Bắc Giang

Bắc Giang có lễ hội gì?

Bắc Giang, một tỉnh vùng trung du miền núi Bắc Bộ không chỉ nổi tiếng về những di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, mà nơi đây còn nổi tiếng về những lễ hội dân gian truyền thống với nhiều loại hình độc đáo và nội dung phong phú, chứa nhiều giá trị văn hóa. Cho tới nay, những giá trị truyền thống ấy vẫn chưa hề bị mai một, điển hình là các lễ hội vẫn được gìn giữ gần như nguyên vẹn hến hôm nay. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem Bắc Giang có lễ hội gì nhé.

Lễ hội Thổ Hà – Bắc Giang

Lễ hội Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) được tổ chức vào ngày 19 đến 21 tháng Giêng hằng năm. Đối tượng suy tôn là Thành Hoàng làng. Năm nào cũng tổ chức lễ hội nhưng ba năm một lần mới mở hội lớn có lễ rước. Đây là một lễ hội còn duy trì được nhiều nét bản sắc độc đáo của lễ hội xứ Bắc.

bắc giang có lễ hội gì?

Lễ hội Thổ Hà – Bắc Giang

Lễ hội làng Thổ Hà bao giờ cũng gồm hai phần, đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức rất trọng thể và bài bản. Từ sáng sớm, chánh tế, thông xướng, độc chúc cùng toàn bộ các bô lão trong ban tế quần áo chỉnh tề để đón đám rước từ các miếu về đình làng. Chủ tế đứng ở bậc tam cấp đón đám rước. Khi mọi người đã yên vị, cuộc tế mới được bắt đầu với những nghi thức long trọng. Tất cả đều tỏ lòng thành kính mời Thánh về dự hội cùng dân làng và cầu xin Thánh phù hộ cho dân làng một năm mới dồi dào sức khỏe, làm ăn phát đạt, xóm làng yên vui, gia đình hạnh phúc.

bắc giang có lễ hội gì?

Tuб»“ng cб»• б»џ lб»… hб»™i Thб»• HГ

Sau nghi thức tế lễ, tiếp đến là phần hội với các trò chơi dân gian đặc sắc như chọi gà, bơi trải, đấu vật, chơi cờ, cầu lông, chèo thuyền bắt vịt… nhưng tiêu biểu nhất phải nói đến đó là hát quan họ. Thổ Hà được coi là một làng gốc của nghệ thuật hát quan họ. Các liền anh, liền chị của các thôn lân cận cùng về dự hội trổ tài hát cả ngày lẫn đêm tại sân đình hay trên thuyền. Lời hát trữ tình và mượt mà làm nao lòng bao du khách gần xa. Ngoài hát quan họ, một môn thi không kém phần hấp dẫn và sôi động, thu hút được nhiều người tham dự đó là môn cờ tướng. Các bàn cờ được bày ra mời các thí sinh dự tài cao thấp. Người thắng thì hồ hởi, mừng vui còn người thua cũng không vì thế mà “cay cú” chỉ ước mong đến hội năm sau sẽ gặp lại đối thủ. Kết thúc lễ hội, mọi người cùng ra về trong niềm vui hân hoan. Lễ hội Thổ Hà là một nét đẹp trong văn hóa của người Kinh Bắc, làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa nước Việt, đáng được gìn giữ và phát huy

Lễ hội đền Từ Hả – Bắc Giang

Lễ hội Đền Từ Hả thuộc xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn nơi thờ thượng tướng quân Thân Cảnh Phúc. Khu di tích Đền Từ Hả thuộc xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

bắc giang có lễ hội gì?

Hội đền Từ Hả – Lục Ngạn – Bắc Giang

Để ghi nhớ đến công lao to lớn của ông, hàng năm nhân dân trong vùng mở hội từ mồng 6 đến mồng 8 tháng giêng, trong đó có rước hội, cuộc rước là diễn lại sự tích đi đánh giặc của ông. Lễ hội từ Hả diễn rã nhằm ôn lại quá khứ hào hùng của cha ông ta và tinh thần đoàn kết đáu tranh của dân tộc. Lễ hội từ Hả là một lễ hội lớn của nhân dân trong vùng nói riêng và huyện Lục Ngạn nói chung, lễ hội đã lôi kéo thu hút đông đảo quần chúng nhân dân và du khách thập phương về chảy hội.

bắc giang có lễ hội gì?

Hội đền từ Hả – Lục Ngạn

Hàng năm cứ đến ngày mùng 6 tháng Giêng, chính quyền địa phương lại tổ chức lễ hội để diễn lại các trận đánh quân xâm lượng Tống và tưởng nhớ người Anh hùng đã hy sinh vì non sông đất nước; nhắc nhở con cháu lòng biết ơn, nối tiếp truyền thống cha ông.

Năm 1991, đền Hả được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Nhằm tăng cường quản lý, mở rộng quy mô, nâng tầm giá trị của di tích cấp Quốc gia, từ năm 2017, Lễ hội Đền Hả được tổ chức với quy mô cấp huyện, bảo đảm trang nghiêm về nghi lễ; đa dạng, đặc sắc, hấp dẫn, mang đậm nét đặc trưng. Lễ hội được người dân chuẩn bị chu đáo, đặc biệt hoạt cảnh diễn lại tích tướng quân Thân Cảnh Phúc đánh giặc Tống mang đậm hào khí lịch sử hồn thiêng dân tộc để lại ấn tượng cho du khách và nhân dân về dự hội. Từ đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước sâu sắc cho thế hệ trẻ hôm nay.

Lễ hội chùa Bổ Đà – Bắc Giang

Không chỉ đến du lịch thăm quan tại chùa Bổ Đà, nhiều du khách còn muốn đến nơi đây để tham dự lễ hội hàng năm do người dân và chùa đồng tổ chức với không khí nhộn nhịp, vui tươi và là không gian để du khách thập phương có thể tìm hiểu về phong tục văn hóa, lễ hội truyền thống của người dân nơi đây.

bắc giang có lễ hội gì?

Lб»… hб»™i chГ№a Bб»• ДђГ

Lễ hội chùa Bổ Đà được tổ chức ở khu vực chùa Bổ thuộc khu vực thôn Tiên Lát Thượng. Bên cạnh đó lễ hội còn được tổ chức ở đền thờ Thạch Linh thần tướng với các điểm cho khách hành hương là đền Trung ở sườn Nam núi, đền Thượng trên đỉnh núi, chùa Quan Âm ở phía Bắc núi và chùa Tứ Ân ở chân núi Phượng Hoàng.

Thời gian diễn ra lễ hội là vào 3 ngày 16, 17, 18 tháng hai âm lịch trong tiết xuân ấm áp. Khi thì mờ trong mưa bụi nhưng ở vùng núi Bổ Đà tất cả các di tích đều mở cửa đền, cửa đình, cửa chùa để đón khách thập phương đến hội. Khắp nơi trong hai thôn Lát Thượng, Lát Hạ, trên núi, dưới làng đều tấp nập người về trẩy hội. Nào là bóng cờ bay phấp phới, nào là tiếng trống, tiếng phách nhộn nhịp khắp một vùng quê.

bắc giang có lễ hội gì?

Hб»™i chГ№a Bб»• ДђГ

Cứ đến ngày trẩy hội là nhân dân trên khắp tỉnh thành cả nước đều quần là, áo lượt đến chùa để cùng tham gia vào các hoạt động tại chùa. Nổi tiếng nhất vẫn là các làn điệu quan họ, gặp gỡ giao duyên trong những trang phục truyền thống bắt mắt. Lời hát cất lên mượt mà, đằm thắm, thấm đượm tình đồng quê, non nước.

Đến với lễ hội Bổ Đà du khách sẽ được thăm một vùng danh thắng với các truyền tích, huyền thoại về đá, về một trung tâm Phật giáo lớn ở Bắc Giang. Sẽ được thấy một tập tục thờ đá rất cổ kính của Bắc Giang và sẽ được thấy cuộc sống của các nhà sư tu hành nơi thiền viện. Và cũng qua lễ hội này sẽ cảm nhận được yếu tố văn hoá dân gian hoà với Phật giáo để tạo sức sống cho lễ hội chùa Bổ Đà.

Lễ hội Xương Giang – Bắc Giang

Lễ hội Xương Giang được mở ra ở đất Bắc Giang bắt đầu vào năm 1998 và được duy trì liên tục từ đó đến nay. Đây là lễ hội được xây dựng trên cơ sở chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang năm 1427 của quân dân Đại Việt chống lại và đập tan gần 10 vạn quân xâm lược Minh. Vì thế, lễ hội Xương Giang là lễ hội phản ánh lịch sử hào hùng chống xâm lăng của dân tộc, thông qua các hình tượng văn hoá ngay trên mảnh đất Xương Giang lịch sử.Lễ hội được tổ chức vào ngày 6-7 tháng Giêng.

bắc giang có lễ hội gì?

Lễ hội Xương Giang

Lễ hội Xương Giang được tổ chức với nhiều địa điểm, chính hội là nơi làm lễ khai hội và dâng hương tưởng niệm các anh hùng nghĩa sỹ Lam Sơn ở thành Xương Giang, thuộc khu ngã ba Quán Thành, xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang. Ngoài trung tâm này, không gian văn hoá của lễ hội còn mở rộng tới các xã, phường của thành phố Bắc Giang. Tất cả các điểm đình chùa, đền miếu, hoặc nhà văn hoá của các cơ sở có lực lượng tham gia đều dương cờ, căng biểu ngữ và tập trung để tiến về nơi làm lễ khai hội.

bắc giang có lễ hội gì?

Lễ hội Xương Giang

Lễ dâng hương được tổ chức ở trung tâm khai hội rất long trọng. Ở đây, các lễ chào cờ, lễ đọc diễn văn, đọc ” Đại cáo bình Ngô “, lễ múa ra quân được tiến hành. Giữa các lễ này đều có nhạc hiệu làm nền vang lên trầm hùng và thức giục lòng người.

Sau khi dâng hương, các đoàn rước trở về làng mình, làm lễ Am Vị đưa xếp các đồ tế khí, kiệu, ngựa vào vị trí cũ. Riêng làng Thành và làng Vẽ thì coi như đã bắt đầu vào hội lệ của làng mình. Cờ, kiệu, ngựa…được đóng tại trước sân đình. ở khu vực đình, chùa hai làng, các trò vui được tổ chức như: Đu, đu quay, cờ bỏi, cờ tướng, hát chèo nhà chùa, dâng hương lễ phật, tế thành hoàng và có tổ chức hương ẩm tới ngày mồng 7 tháng Giêng mới dứt.

Lễ hội đền Suối Mỡ – Bắc Giang

Lễ hội Suối Mỡ xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong vùng. Di tích hệ thống đền Suối Mỡ gồm 3 ngôi đền là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng đều thờ Thánh mẫu Thượng ngàn, theo truyền thuyết là Quế Mị Nương – con gái vua Hùng. Bà là người có công mở vực Mỡ giúp nhân dân khai hoang, đắp đập, khơi mương đưa nước về cho đồng ruộng . Để ghi nhớ công lao của bà, người xưa đã lập 3 ngôi đền dọc theo hai bên bờ suối Mỡ,

bắc giang có lễ hội gì?

Lễ hội đền Suối Mỡ

Nhân dân địa phương tổ chức lễ hội Suối Mỡ vào hai ngày chính từ 30-3 đến 1-4 âm lịch. Lễ hội tập trung chủ yếu tại ba ngôi đền và quanh Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ. Lễ hội gồm có phần lễ và phần hội.

bắc giang có lễ hội gì?

Lễ hội đền Suối Mỡ

Phần lễ là cuộc rước của nhân dân làng Quỷnh rước kiệu về đền Trung tế lễ, tiếp theo làng Dùm rước kiệu về đến đền Hạ tế lễ và bái vọng lên đền Thượng cầu mong cho mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào, nhà nhà no ấm…

Còn phần hội có giao lưu văn nghệ, hát chèo, hát chầu văn và một số trò chơi dân gian đặc sắc như đấu vật, chọi gà, cờ tướng…

Phong cảnh thiên thiên hòa quện trong những dấu xưa tích cũ, lễ hội Suối Mỡ đã thực sự hấp dẫn thu hút du khách thập phương từ nhiều vùng miền trong cả nước. Họ đến với Suối Mỡ để cầu mong những điều tốt đẹp an lành trong cuộc sống, họ cũng đến để tìm hiểu phong tục tập quán của địa phương, được tham quan, trải nghiệm khám phá khu du lịch sinh thái Suối Mỡ.

Lễ hội Tiên Lục – Bắc Giang

Hàng năm, cứ đến mùng 9 tháng giêng âm lịch, nhân dân Tiên Lục- Lạng Giang lại mở hội vui xuân. Lễ Hội Tiên Lục diễn ra chủ yếu ở khu vực đình Viễn Sơn, đình Thuận Hoà và chùa Phúc Quang tạo không gian rộng lớn cho lễ hội.

bắc giang có lễ hội gì?

Hội Tiên Lục – Bắc Giang

Đến hội Tiên Lục trong cảnh sắc mùa xuân, núi đồi xanh thắm nên thơ bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi hình ảnh cây Dã Hương ngàn năm tuổi bên mái đình Viễn Sơn (còn gọi là đình Cây Dã) vẫn sừng sững theo năm tháng.

Vào ngày hội, không những nhân dân trong vùng, du khách thập phương, mà con cháu của địa phương đi làm ăn xa từ khắp các nơi cũng về trảy hội tạo nên không khí vô cùng náo nhiệt.

bắc giang có lễ hội gì?

Hội Tiên Lục – Bắc Giang

Sau khi cuộc rước đông vui là lễ tế thánh Cao Sơn uy nghiêm – người được thờ ở đây, tiếp đến là hàng loạt các trò vui được tổ chức như cuộc thi cướp cầu, thi kéo chữ, đánh đu, kéo co, vật, chọi gà,… và thi cỗ , dự cỗ hương ẩm gồm các món xôi, thịt lợn, lòng lợn, rau, sắn nấu, củ mỡ nấu xương, canh,… thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Lễ hội đền Y Sơn – Bắc Giang

Lễ hội đền Y Sơn hay còn gọi là IA được tổ chức vào ba ngày 15, 16, 17 tháng giêng âm lịch hàng năm tại đền Y Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hoà. Đây là một lễ hội cổ truyền có từ lâu đời.

bắc giang có lễ hội gì?

Lễ hội đền Y Sơn

Để bày tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Hùng Linh Công và song thân của Người, hàng năm vào rằm tháng Giêng Âm lịch, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội, gọi là Tích hội thánh mẫu phu nhân, còn cứ 3 năm 1 lần, hội lại được tổ chức với quy mô lớn, diễn ra từ ngày 15-17 tháng Giêng Âm lịch.

bắc giang có lễ hội gì?

Lễ hội đền Y Sơn

Lễ hội Đền Y Sơn bắt đầu với một loạt các hoạt động từ lễ nghênh Thánh, lễ rước kiệu, rước ông Mã từ đền sang chùa, dâng hương, tế lễ, khám tượng, lễ tướng quản, kéo chữ, cốn quân, lễ khám tướng. Tổng đội hình rước gồm 217 người. Theo cụ Ngọ Chúc – Thường trực Ban Quản lý Di tích lịch sử văn hóa Đền Y Sơn, các nghi thức rước, tế lễ, dâng hương mang ý nghĩa mời Hùng Linh Công, Hùng Nhạc về hưởng hương hoa, lễ vật, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn của dân làng đối với Người và song thân, cầu chúc cho làng có một năm mưa thuận gió hòa, thần linh và đất trời che chở, phù hộ.

Trong lễ hội, ngoài những cuộc tế lễ, dẫn rước theo nghi thức cổ truyền độc đáo, hội còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như đánh đu, bịt mắt bắt dê, nhảy phỗng, đánh cờ người, diễn tuồng, hát chèo và nhiều trò chơi khác hấp dẫn du khách thập phương.

Lễ hội Đền Dành – Bắc Giang

Lễ hội đền Dành được tổ chức vào ngày 19, 21 tháng giêng hàng năm.So với nhiều đình, đền khác, đền Dành không có gì đặc biệt ở kiến trúc hay quy mô đồ sộ, song hàng năm lượng khách thập phương đến thăm quan vẫn rất đông, nhất là thanh niên nam nữ đến cầu tình duyên. Có lẽ chính bởi phong cảnh núi non kỳ vỹ nên thơ và tương truyền về sự linh thiêng của đền Dành.

bắc giang có lễ hội gì?

Lễ hội Đền Dành – Bắc Giang

Lễ hội đền Dành là một trong những lệ truyền thống tiêu biểu của nhân dân xã Liên Chung. Đền Dành thờ đức thánh Cao Sơn và Quý Minh, theo truyền thuyết đây là hai vị tướng từ thời Vua Hùng đã có công đánh giặc ngoại xâm mang lại bình yên cho đất nước, khi thác đi luôn phù hộ cho dân làng xã tắc được ấm no, hạnh phúc.

bắc giang có lễ hội gì?

Lễ hội Đền Dành – Bắc Giang

Lễ hội đền Dành hàng năm diễn ra từ 19-21 tháng giêng Âm lịch, lễ hội gồm có phần lễ và phần hội: phần lễ là nghi lễ rước thần từ đình Vường về đền Dành; tế lễ. Phần hội với nhiều trò chơi gian dân gian đặc sắc như: Vật tự do, thổi cơm thi, kéo co, bóng chuyền, giao lưu văn nghệ…

Lễ hội Đền Dành là một trong 4 lễ hội lớn của huyện Tân Yên. Về với lễ hội đền Dành là dịp để nhân dân, du khách hướng về cội nguồn, tưởng nhớ tôn vinh các bậc hiền tài của dân tộc.

Lễ hội Yên Thế – Bắc Giang

Lễ hội Yên Thế tổ chức vào ngày 16 tháng 3 dương lịch hàng năm tại thị trấn Cầu Gỗ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Lễ hội bắt đầu từ năm 1984 – lễ kỷ niệm 100 năm khởi nghĩa Yên Thế .Từ đó, lễ kỷ niệm đã trở thành một lễ hội.

bắc giang có lễ hội gì?

Lễ hội Yên Thế – Bắc Giang

Vào ngày 16 tháng 3 dương lịch. Từ tờ mờ sáng, khắp các ngả đường trong vùng Yên Thế, Tân Yên, người người kéo nhau đi hội. Từng đoàn, từng tốp… tưng bừng phấn khởi, chật cả đường đi. Tại khu tập kết, các đoàn tham gia lễ hội quần áo chỉnh tề, hoá trang… sẵn sàng chờ giờ xuất phát hành lễ.

Lễ diễu hành qua kỳ đài được cử hành để bắt đầu cho Lễ hội Yên Thế. Đây là cuộc biểu dương sức mạnh, biểu dương sự uy nghi, đẹp đẽ và cũng là lúc làm cho không khí ngày hội trở lên sôi động nhất. Các đoàn quân lần lượt tiến qua lễ đài với biểu tượng và trang phục riêng của mình trong tiếng trống, tiếng chiêng ngân vàng trong núi rừng Yên Thế.

bắc giang có lễ hội gì?

Lễ hội Yên Thế – Bắc Giang

Sau lễ diễu hành, các trò vui được tổ chức ở nhiều địa điểm. Học sinh các trường thi cắm trại ở sườn đồi đối diện khu đồn Phồn Xương. Sới vật được mở ra và bắt đầu trong khu vực đền Thề. Các đô vật lên làm lễ xe đài và vào trận thi đấu. Các đội văn nghệ, văn công chuyên nghiệp cũng mở màn biểu diễn ban ngày cho bà con xem. Các môn thi đấu thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, đu quay, mô tô bay… Cứ như thế, chỗ nào trong khu vực Phồn Xương cũng thu hút rất đông người xem và tham dự. Trong khu đền Thề, chùa Lèo, đền thờ Bà Ba Đề Thám, các cụ, các già, các vãi dâng hương lễ Phật, lễ đền. Người ra người vào không lúc nào ngơi. Khu nhà trưng bày về cuộc khởi nghĩa Yên Thế cũng đã mở cửa phục vụ nhân dân các nơi đến hội.

Ngoài các nội dung trên, lễ hội còn có những hình khác mới được bổ như: tổ chức diễu ngựa từ đình Hả – Tân Trung (Tân Yên) lên Phồn Xương, rước từ Nhã Nam vào tham dự. Tổ chức tiết mục “Trai Cầu Vồng Yên Thế gặp gái Nội Duệ, Cầu Lim”, tiết mục lễ tế cờ của Hoàng Hoa Thám… các tiết mục này đã làm cho nội dung của lễ hội mỗi ngày một phong phú và có bản sắc văn hóa riêng.

Lễ hội đình Vồng – Bắc Giang

Đã từ lâu, lễ hội đã trở thành một nhu cầu về tinh thần, một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống nhân dân mỗi khi Tết đến xuân về. Cùng với nhiều lễ hội khác, lễ hội đình Vồng ở xã Song Vân, huyện Tân Yên (Bắc Giang) luôn tạo dấu ấn đậm nét trong đời sống văn hóa tinh thần của vùng đất Yên Thế xưa.

bắc giang có lễ hội gì?

Lễ hội đình Vồng – Bắc Giang

Lễ hội đình Vồng là một lễ hội có truyền thống lâu đời. Nơi đây còn bảo lưu được nhiều nét văn hoá dân gian độc đáo. Trung tâm lễ hội xưa được tổ chức tại khu di tích đình Vồng với lực lượng chính là 4 xã : Song Vân, Việt Ngọc, Ngọc Vân, Lam Cốt và một số xã khác ở phía Tây của huyện Tân Yên cùng tham gia.

Hàng năm hội đình Vồng được tổ chức vào ngày 15 tháng giêng và ngày 9,10,11 tháng 9 âm lịch. Trong ngày hội có tổ chức rước, tế lễ và các môn thi đấu, trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ. Đám rước diễn ra với nghi thức trọng thể, rước 17 đạo sắc từ nhà sắc làng Vân Cầu nay là thôn Hồng Phúc và Tân Lập về đình. Sắc rước về đến đình thì tổ chức tế lễ. Hội xưa có tiết mục tế ngựa rất uy nghiêm. Hiện nhân dân trong vùng còn lưu truyền bài văn tế ngựa đặc sắc.

bắc giang có lễ hội gì?

Lễ hội đình Vồng – Bắc Giang

Trong lễ hội có tổ chức thi đấu nhiều môn thể thao dân gian giàu tính thượng võ như: Vật, múa võ, đua ngựa, bắn cung nỏ và các trò chơi: Đu, chọi gà, đánh cờ, đánh phết, thi thả diều, thi chạy chữ… Ngoài ra, còn diễn các tích trò, tổ chức thi hát đối đáp giữa các gánh hát trong vùng và các nơi khác đến biểu diễn trong hội. Hội đình Vồng được tổ chức long trọng, vui vẻ trong ba bốn ngày đêm.

Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, song lễ hội đình Vồng đã tạo dấu ấn đậm nét trong đời sống văn hóa tinh thần của vùng đất Yên Thế xưa, đồng thời biểu dương sức mạnh của cộng đồng làng xã, tạo sự gắn kết mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại, góp phần giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Lễ hội ở Bắc Giang diễn ra hàng năm với lịch trình và nội dung tương đối ổn định, với các loại hội, đình, đền, chùa,… và một số lễ hội mới mang tính chất kỉ niệm. Vậy là bạn đã biết “Bắc Giang có lễ hội gì?” rồi chứ. Đây chắc chắn là điểm đến độc đáo còn nhiều điều mà bạn nên khám phá, là dịp để mọi người giao lưu, gặp gỡ, tìm hiểu thêm về đất nước con người, lịch sử dân tộc Việt Nam.

Đăng bởi: Đặng Nhật Vi

YOLO! Khám phá các huyện ở Bắc Giang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก