Khám Phá

10 cách để học sinh “hợp tác” với gia sư

Không ít gia sư đau đầu vì học sinh mình dạy khó bảo, ương bướng. Bài viết này blogphuot.info sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp gia sư có thể khiến học sinh của mình “hợp tác” khi học tập.

Có tác phong sư phạm

Đưa ra những yêu cầu học sinh cần đạt

Ngay buổi học đầu tiên, gia sư cần đưa ra những yêu cầu về thời gian học, thái độ học, việc hoàn thành bài tập về nhà… nếu không sẽ thống nhất ra biện pháp xử phạt nếu các em vi phạm. Khi đưa ra yêu cầu ngay từ buổi đầu tiên, học sinh sẽ cần tuân theo những quy tắc đã được thống nhất đặt ra, nếu vi phạm thì học sinh sẽ có thái độ “hợp tác” chịu phạt vì đã nêu rõ quy định từ trước. Đây cũng là biện pháp để giải quyết vấn đề học sinh không nghe lời gia sư mà bạn nên áp dụng.

Tạo cảm giác thoải mái cho học sinh

Gia sư cần hiểu được tâm lí học trò, gần gũi, hòa đồng để tạo thiện cảm với học trò. Trong giờ giảng có thể kể những câu chuyện hài hước nho nhỏ để người học có cảm giác thoải mái, bớt căng thẳng hơn.

khám phá, 10 cách để học sinh “hợp tác” với gia sư

Gia sư nên tạo cảm giác thải mái cho học sinh

Có tri thức về lĩnh vực học sinh yêu thích

Mỗi học sinh sẽ có sự yêu thích riêng về một lĩnh vực nào đó. Gia sư có thể tìm hiểu trên mạng, sách báo để có tri thức hiểu biết về lĩnh vực học sinh yêu thích. Khi học sinh hỏi ta có thể trả lời, lúc đó bé sẽ cảm thấy chúng ta thật siêu và sẽ chịu nghe những gì gia sư yêu cầu.

Chơi trò chơi với học sinh

Bên cạnh việc học, gia sư có thể dành các phút giải lao hoặc nán lại sau ca học để chơi trò chơi: cờ ca ro, tú lơ khơ, điện tử… với học sinh nếu chúng muốn. Khi trò có thiện cảm với mình gia sư có thể yên tâm lúc mình quát mắng sẽ chịu trận ngồi yên chứ không phản ứng lại.

khám phá, 10 cách để học sinh “hợp tác” với gia sư

Chơi cùng học sinh sẽ khiến học sinh có thiện cảm với gia sư

Phương pháp dạy sáng tạo

Học sinh có rất nhiều dạng, tùy từng trường hợp gia sư cần đề ra phương pháp dạy cho từng đối tượng sao cho phù hợp chứ không rập khuôn máy móc mà cần linh hoạt và khéo léo. Học sinh rất ghét học lí thuyết khô khan, nhàm chán, chính vì vậy gia sư nên thiết kế những bài giảng sinh động, có thể giảng bài bằng powpoit, hay vẽ sơ đồ tư duy, xem các video, hình ảnh liên quan đến bài học để kích thích niềm yêu thích môn học với học sinh. Khi yêu thích môn học thì sẽ chẳng có lí do gì để học sinh không chịu hợp tác với gia sư nữa.

Nói chuyện với phụ huynh

Nếu học sinh quá bướng bỉnh, không chịu nghe lời, lười biếng thì gia sư cần trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh. Bởi đôi khi học sinh không sợ gia sư nhưng lại rất sự bố mẹ. Trong cuộc trao đổi, gia sư nên thẳng thắn chỉ ra những nhược điểm của học sinh và 2 bên cùng ngồi lại vạch ra những cách giải quyết để đem lại kết quả tốt nhất. Từ những đề xuất mà người dạy đưa ra, các bậc cha mẹ sẽ góp ý, can thiệp kịp thời với con để con có thể nghiêm túc trong học tập.

Biết lắng nghe học sinh

Lắng nghe là cách để gia sư có thể hiểu được những suy nghĩ tình cảm của học sinh. Thông qua những cuộc trò chuyện gần gũi, người dạy sẽ biết được học trò của mình nghĩ về mình ra sao? Muốn học theo cách nào để đạt hiệu quả hay chỗ nào chưa hiểu để gia sư có thể thiết kế bài giảng phù hợp hơn. Khi gia sư có được thiện cảm từ học sinh thì những yêu cầu, bài tập giao cho học sinh làm thì học sinh sẽ tự giác chấp hành đầy đủ và có thái độ hợp tác tích cực.

khám phá, 10 cách để học sinh “hợp tác” với gia sư

Gia sư nên lắng nghe những gì học sinh chia sẻ

Nghiêm khắc với học sinh

Thoải mái trong việc dạy học sẽ tạo cho học sinh sự thích thú, dễ chịu. Tuy nhiên gia sư cũng cần nói rõ với học sinh lúc học ra học, chơi ra chơi. Trong khi gia sư giảng bài thì học sinh cần chú ý nghe giảng, trả lời những câu hỏi người dạy đưa ra. Bài tập được giao học sinh cần hoàn thành đầy đủ. Nếu không hoàn thành sẽ có những hình thức xử phạt như bắt chép lại 20 lần… Bị xử phạt nhiều lần khiến học sinh sợ và từ đó cũng sẽ nghiêm chỉnh chấp hành học tập hơn.

Khen ngợi khi học sinh làm tốt

Bất kì ai cũng muốn được khen khi mình làm tốt công việc gì đó. Học sinh cũng vậy, nếu gia sư có lời khen ngợi trước những cố gắng tiến bộ của học sinh thì chắc chắn các em ấy sẽ rất vui và có cảm giác tự hào về bản thân. Các em sẽ có động lực để nỗ lực học tập, cố gắng chăm chỉ để đạt được những thành tích cao hơn trong học tập.

Đăng bởi: Tố Hương Đặng Thị

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก