Khám Phá

"Giải mã mê cung" với Sơ đồ Tử Cấm Thành

1. Tử Cấm Thành có gì đặc biệt?

Tọa lạc giữa lòng thủ đô Bắc Kinh, Tử Cấm Thành là nơi ở của các vị vua thời nhà Minh và nhà Thanh. Được xây dựng trong vòng 14 năm với diện tích lên đến 720.000m2 được bảo bọc bởi bức tường đỏ dài 3400m cách biệt với thế giới bên ngoài. 

Tử Cấm Thành (Nguồn: Pinterest)

Nơi đây lưu giữ hơn lưu giữ hơn 1.000.000 báu vật quý hiếm bao gồm châu báu, đồ cổ xa xưa từ thời tiền triều để lại với giá trị liên thành. Ngoài ra đây cũng là nơi chứa hơn 9000 giai nhân vào mỗi đời vua, đây cũng chắc hẳn là một trong những lí do để xây nên cung điện rộng đến như vậy. 

Những triều đại có quy định tuẫn táng thì khi vua băng hà, phi tần của nhà vua phải cũng phải theo hầu bằng cách treo cổ. Bởi theo quan niệm, qua thế giới bên kia nhà vua cũng cần những cung tần phi tử để theo hầu mình. 

2. Tìm hiểu về sơ đồ Tử Cấm Thành 

Tử Cấm Thành có hình chữ nhận được bao quanh bởi bức tường màu đỏ cao gần 8m và dày khoảng 6m. Ở bốn bức tường có bốn cổng Đông Tây Nam Bắc với tên gọi Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn với Ngọ Môn là cửa chính điện đi vào thẳng hướng khu ngoại đình 

Ngọ Môn (Nguồn: Pinterest)

Tử Cấm Thành gồm 2 phần là Ngoại đình và Nội đình. Ngoại đình bao gồm trục chính giữa gồm Thái Hòa Môn, Thái Hòa điện, Trung Hòa điện, Bảo Hòa điện. Hai bên trái phải bao gồm các đền miếu, các phòng chức năng chuyện phục vụ cho nhà vua được thiết kế đối xứng nhau lấy trục giữa làm tâm. 

Phía sau khu Ngoại đình là Hậu cung, nơi ở của Hoàng thất và là nơi bàn chính sự, phê duyệt tấu chương của nhà vua. Hậu cung cũng lấy tam cung nội đình làm trung tâm gồm Càn Thanh cung và Khôn Ninh cung là tẩm cung của Đế – Hậu và Giao Thái điện là nơi cất giữ tư liệu đồ vật của Tam cung nội đình. Đối xứng hai bên là Đông – Tây lục cung, 

Sơ Đồ Tử Cấm Thành ( Ảnh FB)

Phía đông nội đình bao gồm Đông lục cung là Cảnh Nhân Cung, Thừa Càn Cung, Diên Hy Cung, Vĩnh Hòa Cung, Cảnh Dương Cung, Chung Túy Cung cùng với Dưỡng Tâm Điện, Từ Ninh Cung và Thọ Khang Cung. 

Diên Hy cung mùa bạch quả (Nguồn: Facebook)

Phía Tây nội đình bao gồm Trữ Tú Cung, Vĩnh Thọ Cung, Hàm Phúc Cung, Khải Tường Cung, Dực Khôn Cung, Trường Xuân Cung cùng với Phụng Tiên Điện và Ninh Thọ Cung. Tất cả đều có kết cấu đối xứng nhau được phân biệt bằng bảng tên và khu vực. 

Một góc Tây lục cung (Nguồn: Facebook)

Ngoài những cung cho các phi tần, hoàng tử, và những vị trưởng bối thời Tiên đế là những phòng hạ nhân làm việc như Hý y khố, Ngự thiện phòng, phòng ở của hạ nhân,…. đều có lỗi kiến trúc tương tự và có biển để phân biệt giữa các phòng. 

3. Làm sao để không bị lạc khi tham quan Tử Cấm Thành 

  1. Đi tham quan ở những nơi được cho phép, không đi vào những nơi đóng cửa hoặc cấm vào 
  2. Hãy hỏi nhân viên hướng dẫn lộ trình tham quan rõ ràng nhất để tránh việc đi nhầm đường
  3. Hãy theo sát hướng dẫn viên nếu như đang đi tour

Hi vọng một số thông tin ở trên đã phần nào giải đáp những thắc mắc về sơ đồ ở Tử Cấm Thành, Hãy lên kế hoạch cho mình chỉnh chu nhất có thể nhé. Chúc bạn có chuyến đi thật vui vẻ và nhiều kỉ niệm!

Xem ngay những điều cần lưu ý khi du lịch Tử Cấm Thành

Đăng bởi: Nguyễn Thị Linh Chi

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก