Phú Yên Sơn La

6 Bí kíp chinh phục Tháp Nhạn Phú Yên – nét đẹp lịch sử hòa quyện trong câu chuyện cổ Champa -

Tháp Nhạn Phú Yên –  câu chuyện cổ Champa gói gọn trong ngôi tháp lịch sử

Mỗi chuyến hành trình ắt hẳn sẽ lắng đọng những câu chuyện riêng, có những chuyến đi khiến mình bỡ ngỡ vì cảnh đẹp lay động, lại có những chuyến đi gây cho mình thương nhớ bằng tình người thân thiện, riêng lần này, Tháp Nhạn Phú Yên đã chinh phục mình bằng vẻ đẹp gắn liền với dòng chảy thời gian lịch sử. Vẫn là hơi thở Champa cổ kính nhưng qua những câu chuyện bí ẩn khiến nơi đây toát lên một nét đẹp lạ độc đáo khó tả. Cùng ngồi xuống nghe Viet Nam Jour kể chuyện về Tháp Nhạn “xứ Nẫu” trong hành trình review hôm nay.

khám phá, trải nghiệm, 6 bí kíp chinh phục tháp nhạn phú yên – nét đẹp lịch sử hòa quyện trong câu chuyện cổ champa -

Tháp Nhạn Phú Yên

1.Tháp Nhạn Phụ Yên nằm ở đâu?

“Phú Yên có đỉnh Cù Mông, có hòn tháp Nhạn, có dòng sông Ba”

Qua câu ca dao trên, chúng ta cũng biết được vị trí và tầm quan trọng của tháp Nhạn đối với mảnh đất và người dân Phú Yên. Tháp Nhạn là điểm đến nổi tiếng và cũng là nét đặc trưng khi nhắc đến Phú Yên. Tháp có vị trí nằm ở phía Bắc con sông Đà Rằng thuộc phường 1, gần quốc 1A và cách trung tâm thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên chừng 3,5 km.

2.Nên đến tham quan Tháp Nhạn Phú Yên vào thời gian nào?

Phú Yên Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Để có chuyến hành trình trọn vẹn bạn nên chọn đến Phú Yên mùa nắng ráo, nếu muốn tham gia các lễ hội tại Tháp Nhạn thì thời điểm tháng giêng âm lịch sẽ là lựa chọn phù hợp nhất đó nha.

khám phá, trải nghiệm, 6 bí kíp chinh phục tháp nhạn phú yên – nét đẹp lịch sử hòa quyện trong câu chuyện cổ champa -

Tháp Nhạn là một trong những niềm tự hào bao đời nay của người dân xứ Nẫu

3.Tháp Nhạn Phú Yên được xây dựng vào thời gian nào?

Theo nghiên cứu của H. Parmentier, tháp Nhạn được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XI đầu thế kỷ XII, cùng thời với các đền tháp Chiên Đàn, Cánh Tiên, Hưng Thạnh, Dương Long và Phước Lộc ở Bình Định. Tuy nhiên, đến ngày nay người ta cũng chưa biết tháp được xây dựng vào thời vua nào và thờ ai.

  • Hải đăng Kê Gà Bình Thuận – chi tiết đường đi và kinh nghiệm cắm trại
  • 16 Resort 4 sao Mũi Né gần biển, có hồ bơi được nhiều du khách lựa chọn
  • Pandanus Resort Phan Thiết – ốc đảo xanh giữa thiên đường resort
  • Quán ăn ngon ở Mũi Né – top các địa chỉ được du khách lựa chọn nhiều nhất
  • Đảo Phú Quý Bình Thuận – Kinh nghiệm đi tàu ra đảo và trải nghiệm thú vị

4.Những truyền thuyết kì bí về tháp Nhạn Phú Yên

Để nói về nguồn gốc của ngọn tháp này thì có rất nhiều câu chuyện cổ tương truyền. Có người kể rằng, xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na hạ phàm chỉ dạy cho người dân sinh sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ việc cấy cày, dệt vải đến kéo sợi… để họ có thể tìm cách kiếm sống mưu sinh. Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi trời, người dân Chăm Pa nơi đây vì thương nhớ và muốn khắc ghi công ơn khai sáng cho dân tộc mình. Vì vậy, họ đã cho xây dựng ngọn tháp ấy để làm nơi thờ phụng nàng.

khám phá, trải nghiệm, 6 bí kíp chinh phục tháp nhạn phú yên – nét đẹp lịch sử hòa quyện trong câu chuyện cổ champa -

Cũng theo một truyền thuyết khác thì xưa kia, Tuy Hòa là vùng đầm lầy trũng thấp có vô số thủy quái chuyên quấy phá đời sống người dân nơi đây. Thấy vậy Ông Trời bèn sai người khổng lồ xuống gánh đất lấp vùng trũng này lại, bảo vệ cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên khi lấp gần xong, người khổng lồ vội về nên đã gánh nhiều đá hơn khiến cho chiếc đòn gánh bị gãy. Đá từ hai gánh rơi xuống lại nhân gian, một bên tạo thành núi Chóp Chài, một gánh tọa trên núi Nhạn. Đó được cho là nguồn gốc xuất hiện của ngọn tháp.

Còn về tên gọi “Tháp Nhạn” thì người dân ở đây có giải thích rằng là do có rất nhiều chim nhạn bay tới đây sinh sống, làm tổ nên ngọn tháp. Dần về sau, nơi đây cũng được đặt tên theo tên của loài chim này.

5.Kiến trúc độc đáo của Tháp Nhạn Phú Yên

Tháp Nhạn cao khoảng 25m với đế tháp hình vuông, thân tháp được xây to ở phần chân và thu nhỏ dần về phía đỉnh. Trên đỉnh tháp là tượng Linga bằng đá – biểu tượng tâm linh của người dân Chăm-pa. Trong mỗi công trình đền tháp của người Chăm đều có Linga và Yoni tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực cầu mong vạn vật được nảy nở sinh sôi.

khám phá, trải nghiệm, 6 bí kíp chinh phục tháp nhạn phú yên – nét đẹp lịch sử hòa quyện trong câu chuyện cổ champa -

Tháp Nhạn Phú yên vớ kiến trúc vô cùng độc đáo

Chân tháp là một khối hình vuông lớn, được ốp đá sa thạch, xây dựng phân tầng từ dưới lên trên chắc chắn, nâng đỡ toàn bộ khối lượng của phần đỉnh và thân tháp. Nhìn từ dưới lên trên tháp ta thấy tháp được xây dựng thu hẹp dần từ chân đến đỉnh, càng lên cao tháp càng hẹp.

Phần thân tháp cao, thẳng đứng và đồ sộ được xây theo khối chắc chắn với các trụ lớn và thẳng đứng tạo cảm giác vững chãi cho tòa tháp.

Phần đỉnh tháp (hay còn gọi là nóc tháp) có 4 cửa sổ nhìn ra 4 hướng đất trời Phú Yên ứng với bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Đặc biệt, Đỉnh tòa tháp còn được đặt bức tượng đá Linga. Đây là biểu tượng tâm linh, nét quen thuộc trong mỗi công trình kiến trúc đền, tháp và là đặc trưng nét tín ngưỡng của người dân tộc Chăm Pa cầu mong cuộc sống ấm no, vạn vật sinh sôi, nảy nở.

khám phá, trải nghiệm, 6 bí kíp chinh phục tháp nhạn phú yên – nét đẹp lịch sử hòa quyện trong câu chuyện cổ champa -

Ngắm nhìn Tháp Nhạn Phú Yên từ trên cao

Khách du lịch tìm tới tháp Nhạn không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn tháp huyền bí này mà còn bởi tò mò về vật liệu mà người Chăm xưa dùng để xây tháp. Tháp Nhạn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung xếp khin khít nhau mà rất vững chắc. Theo nghiên cứu, loại gạch này có khối lượng nhẹ hơn một viên gạch thông thường khoảng 1,3 lần. Kể cả độ bền chịu nén, chịu va đập cũng hơn gạch thường rất nhiều.

Tìm hiểu về loại keo dùng để gắn kết các viên gạch này với nhau một cách chắc chắn và không lộ ra chút đường hồ nào thì được biết, người Chăm cũng sử dụng hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên. Khi xưa chưa có xi măng, người dân Chăm-pa đã biết sử dụng chất kết dính từ cây dầu rái vào việc xây dựng. Tuy nhiên, việc pha trộn các loại chất liệu thế nào để có được loại keo bền chắc có thể “nâng đỡ” cả một tòa tháp lớn như vậy thì các nhà nghiên cứu vẫn phải bó tay.

khám phá, trải nghiệm, 6 bí kíp chinh phục tháp nhạn phú yên – nét đẹp lịch sử hòa quyện trong câu chuyện cổ champa -

Cùng “cạ cứng” checkin tại Tháp Nhạn

Được biết thêm, để các viên gạch dính lại với nhau chắc chắn như vậy không chỉ do có hỗn hợp keo kể trên mà còn nhờ vào bàn tay khéo léo của những người xây dựng. Các viên gạch được sử dụng kĩ thuật mài chập, nghĩa là sau khi phết keo lên, họ mài các viên gạch với nhau cho đến khi bề mặt tiếp túc hoàn toàn khít không lộ ra một chút kẽ hở nào.

Đi sâu vào phía bên trong tháp, du khách có thể bất ngờ khi thấy bên trong không có tượng hay ban thờ nào, chỉ có duy nhất một cái am nhỏ để nhang khói cho Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê. Xung quanh tường có những hoa văn hình rồng được chạm khắc tinh tế trên đá hoa cương đặt ở 4 góc tháp. Đừng từ bên trong nhìn lên đỉnh tháp chỉ thấy một không gian sâu thẳm cao vút đầy huyền bí.

khám phá, trải nghiệm, 6 bí kíp chinh phục tháp nhạn phú yên – nét đẹp lịch sử hòa quyện trong câu chuyện cổ champa -

Một vẻ đẹp huyền bí

Cùng với sông Đà Rằng, nơi đây đã trở thành cụm danh lam thắng cảnh thu hút đông đảo khách du lịch. Hằng năm cứ tới mỗi dịp lễ tết có rất nhiều hoạt động vui chơi văn nghệ được tổ chức ở trên núi tháp Nhạn. Bởi vậy, lời khuyên cho các bạn có ý định tới thăm quan khu di tích này thì hãy đến vào dịp rằm tháng Giêng Âm Lịch. Khi ấy, ở đây diễn ra đêm thơ Nguyên tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ nức tiếng gần xa tới giao lưu nghệ thuật.

6.Tháp Nhạn Phú Yên – lưu ý thông tin tham quan

  • Địa chỉ: Tháp Nhạn – Núi Nhạn – phường 1 – thành phố Tuy Hòa – tỉnh Phú Yên.
  • Thời gian tham quan: 6h30 – 23h00 hàng ngày (thời gian tham quan lý tưởng từ khoảng 06:30 – 09:30, chiều khoảng từ 16:30 – 20:30)
  • Giá vé: miễn phí.
  • Đường đi tới Tháp Nhạn: Tháp Nhạn nằm cách trung tâm thành phố Tuy Hòa từ 3-4km. Nếu đi bộ thì du khách mất tầm 20 phút, đi xe máy 10 phút và đi taxi mất 7 phút là đến ngọn tháp lịch sử này.
  • Dưới chân Tháp Nhạn có dịch vụ chở xe ôm lên đỉnh tháp, giá vào khoảng 10.000đ/người, nhưng vào mùa du lịch cao điểm hoặc thứ Bảy, Chủ Nhật hay có tình trạng tranh giành khách.
  • Về trang phục, không nên mặc quần áo quá ngắn, mỏng vì trên tháp Nhạn thường có gió lớn. Tuy nhiên với kiến trúc cổ kính Champa này những chiếc váy mang hơi thở Boheme sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất để bạn có những bức ảnh check-in để đời.

khám phá, trải nghiệm, 6 bí kíp chinh phục tháp nhạn phú yên – nét đẹp lịch sử hòa quyện trong câu chuyện cổ champa -

Cùng Viet Nam Jour ghé thăm Tháp Nhạn niềm tự hào của người dẫn Phú Yên

Có thể nói Tháp Nhạn Phú Yên là công trình đền tháp tiêu biểu của nền văn hóa Chăm-pa còn sót lại đến ngày nay. Bên cạnh những địa điểm du lịch nổi tiếng ở đất Phú như Ghềnh đá đĩa, Đầm Ô Loan…, Tháp Nhạn là điểm đến không thể bỏ lỡ nếu bạn muốn bồi đắp thêm những kiến thức về nền văn hóa sa huỳnh, cũng như tìm tòi lối kiến trúc Chăm-pa cổ. Viet Nam Jour tin nếu bạn có dịp đặt chân đến đây, nghe những câu chuyện cổ huyền bí ngắm nhìn vẻ đẹp lịch sử trăm năm tuổi của Tháp Nhạn bạn sẽ bị chinh phục ngay bởi nét đẹp độc đáo lạ lùng này. Còn ngần ngại gì nữa mà không cũng Viet Nam Jour viết thêm cho cuốn nhật kí thanh xuân một chuyến đi khám phá đất Phú Yên thơ mộng, Viet Nam Jour rất vui vì được đồng hành cùng bạn trong những chuyến đi ấy.

Đăng bởi: Quỳnh Lê

YOLO! Khám phá các huyện ở Phú Yên

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก