Lai – Du Lịch Tham Quan Gia Lai  17. Thác Yama Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Phong Phú Gia Lai  18. Rừng Cao Su Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Đặc Trưng Gia Lai  19. Chùa Bửu Minh – Chốn Du Lịch Tâm Linh Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Với Pleiku 20. Hồ T’Nưng Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Tuyệt Đẹp Gia Lai  21. Nhà Máy Thủy Điện Ialy Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Hùng Vĩ Gia Lai  22. Quảng Trường Đại Đoàn Kết Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Lịch Sử Gia Lai  23. Thác Phú Cường Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Thơ Mộng Gia Lai  24. Đồng Xanh Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Độc Đáo Gia Lai  25. Hố Trời Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Trải Nghiệm Gia Lai  26 Biển Hồ Chè Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Thiên Đường Gia Lai  27. Núi Lửa Chư Đăng Ya Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Thiên Nhiên Gia Lai  28. Hồ Thác Bà Gia Lai – Địa Điểm Du Lịch Thơ Mộng Gia Lai  29. Núi Hàm ...

Gia Lai – vùng đất ngày càng thay da đổi thịt Không còn nghi ngờ gì nữa, Gia Lai đích thị là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất tại khu vực Tây Nguyên. Ai chưa từng đến đây đều mang một ước nguyện được chinh phục tỉnh Tây và cả những ai đã may mắn được đi rồi lại càng muốn đi thêm nhiều lần nữa vì đã có những kinh nghiệm du lịch Gia Lai tự túc cho riêng mình. Nếu Đà Lạt mang trong mình vẻ đẹp mộng mơ, Buôn Mê Thuột tràn ngập hương thơm của hạt cà phê thì du lịch Gia Lai lại tựa như một cô thôn nữ của miền sơn cước. Sở dĩ nơi này được mệnh danh là Phố Núi bởi lẽ phố nằm trong núi, một vùng đất hiện đại phóng khoáng nhưng vẫn mang nét gì đó hoang dã của núi rừng. Tất cả những điều ấy có lẽ luôn thôi thúc bạn đến với Gia Lai, để cảm nhận cho trọn vẹn không khí trong lành và chinh phục cho bằng hết những địa danh đã đi vào lòng người. Đừng quên, hãy giữ lại đôi chút kinh nghiệm để chuyến tự túc của bạn không để lại điều tiếc nuối. MỤC LỤC 1 TỔNG QUAN DU LỊCH GIA LAI MỚI NHẤT 2021 2 MÙA NÀO LÝ TƯỞNG NHẤT ĐỂ ĐI DU LỊCH GIA LAI? 2.1 + Từ tháng 5 cho đến tháng 10: 2.2 + Từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau: 3 KINH NGHIỆM DU LỊCH GIA LAI CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ TRƯỚC CHUYẾN ĐI? 4 CÁC KHÁCH SẠN TỐT NHẤT NÊN Ở KHI ĐI DU LỊCH GIA LAI TỰ TÚC 5 NÊN CHỌN PHƯƠNG TIỆN NÀO ĐỂ DI CHUYỂN ĐẾN GIA LAI HỢP LÝ NHẤT? 5.1 – Du lịch Gia Lai đi bằng máy bay 5.2 – Du lịch Gia Lai bằng xe khách 5.3 – Du lịch Gia Lai bằng xe máy 6 CÁC PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN NỘI THÀNH KHI ĐI DU LỊCH GIA LAI 6.1 – Đi bằng xe bus 6.2 – Đi bằng taxi 6.3 – Thuê xe máy, ô tô 6.4 – Đặt tour Gia Lai 1 ngày 7 KINH NGHIỆM DU LỊCH GIA LAI GỢI Ý CÁC ĐỊA ĐIỂM ĐẸP VÀ ẤN TƯỢNG NHẤT 7.1 Hồ T’Nưng – Biển hồ quyến rũ ở Gia Lai 7.2 Thác Xung Khoeng – thác nước đẹp có 1 không 2 ở Gia Lai 7.3 Thác Phú Cường tuyệt tác của núi rừng Gia Lai 7.4 Núi Hàm Rồng – cảnh quan kỳ vĩ của phố núi Gia Lai 7.5 Chư Đăng Ya – ngọn núi lửa hùng vĩ giữa đại ngàn 7.6 Quảng trường Đại Đoàn Kết – Nơi kết tinh của văn hóa Tây Nguyên 7.7 Hồ thủy điện Yaly điểm đến du lịch Gia Lai đầy ấn tượng 7.8 Biển Hồ Chè – điểm check in hút giới trẻ ở Gia Lai 8 GỢI Ý ...

“Làng không có nhà rông như nhà không có bếp, như buổi sáng không có tiếng gà gáy, như ban ngày không có ánh mặt trời”. Muốn hiểu về đời sống sinh hoạt, văn hóa của người Tây Nguyên, bạn nhất định phải đến với những ngôi nhà rông. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng có khả năng khám phá hết thảy hàng ngàn buôn làng trên xứ sở bazan nắng gió. Đó là lý do chúng ta cần lựa chọn ra một đại diện đủ ấn tượng, chẳng hạn như công trình nhà rông kỷ lục tại Gia Lai của bà con làng Kon Sơ Lăl. Sự ra đời của ngôi nhà kỷ lục Nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách Pleiku khoản hơn 50km, huyện Chư Pah vẫn được biết đến như một trong những vùng đất còn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, nhà rông làng Kon Sơ Lăl với kích thước kỷ lục luôn được xem là niềm tự hào đối với mọi người con Tây Nguyên. Nhà rông Kon Sơ Lăl mới xây nằm trên trục đường chính của thôn bản Kiêu hãnh là thế song sự ra đời của công trình này lại bắt nguồn từ một kỷ niệm đau buồn. Kon Sơ Lăl từng là một bản làng Ba Na cổ sống yên vui giữa những cánh rừng ngút ngàn trên dãy Trường Sơn Đông. Thế nhưng, giữa năm 2015, tai họa trên trời bỗng ập tới. Trong một cơn giông lốc, sấm sét đã vô tình đánh trúng mái nhà rông của làng. Ngọn lửa bùng lên dữ dội, lan ra khắp xung quanh, khiến Kon Sơ Lăl chìm trong biển lửa. Sau khi lửa tắt, nhìn lại khung cảnh tro tàn, dù xót xa nhưng dân làng vẫn phải rời đi. Hiện nay, toàn bộ 600 nhân khẩu đã tái định cư ở một khu vực mới, cách làng cũ chừng 3km. Đó chính là nơi ngôi nhà rông kỷ lục được xây đắp từ những cột gỗ đầu tiên. Nét độc đáo của công trình Nhà rông Kon Sơ Lăl được xây mới nhờ sức người, sức của của chính bà con dân làng Nhà rông mới của làng Kon Sơ Lăl – Gia Lai có diện tích lên tới 320m2, độ cao 20m, tương đương với một ngôi nhà 4 tầng. Công trình được làm hoàn toàn bằng gỗ, tre, mái tranh… do bà con đóng góp. Trong đó, 12 cây cột trụ là 12 thân cây gỗ dầu, gỗ bình linh, có đường kính bằng hai vòng tay người lớn. Tất cả đều được ngâm dưới lớp bùn ao hồ tới gần 2 năm để ngăn ngừa sự tấn công mối mọt. Tổng thể ngôi nhà khi hoàn thành Về bản chất, thiết kế nhà rông của người Tây Nguyên vốn không có vỉ kèo. Khung nhà được buộc hoàn toàn bằng mây, tre ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก