Khám Phá

Nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (P2)

Trong bài viết lần trước, dimientay.net đã giới thiệu quá trình hình thành, 20 bài tổ và những quy định khi chơi “Đờn ca tài tử”. Trong bài viết lần này, dimientay.net xin được giới thiệu những gì còn lại trong nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ”.

Nội dung bài viết

Những loại nhạc cụ được sử dụng trong nghệ thuật trình diễn “Đờn ca tài tử Nam Bộ”

Không giống như các loại hình nghệ thuật truyền thống khác như Ca Huế, nhã nhạc cung đình Huế, Chèo, Tuồng (Hát Bội = Hát Bộ), hát Xoan, Quan Họ … nghệ thuật trình diễn “Đờn ca tài tử Nam Bộ” được sử dụng chỉ từ 7 đến 8 nhạc cụ.

Tuy nhiên, theo điều kiện và hoàn cảnh mà có lúc buổi hòa nhạc sẽ hội tụ đầy đủ các nhạc cụ, hoặc có lúc, 3, 4 hay 5 nhạc cụ vẫn có thể chơi được. Vốn được điều này là khi sáng tạo các nhạc sư đã cải biên và cắt giảm để tạo ra tính đơn giản phù hợp với nhu cầu của cuộc sống.

nghệ thuật “đờn ca tài tử nam bộ” – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (p2)

Ban đầu, các loại nhạc cụ được sử dụng để hòa tấu trong bài tất cả các bài nhạc “Tài tử” là đờn kìm, đờn tranh, đờn tỳ bà, đờn cò, đờn bầu, ống tiêu, sáo và song loan. Về sau, khoảng nữa cuối thế kỷ XX (năm 1930) do ảnh hưởng và tiếp biến văn hóa phương Tây, dàn hòa nhạc “Tài tử” có thêm hai nhạc cụ nữa là guitar và violon.

Thế nhưng, để tương thích với nhạc tài tử người ta đã cải tiến cây guitar bằng cách khoét phím đàn lõm xuống, gọi là guitare phím lõm và thay đổi cách lên dây của cả hai cây đờn.

nghệ thuật “đờn ca tài tử nam bộ” – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (p2)

Bằng những điều này, nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” đã tạo nên cái hay, cái đặc sắc cho riêng mình. Thể hiện cho điều này là khi hòa tấu, dàn nhạc thường cùng ngồi trên một bộ ván hoặc chiếu để biểu diễn với phong cách lãng đãng. Cách chơi được dựa trên khung bài bản cố định gọi là “lòng bản”, và thường được các nhóm, câu lạc bộ và gia đình chơi.

Song song bên cách chơi theo nhóm, câu lạc bội và gia đình. Nghệ thuật “Đờn ca tài tử” được sử dụng rất nhiều trong các cuộc nhậu, đám cưới, dám giỗ … với hình thức song tấu, tam tấu, hòa tấu. Và đây cũng là lí do vì sao mà khi chơi “Đờn ca tài tử”, bất kỳ ai cũng có thể đều tham gia mà không có không gian nào chia cách.

Nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” là nền tảng hình thành nên “Cải Lương”

Mặc dù là loại hình nghệ thuật được hình thành và hoàn thiện trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược; thế nhưng “Đờn ca tài tử Nam Bộ” đã phát triển một cách mạnh mẽ mà không hiểu lí do vì sao.

Từ lối trình diễn hòa tấu, hát ca theo nhóm, gia đình, và câu lạc bộ, “Đờn ca tài tử Nam Bộ” đã được các ca sĩ trình diễn dựa vào đó để thay đổi lối ngồi ca (ca “salon”) bằng cách ca có diễn điệu bộ gọi là “Ca ra bộ”. Đây là một bước tiến quan trọng để nghệ thuật sân khấu “Cải lương” hình thành.

Mở đầu cho quá trình hình thành nghệ thuật sân khấu thứ ba này phải kể đến những ban nhạc đã tạo nên dấu ấn mạnh mẽ như ban nhạc tài tử của ông Nguyễn Tống Triều (Tư Triều) (trong ban nhạc này thời đó có cô Ba Đắc – người ca sĩ diễn ba vai Bùi Kiệm, Bùi Ông và Kiều Nguyệt Nga trong bài ca Tứ đại oán tại hội chợ đấu xảo ở Paris vào năm 1910); ban nhạc tài tử của ông Nguyễn Tống Triều; ban nhạc của Tống Hữu Định (Thầy Phó Mười Hai), gánh xiếc André Thận (Lê Văn Thận) …

nghệ thuật “đờn ca tài tử nam bộ” – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (p2)

Đến năm 1917, vở diễn Lục Vân Tiên của soạn giả Trương Duy Toản được trình diễn ở Sa Đéc. Nhiều người sau khi xem đã có cách nhìn mới và coi đây là vở “Cải lương” đầu tiên, đánh dấu thời kỳ phôi phai của loại hình sân khấu thứ ba sau Tuồng và Chèo.

Vài tháng sau đó, buổi diễn thuyết của ông Lương Khắc Ninh diễn thuyết tại nhà Hội khuyến học Sài Gòn vào lúc 8h tối ngày Thứ Tư – 28/3/1917. Buổi diễn thuyết nói về Phong trào cải lương trong kinh tế, văn hóa, xã hội (tức nghĩa “Cải lương” là sửa đổi làm cho tốt hơn.

Đêm 16 tháng 11 năm 1918, tại Nhà hát Tây Sài Gòn có diễn tuồng Hát bội cải cách tên là ‘Pháp – Việt nhứt gia” (tức Gia Long tẩu quốc) của Đặng Thúc Liêng và Nguyễn Văn Kiểu. Đây vở Tuồng thể hiện gần như thể hiện đầy đủ các yếu tố của một nghệ thuật sân khấu mới. Tuy nhiên, để “Cải Lương” chính thức được công nhận thì chưa phải.

nghệ thuật “đờn ca tài tử nam bộ” – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (p2)

Mãi cho đến giai đoạn cuối năm 1920 – 1921, ông Năm Tú (Châu Văn Tú) ở Mỹ Tho lập gánh hát, xây rạp, lập hãng dĩa hát, đưa gánh hát lên diễn tại rạp Chợ Lớn và rạp Modern Sài Gòn … lúc này “Cải lương” mới thành hình thật sự. Sự hình thành này là do các ban nhạc, nhóm nhạc “Tài tử” đã không ngừng sáng tạo trong lúc biểu diễn trước công chúng.

Sau khi chính thức hoàn thiện, những năm 1920 – 1930 “Cải Lương” phát triển rực rỡ, nhiều gánh hát ra đời. Nổi tiếng nhất là hai gánh Phước Cương và Trần Đắc.

Từ 1930 – 1934, nghệ thuật Cải Lương lan truyền ra ngoài Bắc, nhiều nghệ sĩ như Năm Phỉ, Phùng Há, Bảy Nhiêu, Năm Châu … với chất giọng, điệu bộ, thinh sắc … đã thể hiện nhiều tác phẩm hay mang tính lưu dấu trong lòng khán giả. Cũng trong khoảng thời gian này (năm 1934), trong “Cải Lương” xuất hiện phong trào “kiếm hiệp”, đi đầu là gánh Nhạn Trắng và tác giả Mộng Vân người Bạc Liêu. Đến năm 1940 thì loại tuồng Tiên, Phật xuất hiện.

nghệ thuật “đờn ca tài tử nam bộ” – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (p2)

Sau thế chiến thứ II (từ năm 1946 – 1975) sân khấu Cải Lương có thêm các hình thức ca, vũ, tân nhạc. Đặc biệt là nhiều đoàn hát được thành lập và còn lưu tiếng đến bây giờ như Phước Chung, Thanh Minh-Thanh Nga, Dạ Lý Hương, Hương Mùa Thu, Bạch Lan-Thành Được, Kim chung, Thủ Đô, Kim Chưởng, Thống Nhứt, Thanh Hương …

Sau năm 1975 – 1990 có rất nhiều đoàn ở các địa phương được thành lập. Đến năm 1992 thì Cải Lương bắt đầu xuống dốc. Từ năm 1997 – 2002 rất nhiều đoàn Cải Lương giải thể.

Đến ngày nay, nghệ thuật Cải Lương đang dần mất vị thế khi nhiều loại hình nghệ thuật mới ra đời. Tuy nhiên, nhiều nghệ sĩ của thế kỷ trước đang cố gắng hồi phục lại.

“Vọng cổ” – bài nhạc mang tính sự kiện cho sân khấu “Cải lương”

Nói đến sân khấu “Cải lương” – sân khấu truyền thống thứ ba của Việt Nam thì không thể không nhắc đến bản “Vọng cổ”; một bản nhạc có tiền thân là bản “Dạ cổ hoài lang” do nhạc sĩ Sáu Lầu (Cao Văn Lầu) ở Bạc Liêu sáng tác vào năm 1919 được xem là tâm hồn của tất cả bản nhạc “Cải lương”.

Ban đầu, khi sáng tác bài “Dạ cổ Hoài Lang”, cố nhạc sĩ Cao Văn chỉ sáng tác ở nhịp 4. Thế nhưng trong thời gian ngắn các nghệ sỉ ở Bạc Liêu như Lư Hòa Nghĩa, Nghệ sỉ Bảy cao, Nhạc sỉ Trần Tấn Hưng… đã dần lột xác từ nhịp 4 lên nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32 rồi nhịp 64. Bằng việc lột xác này, khi các danh ca, danh cầm xác định điểm thăng hoa của bài “vọng cổ” ở nhịp 32 chỉ dùng 6 câu là có thể viết ra một bài mới.

nghệ thuật “đờn ca tài tử nam bộ” – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (p2)

Chân dung cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Không chỉ là nền tảng trong những bản nhạc “Tài Tử” sau này hay những bản nhạc “Cải lương”; bản “Vọng cổ” còn làm nền tảng để các tác giả lồng ghép bản vọng cổ vào tân nhạc của những năm 70 thế kỷ XX. Sự lồng ghép này đã tạo nên mối lương duyên giữa Tân và cổ nhạc mà ta thường gọi là “Tân cổ giao duyên”.

Tân cổ giao duyên ra đời, nhiều người nghe và thưởng thức đều cảm thấy rất cảm hứng. Nhưng để hiểu sự giao hòa này thì chỉ có người sáng tác, người chơi, người tạo ra nó mới hiểu. Đó là cả một quá trình hết hợp, lòng ghép bản “vọng cổ” từ 6 câu nhịp 32 tác giả rút lại còn 4 câu 1 – 2 và 5 – 6.

nghệ thuật “đờn ca tài tử nam bộ” – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (p2)

Quá trình lồng ghép này người ta sẽ dùng 4 câu bất kỳ để kết hợp cùng một đoạn nhạc có thể đứng trước hoặc đứng sau; hoặc đưa 1 đoạn nhạc vào hẳn 1 câu vọng cổ, thay vì mỗi câu vọng cổ có 32 nhịp thì người ta giành 16 nhịp để ca nhạc và 16 nhịp ca vọng cổ.

Để sáng tạo ra những điều này, người người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp đã luôn luôn khổ luyện, sáng tạo và làm mới ngón đờn, chữ đờn của mình trong từng đêm diễn. Sự khổ luyện, sự sáng tạo nghệ thuật ấy đã biến họ thành những người điêu luyện trong trình diễn để ngày làm phong phú nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” nói chung và nghệ thuật “Cải Lương” nói riêng.

UNESCO công nhận nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ”

Hơn 100 năm hình thành và phát triển dựa trên nhiều cơ sở của các loài hình nghệ thuật đặc sắc của hai miền Trung, Bắc. Đờn ca tài tử Nam Bộ đến nay đã trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống nhân dân Nam Bộ. Một loại hình nghệ thuật đại diện cho miền Nam cùng với Ca Huế miền Trung và Ca Trù của miền Bắc.

Để công nhận, vinh danh, bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật đặc sắc này. Năm 2010, với sự tham gia và đóng góp của nhiều cộng đồng, “Đờn ca tài tử Nam Bộ” đã được kiểm kê và đưa vào di sản Viện Âm nhạc Việt. Đến năm 2012 thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

nghệ thuật “đờn ca tài tử nam bộ” – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (p2)

Lễ đón nhận di sản nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của UNESCO

Một năm sau đó, vào lúc 15 giờ 47 phút (theo giờ Việt Nam) ngày 05/12/2013. Phiên họp Uỷ ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại thành phố Baku, nước Cộng hòa Azerbaijan đã khẳng định: Nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” của Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chí để trở thành di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Từ đây, nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” của Việt Nam chính sách ghi vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể là đại diện của nhân loại.

Sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.  Tối ngày 11 tháng 2 năm 2014 tại hội trường Thống Nhất, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể Lễ đón nhận bằng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể. Đại diện trao bằng là bà Katherine Muller Marin – Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội.

Đăng bởi: Tâm Đâu

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก