Khám Phá Trải Nghiệm

Cổ nhân dạy “Nhà cũ 3 đời không ở, mộ cũ 5 đời không rời”: Thâm thúy đến từng câu chữ

Những lời dạy của cổ nhân luôn đúc kết nhiều kinh nghiệm sâu sắc, ẩn chứa những triết lý sâu xa. Đối với vấn đề nhà ở, người xưa có câu rằng: “Nhà cũ 3 đời không ở, mộ cũ 5 đời không rời”. Đây là một bài học quý báu giúp các thế hệ sau áp dụng và làm theo.

Thực tế cho thấy, các câu thành ngữ và tục ngữ đều đã có từ thời xa xưa, được ông cha đúc kết từ những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Chúng được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành những bài học giá trị cho con cháu đời sau, để các thế hệ kế thừa và làm theo. Có thể khẳng định, các câu thành ngữ và tục ngữ này giống như kim chỉ nam, là ánh đèn soi sáng giúp con người vượt qua được khó khăn và thách thức trong cuộc sống, tích lũy cho mình kinh nghiệm sống phong phú.

khám phá, trải nghiệm, cổ nhân dạy “nhà cũ 3 đời không ở, mộ cũ 5 đời không rời”: thâm thúy đến từng câu chữ

Các câu thành ngữ và tục ngữ đều đã có từ thời xa xưa, được ông cha đúc kết từ những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh minh họa

Với quan niệm của người xưa, nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc đời. Người xưa vẫn nói “an cư lạc nghiệp”, có ngôi nhà riêng cho mình là nền tảng vững chắc giúp con người yên tâm làm ăn, có được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp.

Đáng chú ý, liên quan đến vấn đề nhà ở người xưa còn truyền nhau câu nói: “Nhà cũ 3 đời không ở, mộ cũ 5 đời không rời”. Đây là một bài học vô cùng quý giá để các thế hệ sau áp dụng và làm theo. Tuy nhiên, lời dạy thâm thúy này không phải ai cũng có thể hiểu được. Vậy, cổ nhân dạy “Nhà cũ 3 đời không ở, mộ cũ 5 đời không rời” có nghĩa là gì?

Nhà cũ 3 đời không ở

Thực tế, ý nghĩa của câu nói này cũng khá dễ hiểu. Hầu hết những ngôi nhà ở tại khu vực nông thôn trước đây đều là những ngôi nhà lợp mái lá hoặc những ngôi nhà ngói đỏ. Tính sương sương, một ngôi nhà được xây bằng gạch nung đã trải qua được “3 đời”, tức là 3 thế hệ sinh sống sẽ có tuổi đời lên tới cả thế kỷ.

Ngôi nhà cũ sau một khoảng thời gian dài lại càng trở nên cũ kỹ, dột nát, gây nguy hiểm cho những người sinh sống ở bên trong. Điều đáng nói, những ngôi nhà cũ, nhà cổ ở khu vực nông thôn còn không an toàn khi chống chọi với các loại thiên tai như mưa bão, lũ lụt, động đất… Vì thế, không nên sinh sống trong những ngôi nhà này, nếu muốn thì phải tiến hành tu sửa lại nhà cho an toàn, chắc chắn.

khám phá, trải nghiệm, cổ nhân dạy “nhà cũ 3 đời không ở, mộ cũ 5 đời không rời”: thâm thúy đến từng câu chữ

Đàn ông khỏe mạnh thì không sao, nhưng phụ nữ và trẻ em – những người yếu bóng vía – sẽ dần bị hao tổn sức khỏe. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, ngôi nhà nếu đã trải qua 3 thế hệ sinh sống thì hầu như các thế hệ trước đều đã qua đời ở ngôi nhà này. Tức là, ngôi nhà đã tích tụ quá nhiều “âm khí” khiến không gian trở nên lạnh lẽo, ảm đạm. Nếu cứ tiếp tục sinh sống sẽ không tốt cho tinh thần và sức khỏe. Đàn ông khỏe mạnh thì không sao, nhưng phụ nữ và trẻ em – những người yếu bóng vía – sẽ dần bị hao tổn sức khỏe. Do đó, người xưa mới quan niệm không nên ở trong những ngôi nhà cổ bởi nó không hề tốt cho sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, ngôi nhà cổ khi đã trải qua 3 đời không còn là ngôi nhà mới, không phù hợp với những thanh niên trai tráng mới lập gia đình. Đây là kinh nghiệm sống vô cùng quan trọng đã được cổ nhân truyền nhau từ đời này sang đời khác. Đây chính là lý do mà những thanh niên trai tráng mới lập gia đình sẽ xây nhà mới để ở hoặc chi tiền để tân trang lại ngôi nhà cũ. Người xưa quan niệm, những ngôi nhà cũ nếu muốn ở cần phải sửa sang lại cẩn thận để đảm bảo sự an toàn.

Đặc biệt, những ngôi nhà cũ tồn tại lâu đời có cách bài trí lỗi thời, đồ dùng cũ kỹ không thể đáp ứng nhu cầu sống của những người giàu có và những người trẻ tuổi có lối sống hiện đại. Một căn nhà cũ còn khiến họ cảm thấy không thoải mái bởi tốn kém thời gian và công sức để sửa chữa theo ý mình. Do đó, những người có điều kiện sẽ mua một căn nhà mới để ở cho đầy đủ tiện nghi. Một căn nhà mới mẻ, khang trang sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Đáng chú ý, những người tin tưởng vào tâm linh sẽ cho rằng, những ngôi nhà kiểu cũ đã xây dựng và tồn tại quá lâu, nếu cứ cố ở trong đó sẽ khiến sức khỏe hao tổn, dễ bắt gặp những điều không may mắn hoặc những thứ gì đó đáng sợ. Nếu xét theo phong thủy, nếu mua phải những căn nhà vừa có người mất hoặc gia chủ cũ làm ăn thất bát buộc phải bán lại, việc kinh doanh của gia đình sẽ gặp khó khăn, không thể khấm khá lên được.

Mộ cũ 5 đời không rời

“Mộ cũ 5 đời không rời” hay còn nói là “Ngũ triều thập mộ”; câu này có nghĩa là những ngôi mộ của tổ tiên đã trải qua 5 đời thì không nên di dời sang nơi khác. Để lý giải điều này, người xưa cho rằng, một ngôi mộ khi đã trải qua 5 đời đồng nghĩa với việc đã quá quen thuộc với nơi này. Nếu cứ cố đào huyệt mà di dời đi nơi khác, hành động này sẽ khiến cho vong linh tổ tiên khó lòng mà yên ổn.

khám phá, trải nghiệm, cổ nhân dạy “nhà cũ 3 đời không ở, mộ cũ 5 đời không rời”: thâm thúy đến từng câu chữ

Từ thời xưa, con người cho rằng nếu tự ý đào mộ tổ tiên là một việc làm khuất tất, không được người đời cho phép. Ảnh minh họa

Ngoài ra, còn một lý do khác đó là, nơi chôn cất của người xưa thường được lựa chọn bởi những người có hiểu biết thông thạo về thông khí, dẫn nước và am hiểu về địa lý chứ không phải “nhắm mắt chọn bừa”. Nếu xét trong hoàn cảnh bình thường, mộ tổ tiên khi trả qua 5 đời tuyệt đối không di dời bởi nó liên quan đến vận mệnh của cả dòng họ, trừ khi gặp phải chướng ngại nào đó hoặc dính phải đất xây dựng và buộc phải di dời.

Người xưa còn quan niệm, mộ tổ tiên sau khi chôn cất càng không được tự ý di chuyển. Từ thời xưa, con người cho rằng nếu tự ý đào mộ tổ tiên là một việc làm khuất tất, không được người đời cho phép. Đồng thời, đây cũng là việc làm kiêng kỵ trong xã hội cổ đại và vi phạm luân thường đạo lý, sẽ bị mọi người bị lên án.

Đúc kết lại rằng, câu nói “Nhà cũ 3 đời không ở, mộ cũ 5 đời không rời” của cổ nhân cho đến nay vẫn mang đậm triết lý và giữ nguyên ý nghĩa cho đến tận ngày nay.

Đăng bởi: Quỳnh Đinh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก