Khám Phá Trải Nghiệm

10 Cách Trị Hôi Chân Triệt Để, Khử Sạch Mùi Ngay Tại Nhà

khám phá, trải nghiệm, 10 cách trị hôi chân triệt để, khử sạch mùi ngay tại nhà

Hôi chân là một trong những yếu tố khiến nhiều người mất đi sự tự tin vốn có của mình. Với một số người, tình trạng này có thể dứt điểm nhanh chóng. Thế nhưng, bệnh lý này lại là nỗi ám ảnh “dai dẳng” với nhiều người khác. Vậy làm thế nào để thoát khỏi tình trạng bàn chân có mùi? Cùng Leflair tìm hiểu các cách trị hôi chân ngay thôi nào!

Nguyên nhân nào gây ra hôi chân 

Bromo Dosis – bàn chân có mùi hôi, là một tình trạng bệnh lý rất phổ biến. Khi tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, sự tích tụ của mồ hôi sẽ dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn trên da.

Một vài nguyên nhân được cho là thủ phạm gây nên tình trạng hôi chân như:

  • Yếu tố di truyền khiến cho tuyến mồ hôi hoạt động quá mức 
  • Sử dụng giày dép bị bí và kín khiến mồ hôi ứ đọng bên trong, gây ra mùi khó chịu 
  • Bàn chân từng mắc các bệnh lý như viêm da cơ địa, nhiễm trùng, nấm da,… 
  • Rửa chân không thường xuyên hoặc không thay tất ít nhất một lần mỗi ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn bắt đầu phát triển trên bàn chân của bạn. Điều này khiến mùi hôi chân trở nên trầm trọng hơn.

Hôi chân kéo dài sẽ làm tăng khả năng nhiễm nấm da và nhiễm trùng da. Bên cạnh đó còn khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động và giao tiếp.

Phương pháp trị hôi chân triệt để, hiệu quả nhanh nhất

Để làm giảm tình trạng ẩm ướt và xuất hiện mùi hôi ở vùng bàn chân, sau đây là những cách trị mùi hôi chân hiệu quả.

1. Cách trị hôi chân bằng chanh

Chỉ cần một vài trái chanh, bạn có thể bỏ túi ngay cách trị bệnh hôi chân cực kỳ hiệu quả. Trong chanh có chứa thành phần acid hữu cơ và rất giàu vitamin C, có công dụng khử trùng, sát khuẩn. Không những vậy, hương thơm thanh mát từ chanh cũng giúp cho đôi bàn chân của bạn được cải thiện rõ sau mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, các tinh chất từ quả chanh còn giúp vùng da bàn chân của bạn trở nên mềm mại và mịn màng hơn.

khám phá, trải nghiệm, 10 cách trị hôi chân triệt để, khử sạch mùi ngay tại nhà

Hàm lượng kháng khuẩn trong chanh cực kỳ cao, hiệu quả cho việc khử mùi  (Nguồn: Internet)

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch chân với nước mát 
  • Bước 2: Bổ đôi quả chanh và chà nhẹ nhàng vào lòng bàn chân cho các tép chanh thấm vào sâu bên trong lỗ chân lông
  • Bước 3: Thư giãn trong vòng 15 phút rồi rửa chân lại với nước sạch là xong 

Ngoài cách làm trên, bạn có thể pha loãng nước cốt chanh với nước ấm rồi thực hiện ngâm chân trong vòng 15 phút.

2. Cách trị hôi chân bằng lá trầu không

Lá trầu không khi chiết xuất thành tinh dầu có khả năng kháng viêm, ức chế vi khuẩn. Các thành phần như chavicol, chavibetol, Eugenol trong lá trầu không được biết đến như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên, giúp điều trị nấm da.  Ngoài ra, chúng có khả năng ức chế đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, kháng nấm vô cùng hiệu quả.

khám phá, trải nghiệm, 10 cách trị hôi chân triệt để, khử sạch mùi ngay tại nhà

Lá trầu không là một loại thảo dược hiệu quả trong việc trị mùi hôi chân (Nguồn: Internet)

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa chân thật sạch.
  • Bước 2: Sử dụng một nắm lá trầu không rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 3: Giã nát lá trầu không rồi chà lên vùng bàn chân một cách nhẹ nhàng.
  • Bước 4: Thư giãn trong 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm.

3. Cách trị mùi hôi chân bằng lá trà xanh

Ngoài các công dụng khác như chống lão hoá da, ngăn ngừa ung thư, đốt cháy lượng mỡ trong cơ thể, trà xanh còn chứa hàm lượng oxy hoá cao nhất trong tất cả các loại trà. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trong trà xanh chứa nhiều epigallocatechin gallate, hoặc EGCG. Chúng là các polyphenol – một chất kháng khuẩn mạnh mẽ – có lợi cho việc điều trị viêm nhiễm và làm thông thoáng lỗ chân lông. Nhờ vậy mà tình trạng hôi chân được giảm thiểu. Ngoài ra, sự góp mặt của nhóm các chất vitamin B, C, chất diệp lục và acid tanin,… còn có tác dụng “triệt tiêu” vi khuẩn và ngăn tái phát trở lại.

khám phá, trải nghiệm, 10 cách trị hôi chân triệt để, khử sạch mùi ngay tại nhà

Phương thuốc hiệu quả trong việc điều trị bệnh hôi chân (Nguồn: Pinterest)

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa chân thật sạch với nước mát.
  • Bước 2: Ủ trà với nước ấm cho ra hết tinh chất.
  • Bước 3: Ngâm chân trong vòng 15’ với nước lá trà xanh.

Sau khi đã ngâm chân xong, đừng vội bỏ đi phần lá trà vì nó có khả năng khử mùi hôi trong giày khá hiệu quả!

4. Trị mùi hôi chân bằng gừng và muối

Tương tự với chanh, gừng cũng có công dụng sát khuẩn. Y học hiện đại đã nghiên cứu ra được trong gừng có trên 400 chất khác nhau như tinh dầu, chất béo, vitamin nhóm B, C và các khoáng chất như kẽm, canxi, sắt,… Chính vì vậy, gừng là một loại thực vật có rất nhiều công dụng. Cụ thể, gừng tươi chứa 20-25% là tinh dầu và 20-30% là chất cay. Các thành phần này có tác dụng ngăn ngừa quá trình tiết ra mồ hôi, từ đó giúp bàn chân khô thoáng hơn. Cũng vì vậy mà sử dụng gừng sẽ giúp khử mùi hôi chân hiệu quả.

khám phá, trải nghiệm, 10 cách trị hôi chân triệt để, khử sạch mùi ngay tại nhà

Gừng có công dụng khử mùi cực hiệu quả (Nguồn: Internet)

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị gừng, gọt vỏ rồi đem rửa sạch
  • Bước 2: Giã nát gừng rồi thả vào nước ấm cùng một lượng muối nhất định
  • Bước 3: Ngâm chân trong khoảng 30 phút

Áp dụng phương pháp này thường xuyên sẽ giúp bạn sở hữu một đôi chân thơm tho. Bên cạnh đó, cách khử mùi hôi chân trên còn giúp bạn ngăn ngừa đau mu bàn chân vì phải hoạt động suốt cả ngày.

5. Cách trị hôi chân bằng giấm

Theo các nhà nghiên cứu, thành phần chính của giấm là các acid acetic, nồng độ cồn 5% và các chất khác. Acid acetic sẽ làm sạch hoàn toàn các chất cặn do vi khuẩn gây ra bao gồm mồ hôi, dầu và bụi bẩn tích tụ ở lòng bàn chân. Bên cạnh đó, với nồng độ cồn 5%, thì sẽ khó có một loại vi khuẩn nào có thể sống sót và sinh trưởng. Ngoài công dụng tiêu diệt vi khuẩn, giấm còn có thể khử mùi hôi chân hiệu quả.

khám phá, trải nghiệm, 10 cách trị hôi chân triệt để, khử sạch mùi ngay tại nhà

Các thành phần trong giấm giúp trị hôi chân hiệu quả (Nguồn: Internet)

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa chân thật sạch.
  • Bước 2: Pha nước ngâm chân với tỉ lệ 2 phần nước ấm : 1 phần giấm.
  • Bước 3: Ngâm chân trong giấm khoảng từ 15 – 20 phút.

Một lưu ý nhỏ là đối với những bạn có vết thương ở chân, tuyệt đối không được sử dụng phương pháp này để tránh bị kích thích hoặc nhiễm trùng da chân.

6. Trị hôi chân hiệu quả bằng phèn chua

Cách trị mùi hôi chân bằng phèn chua là một trong những mẹo trị hôi chân được dân gian tin dùng. Phèn chua là một loại muối sunfat kép kết hợp giữa Kali và nhôm. Với đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, nguyên liệu này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi một cách nhanh chóng, hạn chế tuyến mồ hôi tăng tiết và ngăn các hoạt động của vi khuẩn. Đồng thời cung cấp các dưỡng chất giúp da chân có sức đề kháng tốt hơn.

khám phá, trải nghiệm, 10 cách trị hôi chân triệt để, khử sạch mùi ngay tại nhà

Phèn chua có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên (Nguồn: Internet)

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nghiền nát phèn chua, rồi chia thành 2 phần bằng nhau và cho vào túi vải gói lại.
  • Bước 2: Đặt túi vải vào vớ hoặc dưới lòng bàn chân cố định, sao cho túi vải chạm lòng bàn chân.
  • Bước 3: Phương pháp này nên được thực hiện vào buổi tối và bỏ túi vải ra vào sáng hôm sau. 
  • Bước 4: Chỉ cần áp dụng 3 – 4 lần là vùng da chân sẽ trở nên khô thoáng, giảm mùi và không còn ngứa ngáy.

7. Cách trị hôi chân bằng baking soda

Baking soda được biết đến như “người bạn thân” của các bà nội trợ bởi các công dụng tuyệt vời của thành phần này. Thay vì sử dụng chúng để khử mùi tủ lạnh, bạn hoàn toàn có thể dùng baking soda trong việc khử mùi hôi chân. Sở dĩ baking soda có mặt trong các cách trị mùi hôi chân là nhờ đặc tính hút ẩm, tẩy tế bào chết và kháng viêm kháng khuẩn giúp diệt trừ các vi khuẩn gây mùi. Nhờ đó mà lỗ chân lông cũng được khô thoáng hơn, hạn chế tiết mồ hôi ở chân.

See Also

khám phá, trải nghiệm, 10 cách trị hôi chân triệt để, khử sạch mùi ngay tại nhà

Cách Làm Bánh Bột Lọc Chuẩn Vị Huế Nhân Tôm Thịt Thơm Ngon Tại Nhà

khám phá, trải nghiệm, 10 cách trị hôi chân triệt để, khử sạch mùi ngay tại nhà

Baking soda với những công dụng thần kỳ (Nguồn: Pinterest)

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa chân thật sạch với nước.
  • Bước 2: Hoà tan 4 thìa cà phê baking soda với 4 thìa cà phê nước.
  • Bước 3: Thoa đều, kết hợp với massage nhẹ nhàng hỗn hợp này lên vùng da chân trong khoảng 5 phút.
  • Bước 4: Rửa chân lại với nước ấm.

8. Cách trị hôi chân bằng trà túi lọc

Thật khó chịu khi những người thích mang giày thể thao lại thường xuyên ra mồ hôi chân và các loại mùi khó chịu khác. Vì thế bạn hãy tận dụng trà túi lọc để khử mùi hôi trên giày. Trà túi lọc có đặc tính khô, háo nước nên có tác dụng rất tốt trong việc hút ẩm và khử mùi.

khám phá, trải nghiệm, 10 cách trị hôi chân triệt để, khử sạch mùi ngay tại nhà

Tận dụng trà túi lọc để khử mùi hôi cho giày của bạn (Nguồn: Internet)

Cách thực hiện:

Sau khi mang giày, bạn đặt trà túi lọc vào trong giày và đặt giày ở những nơi khô thoáng.

9. Cách trị hôi chân bằng phấn rôm

Phấn rôm chứa thành phần chính là bột talc, có đặc tính hút ẩm giúp hút mồ hôi, từ đó mang lại sự thông thoáng cho da chân. Chính vì vậy, có khá nhiều người sử dụng phấn rôm để trị hôi nách, hôi chân,…

khám phá, trải nghiệm, 10 cách trị hôi chân triệt để, khử sạch mùi ngay tại nhà

Công dụng khác của phấn rôm chính là khả năng trị hôi chân hiệu quả (Nguồn: Internet)

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh đôi chân thật sạch và lau chân khô.
  • Bước 2: Đổ một lượng phấn rôm vừa đủ ra lòng bàn tay.
  • Bước 3: Thực hiện thoa đều các kẽ chân và lòng bàn chân sao cho lớp phấn rôm phủ toàn bộ lên da.

10. Cách trị hôi chân bằng ngải cứu

Ngoài việc là nguyên liệu chế biến thực phẩm, ngải cứu còn nổi tiếng về khả năng chữa các loại bệnh, đặc biệt là chứng hôi chân. Tinh chất trong lá ngải cứu không chỉ khử mùi hôi và làm mềm vùng da ở dưới lòng bàn chân mà còn có tác dụng chống viêm, sát trùng và giảm ngứa.

khám phá, trải nghiệm, 10 cách trị hôi chân triệt để, khử sạch mùi ngay tại nhà

Các tinh chất trong ngải cứu có tác dụng tốt trong việc điều trị hôi chân (Nguồn: Internet)

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sử dụng 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch.
  • Bước 2: Đun sôi lá ngải cứu với 2 lít nước cho đến khi ra tinh chất thì tắt bếp.
  • Bước 3: Đổ nước vào một chiếc thau lớn, thêm nước lạnh cho đến khi thấy nước ấm thì dừng.
  • Bước 4: Sau khi đã vệ sinh chân thật sạch, ngâm chân trong nước khoảng 15 phút.

Thay đổi thói quen giúp khắc phục hôi chân tại nhà

  1. Giữ cho đôi chân của bạn sạch sẽ

Dùng xà phòng và bàn chải chà để rửa chân ít nhất một lần mỗi ngày. Đừng quên lau khô chân hoàn toàn sau khi rửa vì bất kỳ sự ẩm ướt nào cũng có thể dễ dàng khiến vi khuẩn phát triển.

  1. Tẩy tế bào chết cho chân
  • Loại bỏ da chết cứng trên bàn chân bằng dũa chân. Phần da cứng bị sũng nước và mềm khi ẩm ướt sẽ tạo ra nơi vi khuẩn thường cư ngụ. 
  • Dùng bông gòn thấm một ít cồn vào chân mỗi tối. Điều này sẽ giúp chân bạn đỡ bị khô. 
  1. Đối với việc chọn tất và giày
  • Thay tất ít nhất một lần một ngày. Nếu bạn là một người thường xuyên vận động, bạn nên thay tất thường xuyên hơn.
  • Hãy chọn những đôi tất có khả năng hút ẩm như tất làm từ sợi tự nhiên hoặc tất thể thao.
  • Một đôi giày có lỗ thông khí sẽ hạn chế tỷ lệ đổ mồ hôi và tích tụ độ ẩm. Các đôi giày có đế dạng lưới hoặc có lỗ thông khí sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. 
  • Chèn lót khử mùi tẩm mùi vào giày của bạn.

Điều quan trọng nhất cho việc giảm thiểu tình trạng hôi chân chính là thường xuyên quan sát thói quen vệ sinh của bạn. Các cách điều trị hôi chân tại nhà đều vô cùng hiệu quả nhưng nếu bạn gặp tình trạng nghiêm trọng hơn, hãy đến bác sĩ để nhận được sự tư vấn tốt nhất. Đừng quên tại Leflair.com đang có rất nhiều sản phẩm chăm sóc da và sức khỏe chất lượng, chính hãng đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng.

Đăng bởi: Trần Phước Điền

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก