Kiến Trúc

"Vạch trần" những điểm đặc biệt về Kiến Trúc Tử Cấm Thành

1. Đôi điều về Tử Cấm Thành

Được xây dựng vào năm 1406 và hoàn thành sau 14 năm xây dựng, Tử Cấm Thành tọa lạc ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh, là trung tâm văn hóa – chính trị trải qua bao thăm trầm hai triều Minh – Thanh, Tử Cấm Thành vẫn vững vàng như bàn thạch với khí chất vương giả toát ra từ mọi ngóc ngách nơi đây.

Ngày nay ngoài tên Tử Cấm Thành, người dân còn thân thương gọi nơi đây là Cố cung để hoài niệm lại những kí ức xưa cũ, hoài niệm lại một thời vang dội, là nơi ẩn chửa những câu chuyện chưa từng được truyền ra ngoài, ẩn chửa những bí ẩn mà đến giờ chưa ai có thể lí giải được. 

Cố cung ngày đông (Nguồn: Facebook)

Bây giờ tuy chỉ còn là di tích, là chốn xưa nhưng những kiến trúc, trang trí của Tử Cấm Thành vẫn luôn là điều mà các kiến trúc sư ngày nay phải học tập. Vậy làm thế nào khi mà đi qua 600 trăm nơi đây vẫn có thể vững vàng như vậy? 

2. Kiến trúc Tử Cấm Thành

Là cung điện được bao bọc bởi bốn bức tường thành màu đỏ thẫm có chiều dài lên đến 3400m, với chiều cao gần 8m và độ dày lên đến 6m cộng thêm xung quangh là hào sâu hơn 50 khiến Cố cung tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài và cấm người bên ngoài được vào cung trừ phi có việc cần. 

Những bức tường đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của Tử Cấm Thành (Nguồn: Facebook)

Kiến trúc của Tử Cấm Thành chính là tinh hoa của tinh hoa người Trung Quốc, nhưng đâu đó nó vẫn mang một chút hơi thở, dáng dấp của kiến trúc nước ta thời ấy khi mà trong đoàn thiết kế thi công có sự tham gia của thái giám Nguyễn An – là người từng được nhà vua mời về để tham gia vào công trình này. 

Sau khi đi qua cổng Ngọ Môn, đập vào mắt là con sông Kim Thủy uốn lượn, mềm mại bao quanh Tử Cấm Thành. Ở đây được xây dựng 5 chiếc cầu lá đá trắng khiến con người ta thấy được sự tinh khiết hài hòa cùng sông đồng thời làm nổi bật được sự tinh tế, của những con người  tạo nên nơi này. 

Cầu bắc qua sông Kim Thủy được lát đá trắng (Nguồn: Pinterest)

Tử Cấm Thành gồm 2 khu là Ngoại đình và Nội đình. Ngoại đình ở chính diện cửa Ngọ Môn, là nơi tổ chức những lễ nghi trang trọng nhất, tiếp đón sứ thần, các vị khách quan trọng cũng là nơi tổ chức yến tiệc lớn.

Ngoại đình bao gồm Thái Hòa Môn và Thái Hòa Điện. Thái Hòa Điện, Trung Hòa Điện và Bảo Hòa Điện được xây ở vị trí trung tâm, là nơi tập trung của những người có quyền lực cao nhất và xung quanh là các khu phụ cận giúp việc cho nhà vua.

Thái Hòa Điện

Thái Hòa Điện là nơi quan trọng nhất của ngoại đình và là nơi diễn ra tất cả các sự kiện quan trọng nhất và là nơi tập trung những tinh hoa của Tử Cấm Thành.

Tổng cộng ở Thái Hòa Điện gồm có 72 cây cột, trong đó ở chính giữa là cây cột trung tâm cao lên đến 12.7m, được bọc bên ngoài những lá vàng với độ tinh khiết lên đến 99% vẽ thành hình bàn long. 

Tiếp đó là bảo tọa Kim Hưu tất Vân Long được bao quanh bởi 13 đầu Kim Long tạo uy quyền cho Hoàng đế. Đa phần những hình ảnh được chạm khắc ở Điện Thái Hòa là hình rồng để tượng trưng cho uy quyền tối cao của nhà vua.

Điện Thái Hòa ngày nay (Nguồn: Facebook)

Tiếp theo khu ngoài đình là nội đình. Đây là nơi ở của Hoàng thất và cũng là nơi làm việc của Hoàng đế. Hậu cung gồm Nội đình tam cung, Đông – Tây lục cung cùng với một số cung khác và nơi hạ nhân làm việc. 

Nội đình tam cung 

Đây là nơi ở của Đế – Hậu cũng là nơi làm việc của nhà vua, năm ở trục chính giữa của nội đình. Là nơi ở của những người có địa vị cao nhất bao gồm Càn Thanh cung, Khôn Ninh cung và điện Giao Thái. 

Kiến trúc ở khu nội đình tam cung đa phầm được chạm trổ long, phương để thể hiện quyền lực của vị chủ nhân đang ở đó. 

Càn Thanh Cung (Nguồn: Facebook)

Đông – Tây lục cung

Gồm 6 cung ở phía Tây và 6 cung ở phía Đông có kiến trúc đối xưng và giống nhau dành cho hậu phi ở, Tùy theo địa vị thì sẽ ở những cung khác nhau.

12 cung của Đông Tây lục cung gồm có Cảnh Nhân cung, Thừa Càn cung, Diên Hy cung, Chung Túy cung, Cảnh Dương cung, Vĩnh Hòa cung ở phía Đông và Khải Trường cung, Dực Khôn cung, Vĩnh Thọ cung, Hàm Phúc cung, Trữ Tú cung, Trường Xuân cung ở phía Tây 

Diên Hy cung (Nguồn: Facebook)

Bởi vì nơi đây dành cho các hậu phi nên những hoa văng long, phượng nơi đây cũng sẽ ít hơn và trang trí không cầu kì như nội đình tam cung. Kiến trúc Đông Tây lục cung sẽ bao gồm tiền viện, hậu viện cùng Đông  – Tây phối điện, các sao gian và thứ gian. Tùy theo vị trí và thứ bậc mà sẽ có thêm Tỉnh Đình, Hý kịch, Sấu Phương Trai

Những cung còn lại là nơi ở của Thái Hoàng Thái Hậu, những phi tần của tiên tế hay hoàng tử sẽ được thiết kế đúng bối phận và thứ phận để phù hợp với chủ nhân của nó như Từ Ninh Cung, Thọ Khang cung, Ninh Thọ cung, Dục Khánh cung.

Phần mái ngói hoàng cung

Mái ngói tử Cấm Thành được thiết kế với độ dốc đủ để những chú chim không thể đậu hay làm bẩn nhưng vẫn có sự tính tế và thẩm mỹ. Ngói đượp lợp bằng đá lưu ly láng mượt tạo độ trơn nên dù bao nhiêu năm qua, mái ngói nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp và độ sạch sẽ. 

Ngói vàng được lợp bằng đá lưu ly (Nguồn: Pinterest)

Ngoài ra trên mái cung điện được điêu khắc những hình rồng tỉ mỉ, tinh tế, ngói được xếp theo kiểu kiến trúc đặc biệt của người Trung Quốc khiến cho mái nhà thêm kiên cố và chắc chắn. Những con rồng được chạm khắc là hình ảnh của Hoàng gia không thể xâm phạm. 

Rồng được chạm khắc trên mái ngói (nguồn: Pinterest)

3. Ý nghĩa của Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành có ý nghĩa là Tòa Thành cấm màu tía. Ngoài ra “Tử” cũng có nghĩa là con trời với ngụ ý đây là Thiên tử cư ngụ, dân thường không thể bước chân vào.

Là đứa con tinh thần với những nghệ nhân tạo nên nó, là nhân chứng lịch sử chứng kiến thăng trầm, vui buồn của nhân dân Trung Hoa một thời, là nguời bạn già kết giao cùng Bắc Kinh cho tới hôm nay.

Bao thăng trầm đi qua, Có cung vẫn ở đó, mạnh mẽ hơn bao giờ hết, luôn là bậc đế vương khiến con cháu đời sau kinh trọng!

Tử Cấm Thành qua bao đời (Nguồn: Pinterest)

Ngày nay, Tử Cấm Thành là địa điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách muốn khám phá, tìm hiểu thêm về lịch sử và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng tráng. Kiến trúc của Tử Cấm Thành cũng đóng góp công lao không nhỏ cho nơi đây. Hãy cùng theo dõi những tin tức thú vị khác xoay quanh Tử Cấm Thành nhé!

Những thông tin thú vị về thâm cung bí sử Tử Cấm Thành 

Đăng bởi: Chính Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก