Khám Phá

Bật mí những bí mật về các cung ở Tử Cấm Thành

1. Tử Cấm Thành ở đâu?

Tử Cấm thành hay còn được gọi là Cố cung tọa lạc ở giữa lòng thủ đô Bắc Kinh. Được xây dựng và giám thi công bởi thái giám Nguyễn An vào năm 1406. Cố cung được chia thành 2 phần gồm Ngoại đình là nơi thượng triều, tiến hành lễ nghi long trọng và nội đình là nơi ở của Hoàng thất và là nơi là vua xử lý tấu chương. 

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Tử Cấm Thành (Nguồn: Pinterest)

Năm 1987, Tử Cấm Thành được công nhận là Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Và là điểm đến lý tưởng thu hút hàng ngàn du khách có tình cảm với chốn thâm cung bí sử này.

2. Các cung ở Tử Cấm Thành

Các cung của Tử Cấm Thành tập trung ở phần nội đỉnh (Hậu cung).Chính giữa Nội đình chính là Nội đình tam cung gồm Càn Thành cung, Thái Hòa điện và Khôn Ninh cung. Hai bên gồm các cung cho Quý Phi, Phi tần và giai nhân tùy thứ bậc mà có nơi ở cũng như đãi ngộ, bổng lộc khác nhau. Hậu cung được chia ra làm hai phần là Nội đình tam cung và Đông – Tây lục cung cùng một số cung

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Từng các bậc sẽ có trang phục và trang điểm khác nhau (Nguồn: Pinterest)

2.1 Nội đình Tam cung

Được đặt ở chính giữa hậu cung, đây là nơi ở của Hoàng thượng và Hoàng hậu gồm có Càn Thanh cung, Thái Hòa điện và Khôn Ninh cung. Càn Thanhh Cung tượng trưng cho trời, Khôn Ninh cung tượng trng cho đất, ở giữa là Thái Hòa điện là nơi giao thoa của đất trời, âm dương. Biểu tượng cho sự cân bằng trời đất, nước nhà bình an, nhân dân an cư lập nghiệp. 

Càn Thanh cung

Được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thức 18 (1420). Đây là tẩm cung của Hoàng thượng  và là nơi nhà vua giải quyết chính sự, những việc lớn. Trên ngai vàng của Haofng đế có treo dòng chữ “Chính đại quang minh” với ý nghĩa “Chí nhược phạm công chi tâm, tắc kỳ chính đại quang minh, cố vô túc oán, nhi quyền quyền chi nghĩa, thực tại quốc gia.” – làm điều đúng đắn, quang minh lỗi lạc, luôn là tấm gương sáng để nhân dân noi theo được ngự bút bởi Thuận Trị hoàng đế. 

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Hình ảnh Hoàng đế ngồi trên ngai vàng tại Càn Thanh cung (Nguồn: Pinterest)

Phía sau tấm biển có cất trữ một kiến trữ hộp – nơi quyết định vận mệnh của Hoàng Thái tử của Đại Thanh Hoàng triều. Là nơi lưu giữ tên của Tân đế kế nhiệm.Đến thời Thanh mạt, bởi vì Hàm Phong Đế chỉ có một vị Hoàng tử, Đồng Trị Đế cùng với Quang Tự Đế cũng không có con, nên phương pháp mật lập qua [kiến trữ hộp] này mất đi tác dụng. Và sau đó thì phương pháp này cũng không còn được sử dụng qua các đời vua.

Bởi vì cung điện đồ sộ, rộng rãi nên các vị Hoàng đế Minh triều từng đem ngăn thành các phòng khác nhau gồm chín gian Noãn các, chia hai tầng, hậu phi có thể đến tẩm cung tiến ngự. 

Sau này đến thời vua Ung Chính thì nơi nghỉ ngơi của nhà vua được dời sang Dưỡng Tâm điện nhưng mọi việc tiếp đãi khách hay triệu kiến quan viên vẫn được tiến hành tại Càn Thanh cung. Đây còn là nơi để các Hoàng tử đọc sách. 

Khôn Ninh Cung

Khôn Ninh cung là nơi ở của Hoàng hậu đương vị. Cung điện nằm ở trục chính nội cung dành cho những người có địa vị cao nhất đang tại vị. 

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Hỉ phòng Khôn Ninh Cung (Nguồn: Facebook)

Cung điện rộng lớn gồm 3 gian phòng làm nơi nghỉ ngơi của mẫu nghi thiên hạ. Nhưng sau này Hoàng hậu chuyển về Dưỡng Tâm điện cùng nhà vua nên nơi này trở thành nơi diễn ra Hôn Lễ và làm lễ tế Thần. 

Vào triều Thanh, chỉ có 4 lần lễ Đại hôn đợc cử hành của nhà vua Thuận Trị, Hoàng đế Khang Hi, Đồng trị đế và Quang Tự đế bởi vì đây là những nguồi lên ngôi từ khi còn nhỏ nên tổ chức lễ Đại hôn và Lập hậu cùng thời điểm. Những vị vua thành hôn trước khi đăng cơ thì chỉ diễn ra lễ lập hậu mà thôi. 

Những Hoàng hậu đã từng ở Khôn Ninh cũng chỉ có 3 người đặt tẩm cung tại nơi đây là Hiếu Huệ Chương hoàng hậu, Hiếu Thành Nhân hoàng hậu và HIếu Chiêu Nhân hoàng hậu.

2.2 Đông -Tây lục cung

2.2.1 Đông lục cung

Cảnh Nhân cung

Là một trung sau cung ở Đông lục cung, được xây dwjjng vào năm Vĩnh Lạc thứ 18. Cảnh Nhân cung có tên gọi ban đầu là Trường An cung và được đổi tên vào năm Gia Tĩnh thứ 14.

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Cảnh Nhân Cung (nguồn: Facebook)

Đây là nơi dành cho phi tần ở vào thời Minh. Đến thời nhà thanh, đây là nơi ở của Khanh Hy đại đế lúc còn là Hoàng tử. Năm Càn Long thứ sáu, Vua Càn Long hạ lệnh làm tấm biển cho nơi này cùng 10 cung còn lại theo hình dáng của Vĩnh Thọ cung và chính tay đề mục để phân biệt Đông – Tây lục cung.  Và hạ chỉ dụ không được tháo biển xuống với bất kì lí do nào. 

Thừa Càn cung

Được xây dựng và hoàn thành vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 với tên gọi ban đầu là Vĩnh ninh cung và được đổi thành Thừa Càn cung vào năm 1632. 

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Thừa Càn cung (Nguồn: Facebook)

Đây là một trong những cung mà hậu phi tương đối có địa vị mới có thể vào ở, phần đông là những phi tần được nhà vua sunrg ái. Vào triều Minh, nơi đây còn là nơi ở của Quý phi và đến triều Thanh thì đây là nơi ở của hậu phi.

Kiến trúc nơi đây bao gồm Thừa Càn môn, Thừa Càn cung, Trinh Thuận trai, Minh Đức đường, Hậu điện, Đông – Tây phối điện, Tỉnh đình. 

Diên Hi cung

Nơi đây được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420) với tên đầu tiên là Trường Thọ cung sau này được đổi tên là Diên Kỳ cung vào năm 1535 và đổi thành Diên Hi cung vào lúc nhà Thanh kế thừa triều đại của Minh triều. 

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Diên Hi cung (Nguồn: Facebook)

Diên Hi cung cơ bản là có phong cách giống với năm cung còn lại ở Đông lục cung. Trước sau có 2 tiền điện, tiền điện ở giữa có 5 gian, sử dụng ngói lưu ly vàng. Nội thất phía trong có biển do càn Long đế ngự bút: “Thận Tán Huy Âm”. Năm hết Tết đến, vách tường phía Đông ở đây được treo “Thánh Chế Tào Hậu Trọng Nông Tán” phía Tây treo “Tàu Hậu Trọng Nông Đồ”. Tây điện có ba gian. 

Có vị trí gần Thượng Chấn môn, là nơi mà thái giám và cung nữ tạm dịch trong nội cung qua lại . Nơi này từng nhiều lần bị cháy, bởi vì phát sinh tại bếp Đông phối điện lan tới Diên Hi cung làm cháy toàn bộ Diên Hi cung. bởi vì đã bị cháy nhiều lần và tổn hại nghiêm trọng, năm 1909 tại chính điện Diên HI khởi công xây dựng công trình thủy điện 3 tầng mang lối kiến trúc của người phương Tây. Bốn phía xung quanh là bốn ao được dẫn nước về từ Ngọc Tuyền sơn. Thủy điện có 3 tầng mỗi tầng chín gian. 

Năm 1917, Diên Hi cung bị boom tạc hủy. Năm 1931 được viện bảo tàng Cố cung làm văn vật khổ phòng.

Chung Túy cung

Nơi này nằm ở phía Tây Cảnh Dương cung và phía Đông của Thừa Càn cung. Tên ban đầu là Hàm Dương cung dau nayfddwowjc đổi thành Chung túy cung vào năm 1535.

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Chung Túy Cung (Nguồn: Facebook)

Năm Long Khánh thứ năm đổi tiền điện thành Hưng Long điện, hậu điện thành Thánh Triết điện làm nơi ở của Hoàng Thái tử sau được phục danh xưng là Chung Túy cung. 

Nơi đây đã trải qua 4 lần trùng tu vào năm Quang Đạo thứ 11 (1831), năm Đồng Trị thứ 13 (1874), năm quang Tự thứ 16 (1890) và năm quang Tự thứ 23 (1897).

Cảnh Dương Cung

Được xây dựng và hoàn thành vào năm 11420, tên bào đầu là Trường Dương cung, sau này được đổi tên thành Cảnh Dương cung vào năm 1535. 

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Cảnh Dương cung (Nguồn: Facebook)

Cảnh Dương cung ở phía ĐÔng lục cung, đối ứng trong Bát quái Đông Bắc cấn vị được gọi là Kỳ đạo quang minh. Nơi đây chỉ là nơi ở của hậu phi vào triều Minh, nhưng đến nhà Thanh thì nơi đây được dùng để lưu trữ sách vở, và không có hậu phi lưu lại. 

Nơi đây được ghi nhận là chỉ có Hoàng quý phi Vương Thị của Vạn Lịch đế từng ở. 

Vĩnh Hòa cung

Nơi đây nằm ởi phía Đông của Thừa Càn cung và phía Tây của Cảnh Dương cung. Tên ban đầu của nơi này sau khi xây dựng xong là Vĩnh an cung sau được đổi thành Vĩnh Hòa cung và được để như vậy cho đến bây giờ. Vào thời Minh, Thanh nơi này đều là nơi ở của các vị phi tần. 

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Vĩnh Hòa cung (Nguồn: Facebook)

Vào năm 2005, Triển lãm “Thanh đại phi tần sinh hoạt” được khai mạc tại đây và cũng từ đó nơi đây trở thành một trong những cung điện được triển lãm thường trực ở Cố cung. 

Kiến trúc nơi đây cho đến bây giờ cơ bản vẫn được bảo trì dựa trên nguyên bản xây dựng của người xưa gồm: Vĩnh Hòa môn, Vĩnh Hòa cung, Đông Phối điện, Đônh Thuận trai, Tỉnh đình.

2.2.2 Tây lục cung

Dực Khôn cung

Nằm ở phía Tây lục cung, nơi đây được xây dựng vào năm 1417. Đây là một trong 12 cung của phi tần thời Minh, Thanh. Có tên gọi ban đầu là Vạn An cung và được đổi thành Dực Khôn cung vào vào thời Gia Tĩnh đế và được để như vậy cho đến bay giờ. 

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Dực Khôn cung (Nguồn: Facebook)

Nơi đây nguyên có 2 tiến viện nhưng hậu điện của Dực Khôn cung đã cải thành Thể Hòa điện bây giờ. các gian Đông – Tây nhĩ phòng đều được thông với nhau.. Thông Trữ tú cung cùng Dực Khôn cung thành 4 tuyến viện thông nhau. 

Chính điện nơi này gồm 5 gian, ngói làm từ gạch lưu ly từ đỉnh chính điện tới hành lang, phía dưới mái hiên làm đấu củng (Kết cấu đặc biệt trong kiến trúc Trung Hoa). Đây cũng là nơi ở của các sủng phi qua các đời. 

Trường Xuân cung

Được xây dựng và hoàn thành năm 1420, nơi này ban đầu để tên là Trường Xuân cung sau được đổi thành Vĩnh Ninh cung vào năm 1535 và được phục xưng Trường Xuân cung vào năm 1615 cho đến bây giờ.

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Trường Xuân Cung (Nguồn: Facebook)

Năm Hàm Phong thứ 9, dỡ bỏ Trường Xuân môn và đem hậu viện Khải Tường cung đổi thành Xuyên Đường viện. Vua Hàm Phong tự tay viết bức hoành “Thể Nguyên điện” . Từ đó Khải Tường cung và Trường Xuân cung làm một thể  tạo thành Nam – Bắc bốn tiến viện. 

Trữ Tú cung

Tên ban đầu cả nơi đây là Thọ Xương cung và được đổi thành Trữ Tú cung vào năm Gia Tĩnh thứ 14 (1535). Nơi đây đã trải qua nhiều lần tu sữa và tổng kinh phí lên tới 63 vạn lượng bạc ngân,

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Trữ Tú cung (Nguồn: Facebook).

Cấu trúc của Trữ Tú cung bao gồm: tuy Phúc điện, Trữ Tú cung tây thứ gian. Trữ Tú cung Đông sao gian, Dưỡng Hòa điện, Hoãn Phúc điên, Lệ Cảnh hiên, Phương Quang thất, Y lan Quán và giếng nước. 

Hàm Phúc cung

Hoàn thành vào năm 1420, tên đầu tiên của nơi đây là Thọ An cung và đến năm 1535 thì đổi lại là Hàm Phúc cung và được sử dụng cho đến bây giờ.

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Hàm Phúc Cung (Nguồn: Facebook)

Những năm Càn Long, ở đây cải lại thành chỗ ở “ngẫu nhiên” của Hoàng đế. năm 1799, Càn Long băng hà, vua Gia Khánh ở đây 10 tháng và hạ lệnh chỉ lót nỉ trắng để tỏ lòng hiếu kính.  Những cộng vụ, chính sử cũng được vua Gia Khánh xử lý tại đây. Đến thời Đạo Quang đế sau khi vua Gia Khánh băng hà cũng ở tại đây để chịu tang vua cha. Sau đó Hàm phúc cung được khôi phục lại là nơi ở cho phi tần.

Khải Tường cung

Tên ban đầu của nơi này là Vị Ương cung, được đổi thành Khải Tường cung vào năm Gia Tĩnh thứ 14 và sau này được để tên là Thái Cực điện ở thời Thanh mạt.

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Khải Tường cung (Nguồn: Facebook)

Ban đầu trước chính điện nơi đây có treo tấm biển mang tên Khải Tường cung, sau này vua Càn Long cho làm theo kiểu dánh của 11 cung còn lại và hạ lệnh không được sửa đổi.

Thái Cực điện nguyên chỉ là haai tiến viện, Thanh hậu lỳ tạo phía sau hậu điện của Thái cực điện cùng với Trường Xuân môn dựng thành Xuyên Đường điện. Vì vậy khiến Thái cực điện thông với Trường Xuân cung.

Kiến trúc của Khải Tường cung chủ yếu gồm có: Khải Tường môn, Thái Cực điện, Thái Cực điện Tây sao gian, Thái Cực điện Tây thứ gian, Thái Cực điện Minh gian, Thái Cực điện Đông thứ gian, Thái Cực điện Đông sao gian, Đông và Tây phối điện, Thể Nguyên điện, Thể Nguyên điện Tây sao gian, Thể Nguyên điệnTây thứ gian, Thể Nguyên điện minh gian, Thể Nguyên điện Đông thứ gian, Thể Nguyên điện Đông sao gian, Sân khấu kịch, Di Tính hiên, Nhạc Đạo đường.

Vĩnh Thọ cung

Được xây dựng và hoàn thành vào năm 1420, tên gọi ban đầu của nơi đây là Trường Lạc cung. Năm Gia Tĩnh thứ 14, ở đây được đổi thành Dục Đức cung. Tiếp đó được đổi thành Vĩnh Thọ cung vào năm Vạn Lịch thứ 44 và dùng tên này cho tới bây giờ. Vĩnh Thọ cung là nơi ở của hậu phi qua các triều đại nhà Thanh và nhà Minh. 

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Vĩnh Thọ cung (Nguồn: Facebook)

Năm Sùng Trinh thứ 11, bởi vì xuất hiện nhiều thiên tai nên vua Sùng Trinh tại Vĩnh Thọ cung trai giới. 

Năm Càn Long thứ 37, Hòa Thạc Hòa Khác công chúa hạ giá; năm Càn Long thứ 54, Cố luân Hòa Hiếu công chúa hạ giá đều tại Vĩnh Thọ cung thiết yến. 

Thời kì Quang Đạo đế, giặc trong – ngoài cấu kết, nhưng Thanh đình lại luôn che giấu và đem nhưng mật tấu từ biên cương giấu kín tại Vĩnh Thọ cung. Sau này đến thời vua Quang Tự, Vĩnh Thọ cung bao gồm tiền và hậu điện được sử dụng làm nơi lưu trữ ngự vật. 

Kiến trúc Vĩnh Thọ cung bao gồm: Vĩnh Thọ môn, Vĩnh Thọ cung, Đông – Tây phối điện, Hậu điện, Tỉnh đình, 

3. Các cung khác không thuộc Nội đình và Đông – Tây lục cung

3.1 Từ Ninh cung

Đây là nơi ở của các Thái Hoàng Thái hậu, Hoàng Thái hậu và phi tần tiền triều. Nơi đây nằm ở thành nội của Tử Cấm thành và phía ngoài Tây lộ Long Môn. 

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Từ Ninh cung (Nguồn: Facebook)

Ban đầu lúc mới xây dựng Tử Cấm thành, nơi đây là Nhân Thọ cung, Đại Thiện điện. Năm Gia TĨnh thứ 4, Nhân Thọ cung xảy ra hỏa hoạn và đến năm Gia TĨnh thứ 15 thì phái bỏ Đại THiện điện xây dựng nên Từ Ninh cung ngày hôm nay. 

Lúc mới thành lập, nhà Minh không có HOàng Thái hậu nên không có tẩm cung dành cho Hoàng Thái hậu tiền triều.Trong những năm Tuyên Đức, Hoàng thái tử ở Thanh Ninh cung và gian chính giữa là nơi ở của Hoàng thái hậu và phi tần lớn tuổi. Sau này Từ NInh và Từ Khánh cung được xây dựng cho Hoàng Thái hậu cùng những phi tần tiền triều, Hiện tại thì Từ Khánh cung không còn nữa. Tới Năm Khang hy thứ 2, hai bên điện phía bắc Từ Ninh cung còn là nơi ở của  Ý Tĩnh Đại Quý Phi và Khang Huệ thục phi và các vị thứ phi. Năm Khang Hy thứ 26, Chiêu Thánh Thái hoàng thái hậu qua đời, Từ Ninh cung trở thành nơi tổ chức các điển lễ.

3.2 Dục Khánh cung

Có vị trí ở phía đông lộ Phụng Thiên điện. Năm Khang Hy thứ 18, Dục Khánh cung được xây dựng từ nền của Phụng Từ điện (thuộc Phụng Tiên điện). Đây là nơi ở của Hoàng Thái tử. 

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

 Dục Khánh cung (Nguồn: facebook)

Đây là nơi mà Hoàng thái tử Ái Tân Giác La Dận Nhưng từng ở, nhưng kể từ triều đại vua Ung Chính trở về sau không lập Hoàng thái tử nên nơi này được tu sửa để làm nơi ở cho các Hoàng tử. Ngoài Hoàng thái tử Dận Nhưng, vua Càn Long và vua Gia Khánh cũng đã từng ở đây lúc còn nhỏ tuổi. Đây còn là nơi đọc sách của vua Đồng Trị, Quang Tự, và tuyên Thống. 

3.3 Thọ Khang cung

Thọ Khang cung đương xây dựng vào năm Ung Chính thứ 13 đến Càn Long nguyên niên thì hoàn thành. Đây là nơi ở Hoàng thái hậu và các phi tần đời trước. 

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Thọ Khang cung (Nguồn: Facebook)

Nơi đây đã từng trải qua 2 lần trùng tu vào năm Gia Khánh thứ 25 và Quang Tự thứ 16. Cứ khoảng hai đến ba ngày, Hoàng đế sẽ đến đây vấn an Hoàng thái hậu và các vị phi tần nơi đây. Các vị hoàng đế đều đều bày tỏ sự tôn kính của mình đối với sinh mẫu khi họ còn sống cũng như lúc họ qua đời. Mọi lễ nghi đều được thực hiên đầy đủ. 

Kiến trúc của Thọ Khang cung bao gồm: Thọ Khang cung, Thọ Khang môn, Đông Tây phối điện, Tẩm điện, Dãy nhà sau có 3 tiến viện ở phía bắc tẩm điện. 

3.4 Ninh Thọ cung

Ninh Thọ cung được xây dựng trên nền của Nhân Thọ cung ở triều nhà Minh. Nơi đây được xây dựng vào năm Khang Hy thứ 28, là nơi ở của Càn Long đế sau khi làm Thái thượng hoàng. 

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Ninh Thọ cung (Nguồn: Facebook)

Đây là nơi ở của Hậu phi Khang Hy đế trong những năm Ung Chính và Càn Long. đến năm Càn Long thứ 41, tiền điện, hậu điện và các hành lang đều được dỡ bỏ. Trước TIền điện trở thành Hoàng Cực điện và Ninh Thọ cung trở lui phía sau Hậu điện trở thành chính điện của Ninh Thọ cung. Khu phía Nam Ninh Thọ cung xây thêm Hoàng Cực môn. Hoàng Cực điện mang đến cảm giác quy chế của Càn Thanh cung. 

Năm Quang Tự thứ 20, đây là nơi tổ chức Thọ thần sáu mươi tuổi và bảy mươi tuổi cho Từ Hi thái hậu. Đây cũng là nơi tiếp kiến sứ thần của nước Áo và Hoa Kỳ. Và đây cũng là nơi lo việc mai táng, linh cữu của Từ Hi thái hậu. 

Kiến trúc Ninh Thọ cung gồm có:

Tiền điện: Hoàng Cực Môn, Tích Khánh môn, Liễm Hi môn, Ninh Thọ môn

Hoàng Cực điện: Ngưng Kỳ môn, Xương Trạch Môn,

Ninh Thọ Cung: Lý Thuân môn, Đạo Hòa môn, Bảo Thái môn

Hậu tẩm: Dưỡng tính môn, Dưỡng Tính điện, Đông – Tây phối điện

Nhạc Thọ đường, Di Hòa hiên, Cảnh Kỳ các

3.5 Trùng Hoa cung

Trọng Hoa cung nằm ở phía Bắc Tây lục cung, phía Đông là Sấu Phương trai, phía tây là phòng bếp. Đây là Tiềm để của vua Càn Long.

bật mí những bí mật về các cung ở tử cấm thành

Trùng Hoa cung (Nguồn: Facebook)

Vào đầu thời Minh, nơi đây thuộc Tây ngũ sở. Vào thời điểm nhà Minh lúc đang còn là Hoàng tử, vua Càn Long đã chuyển đến Dục Khánh cung và sau này dọn sang Tây nhị sở. Sau này khi đăng cơ, nơi đây đã được nâng cấp từ Nhạc Thiện đường thành Trùng Hoa cung.

Cái tên Trùng Hoa cung xuất phát từ Thư Thuấn điển kể răng Đại học sĩ Ngạc Nhĩ Thái cùng Trương Đình Ngọc dùng tên “Trùng Hoa” để ca ngợi vua Càn Long tài đức lớn lao kế vị danh chính ngôn thuận như Ngu Thuấn.

Sau này vua Gia Khánh đem Trùng Hoa cung trà yếm liên cú trở thành gia pháp của tổ tông và được tổ chức theo thông lệ hàng năm. Cho đến thời vua Hàm Phong thì thông lệ này kết thúc.

Kiến trúc của Trùng Hoa cung bao gồm:

Trùng Hoa môn, Sùng Kính điện, Nhạc Thiện dường, Đông Noãn các, Tây Noãn các, Trùng Hoa cung, Trùng Hoa cung tây sao gian, Trùng Hoa cung tây thứ gian, Trùng Hoa cung minh gian, Trùng Hoa cung đông thứ gian, Trùng Hoa cung đông sao gian, Bảo Trung điện, Dục Đức điện, Tỉnh đình, Thúy Vân quán, Sấu Phương trai, Hí thai, Hí y khố.

Trên đây là những điều lý thú về các cung ở Tử Cấm thành. Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể biết thêm nhiều đều về Tử Cấm thành hơn. Cùng đặt chân tới nơi này để có thể khám phá những điều hay ho những nhé!

Không thể bõ lỡ: Những điều cần nắm rõ khi Du lịch Bắc Kinh

Đăng bởi: Chương Vũ

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก