Khám Phá Trải Nghiệm

Cổ nhân dạy “Đũa không cắm thẳng, ngồi không rung chân”: Đỉnh cao của phép tắc và sự tôn trọng

Trong số những lời răn dạy về phép tắc và lễ nghi của cổ nhân không thể bỏ qua câu nói: “Đũa không cắm thẳng, ngồi không rung chân”.

Dễ dàng thấy được rằng, những câu nói của cổ nhân đều thể hiện những quy tắc quan trọng trong cuộc sống. Nếu đọc qua, nhiều người lầm tưởng đó là sự ràng buộc nhưng thực tế, nó lại hướng mọi người đến những phép tắc lễ nghi và sự tôn trọng.

Bên cạnh câu nói “Đũa không cắm thẳng, ngồi không rung chân”, người xưa còn dùng câu “tam trường lưỡng đoạn” để ám chỉ cách sắp xếp đũa ngắn dài trên bàn ăn. Đây được xem là điềm xấu, điềm dở. Theo văn hóa của người Á Đông, việc dùng đũa cắm thẳng vào bát cơm được coi là hành vi tối kỵ, tương đương với việc cắm nhang vào bát hương để cúng cho những người đã khuất.

khám phá, trải nghiệm, cổ nhân dạy “đũa không cắm thẳng, ngồi không rung chân”: đỉnh cao của phép tắc và sự tôn trọng

Cổ nhân dạy: “Đũa không cắm thẳng, ngồi không rung chân”. Ảnh minh họa

Những quy tắc khi dùng đũa của người xưa

Đũa là vật dụng độc đáo mang đậm nét văn hóa người á Đông. Nguồn gốc sớm nhất của món đồ này phải kể đến triều đại nhà Thương, nhà Chu từ hơn 3.000 năm trước. Theo thời gian, việc dùng đũa có rất nhiều quy tắc cần phải ghi nhớ.

Không cắm thẳng đũa vào bát cơm

Chắc hẳn mọi người đều để ý, khi trẻ nhỏ cắm đũa vào bát cơm chắc chắn sẽ bị cha mẹ hoặc người lớn khiển trách. Từ xa xưa, đũa chỉ được cắm thẳng vào bát cơm khi được dùng để thờ cúng tổ tiên hoặc những người mới qua đời. Ngày nay, nhiều nơi vẫn quan niệm không được cắm thẳng đũa vào bát cơm, bởi hành động này có thể mang đến những điều xui xẻo, thậm chí là chết chóc.

Không dùng đũa gõ vào bát

Cổ nhân quan niệm khi ăn tuyệt đối không được dùng đũa để gõ vào bát cơm. Hành động này chắc chắn sẽ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và phản cảm. Trước kia, những người ăn xin sẽ dùng đũa đánh vào bát nhằm gây sự chú ý của những người xung quanh.

khám phá, trải nghiệm, cổ nhân dạy “đũa không cắm thẳng, ngồi không rung chân”: đỉnh cao của phép tắc và sự tôn trọng

Cổ nhân rất coi trọng lễ nghi phép tắc; đối với họ, phép tắc chính là giáo dục. Ảnh minh họa

Xã hội hiện tại, dù thực trạng người ăn xin gõ đũa gõ bát không còn nhưng nhiều người vẫn kiêng kỵ việc gõ đũa vào bát. Bên cạnh đó, người dân còn chú ý đến việc sử dụng những loại đũa khác nhau vào những dịp khác nhau. Ví dụ, màu sắc của đũa phải phù hợp trong những dịp cần dùng; khi tổ chức tang lễ sẽ phải dùng đũa trắng thay vì đỏ để tôn trọng người đã khuất. Ngược lại, nếu trong nhà có việc vui, gia đình sẽ chọn đũa màu đỏ với ý nghĩa may mắn, thịnh vượng.

Những nghi thức lễ nghĩa trong gia đình của người xưa

Cổ nhân rất coi trọng lễ nghi phép tắc. Đối với họ, phép tắc chính là giáo dục. Một người tốt hay xấu đầu tiên sẽ thể hiện ở hành vi của người đó có phù hợp với hoàn cảnh hay không.

Một người được giáo dục tốt sẽ dễ dàng được mọi người ưu ái và đồng tình. Không riêng gì thực tế, trong phim ảnh hay các tác phẩm thơ văn, mọi người đều đánh giá cao sự giáo dục và những phép tắc lễ nghi.

Đi – đứng – ngồi – nằm đều phải đúng mực

Việc đi, đứng, ngồi, nằm đều là tác phong của mỗi người. Thông thường, trước khi các binh lính nhập ngũ khoảng vài ngày, việc đầu tiên họ được huấn luyện là tư thế quân sự. Nếu không thể đứng yên, họ cũng không thể nói đến hình tượng người lính.

Cuộc sống ở gia đình cũng thế. Chỉ khi bạn đứng thẳng thì mới được người khác coi trọng. Còn nếu bạn thường xuyên quanh co, ngồi không vững, lưng không thẳng sẽ khiến mọi người cảm thấy không thiện cảm, thậm chí không muốn liếc nhìn hay nói chuyện quá lâu. Nhiều người lớn tuổi còn truyền nhau rằng: Nếu như đi đứng ngay thẳng thì đời sau sẽ ngay thẳng.

Ngồi không rung chân

Cổ nhân có câu: “Nam đẩu cùng, nữ đẩu tiện”, có nghĩa là: Đàn ông nghèo, đàn bà ế. Dù đây chỉ là một câu nói cửa miệng, thế nhưng không khó để nhận ra rằng, người xưa không ưa gì thói quen rung chân, đặc biệt còn đánh giá thấp điều này.

Nếu như có thói quen rung chân, bạn sẽ bị mọi người đánh giá là xuề xòa, không có phép tắc, không biết tôn trọng người khác nơi công cộng. Rung chân không chỉ thể hiện tác phong của con người mà còn thể hiện vận mệnh của người đó. Ví dụ, nếu như bạn cứ mải mê rung chân khi đàm phán với đối tác, nhiều khả năng đối phương sẽ đánh giá thấp và từ chối hợp tác với bạn.

Tôn trọng người già, yêu thương trẻ nhỏ

Cổ nhân Trung Quốc có câu: “Trưởng ấu hữu tự, tôn ti hữu biệt”. Câu nói này có nghĩa là: Người lớn tuổi và trẻ em phải có trật tự, có sự phân biệt giữa cấp cao và cấp dưới. Kính già yêu trẻ là đức tính truyền thống được mọi người tôn trọng và gìn giữ. Người trẻ cần kính trọng người lớn tuổi, khi nói chuyện cần lễ phép, không chỉ trỏ bởi đây là hành động khinh thưởng, không được gọi thẳng tên người lớn bởi đây là hành động bất lịch sự.

khám phá, trải nghiệm, cổ nhân dạy “đũa không cắm thẳng, ngồi không rung chân”: đỉnh cao của phép tắc và sự tôn trọng

Trong quá trình tiếp xúc với người khác, điều quan trọng nhất là cách đối nhân xử thế. Ảnh minh họa

Khi dùng bữa cũng thế, người trẻ tuổi cần phải mời người lớn tuổi, không được ngồi hoặc ăn trước người lớn. Đợi các trưởng bối động đũa trước thì mới được ăn.

Quy tắc tiếp khách của cổ nhân ra sao?

Trong quá trình tiếp xúc với người khác, điều quan trọng nhất là cách đối nhân xử thế. Trong cuộc sống hàng ngày sẽ không tránh khỏi những lúc hàng xóm hỏi han, sang chơi. Khi tiếp đãi khách quý, gia chủ không được để sáu bát sáu đĩa bởi theo thông lệ xưa của nhà Thanh, tử tù chỉ được ăn sáu đĩa trước khi bị xử tử.

Khi cách ngồi vào chỗ không được lấy đồ ăn ngay. Chỉ khi chủ nhà nâng ly báo hiệu bữa ăn bắt đầu, khách mới chính thức đụng đũa. Khách không được ăn trước chủ nhà và chủ nhà cũng phải đợi khi khách ăn xong, bỏ bát xuống mới dọn dẹp. Ngoài ra, khi nhà đang có khách cũng không được quét nhà quét sân, không dùng chổi đánh người khác trước mặt khách…

Dễ dàng thấy được rằng, những quy tắc của cổ nhân nghe có vẻ rườm rà nhưng lại là kết tinh của văn hóa truyền thống. Nắm giữ được những quy tắc quan trọng này, bạn sẽ được mọi người yêu quý và chào đón.

Đăng bởi: Tống Xuân Trường

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก