Khám Phá

Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ.

khám phá, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý chứng ngưng thở khi ngủ

Nào hãy cũng blogphuot.info tìm hiểu bài viết sau đây nhé:

  1. Dấu hiệu nhận biết:

  • Buồn ngủ vào ban ngày:

Buồn ngủ vào ban ngày là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ngưng thở khi ngủ. Khi chúng ta ngủ, các cơ bắp trở nên thư giãn. Trạng thái này tạo điều kiện cho các mô mềm ở phía sau cổ họng rũ xuống, chặn đường thở gây ra chứng ngưng thở khi ngủ.

Trong giấc ngủ, não vẫn làm việc. Nhưng trường hợp này, nó sẽ thất bại trong việc chỉ đạo bạn thở. Não buộc phải đánh thức bạn và giấc ngủ trở nên gián đoạn. Bệnh nhân thường hay thức dậy vào ban đêm. Trải qua một đêm như vậy sẽ khiến họ buồn ngủ vào ban ngày.

  • nhức đầu khi thức dậy:

Thiếu ngủ gây ra bởi chứng ngưng thở có thể là nguyên nhân của vấn đề này. Ngay cả khi bạn chắc chắn rằng mình ngủ từ 7 – 8 tiếng, ngưng thở khi ngủ khiến thời gian thực sự của giấc ngủ ngắn hơn nhiều. theo Trung tâm Khoa học giấc ngủ và Y học Stanford: Những người bị ngưng thở khi ngủ nặng có thể bị đánh thức hàng trăm lần mỗi đêm.

  • Thường xuyên tức giận, cáu gắt:

Những thay đổi trong tâm trạng, gia tăng căng thẳng và lo lắng là những dấu hiệu của ngưng thở khi ngủ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ gặp nhiều căng thẳng, tức giận, buồn và chán nản hơn so với người bình thường.

khám phá, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý chứng ngưng thở khi ngủ

  • Thường xuyên cảm thấy đói bụng:

Khi gặp xáo trộn do ngưng thở khi ngủ, hormone trong cơ thể cũng sẽ bị rối loạn. Nó sẽ làm nồng độ Ghrelin – hormone kích thích sự thèm ăn, giảm Leptin – hormone tạo cảm giác no bụng.

  1. Những yếu tố nguy cơ gây chứng ngưng thở khi ngủ

Bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay chủng tộc đều có thể mắc phải hội chứng bệnh lý này. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số yếu tố có thể gây ra hội chứng ngừng thở khi ngủ.

– Béo phì: Béo phì là một trong những nguy cơ dẫn tới hội chứng ngừng thở khi ngủ. Lớp mỡ quanh cổ có thể gây áp lực tới đường hô hấp và làm gián đoạn quá trình hô hấp.

– Chu vi cổ lớn lơn 48 cm: những người có cổ lớn hơn thường có nguy cơ mắc hội chứng ngừng thở cao hơn do hiện tượng hẹp đường hô hấp.

– Cổ họng hẹp, amidan to hay bị dị dạng của mũi cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình thở dẫn tới hội chứng ngừng thở khi ngủ. Những người bị ngưng thở khi ngủ có xu hướng để thở bằng miệng và ngủ với miệng mở nên khi thức giấc thường bị khô miệng.

– Những người ở độ tuổi 60 trở lên có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn.

– Người có tiền sử gia đình mắc chứng ngừng thở khi ngủ.

– Uống rượu hay thuốc an thần: Nếu bạn uống rượu hoặc thuốc an thần trước khi đi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp và có nguy cơ ức chế trung tâm hô hấp ở não bộ.

– Hút thuốc lá: Hút thuốc có thể làm tăng lượng đờm và các chất dịch trong phổi và đường hô hấp của bạn và làm cho việc thở khó khăn hơn. Nguy cơ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ ở những người hút thuốc cao gấp ba lần người không hút thuốc.

  1. Cách xử lý chứng ngưng thở khi ngủ

Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra ngưng thở khi ngủ nhưng sẽ cho kết quả tốt hơn nếu áp dụng đồng thời nhiều biện pháp, mà các biện pháp không dùng thuốc cần được xem xét trước.

Có ít nhất 50% các bệnh nhân ngưng thở khi ngủ là béo phì, nên giảm cân là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất đối với họ. Việc bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu trước khi đi ngủ và tránh dùng các loại thuốc ngủ… đều sẽ có tác dụng tốt.

Nếu bệnh nhân là phụ nữ đã trải qua giai đoạn tiền mãn kinh, việc điều trị, bổ sung lượng hormone cho cơ thể sẽ làm giảm ngưng thở khi ngủ.

Nên điều trị các bệnh lý về tai mũi họng như viêm mũi, polyp mũi, lệch vách ngăn, hoặc viêm xoang… nhằm làm giảm sức cản ở đường hô hấp và hạn chế tình trạng thanh quản bị hẹp gây tắc nghẽn đường thở. Đôi khi bệnh nhân cần phải được điều trị bằng phẫu thuật để loại bỏ các nguyên nhân này. Cần điều trị chỉnh hình các bất thường gây hẹp đường dẫn khí, chẳng hạn như: cắt bỏ lưỡi gà, cắt bỏ hạch amidan nếu nó quá to, có người phải mở khí quản…

khám phá, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý chứng ngưng thở khi ngủ

Bệnh nhân ngừng thở khi ngủ có thể dùng dụng cụ nẹp xương hàm dưới. Nó được thiết kế riêng cho từng người, lắp vừa khít với các răng hàm trên và hàm dưới. Dụng cụ này đẩy xương hàm ra phía trước, do đó làm tăng diện tích vùng hầu họng, mở rộng được đường hô hấp. Các bệnh nhân sẽ đeo dụng cụ này cả khi đi ngủ.

Một số bệnh nhân bị ngừng thở khi ngủ nặng hoặc thường xuyên có thể cần điều trị hô hấp hỗ trợ bằng các dụng cụ đặc biệt hoặc máy trợ giúp thở.

Đăng bởi: Hành Võ

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก