Khám Phá

Nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (P1)

Nghệ thuật “Đờn ca tài tử” là một nghệ thuật truyền thống thâm thúy, đậm đà bản sắc dân tộc của cư dân vùng sông nước Nam Bộ. Loại hình nghệ thuật này được quý như từng hơi thở, giọt máu trong đời sống văn hóa tinh thần hàng ngày. Đặc biệt, “Đờn ca tài tử” là tiếng lòng nói lên bao điều chân thật của con người Nam Bộ trong suốt 200 năm qua.

Quá trình hình thành nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ”

Dựa theo ghi chép của các loại hình nghệ thuật truyền thống dân gian qua các thời kỳ lịch sử: “Đờn ca tài tử Nam Bộ được hình thành vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”. Cụ thể …

Vào đầu thế kỷ XIX, ở Nam Bộ xuất hiện hai hình thức diễn xướng là Tuồng (Hát Bộ = Hát Bội) và Nhạc Lễ”. Trong đó, Tuồng là sân khấu ca kịch chuyên nghiệp cao nhất được hình thành từ ca vũ nhạc và diễn xướng dân gian. Tuồng lấy nhạc cụ là trống và kèn để làm nòng cốt trong trình diễn; còn “nhạc Lễ” là ban nhạc phục vụ hành lễ tín ngưỡng, lấy nhạc cụ dây kéo và bộ gõ làm nòng cốt”.

Sự có mặt của hai hình thức nghệ thuật này đã góp phần làm cho cuộc sống tinh thần của người dân Nam Bộ ngày càng phong phú hơn. Tuy nhiên, công việc đồng án trong những lúc nông nhàn đòi hỏi họ phải có thêm một thứ gì đó để thêm phần đa dạng.

Do vậy mà những người yêu nhạc cùng với những nhạc công trong “Tuồng” và “Nhạc Lễ” đã sáng tạo ra chiếc “đờn cây” – một loại đàn khi hòa nhạc không cần bộ gõ. Từ đây, một phong trào “đờn cây” đã lan truyền đi khắp nơi vùng Nam Bộ.

nghệ thuật “đờn ca tài tử nam bộ” – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (p1)

Loại hình này ra đời được nhân dân đón nhận rất nồng nhiệt, chỉ trong thời gian ngắn khắp nơi hai miền Đông, Tây Nam Bộ đã xuất hiện hàng loạt lớp dạy nhạc “Đờn ca”.

Đến đầu thế kỷ XX khi các nhạc sư, nhạc quan của triều Nguyễn theo phong trào Cần Vương vào Nam đã đem theo truyền thống ca Huế vào vùng Nam Bộ.

Trên đường đi, các nhạc sư dừng chân ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam và đã kết hợp tiếng đờn cùng với giọng ca xứ Huế để thêm chút hương vị xứ Quảng. Khi vào đến miền Nam thì tiếng đờn miền Trung đã thay đổi tiếp tục, một số bài bản tuy cùng tên nhưng nét nhạc đã khác xa so với ban đầu.

Bằng tính sáng tạo và sự uyên thâm, những quan viên, nhạc sư này khi đến vùng đất miền Tây Nam Bộ đã kết hợp âm hưởng nhạc Nam Bộ với nhạc Huế để tạo ra một loại hình nghệ thuật mới gọi là “Đờn ca”, tức là “người nghệ sĩ vừa đàn vừa ca”.

nghệ thuật “đờn ca tài tử nam bộ” – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (p1)

Vừa ra đời, nghệ thuật “Đờn ca” được nhân dân đón nhận nồng nhiệt và trong thời gian ngắn khắp nơi hai miền Đông, Tây Nam Bộ đã xuất hiện hàng loạt lớp dạy nhạc “Đờn ca”.

Mặc dù vậy, để thành tên gọi nghệ thuật “Đờn ca tài tử” thì phải chờ đến khi các nhạc sư như Nguyễn Quang Đại (tức Ba Đợi), sinh năm 1880 quê ở Long An; Trần Quang Diệm (1853 – 1927), quê ở Mỹ Tho, là nội tổ của Giáo Sư Trần Văn Khê; Lê Bình An (1862-1924) là cha của nhạc sư Lê Tài Khị (Hậu Tổ Nhạc Khị) ở Bạc Liêu; Trần Quang Quờn ở Vĩnh Long … tập hợp và thống nhất các ban, nhóm đờn ca của hai vùng Đông – Tây Nam Bộ Đây để cùng nghiên cứu, chỉnh sửa, sáng tác và đưa ra nguyên tắc thì “Đờn ca tài tử Nam Bộ” mới hoàn thiện như hôm nay.

20 bài tổ của nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ”

Sau khi tập hợp và thống nhất các ban nhạc, nhóm đờn “Tài tử” trên hai vùng Đông và Tây Nam Bộ. Các nhạc sư đã sáng tạo ra hàng trăm bài hát để trình diễn và phục vụ trong đời sống. Tuy nhiên để kết cấu lại thì các nhà nghề truyền thống đã rút ngắn và gộp lại 20 bản nhạc tiêu biểu.

Việc thống nhất, kết hợp 20 bản nhạc được các nhạc sư gọi là 20 bản tổ của “Đờn ca tài tử Nam Bộ”. Hai mươi bản tổ này sẽ đại diện cho 4 làn hơi là Bắc, Hạ, Nam và Oán. Bốn làn hơi này được sử dụng trong 2 thang âm chính là thang âm Bắc (Bắc và Hạ) và thang âm Nam (Nam và Oán). Cụ thể:

  • Trong làn hơi Bắc (thang âm bắc) có các bài: Lưu Thủy, Phú lục, Bình Bán, Cổ bản, Xuân tình, Tây Thi.
  • Trong làn hơi Hạ (Thang âm Bắc) có các bài: Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long Đăng, Long Ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc.
  • Trong làn hơi Nam (thang âm nam) có các bài: Nam Xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung
  • Trong làn hơi Oán (thang âm nam) có các bài: Tứ đại oán, Phụng hoàng, Giang Nam, Phụng cầu.

Mặc dù được quy định rõ ràng về làn hơi và thang âm. Thế nhưng khi chơi 20 bản tổ hoặc những bản đờn tài tử khác, người chơi vẫn được phép ngẫu hứng sáng tạo. Điều này giúp người chơi dể dàng lấy cảm hứng sáng tác khi trình diễn những nét giai điệu mới mẻ trên cơ sở nhịp, câu, lớp, điệu (giọng), hơi, đã được quy định bởi lòng bản. Đây chính là một điều mở để sau hình thành nhiều bản tài tử phù hợp với thời thế sau nay.

Những quy định khi chơi “Đờn ca tài tử Nam Bộ”

Tuy là loại hình nghệ thuật mới được sáng tạo và kết hợp trên nhiều làn điệu, hình thức khác nhau. Tuy nhiên khi chơi và trình diễn nghệ thuật “Đờn ca tài tử”, bắt buộc phải theo một quy định nhất định như các loại hình nghệ thuật truyền thống khác như Ca Huế, Chèo, Tuồng, hát Bội v.v.

nghệ thuật “đờn ca tài tử nam bộ” – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (p1)

Đầu tiên, để trở thành một tài tử “Đờn ca” thì người chơi phải là người có đam mê, năng khiếu. Sau đó sẽ theo học các nhà sư học trong một khoảng thời gian dài, tùy theo tố chất của một người mà các nhạc sư sẽ đào tạo dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, khoảng thời gian để đào tạo được ra một người tài “Tài tử” thành thạo thì phải mất hai đến ba năm.

Đầu tiên, người học sẽ được các nhà sư chỉ dạy những điều cơ bản như luyện chất giọng, thần thái biểu diễn và các kỹ thuật chơi đàn. Khi đã nắm được những điều này, người học sẽ tiếp tục đào tạo kỹ lưỡng các phần như rung, nhấn rung, nhấn mổ, nhấn mượn hơi, mổ đơn, mổ kép, mổ kềm dây, cách đổ hột, rung cung của đờn dây cung kéo. Đặc biệt là các cách chầy, hưởng, mổ bấm, bịt, day, chớp, búng, phi, rải … của đờn tỳ bà để chơi và trình trình diễn được các điệu và hơi trong bài nhạc “Tài tử”.

Bên cạnh những kỹ thuật sử dụng các loại nhạc cụ trong nghệ thuật “đờn ca”, các tài tử chơi nhạc phải thuộc thấu đáo lòng bản của từng bản nhạc “Tài tử”. Đây chính là cốt lõi quan trọng để người chơi dễ thoát khỏi sự ràng buộc của lòng bản để ngẫu hứng trong “sáng tác” các câu đờn, chữ đờn mà vẫn bảo đảm sự toàn vẹn bản hòa tấu nhạc “Tài tử”.

Sau quá trình được các nhà sư đào tạo để trở thành một người “Tài Tử” chơi đờn ca. Người chơi “đờn ca” sẽ được công chúng công nhận là một “Tài tử” thực sự. Chữ “Tài tử” này có nghĩa là chỉ một người tài chơi nhạc “đờn ca” được đào tạo và huấn luyện kỹ càng.

Đăng bởi: Phúc Nguyễn Văn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก