đức Phổ Quảng Ngãi Visa

6 lý do bị từ chối visa đi Đức phổ biến nhất và cách xử lý

Xin visa đi Đức chưa bao giờ là điều dễ dàng, thậm chí rất nhiều đương đơn đã bị từ chối nhiều lần bởi các lý do như chưa chứng minh được khả năng tài chính, nộp thiếu giấy tờ trong hồ sơ,… Vậy các lý do phổ biến dẫn đến việc bị từ chối visa đi Đức là gì? Cùng tìm hiểu ngay những nguyên nhân chính để xác định cách khắc phục đem lại hiệu quả tốt hơn cho lần xin visa tới trong bài viết này nhé!

Top nguyên nhân khiến bạn bị từ chối visa đi Đức

visa, 6 lý do bị từ chối visa đi đức phổ biến nhất và cách xử lý

Nên làm gì khi bị từ chối visa đi Đức? – Xác định nguyên nhân trước đó

Không chứng minh được mục đích và điều kiện lưu trú

Giấy tờ trong hồ sơ không thể hiện được mục đích và điều kiện lưu trú dẫn đến hồ sơ xin visa Đức của bạn không được phê duyệt. Cụ thể, lý do đến từ:

  • Các giấy tờ chứng minh cho chuyến đi đã nộp không khớp nhau về thông tin của vé máy bay, khách sạn.
  • Thư mời của đối tác, người thân ở Đức không được xác thực khi Đại sứ quán xác minh.
  • Mục đích của chuyến đi có thể bị thay đổi kể từ thời điểm chuẩn bị hồ sơ đến khi đi phỏng vấn. Ví dụ như thông tin ban đầu là đi công tác, tuy nhiên thực tế là sang thăm hoặc đoàn tụ với người thân.
  • Không chứng minh được rõ ràng mối quan hệ giữa người gửi thư mời và người được nhận thư mời như bạn bè của anh chị hoặc họ hàng,…
  • Vé đặt máy bay, khách sạn đã bị hủy hoặc chưa được thanh toán.
  • Thời gian sang Đức dự kiến không trùng khớp với thời gian đã xin nghỉ tại công ty hoặc doanh nghiệp.

Không chứng minh được các ràng buộc tại Việt Nam

Khi nộp hồ sơ xin visa đi Đức, đương đơn cần đặc biệt chú ý đến phần thông tin quay trở về đất nước sở tại. Đa số hồ sơ bị từ chối xin visa đi Đức đều là bởi không đưa ra đủ bằng chứng thuyết phục giám khảo rằng bạn sẽ quay trở lại Việt Nam sau chuyến đi. Cụ thể, đó là việc bạn không xác định được các ràng buộc rõ ràng ở Việt Nam như gia đình, người thân, công việc,…

visa, 6 lý do bị từ chối visa đi đức phổ biến nhất và cách xử lý

Bị từ chối visa đi Đức do chưa chứng minh được ràng buộc tại Việt Nam

Không chứng minh được khả năng tài chính

  • Không thể xác thực đủ khả năng chi trả cho các hoạt động tại Đức
  • Bị nghi ngờ làm giả tài chính
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập không hợp lý và trùng khớp so với tổng tài sản hoặc không nêu được các nguồn thu khác
  • Tổ chức cử nhân viên đi công tác không chứng minh có đủ khả năng tài chính hỗ trợ cho các hoạt động đi lại, ăn uống, chỗ ở của nhân viên tại Đức

Đã từng vi phạm thời gian lưu trú trước đó

Lịch sử đi ra nước ngoài của bạn được ghi chú lại và được liệt kê là đã ở quá số ngày cho phép cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bạn bị từ chối xin visa đi Đức. Nhìn chung, Đại sứ quán có thể sẽ châm chước 1-2 lần nếu bạn giải trình được lý do đặc biệt dẫn đến việc phải ở lại quá thời gian cho phép. Tuy nhiên, nếu không xác thực được lý do thì khả năng bạn sẽ bị từ chối với cùng lý do trong lần nộp hồ sơ kế tiếp.

visa, 6 lý do bị từ chối visa đi đức phổ biến nhất và cách xử lý

Bị từ chối visa đi Đức do từng vi phạm thời gian lưu trú trước đó

Đương đơn từng có tiền án tiền sự tại nước ngoài

Trường hợp bạn vi phạm pháp luật và bị lưu trữ thông tin trên hệ thống các nước khác trong cùng khối Schengen thì khả năng bạn được cấp visa đi Đức là rất thấp. Trong trường hợp bạn thực hiện một trong số hành động vi phạm quá nhiều lần với ảnh hưởng tiêu cực lớn trước đó thì bạn có thể sẽ bị cấm nhập cảnh sang các nước này vĩnh viễn. Những hành vi có thể dẫn đến việc vi phạm pháp luật ở các nước thuộc khối Schengen như sau:

  • Trộm cắp
  • Đánh nhau
  • Buôn lậu
  • Cư trú bất hợp pháp,…

Sử dụng loại bảo hiểm y tế không phù hợp

Quy định chung của Đại sứ quán với các hồ sơ xin visa đi Đức là phải mua bảo hiểm có giá trị bồi thường tối thiểu 30.000 Euro. Nếu đương đơn mua sai hãng bảo hiểm được quy định, thời gian trong bảo hiểm không phù hợp cũng dẫn đến khả năng bị từ chối visa đi Đức.

visa, 6 lý do bị từ chối visa đi đức phổ biến nhất và cách xử lý

Bị từ chối visa đi Đức do chưa mua đúng loại bảo hiểm

Nên làm gì khi bị từ chối visa đi Đức?

Sau khi biết hồ sơ bị từ chối và trả lại, bạn có thể xử lý theo 1 trong 2 cách như sau:

Khiếu nại quyết định từ chối cấp thị thực

Đương đơn hoàn toàn có quyền khiếu nại bằng văn bản với quyết định từ chối cấp thị thực và đề nghị thẩm tra lại hồ sơ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các điểm như sau:

  • Thời hạn khiếu nại đối với thị thực Schengen/visa Đức là 1 tháng kể từ ngày nhận được thông báo từ chối.
  • Thời gian giải quyết đơn khiếu nại thông thường là từ 4 tuần hoặc lâu hơn.
  • Trong đơn khiếu nại bạn có thể trình bày lại mục đích xin thị thực. Với nội dung này, bạn cần nêu rõ các lập luận liên quan đến lý do từ chối.
  • Bạn cũng có thể nộp bổ sung các loại giấy tờ chưa nộp theo yêu cầu.
  • Trong đơn khiếu nại, bạn cũng cần cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ như là số điện thoại, số fax, địa chỉ email cũng như mã bưu chính viễn thông.

Lưu ý: Theo số liệu thống kê, hơn 95% trường hợp khiếu nại đều không thành công. Do đó, bạn có thể xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định lựa chọn phương án này.

Nộp lại hồ sơ mới tốt hơn

Để nhanh chóng có visa mới, một cách khác là nộp hồ sơ đã được khắc phục các vấn đề liên quan tới lý do bị từ chối. Trong lần nộp thứ 2, bạn cần chú ý nộp kèm đầy đủ các loại giấy tờ có giá trị thuyết phục hơn.

Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ giúp tránh bị từ chối visa đi Đức

visa, 6 lý do bị từ chối visa đi đức phổ biến nhất và cách xử lý

Nên làm gì khi bị từ chối visa đi Đức? – Tìm hiểu một số mẹo hữu ích

Chứng minh mục đích chuyến đi là chính đáng

Để đảm bảo an ninh quốc gia, Đại sứ quán Đức luôn xem xét lý do và mục đích nhập cảnh của đương đơn trước tiên. Dù mục đích là gì, bạn cũng cần phải chứng minh được điều đó thông qua việc cung cấp các thông tin hoặc giấy tờ cụ thể như sau:

  • Với mục đích du lịch: Cung cấp lịch trình di chuyển giữa các địa điểm cụ thể về thời gian, ngày tháng,…
  • Với mục đích du học: Trình bày thư mời nhập học hoặc thư giới thiệu học tập tại trường học ở Đức,…
  • Với mục đích làm việc: Nộp giấy điều chuyển công tác sang làm việc tại Đức có chữ ký của lãnh đạo công ty,…
  • Với mục đích đoàn tụ người thân: Giấy bảo lãnh sang Đức trong khoảng thời gian nhất định từ người thân đang cư trú tại đây

Chứng minh đủ khả năng tài chính

Mục đích của việc chứng minh tài chính là nước sở tại không muốn “bao nuôi” người nhập cư. Do đó, nguồn lực tài chính rõ ràng, đầy đủ, vững vàng sẽ giúp hồ sơ xin visa đi Đức của bạn được đánh giá cao. Cụ thể, bạn cần cung cấp thêm các giấy tờ tài sản ở Việt Nam để củng cố bằng chứng cho khả năng sinh sống tốt tại Đức và quay lại Việt Nam theo dự kiến.

  • Sao kê tài khoản hiện tại với giao dịch trong 3 tháng gần nhất
  • Các bằng chứng khác liên quan (sổ tiết kiệm, sổ đỏ, các thanh toán thẻ tín dụng)
  • Một công việc đảm bảo, vị trí xã hội tốt,… có thu nhập thường xuyên

visa, 6 lý do bị từ chối visa đi đức phổ biến nhất và cách xử lý

Nên làm gì khi bị từ chối visa đi Đức? – Chứng minh lại khả năng tài chính

Chứng minh khả năng quay về Việt Nam sau chuyến đi

Visa đi Đức sẽ được cấp phép nếu đương đơn chứng minh được khả năng trở về đất nước của mình sau khi kết thúc chuyến đi. Cán bộ lãnh sự sẽ quyết định dựa trên các yếu tố ràng buộc như sau:

  • Gia đình tại Việt Nam trong các mối quan hệ như vợ/chồng, con cái hoặc trách nhiệm giám hộ: Đương đơn có thể cung cấp các loại giấy tờ chứng minh quan hệ như giấy kết hôn, sổ hộ khẩu,…
  • Công việc ổn định tại quê nhà: Bạn có thể nộp bản hợp đồng làm việc với công ty để chứng minh.
  • Kinh tế như thu nhập bổ sung thường xuyên hoặc sở hữu bất động sản: Gồm giấy tờ sở hữu và cho thuê đất, ô tô,…
  • Lịch sử sử dụng visa Schengen đúng theo quy định
  • Các thay đổi trong cuộc sống cá nhân từ lần xin visa chuẩn nhất

Đăng bởi: Hiền Đoàn Thị Kim

YOLO! Khám phá các huyện ở Quảng Ngãi

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก