Trải nghiệm

Tư vấn du lịch phượt Đồng Cao chi tiết và mới nhất 2020

Một vài năm gần đây Đồng Cao được biết đến như một địa điểm phù hợp với các chuyến cắm trại dịp cuối tuần cho các bạn trẻ yêu thích du lịch bụi. Với khí hậu mát mẻ, trong lành cùng với vẻ đẹp nguyên sơ Đồng Cao còn được ví như Mẫu Sơn của Bắc Giang. Theo đánh giá, đây là một trong những địa điểm rất tuyệt vời để đốt lửa dựng trại cũng như chờ đợi những khoảnh khắc đẹp khi bình minh lên. homestay đồng cao bắc giang đồng cao bắc giang ở đâu xe khách đi đồng cao bắc giang đi đồng cao bắc

Tư vấn du lịch phượt Đồng Cao chi tiết và mới nhất 2020

Vẻ đẹp hoang sơ của Đồng Cao (Ảnh – Byntran)

Cách Hà Nội khoảng 160km về phía Đông Bắc, Đồng Cao là một cao nguyên nhỏ thuộc bản Gà, xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang. Gọi là Đồng Cao nhưng thực chất độ cao của cao nguyên chỉ vào khoảng 600m (so với mực nước biển) tính từ điểm leo cao nhất. Với địa hình tương đối bằng phẳng theo kiểu thung lũng và khá biệt lập với các khu dân cư gần đó, Đồng Cao là địa điểm phù hợp và vô cùng lý tưởng để tổ chức các hoạt động dựng lều, đốt lửa trại giao lưu.

Nên đi phượt Đồng Cao vào thời gian nào ?

Tư vấn du lịch phượt Đồng Cao chi tiết và mới nhất 2020

Lên Đồng Cao săn mây, bạn đã biết chưa? (Ảnh – QuyềnNhàn2003)

Nằm trong vùng Đông Bắc ở độ cao 600m nên Đồng Cao có khí hậu mát mẻ vào mùa hè và tương đối lạnh trong mùa đông. Đường đi Đồng Cao nhiều chỗ còn là đường đất và khá dốc, không phù hợp để đi nếu trời mưa. Với những thông tin như vậy, Cùng Phượt gợi ý các bạn nên đi Đồng Cao vào khoảng tháng 9-11, lúc này miền Bắc gần như không còn những cơn mưa rào và cũng chưa kịp đón chào mùa đông, thời tiết khô rất phù hợp để cắm trại. Nếu đi vào mùa hè (tháng 6-8) các bạn chú ý theo dõi thời tiết để tránh đi vào dịp mưa bão nhé.

Hướng dẫn đường đi Đồng Cao

Tư vấn du lịch phượt Đồng Cao chi tiết và mới nhất 2020

Ảnh – Giang Cò

Bắt đầu từ Gia Lâm, các bạn đi theo hướng Quốc lộ 5 rồi vòng lên cầu Thanh Trì, đi thẳng Quốc lộ 1 (đường đi Lạng Sơn) tới ngã 3 giao với Quốc lộ 31 (Trạm xăng Kế) thì rẽ phải và đi thẳng. Theo tuyến đường này lần lượt các bạn sẽ đi qua địa phận các huyện Lục Nam, Lục Ngạn. Khi nào tới cầu Cẩm Đàn nhìn thấy biển Thị trấn An Châu 13km thì rẽ trái theo đường đi Thạch Sơn. Từ đây đi thêm khoảng 30km nữa các bạn sẽ tới cao nguyên Đồng Cao (Tới các ngã 3 nhớ dừng lại hỏi người dân để tránh nhầm lẫn) hoặc theo dõi lịch trình thông qua Google Map như dưới đây.

Cần chuẩn bị gì khi đi Đồng Cao

Tư vấn du lịch phượt Đồng Cao chi tiết và mới nhất 2020

Chuẩn bị thật kỹ để có một chuyến cắm trại hoàn hảo

Nằm khá xa khu dân cư nên các bạn phải chủ động chuẩn bị tất cả những vật dụng, thực phẩm cần thiết mang theo. Khi trời tối xuống việc đi lại gặp nhiều hạn chế nên sẽ không chủ động lắm nếu lúc đó cần đồ. Những liệt kê dưới đây là những đồ dùng vật dụng cần thiết cho chuyến cắm trại Đồng Cao của các bạn, vui lòng xem thêm bài viết Vật dụng cần thiết khi đi phượt nếu bạn muốn có thêm thông tin.

Trang bị đồ dùng của đoàn

Tư vấn du lịch phượt Đồng Cao chi tiết và mới nhất 2020

Ảnh – th3g

– Lều : Tùy theo số lượng thành viên mà chuẩn bị số lều tương ứng
– Bạt cho lều : Mỗi lều nên có 2 tấm bạt, một tấm trải xuống nền cỏ để lót lều, giữa lớp bạt và lều các bạn có thể trải một vài tấm vải (quần áo cũ mang theo chẳng hạn) để giảm bớt độ ẩm từ đất lên. Tấm bạt còn lại dùng để phủ trên mái lều, tránh sương và mưa (do đa phần các loại lều du lịch không chống được mưa hoàn toàn) Bạt phủ ngoài nên phủ được phạm vi khoảng 1m so với mặt đáy của lều để nếu có mưa thì nước cũng sẽ chảy lui ra phía ngoài chứ không chảy sát và thấm ngược vào lều
– Bạt sinh hoạt : Mang 1 tấm bạt rộng đề bày đồ ăn và làm chỗ ngồi cho mọi người.
– Túi ngủ : Mỗi thành viên 1 túi nhé, tùy điều kiện thời tiết mà mang túi dày hay mỏng
– Đèn pin : Nên mang theo mỗi xe 1 chiếc để dự phòng và dùng luân phiên. Từ khoảng 5h chiều là trời bắt đầu tối, nếu các bạn lên muộn thì lúc này rất cần ánh sáng để có thể dựng lều.
– Dao phát cỏ : Nếu khu vực định dựng lều có nhiều cỏ thì nên dùng dao phát quang trước khi dựng
– Cồn khô : Dùng để nấu nướng, dùng cồn khô vừa đơn giản mà lại dễ vận chuyển và an toàn hơn so với bếp gas du lịch.
– Dây dù loại nhỏ : Nên mang khoảng 4-5 đoạn, mỗi đoạn khoảng 3-5m cho mỗi lều. Dây này có thể sẽ cần để giữ lều (hoặc giữ bạt phủ trên lều) khi trời có gió to một chút.
– Áo mưa : Mỗi xe nên có ít nhất một chiếc áo mưa to có thể phủ kín xe máy, buổi tối nếu bạn để xe ở ngoài trời thì để tránh bị ngấm sương vào xe, sáng hôm sau sẽ khó khởi động.

Đồ dùng để nấu nướng

Tư vấn du lịch phượt Đồng Cao chi tiết và mới nhất 2020

Ảnh – Pekka Soininen

– Củi : Đốt lửa trại thì đương nhiên cần củi rồi, mua một bó củi từ người dân có thể đủ đốt cháy tới khoảng 2-3h sáng.
– Xoong nồi, bát đũa, nước để nấu ăn : Có thể thuê từ người dân và họ sẽ chở lên giúp đoàn bạn.
– Ca nhôm : Mang theo một chiếc ca nhôm (hoặc bằng inox) để có thể dùng để đun nước khi cần pha trà, pha cafe
– Vỉ nướng : Chuẩn bị khoảng 2-3 vỉ (loại vỉ nướng chả)

Thực phẩm và đồ ăn

Tư vấn du lịch phượt Đồng Cao chi tiết và mới nhất 2020

Đã đi cắm trại thì phải nướng gà thôi (Ảnh – SteamerPs)

– Gà : Nên mua gà đã được làm sạch ngay ở các chợ trên đường đi hoặc có thể lên tới gần Đồng Cao thì liên hệ với người dân để đặt. Nếu muốn mang theo thực phẩm sống từ Hà Nội có thể đựng vào thùng xốp (hoặc thùng nhựa) rồi đặt đá vào để giữ lạnh. Nếu có sở thích cánh gà, đùi gà nướng thì hãy mua ở Hà Nội và mang theo.

Tư vấn du lịch phượt Đồng Cao chi tiết và mới nhất 2020

Bên đống lửa chỉ cần 1 khay hoặc vỉ kim loại bạn có thể tạo ra một bữa nướng ngon vô cùng (Ảnh – richie 59)

– Sườn + thịt bò + thịt lợn : Chủ động mua ở nhà rồi tẩm ướp sẵn sẽ ngon hơn là mua dọc đường.
– Rượu bia : Tùy nhu cầu của từng đoàn, khả năng của từng người mà các bạn mang theo. Tuy nhiên không khuyến khích các bạn nhậu nhẹt quá đà ở nơi rất gió và lạnh.
– Xôi : Nếu có nhu cầu thì nên chuẩn bị sẵn từ nhà mang theo.
– Gạo : Có thể liên hệ mua từ người dân nếu các bạn có nhu cầu làm một nồi cháo gà.
– Chè mạn : Vui chơi chán thì về đêm thường sẽ có nhu cầu ngồi quây quần bên đống lửa tâm sự, kể chuyện … làm ấm trà lúc này thì hợp lý lắm nhé.
– Nước uống : Gần lên đến nơi có thể mua dọc đường để tránh phải mang nặng từ Hà Nội

Một số kinh nghiệm cắm trại

Tư vấn du lịch phượt Đồng Cao chi tiết và mới nhất 2020

Khi chọn lều nên cố gắng tránh hướng gió thổi (Ảnh – khangnguyen86)

– Chọn khu vực bãi đất bằng phẳng, bãi cỏ là tốt nhất. Đừng dựng ở những chỗ mấp mô, nhiều đá nhỏ và có độ dốc lớn, tối sẽ khó ngủ đấy.
– Khu vực dựng lều nên khuất gió, bãi đất phải cứng để cọc ghim lều không bị bật ra. Tốt nhất là nên sử dụng thêm các tảng đá để định vị chắc ở các góc của lều.
– Trải một tấm bạt xuống nền đất, lót thêm các lớp giẻ ở giữa với phần đáy của lều để giảm độ ẩm từ dưới lòng đất lên. Sau khi đặt lều lên phía trên, tiếp tục sử dụng một tấm bạt khác để phủ kín mặt ngoài của lều, tránh trường hợp mưa sẽ bị ngấm vào lều.
– Nên kiếm thêm một chút dầu hỏa, cồn khô, giấy báo và các cành cây nhỏ (phải khô nhé) để làm mồi cho đống củi to. Đốt trước những thứ kia để làm khô củi, lửa mới dễ lên.
– Lều và các vật dụng cá nhân phải dựng ở xa nơi đốt lửa để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không để xe máy ở sát gần khu vực đốt lửa bởi hơi xăng từ xe máy cũng có thể bắt lửa gây hỏa hoạn.

Một số Lịch trình đi Đồng Cao

Tư vấn du lịch phượt Đồng Cao chi tiết và mới nhất 2020

Ảnh – QuyềnNhàn2003

Hà Nội – Đồng Cao – Khuôn Thần – Hà Nội
Ngày 1 : Hà Nội – Đồng Cao
– 12h : Xuất phát tại Hà Nội đi theo đường Hà Nội – Lạng Sơn. Đến Tp Bắc Giang đoạn ngã 3 Kế thì rẽ phải đi theo quốc lộ 31. Đến địa phận Cẩm Đàn (cách An Châu 13km) thì rẽ trái theo đường Thạch Sơn.
– 16h : Lên tới Đồng Cao, tìm địa điểm dựng trại, chuẩn bị củi nhóm lửa. Các việc này khi lên đến nơi thì hoàn thành trước vì trời sẽ tối nhanh.
– 17h : Trèo lên điểm cao nhất để đón hoàng hôn, chụp ảnh
– 17h30 : Xuống địa điểm cắm trại bắt đầu chuẩn bị thức ăn
– 18h đến đêm : Ăn uống, hát hò, giao lưu

Tư vấn du lịch phượt Đồng Cao chi tiết và mới nhất 2020

Hồ Khuôn Thần (Ảnh – vampireht85)

Ngày 2 : Đồng Cao – Khuôn Thần – Hà Nội
– 5h : Dậy đón bình mình và ảnh ọt trên thảo nguyên.
– 7h : Thu dọn lều trại, đóng đồ xuống núi. Các bạn nhớ dọn sạch rác và những vật dụng không sử dụng rồi đóng vào túi mang xuống nhé, đừng để lại bất cứ gì ở đấy. Xuống núi đi theo đường An Châu (không cần quay lại đường Thạch Sơn) cho dễ đi. Tiếp tục quay lại đường 31 để về.
– 9h : Trên đường về sẽ đi qua hồ Khuôn Thần, vào đấy có thể đặt thức ăn và thuê thuyền đi ra đảo để ăn uống nghỉ ngơi
– 13h : Khởi hành về Hà Nội

Một vài kinh nghiệm khi đi Đồng Cao

Tư vấn du lịch phượt Đồng Cao chi tiết và mới nhất 2020

Nhìn thấy biển này các bạn nhớ giảm tốc độ xuống 40km/h

– Trước hoặc trong khi đi nếu thời tiết có biến chuyển xấu (mưa giông, bão ..) thì các bạn nên hủy chuyến đi để đảm bảo an toàn. Trên đó trống trải không phù hợp để cắm trại trong điều kiện thời tiết không tốt.
– Xe máy phải có gương trái, và đầy đủ các loại giấy tờ. Thành viên trong đoàn phải đội mũ bảo hiểm có chất lượng tốt (vừa đảm bảo an toàn, vừa tránh gặp rắc rối với công an). Đoạn quốc lộ 31 có thể có một vài chốt công an.
– Đường Hà Nội – Lạng Sơn có những đoạn đi qua khu vực đông dân cư hoặc nội thị nên tốc độ tại những đoạn này vẫn bị hạn ché 40km/h. Các bạn chú ý nhìn biển để tránh bị phạt lỗi chạy quá tốc độ.
– Chuẩn bị đầy đủ đồ ăn, thực phẩm và nước uống (các bạn có thể mua ở Thạch Sơn hoặc An Châu – tùy vào bạn đi đường nào) bởi khi lên tới Đồng Cao rồi gần như không thể mua thêm gì nữa.
– Đường đi từ phía An Châu có vẻ dễ hơn nhưng đi từ phía Thạch Sơn cảnh rất đẹp và thú vị, để khép cung đường thành 1 vòng tròn bạn hãy đi lên bằng đường Thạch Sơn và đi xuống bằng đường An Châu.
– Trước khi dọn dẹp trại chú ý nhặt sạch sẽ rác và những vật dụng dư thừa. Hãy là một người du lịch có ý thức, nếu các đoàn khác dọn đi mà chưa thu dọn các bạn cũng có thể chia nhau xử lý nốt phần việc của họ. Giữ gìn thì mới có những Đồng Cao khác cho bạn cắm trại chứ.

Đăng bởi: Nguyễn Thị Bích Hạnh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก